SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT

docx 37 trang thulinhhd34 5312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_chuyen_de_day_hoc_phan_sinh_truong_va_phat_tri.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT

  1. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Kiểm tra sĩ số lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Em hãy kể tên các yếu tố chi phối sự ra hoa ở thực vật. Câu 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật? 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động 1. Mục tiêu: - Tạo sự hứng thú cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Làm bộc lộ những vấn đề cần tìm hiểu: các kiểu phát triển ở động vật. - Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về các kiểu phát triển ở thực vật, vận dụng quy luật sinh trưởng phát triển trong đời sống thực tiễn. 2. Nội dung - HS quan sát video “ Cận cảnh những ổ bọ gậy ở thành phố Hà Nội” - GV nêu ra các câu hỏi và đặt vấn đề vào bài. 3. Dự kiến sản phẩm học tập của HS HS sẽ nêu được các giai đoạn trong vòng đời của muỗi, mối quan hệ giữa muỗi và bọ gậy. 4. Kĩ thuật tổ chức - GV dẫn vào bài học mới: GV cho học sinh xem 1 đoạn video “ Cận cảnh những ổ bọ gậy ở Hà Nội và nêu ra các câu hỏi: + Tại sao muốn phòng chống bệnh sốt xuất huyết và virut Zika lại phải diệt muỗi và bọ gậy? + Bọ gậy và muỗi có mối quan hệ với nhau như thế nào? - HS nêu được các câu trả lời: bọ gậy là 1 giai đoạn trong vòng đời phát triển của muỗi, bọ gậy biến đổi thành muỗi trưởng thành - GV căn cứ vào câu trả lời của HS để giới thiệu về nội dung bài học. 21
  2. *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ giữa chúng. - Vận dụng các đặc điểm của sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi. - Phân biệt được phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. - Giải thích được một số câu hỏi liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. 2. Nội dung: I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật 1. Khái niệm về sinh trưởng 2. Khái niệm về phát triển 3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển II. Phát triển không qua biến thái III. Phát triển qua biến thái 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn 2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh 3.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật - HS nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái, đặc điểm, các giai đoạn và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển (có thể một số nội dung chưa chính xác). 3.2. Các kiểu phát triển ở động vật - HS nêu được khái niệm phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. - HS chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa 3 kiểu phát triển ở động vật. - HS trả lời được câu hỏi: + Tại sao sâu non phá hại mùa màng nhưng bướm lại không? + Tại sao bướm không ăn thực vật nhưng chúng ta cần tiêu diệt? + Rắn lột xác có phải là biến thái không hoàn toàn không? 22
  3. + Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm mang lại cho chúng những điểm lợi và bất lợi gì? 4. Kỹ thuật tổ chức - GV giới thiệu về nội dung chính của bài học - Nội dung 1: Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật GV giảng giải cho HS. Phương pháp sử dụng thuyết trình; Vấn đáp – TTBP. - Nội dung 2: GV chia làm 4 nhóm,mỗi nhóm có 2 nhiệm vụ cần giải quyết trong thời gian 03 phút. Nhiệm vụ thứ nhất: GV cho mỗi nhóm 15 thông tin về các kiểu phát triển ở động vật. Mỗi nhóm sẽ chọn ra những thông tin phù hợp đề hoàn thành bảng. + Nhóm 1: Tìm hiểu phát triển không qua biến thái. + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn. + Nhóm 3: Tìm hiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Nhiệm vụ thứ 2: mỗi nhóm sẽ trả lời 1 số câu hỏi ngắn của GV 4.1. Nội dung 1: “I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật” I.1. Khái niệm về sinh trưởng: - GV nêu ví dụ: chó con 1 tháng tuổi có kích thước nhỏ hơn chó 12 tháng tuổi. Từ đó cho biết sinh trưởng là gì? - Học sinh trả lời. - GV nêu vấn đề tốc độ sinh trưởng có nhiều đặc điểm và theo các quy luật riêng. Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau: Điền tên đặc điểm thích hợp. Ví dụ Đặc điểm Đầu thai nhi=1/2 chiều dài cơ thể, sau khi - Tốc độ sinh trưởng khác nhau ở các mô, sinh tỷ lệ này là ¼ và 1/16 ở tuổi dậy thì. cơ quan của cơ thể. Thai nhi 4 tháng tuổi và tuổi dậy thì là - Tốc độ sinh trưởng không đồng đều ở giai đoạn có tốc độ sinh trưởng mạnh các giai đoạn khác nhau. nhất. Gà ri đạt khối lượng tối đa khoảng 1.5 kg; - Tốc độ sinh trưởng khác nhau giữa các gà Đông Tảo đạt 4,5 kg. loài. 23
