SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học “Các nước nước tư bản chủ nghĩa giữa hai các chiến tranh thế giới (1918 - 1939)” theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học “Các nước nước tư bản chủ nghĩa giữa hai các chiến tranh thế giới (1918 - 1939)” theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_chuyen_de_day_hoc_cac_nuoc_nuoc_tu_ban_chu_ngh.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học “Các nước nước tư bản chủ nghĩa giữa hai các chiến tranh thế giới (1918 - 1939)” theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- c. Gợi ý sản phẩm Hậu quả Đức Nhật Bản Mĩ khủng hoảng KT 1929 - 1933 - Năm 1932, sản Năm 1931, khủng - Năm 1932, khủng Kinh tế xuất công nghiệp hoảng đỉnh điểm, hoảng trầm trọng giảm 47% so với nghiêm trọng nhất nhất, sản lượng trước khủng hoảng. trong nông nghiệp: công nghiệp chỉ còn - Hàng nghìn nhà công nghiệp giảm 53,8%. máy, xí nghiệp phải 32,5%, nông phẩm - 11,5 vạn công ti đóng cửa. giảm 1,7 tỉ yên, thương nghiệp phá ngoại thương giảm sản, 10 vạn ngân 80% hàng phải đóng cửa. - Số người thất - Nông dân bị phá Số người thất Xã hội nghiệp lên tới hơn 5 sản, số công nhân nghiệp lên tới hàng triệu người. thất nghiệp lên tới 3 chục triệu người. - Mâu thuẫn xã hội, triệu người. - Phong trào đấu đấu tranh của quần - Mâu thuẫn xã hội tranh của các tầng chúng lao động đã và những cuộc đấu lớp nhân dân lan dẫn tới khủng hoảng tranh của người lao rộng cả nước. chính trị trầm trọng. động diễn ra quyết liệt. Đoàn người thất nghiệp Đoàn người chờ để Người Mĩ xếp hàng chờ ở Đức - 1930 nhận bắp cải, khoai tây nhận đồ cứu tế - 1932 ở Nhật 1.2. Những yếu tố tác động đến sự lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng của Đức, Nhật Bản, Mĩ. a. Mục tiêu Giải thích rõ được vì sao cùng chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nước Đức, Nhật Bản và Mĩ đã chọn những lối thoát ra khỏi khủng hoảng khác nhau. b. Phương thức GV giao nhiệm vụ cho HS: kết hợp kiến thức đã học và kiến thức trong SGK để giải thích vì sao có những con đường giải quyết khủng hoảng khác 19
- nhau: phát xít hóa (Đức, Nhật Bản) và cải cách kinh tế - xã hội (Mĩ). GV tổ chức HS hoạt động nhóm: + Nhóm 1: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở Đức? Hiểu biết của em về Hít-le? + Nhóm 2: Vì sao Nhật Bản chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước? + Nhóm 3: Vì sao Mĩ chọn con đường cải cách kinh tế - xã hội? GV sử dụng kĩ thuật “XYZ” trong hoạt động nhóm của học sinh. Tùy vào số lượng HS trong lớp, GV chia số lượng vào các nhóm, yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm đưa ra ít nhất 3 yếu tố tác động đến sự lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước trong vòng 3 phút. Các nhóm thống nhất sản phẩm chung, cử đại diện trình bày trước lớp. HS các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, đánh giá. GV có thể cho HS xem đoạn phim tư liệu ngắn về sự kiện Hít-le thiết lập chế độ phát xít (30 giây - Tư liệu giảng dạy Lịch sử 11 của Đại học sư phạm Hà Nội). GV đưa ra tình huống nhập vai cho HS thông qua câu hỏi: Nếu là nhà cầm quyền của các nước tư bản thời kì này, em sẽ lựa chọn con đường phát triển nào cho đất nước để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? HS đưa ra các ý tưởng giải quyết khác nhau. GV nhận xét (định hướng để HS thấy được con đường phát xít hóa chính quyền là phản động, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân). c. Gợi ý sản phẩm Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là: - Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở Đức? Những hiểu biết về Hítle? + Giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. + Đảng Quốc xã của Hítle đã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phân biệt chủng tộc + Đảng Xã hội Dân chủ từ chối hợp tác với những người cộng sản trong chống phát xít 20
