SKKN Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường Trung học Phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_mot_so_noi_dung_trong_tu_tuong_nho_giao_de_gop.docx
- Nguyễn Anh Tài - THPT Con Cuông - Lịch sử.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường Trung học Phổ thông
- tâm của người nhân”. Để dân yên vui, nước hoà bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi. Bởi thế, ông nói: “Dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, đó là điều ta cần không gì hơn thế nữa”. “Tuyệt mối chiến tranh”, “bảo toàn cả nước là trên hết” đã thể hiện lập trường chính trị nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh sâu sắc. Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hoà hảo cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”. Đó thật sự là tư tưởng lớn của một con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống “vang đến muôn đời”. Nhà Trần - một vương triều có chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc Việt. Để có được những chiến công ấy thì việc bồi dưỡng sức dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân luôn là kế sách hàng đầu. Người đứng đầu cho tư tưởng này chính là Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Chính ông có câu nói nổi tiếng cũng là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời ông, triều đại nhà Trần mà các triều đại ở những giai đoạn tiến bộ sau đó đều tiếp thu trong công cuộc dựng nước và giữ nước.Tài năng kiệt xuất của Hưng Đạo vương chính là việc nhận thức rõ nhân dân mới là nguồn sức mạnh giữ nước, nguồn sức mạnh vô địch, nguồn sức mạnh mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục. Ông luôn chăm lo sức dân ngay từ thời bình cũng như trong thời chiến. Chủ trương sâu sắc của ông mà đỉnh cao là tư tưởng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách giữ nước”. Tư tưởng khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc trong nghệ thuật dựng nước và giữ nước chính là quốc sách của cha ông ta từ xưa vậy. 2.3. Thực nghiệm sư phạm. 2.3.1. Mục đích thực nghiệm. Thực nghiệm là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ cho biết được tính ứng dụng, tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Đối với đề tài SKKN này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của việc vận dung một số nội dung trong tư tưởng nho giáo góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh khi dạy chủ đề “Lịch sử Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10) cho học sinh trường THPT Con Cuông nói riêng; từ đó chứng minh được tính khả thi của đề tài. Để đạt được mục đích đề ra là tính hiệu quả và khả thi của đề tài thì nhiệm vụ không chỉ là tổ chức dạy học mà cần thiết phải tiến hành so sánh giữa lớp thực 12
- nghiệm và lớp đối chứng. Có như vậy mới thấy rõ được tính hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho học sinh khi dạy chủ đề Lịch sử Việt Nam thời phong kiến. 2. 3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm * Đối tượng: HS trường THPT Con Cuông, ỉnh Nghệ An. Đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: - Lớp thực nghiệm: Lớp 10C2,10C3 trường THPT Con Cuông - Lớp đối chứng: Lớp 10C4, 10C5 trường THPT Con Cuông * Thời gian thực nghiệm: Năm học 2021 – 2022. 2.3.3. Phương pháp thực nghiệm. - Thực ngiệm việc vận dụng một số nội dung trong tư tưởng nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. - Qua thực nghiệm để thấy được những thuận lợi, khó khăn, tính hiệu quả trong việc vận dụng. Từ đó đề xuất kiến nghị và giải pháp trong việc dạy học nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. 2.3.4. Kết quả thực nghiệm Để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của đề tài, tôi đã tiến hành các bước sau: - Dự giờ thực nghiệm - Trao đổi với GV và HS. - Kiểm tra chất lượng giờ học bằng cách cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận ngay. Các kết quả kiểm tra sẽ được tổng hợp sau khi GV chấm bài làm của HS. Nội dung câu hỏi, đáp án cũng như cách thức kiểm tra được tiến hành như nhau ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Thang điểm của hai lớp được xây dựng theo thang điểm 10. Sau khi tổng kết kết quả kiểm tra khảo sát, tôi thu được kết quả cụ thể như sau: 13