  4. - GV đưa ra bài tập tình huống: “ Bác An nuôi gà Ri đã đạt khối lượng 1.5 kg. Với mong muốn nuôi thêm đến khi đạt 2.5 kg thì cho con gái. Mong muốn của bác An có thực hiện được không? Tại sao? - HS trả lời. - GV nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi giúp chúng ta thu hoạch đúng thời điểm, tiết kiệm chi phí, đồng thời muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần tạo điều kiện tốt nhất: chế độ ăn, vệ sinh tốt, sử dụng chất kích thích sinh trưởng I.2. Khái niệm về phát triển. - GV nêu ví dụ và phân tích: sự phát triển người trong giai đoạn phôi thai. Hỏi thế nào là phát triển. - HS trả lời: Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. - GV giới thiệu: Sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi (sau sinh hoặc nở ra từ trứng). - GV yêu cầu HS nhớ lại đoạn video được xem ở phần khởi động đồng thời quan sát hình ảnh và cho biết biến thái là gì? - HS trả lời: Biến thái là sự thay đổi đột ngột về cấu tạo, hình thái, sinh lí của động vật sau sinh hoặc nở từ trứng ra. - GV bổ sung: căn cứ vào biến thái chia phát triển của ĐV thành 3 kiểu sau: + Phát triển không qua biến thái. + Phát triển qua biến thái hoàn toàn. +Phát triển qua biến thái không hoàn toàn. 4.2. Phát triển không qua biến thái - 01 HS nhóm 1 trình bày các nhiệm vụ đã tìm hiểu ( Nhóm động vật, Ví dụ điển hình, trình tự các giai đoạn, Đặc điểm giai đoạn phôi, hậu phôi ). - GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức về phát triển không qua biến thái: Yêu cầu HS theo dõi Sơ đồ phát triển ở người qua các giai đoạn. - GV: Thế nào là phát triển của động vật không qua biến thái? 24
  5. - HS: Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. - GV: Phân biệt giai đoạn phôi và sau sinh ở người? Theo em để cải thiện chất lượng dân số, chúng ta nên tác động vào giai đoạn nào? - HS trả lời: dựa vào các tiêu chí sau (khái niệm, vị trí xảy ra, nguồn cung cấp dinh dưỡng, yếu tố điều khiển). Để cải thiện chất lượng dân số chúng ta tác động vào cả 2 giai đoạn phôi thai và sau sinh. - GV: Em hãy đọc câu thơ cho thấy sự sinh trưởng và phát triển ở người. - HS trả lời: Ngày nào e bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này. 4.3. Phát triển qua biến thái 4.3.1. Biến thái hoàn toàn - GV yêu cầu đại diện nhóm 2 và nhóm 4 lên trình bày sản phẩm sau khi thảo luận nhóm. - HS mỗi nhóm sẽ trình bày sản phẩm theo bảng gồm các tiêu chí sau (nhóm động vật, Ví dụ điển hình, trình tự các giai đoạn, giai đoạn phôi, giai đoạn hậu phôi với đặc điểm của con non). Vòng đời bướm 25
  6. - GV nhận xét sản phẩm của từng nhóm kết hợp chiếu sơ đồ phát triển của bướm và khái quát lại kiến thức trọng tâm. Sau đó yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành nhiệm vụ 2 bằng cách trả lời các câu hỏi ngắn sau. - GV hỏi nhóm 2: + Thế nào là phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn: + Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái hoàn toàn là gì? + Cho biết vai trò của mỗi giai đoạn trong vòng đời của bướm? - HS nhóm 2 trả lời: + Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng , cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. + Điểm khác nhau cơ bản nhất là giai đoạn con non + Các giai đoạn chính: Ấu trùng (sâu non), nhộng, con trưởng thành. ++ Sâu non là giai đoạn tích lũy vật chất và năng lượng cung cấp cho giai đoạn trưởng thành. ++ Nhộng là giai đoạn trung gian, phá bỏ cấu trúc cũ và hình thành cấu trúc mới ở giai đoạn trưởng thành. ++ Giai đoạn trưởng thành là giai đoạn thực hiện quá trình sinh sản. GV hỏi nhóm 4: + Tại sao sâu non phá hoại mùa màng, bướm thì lại không như vậy? + Phát triển qua biến thái hoàn toàn của bướm mang lại cho chúng những lợi thế và bất lợi gì? + Em hãy kể tên các biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng. - HS nhóm 4 trả lời câu hỏi: + Thức ăn của sâu là lá cây do chúng có răng, đầy đủ enzim để tiêu hóa protein, lipit, cacbonhidrat. Mặt khác sâu ăn số lượng lớn để tích lũy năng lượng cung cấp cho giai đoạn khác. Thức ăn của bướm chủ yếu là mật hoa, chỉ có enzim tiêu hóa saccarozo. Mặt khác nhu cầu ăn ít do vật chất đã được tích lũy từ trước. 26