- + Truyền thống quân phiệt của nước Đức và tư tưởng phục thù của Đức + Có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. + Bất mãn với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. → Ngày 30 - 1 - 1933, Hítle đã được đưa lên làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới, đánh dấu CNPX thắng thế ở Đức. Những hiểu biết về Hít-le? + A-đôn-phơ Hít-le (1889 - 1945) - Quốc trưởng nước Đức phát xít - Thủ lĩnh Đảng Quốc xã, là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. + Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hít-le tham gia quân đội với chức hạ sĩ. + Tài hùng biện xuất chúng đã giúp Hitler từ một kẻ không nghề nghiệp bước chân lên vũ đài chính trị nước Đức + Năm 1929, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nhấn chìm nước Đức trong nạn lạm phát, thất nghiệp, rối loạn, mất niềm tin. Giữa lúc đó, Hítle đã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phân biệt chủng tộc Người Đức coi Hítle như một vị cứu tinh và hăng hái đi theo Hítle - Vì sao Nhật Bản chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước? + Nhật có sẵn truyền thống quân phiệt (CNĐQ phong kiến quân phiệt). + Có ít thuộc địa, lãnh thổ hẹp, nghèo tài nguyên, thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. + Là nước thắng trận nhưng không thỏa mãn với Hệ thống Vécxai - Oasintơn. - Vì sao Mĩ chọn con đường cải cách kinh tế - xã hội? + Chính phủ Rudơven hiểu rõ căn nguyên của khủng hoảng, kịp thời có biện pháp điều tiết kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. + Mĩ là nước tồn tại chế độ dân chủ đại nghị lâu đời. + Có nhiều thị trường thuộc địa, lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. + Đạt được nhiều quyền lợi từ Hệ thống Vécxai - Oasintơn. TIẾT 3 2. Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng của Đức, Nhật Bản, Mĩ (1933 - 1939) a. Mục tiêu Trình bày được những chính sách, biện pháp cụ thể của Đức, Nhật Bản, Mĩ để thoát khỏi khủng hoảng trong những năm 1933 - 1939. - Chính sách của Chính phủ Hít-le ở Đức. - Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản. - Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven. b. Phương thức GV nêu nhiệm vụ cho HS: đọc thông tin, quan sát hình ảnh, bảng số liệu trong trong SGK, và các hình ảnh GV cung cấp tìm hiểu về chính sách, biện 21
- pháp của Đức, Nhật Bản, Mĩ để thoát khỏi khủng hoảng trong những năm 1933 - 1939. GV giao nhiệm vụ nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về chính sách của Chính phủ Hít-le ở Đức (1933 - 1939). Hít-le lên nắm quyền Quốc trưởng Hàng xe tăng của Đức chuẩn bị cho cuộc thao diễn (1935) + Nhóm 2: Tìm hiểu về quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản? Vì sao Nhật Bản đánh chiếm trung Quốc? + Nhóm 3: Em biết gì về Tổng thống Ru-dơ-ven? Nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới và chính sách đối ngoại của Tổng thống Ru-dơ-ven (1933 - 1939). Học sinh các nhóm thảo luận, hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý quan sát HS, có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. Ðại nhóm báo cáo sản phẩm. Các nhóm nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi phản biện cho nhau để hoàn thiện và hiểu sâu kiến thức. 22
- Giáo viên quan sát học sinh làm việc, nhận xét, đánh giá. GV có thể hướng dẫn HS khai thác sâu, mở rộng kiến thức sau khi mỗi nhóm đã trình bày bằng các câu hỏi: + Bức ảnh sau (Hítle gặp gỡ Mútxôlini - Thủ tướng Italia năm 1934) thể hiện điều gì? (GV mở rộng hơn về chính sách đối ngoại của Hít-le trong việc liên kết các các nước phát xít khác để chuẩn bị chiến tranh, làm rõ con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai). Hítle gặp gỡ Mútxôlini (1934) + Làm rõ những điểm khác nhau về quá trình phát xít hóa giữa Đức và Nhật. + Qua tìm hiểu kiến thức SGK và quan sát kênh hình (Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới của Ru-dơ-ven), rút ra bản chất của Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven. c. Gợi ý sản phẩm Với các câu hỏi nhóm trên, gợi ý sản phẩm là: * Chính sách của Chính phủ Hít-le ở Đức (1933 - 1939): - Về chính trị + Từ năm 1933, ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức. + Năm 1934, Hítle tuyên bố huỷ bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. - Về kinh tế + Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. + Tháng 7 - 1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế. + Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu. - Về đối ngoại: chính quyền Hítle tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh. + Tháng 10 - 1933, Đức tuyên bố rút ra khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. + Năm 1935, Hít-le ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập quân đội thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. + Tới năm 1938, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch chiến tranh xâm lược. 23
- * Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật: - Để thoát khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. - Đặc điểm quá trình quân phiệt hóa: + Diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược (do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng). + Kéo dài trong suốt thập niên 30 (do những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền). - Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc. + Năm 1931, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc. + Năm 1937, mở rộng xâm lược toàn lãnh thổ Trung Quốc. - Nhật Bản đánh chiếm trung Quốc vì: + Trung Quốc là vùng đất rộng lớn, giàu tài nguyên, thị trường, nhân công dồi dào + Nhật thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, muốn biến Trung Quốc làm bàn đạp cho việc mở rộng các hoạt động quân sự * Em biết gì về Tổng thống Ru-dơ-ven? Những điểm cơ bản trong Chính sách mới và chính sách đối ngoại của Tổng thống Ru-dơ-ven (1933 - 1939). - Em biết gì về Tổng thống Ru-dơ-ven? + Phran-klin Ru-dơ-ven (1882 - 1945) là nhà hoạt động chính trị thuộc Đảng Dân chủ, Tổng thống thứ 32 của Mĩ và là Tổng thống duy nhất giữ chức 4 nhiệm kì liền. + Ru-dơ-ven là nhà chính trị tư sản khôn khéo, tài năng. Với Chính sách mới, ông đã khắc phục được cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, đóng vai trò tích cực trong Chiến tranh thế giới thứ hai. + Tuy bị bệnh liệt chân, ông đã cố gắng nỗ lực để làm việc, nêu tấm gương cần cù, nghị lực lớn lao Ông có được uy tín không nhỏ trong nhân dân lao động, + Sau Hội nghị Tam cường ở Ianta, Ru-dơ-ven qua đời ngày 12 - 4 - 1945 vì bệnh huyết áp cao và xơ cứng động mạch. - Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven + Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi là Chính sách mới. + Nội dung: Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hàng, điều chỉnh nông nghiệp, phục hưng công nghiệp (quan trọng nhất), dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà nước. + Kết quả: Khôi phục sản xuất; giải quyết việc làm, xoa dịu mâu thuẫn xã hội; góp phần làm cho Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. - Về đối ngoại: + Từ 1934, thực hiện Chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ Latinh. 24
- + Tháng 11 - 1933, công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. + Thực hiện chính sách trung lập với các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các nội dung: sự thiết lập trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, tác động khủng hoảng kinh tế đến Mĩ, Đức, Nhật 2. Phương thức Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, chủ yếu cho học sinh làm việc các nhân. Trong quá trình trao đổi, học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy cô giáo. - Bài tập tự luận: 1. Vì sao trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không đảm bảo cho thế giới nền hòa bình vững bền? 2. Lập bảng so sánh về chính sách đối ngoại của Đức, Mĩ, Nhật trong những năm 1933 - 1939 theo yêu cầu sau: Nước Chính sách đối ngoại Tác động đến quan hệ quốc tế Đức Nhật Mĩ - Bài tập trắc nghiệm (Lựa chọn cho HS luyện một số câu trong bộ câu hỏi đã biên soạn) 3. Gợi ý sản phẩm 1. Vì sao trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không đảm bảo cho thế giới nền hòa bình vững bền? 25
- - Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) Một trật tự thế giới mới đã được xác lập thông qua các văn kiện được kí kết ở Vécxai và Oasinhtơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. - Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không đảm bảo cho thế giới nền hòa bình vững bền vì thực chất đây là sự phân chia quyền lợi giữa các tư bản thắng trận, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Những mâu thuẫn không được giải quyết sẽ ngày càng sâu sắc, trở thành nguyên nhân dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới. + Mâu thuẫn giữa các nước bại trận với các nước thắng trận với các nước bại trận + Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau: Nhật Bản, Italia > < các nước đế quốc. 2. Lập bảng so sánh về chính sách đối ngoại của Đức, Mĩ, Nhật trong những năm 1933 - 1939 theo yêu cầu sau: Nước Chính sách đối ngoại Tác động đến quan hệ quốc tế Đức - 10 - 1933, Đức tuyên bố rút ra khỏi Hội Hình thành lò lửa Quốc liên. chiến tranh ở châu - Năm 1935, Hítle ban hành lệnh tổng Âu. Hòa bình, an động viên, tuyên bố thành lập quân đội ninh ở châu Âu và thường trực. thế giới bị đe dọa - Tới năm 1938, Đức đã trở thành một nghiêm trọng trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch CT xâm lược. Nhật - Đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc. Hình thành lò lửa + Năm 1931, đánh chiếm vùng Đông Bắc chiến tranh ở châu Á. Trung Quốc. + Năm 1937, mở rộng xâm lược toàn lãnh thổ Trung Quốc Mĩ - Từ 1934, thực hiện Chính sách láng Chính sách trung lập giềng thân thiện với các nước Mĩ Latinh. tạo điềm kiện cho - 11 - 1933, công nhận và thiết lập quan chủ nghĩa phát xít tự hệ ngoại giao với Liên Xô. do hành động, gây ra - Thực hiện chính sách trung lập với các chiến tranh thế giới. cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ. IV. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu Nhằm vận dụng kiến thức mới của chuyên đề mà học sinh vừa lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 2. Phương thức 26
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: 1. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đến Việt Nam như thế nào? 2. Chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có khắc phục được điểm hạn chế là phát triển không ổn định không? Hãy lấy dẫn chứng cho nhận định của em. 3. Gợi ý sản phẩm 1. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đến Việt Nam như thế nào? HS nhớ lại kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam thời kì này ở THCS, đánh giá được tác động khủng hoảng đến kinh tế, xã hội Việt Nam: - Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, bắt đầu từ nông nghiệp. Khủng hoảng rất nặng nề so với các thuộc địa của Pháp, cũng như so với các nước trong khu vực. - Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động . Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc - Phong trào đấu tranh của công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn được đông đảo giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia 2. Chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có khắc phục được điểm hạn chế là phát triển không ổn định không? Hãy lấy dẫn chứng cho nhận định của em. HS đánh giá được: - CNTB từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay không khắc phục được điểm hạn chế là sự phát triển không ổn định (Quy luật: phát triển không đều của CNTB). - Dẫn chứng: CNTB phát triển đan xen với những đợt suy thoái, điển hình: + Khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. + Khủng hoảng kinh tế năm 2008 (bắt đầu từ Mĩ). * Nhằm giúp học sinh tìm hiểu thêm về các nội dung và nhân vật lịch sử liên quan đến bài học, giáo viên có thể hướng dẫn HS về nhà sưu tầm thêm các thước phim tư liệu, tranh ảnh, tư liệu về chuyên đề. + GV có thể lựa chọn một số sản phẩm sưu tầm của HS để làm phong phú tư liệu chuyên đề. + HS có thể chia sẻ với bạn bè bằng việc trao đổi sản phẩm cho bạn, trưng bày sản phẩm trên lớp, + GV có sự đánh giá sản phẩm của HS sau sưu tầm. 7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến Từ kết quả thực nghiệm của đề tài này, tôi có thể tiếp tục áp dụng ở các lớp tôi được phân công giảng dạy Lịch sử 11 cũng các lớp 12 ôn thi trung học phổ thông quốc gia; đồng thời, tiếp tục xây dựng các chuyên đề dạy học ở các phần nội dung khác trong chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông. 27