- Bảng 1.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở trường THPT Con Cuông LỚP SỐ ĐIỂM TB HS ≤ 3 4 5 6 7 8 9 10 TỔNG SỐ TN 77 0 0 9 9 21 18 11 9 7,5 ĐC 77 0 4 20 24 15 8 4 2 6,3 TỔNG (%) TN 100 0 0 11,7 11,7 27,3 23,4 14,3 11,6 ĐC 100 0 5.2 26,0 31,2 19,5 10,4 5,2 2,5 Bảng 1.2. Bảng tỉ lệ điểm của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở trường THPT Con Cuông qua xử lí bảng 1.2 XẾP LOẠI THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Xuất sắc ( 9 - 10 điểm ) 20 26,0 6 7,8 Giỏi ( 8 điểm ) 18 23,4 8 10,4 Khá ( 7 điểm ) 21 27,2 15 19,5 Trung bình (5 - 6 điểm) 18 23,4 44 57,1 Dưới TB (< 5điểm) 0 0 4 5,2 2.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm Thông qua quá trình thực nghiệm ở trường THPT Con Cuông. Qua các mẫu phiếu khảo sát và đánh giá kết quả làm bài của HS, tôi có nhận xét sau: - Tình hình học tập bộ môn lịch sử THPT chương trình mới, được vận dụng một số nội dung tư tưởng Nho giáo trong quá dạy học đã tạo cho HS hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tập. Vì vậy, việc nắm kiến thức được chắc hơn và kết quả học tập cao hơn. - Với những lớp dạy đối chứng HS ít tập trung hơn nên giờ học có phần tẻ nhạt, lớp học trầm hơn. Sự tiếp thu kiến thức của các em còn mang tính thụ động, chưa phát huy được tính tích cực học tập nên kết quả học chưa cao. - Điểm trung bình chung của lớp thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình của đối chứng. 14
- + Lớp thực nghiệm: Điểm trung bình chung cao (7,5 điểm), tỉ lệ HS bị điểm yếu hầu như không có, điểm trung bình 5 - 6 ít hẳn (18%), số HS đạt điểm khá giỏi cao rõ rệt (50,6%), điểm 9 - 10 cao (26%). + Lớp đối chứng: Điểm trung bình chung thấp (6,3 điểm), vẫn còn HS bị điểm yếu (5,2%), tỉ lệ điểm trung bình 5 - 6 cao (57,1%), HS đạt điểm khá giỏi chỉ chiếm 29,9%, điểm 9 - 10 ít chưa bằng 1/3 so với lớp thực nghiệm(7,8%). 15
- PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1.1. Quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như tiến hành thực nghiệm đã được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học. Tôi đã huy động được nhiều nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lí và độ tin cậy cao, kết hợp với các hoạt động gắn với thực tiễn để phục vụ cho để tài ngiên cứu của mình. 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo trong quá trình dạy học có vai trò rất quan trọng, đã tạo nhiều thay đổi trong quá trình tham gia và ý thức học tập của học sinh, giúp các em thêm yêu thích những giờ học lịch sử và đạt những kết quả đáng khích lệ, nâng cao chất lượng học tập bộ môn, góp phần phát triển phẩm chất yêu nước trong tình hình hiện nay. 3.1.3. Bài học kinh nghiệm Qua quá trình áp dụng sáng kiến của bản thân vào thực tế giảng dạy, tôi xin rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Thứ nhất, người sử dụng phải định hướng, xác định rõ mục đích khi sử dụng các tư liệu, các bài hát, các hình thức trải nghiệm đó vào nội dung bài dạy, tức là phải chuẩn bị sẵn sàng phương pháp áp dụng để đưa tài liệu và hình thức tổ chức đó vào bài học như thế nào, đặc biệt là sẽ đạt được mục đích gì khi sử dụng nó. - Thứ hai, người dạy phải chú ý đến hoàn cảnh cụ thể của từng lớp học, từng đối tượng học sinh mà áp dụng phù hợp. Ví dụ như, chúng ta không thể đưa vào nhiều tư liệu trong một tiết dạy có nội dung bài học dài, không sử dụng nhiều câu hỏi nhận thức khó đối với các lớp có mức học yếu, trung bình (chỉ ở mức biết, hiểu), đối với các lớp học khá, giỏi giáo viên nên phát huy tính tích cực của các em bằng cách giới thiệu để các em thuyết trình nội dung và tự các em sẽ đặt ra câu hỏi nhận thức cho nhau. Luôn lắng nghe những ý kiến của học sinh về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện đề tài để cùng nhau tháo gỡ. - Thứ ba, người dạy phải biết áp dụng nhiều phương pháp mới , biết cân đối thời gian để tránh sự nhàm chán trong học tập của học sinh. - Thứ tư, khi vận dung vào bài học, giáo viên phải phân tích làm nổi bật được vấn đề ở đây, từ đó mới tác động đến tư tưởng, tình cảm của các em, nhất thiết giáo viên phải cho học sinh rút ra được bài học cho bản thân mình. Sau đó giáo viên phải cho kiểm nghiệm bằng thực tế cuộc sống. Tóm lại, Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo vào dạy học có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, phát triển các phẩm chất cốt lõi, đặc biệt là phẩm chất yêu nước cho các em.Vì vậy để dạy tốt, gây hứng thú và góp 16
- phần giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học Lịch sử thì mỗi giáo viên cần phải sử dụng tốt các phương pháp dạy học, tùy theo nội dung bài học, tùy theo đối tượng học của từng khối, lớp. Giáo viên phải biết linh hoạt phân bố thời gian, kiến thức cho phù hợp với từng bài. Tránh tình trạng giáo viên quá sa đà dẫn đến việc biến tiết học Lịch sử thành tiết kể chuyện, không truyền thụ hết nội dung trong bài học. 3.2. Kiến nghị, đề xuất - Trong giảng dạy, người GV phải linh hoạt, chọn lọc cẩn thận những biện pháp có liên quan nội dung học tập, từ đó lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp, hiệu quả, đảm bảo cho HS vừa nắm vững kiến thức bộ môn vừa có tác dụng giáo dục đạo đức, nâng cao hứng thú học tập cho HS. - Nhà trường cần tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống và đạo đức cho HS. - Nhà trường cũng nên tiếp tục đầu tư hơn nữa các trang thiết bị cho thật đầy đủ ở các phòng để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc giảng dạy. 17
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học Lịch Sử, NXB Giáo dục, 2004 2. Ngô Minh Oanh - Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, 2006 3. Lịch Sử 10 NXB Giaó dục, 2010 18