  7. + Lợi thế: thích nghi tốt với điều kiện môi trường, khai thác nguồn sống hiệu quả Bất lợi: vòng đời bị kéo dài, lệ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường tiêu diệt khi thay đổi các điều kiện môi trường. + Các biện pháp: thủ công, sinh học, hóa học 4.3.2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn - GV yêu cầu đại diện nhóm 3 lên trình bày sản phẩm của mình theo bảng cho trước gồm các tiêu chí nhóm động vật, Ví dụ điển hình, trình tự các giai đoạn, giai đoạn phôi, giai đoạn hậu phôi với đặc điểm của con non). - Nhóm 3 trình bày sản phẩm của nhóm. - GV chiếu sơ đồ phát triển của nhận xét và nhấn mạnh những đặc trưng cơ bản nhất của phát triển qua biến thái không hoàn toàn. - GV đặt câu hỏi cho nhóm 3: + Thế nào là phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn + Điểm khác nhau cơ bản giữa phát triển qua biến thái không hoàn toàn và phát triển qua biến thái hoàn toàn. + Rắn lột xác có phải là phát triển qua biến thái không hoàn toàn không? - Học sinh trả lời câu hỏi: +Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. + Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng , cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. 27
  8. Vòng đời châu chấu *Hoạt động 3: Luyện tập 1. Mục tiêu: - HS thực hành vận dụng các kiến thức vừa học ở phần trước để giải quyết các câu hỏi có liên quan đến khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật, các kiểu phát triển ở động vật. 2. Nội dung: - GV đưa ra các câu hỏi, bài tập để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của HS. 3. Dự kiến sản phẩm học tập của HS: HS có thể trả lời được các câu hỏi nhưng mức độ chính xác chưa cao, có thể còn có nhầm lẫn, sai sót. 4. Kĩ thuật tổ chức Bài tập 1: GV chiếu sơ đồ phát triển của ếch, gián, gà, bọ rùa. Yêu cầu HS nhận biết xem thuộc kiểu phát triển nào đã học. - HS trả lời: + Ếch, muỗi phát triển qua biến thái hoàn toàn. + Gà phát triển không qua biến thái. + Gián phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Bài tập 2: GV đưa câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS tìm đáp án đúng. 28
  9. Câu 1(KSKT THPT): Nhóm động vật nào phát triển không qua biến thái? A. Bọ ngựa, cào cào, dế mèn B. Ếch đồng, cóc, nhái. C. Cánh cam, bọ rùa, châu chấu D. Rắn hổ mang, tắc kè, thằn lằn. Câu 2 (KSKT THPT): Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn của bướm theo thứ tự nào sau đây: A. Bướm Trứng Sâu Nhộng Bướm. B. Bướm Sâu Trứng Nhộng Bướm. C. Bướm Sâu Nhộng Trứng Bướm. D. Bướm Nhộng Sâu Trứng Bướm. Câu 3: Quá trình tăng về kích thước của cơ thể sinh vật do tăng số lượng và kích thước tế bào được gọi là A. sinh sản B. sinh trưởng C. phân hóa D. phát triển. Bài tập 3: GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích + Tại sao bướm không phá hại mùa màng nhưng người dân vẫn tiêu diệt bướm? - GV gọi 01 HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong vòng 1 phút, sau đó GV nhận xét, đánh giá câu trả lời, có thể nhấn mạnh hoặc làm sáng tỏ thêm những điều HS còn băn khoăn để củng cố kiến thức. Bài tập 4: Sưu tầm những câu thơ, mẩu chuyện liên quan đến phát triển của động vật. - Đọc câu thơ, mẩu chuyện liên quan đến phát triển của động vật. + Bài thơ “ Khóc tổng cóc” Hồ Xuân Hương Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé! Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. + Câu chuyện “ Trê Cóc” 29