- Hiệu quả phương pháp nghiên cứu này còn có thể chia sẻ với giáo viên cùng chuyên môn, giáo viên cùng phân môn khoa học xã hội để xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chuyên đề sáng kiến xây dựng có thể áp dụng rộng rãi ở các trường THPT trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia và ôn thi học sinh giỏi. Xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là góp phần thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay lấy người học làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò là người điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học của học sinh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm một cách có hiệu quả, cần có những điều kiện để áp dụng sáng kiến: Giáo viên cần sự nhạy bén, năng động trong việc sử dụng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS, góp phần đổi mới giáo dục. Đồng thời không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm bằng quá trình tự học, mỗi giáo là một tấm gương về khả năng tự học, tự rèn luyện. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo nội dung, phương tiện, đồ dùng cho giờ nghiên cứu chuyên đề. Học sinh phải có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động trong nghiên cứu và tiếp nhận kiến thức, có tư duy độc lập và kĩ năng làm việc, hợp tác nhóm. Học sinh có ý thức tìm hiểu trước về chuyên đề theo sự hướng dẫn của giáo viên. Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh sẽ tạo ra được sự tương tác và phối hợp thống nhất giữa các hoạt động nhận thức của học sinh với hoạt động dạy học của giáo viên; giữa học sinh với học sinh; làm cho giờ học sôi nổi, sinh động, hiệu quả hơn. Về cơ sở vật chất, nhà trường cần phải xây dựng các phòng học bộ môn riêng với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy. Đây chính là một điều kiện quan trọng để giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Xây dựng và tổ chức dạy học theo chuyên đề thực sự đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như: - Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng chủ đề/chuyên đề; khuyến khích giáo viên chủ động sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. 28
- - Đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên có điều kiện để áp dụng một cách có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. - Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học; gắn kết việc dạy học với thực tiễn cuộc sống , làm cho học sinh hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch Sử. - Xây dựng và tổ chức dạy học theo chuyên có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Thực tế, sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến, tôi đã rút ra hiệu qủa rõ rệt của sáng kiến. Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của sáng kiến, đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 11A5, đối tượng đối chứng là học sinh lớp 11A6. Đặc điểm hai lớp có trình độ nhận thức và sĩ số lớp tương đương nhau, điều này thuận lợi cho việc đánh gia hiệu quả của các giải pháp đưa ra trong đề tài. Tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp học khi dạy chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 - 1939). - Lớp thực nghiệm là 11A5, giáo viên áp dụng sáng kiến. - Lớp đối chứng là 11A6, giáo viên giảng dạy theo cấu trúc bài/tiết, mục trong sách giáo khoa. Sau khi tiến hành thực nghiệm và điều tra, kết quả thực nghiệm như sau: Lớp Tổng Kết quả thực nghiệm số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % 11A5 42 11 26,2 19 45,2 12 28,6 0 11A6 42 5 11,9 16 38,1 19 45,2 2 4,8 Qua bảng kết quả chất lượng học tập của học sinh, tôi nhận thấy chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Việc áp dụng dạy học theo chuyên đề cho học sinh đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đem lại hứng thú học tập cho các em và đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn hẳn việc dạy học theo từng tiết/bài rời rạc. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 29
- Sáng kiến góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử nói riêng. Sáng kiến được đồng nghiệp áp dụng và đã công nhận tính mới và lợi ích đem lại từ sáng kiến. Việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn dạy học được đồng nghiệp đánh giá cao và hiệu quả được chứng minh rõ qua kết quả học tập bộ môn và niềm hứng thú, say mê học tập bộ môn của học sinh được nâng lên rõ rệt. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Lê Thị Hồng Hạnh GV Lịch sử trường Lịch sử THPT Vĩnh Tường 2 Nguyễn Thị Trang GV Lịch sử trường Lịch sử THPT Vĩnh Tường Vĩnh Tường, ngày tháng 02 năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 28 tháng 01 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Kim Thị Loan 30