  10. *Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng 1. Mục tiêu: - Khuyến khích HS hình thành ý thức tự học và năng lực tìm tòi, mở rộng kiến thức về các kiểu phát triển ở động vật. 2. Nội dung: - Tìm hiểu vòng đời của bướm tằm – nghề nuôi tằm. 3. Dự kiến sản phẩm học tập của HS: - HS nêu được nêu được các giai đoạn trong vòng đời của bướm tằm. 4. Kĩ thuật tổ chức: - GV chiếu sơ đồ phát triển của bướm tằm. Sau đó đặt câu hỏi cho học sinh: + Vòng đời của bướm tằm gồm những giai đoạn nào? + Thu hoạch tơ tằm ở giai đoạn nào? Tại sao? NGHỀ NUÔI TẰM Bắt đầu từ những cái trứng nhỏ li ti, nở ra con tằm. Trải qua 3 thời kỳ lột xác cùng với 3 thời kỳ ănđể lớn, bước sang giai đoạn ăn rỗi. Thời kỳ ăn rỗi, tằm tiêu thụ một lượng thức ăn bằng 75-80% lượng thức ăn của cả đời, chúng ăn ngày ăn đêm, và phải được cung cấp đủ thức ăn nếu không thì tằm sẽ không thể “chín” để làm kén được. Khi đã chín, tằm lên ổ làm kén và bắt đầu làm công việc ý nghĩa nhất của đời tằm: nhả tơ. Trong 2 ngày đêm, con tằm miệt mài nhả ra những đường tơ óng ả cuốn quanh mình và sẽ nằm yên trong ngôi nhà xin xắn ấy trong khoảng 6 ngày. Sau khi người ta gỡ kén ra thì tằm biến thành ngài, bắt đầu một quá trình mới: thụ tinh, đẻ trứng. Đẻ hết trứng thì ngài chết - kết thúc một vòng đời của con tằm. Vòng đời của tằm kéo dài khoảng từ 25-30 ngày. Trong khoảng thời gian đó, người nuôi tằm phải chăm sóc chúng rất vất vả. Sự vất vả ấy đã được dân gian đúc kết trong câu tục ngữ: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. - HS trả lời. 30
  11. Vòng đời của tằm - GV nhận xét câu trả lời và giao nhiệm vụ về nhà: + Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. + Hãy thử nhân nuôi bọ rùa để quan sát rõ sự phát triển qua biến thái của bọ rùa. 31
  12. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ 3.1. Kiểm chứng và so sánh Từ khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy chương trình sinh học trung học phổ thông, tuy thời gian khá ngắn nhưng tôi thấy rất có ích với học sinh. Kết quả kiểm tra chất lượng học sinh nắm kiến thức rất cao. Cụ thể, chúng tôi tiến hành kiểm tra với đề giống nhau cùng một thời điểm với các lớp 11A2 (lớp thực nghiệm) được giảng dạy theo cách áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình dạy, 11A3 không được giảng dạy theo chuyên đề trong quá trình dạy, kết quả như sau: 3.1.1 Lớp đối chứng Số học sinh đạt khá, tốt là 55%, trung bình là 43% còn lại dưới trung bình là 2%. Ở lớp 11A3 học sinh chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ, không khí học tập trầm, học sinh thụ động chiếm lĩnh kiến thức theo giáo viên. 3.1.2. Lớp thực nghiệm Số học sinh đạt khá, tốt là 83%, trung bình là 17% Ở lớp 11A2 không khí học tập sôi nổi, học sinh luôn tích cực chủ động tham gia các hoạt động học, hăng hái phát biểu xây dựng bài và luôn có nhu cầu tìm tòi cái mới, từ đó học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản. Học sinh hình thành được những năng lực cần thiết trong học tập. 3.2. Rút kinh nghiệm Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong một số năm học tập, nghiên cứu và giảng dạy tôi đưa ra để quý thầy cô tham khảo trong dạy học Sinh học sách giáo khoa đổi mới tốt hơn. Để vận dụng được chuyên đề tôi đã trình bày ở trên hiệu quả cần lưu ý các vấn đề sau: Người thầy phải nắm chắc kiến thức chuyên môn cần truyền đạt để có thể xây dựng được chuyên đề dạy học đạt hiệu quả cao. Khi dùng chuyên đề này giảng dạy cũng phải tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để nâng dần mức độ khó, phức tạp của câu hỏi. 32
  13. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy việc sử dụng các chuyên đề trong dạy học đem lại hiệu quả cao. Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động của học sinh có thể được thực hiện trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học. Do đó, nội dung được cô đọng hơn, những kiến thức quan trọng và trọng tâm sẽ được khắc sâu. Đồng thời việc sử dụng một kĩ thuật dạy học tích cực chủ đạo góp phần làm tăng tính hứng thú giúp học sinh hiểu bài nhanh và nhớ lâu hơn. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học sinh học thì việc kết hợp giữa sử dụng các chuyên đề dạy học với các phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả cao. Mặc dù tôi có rất nhiều cố gắng để hoàn thành sáng kiến, song trong quá trình làm còn có những thiếu sót, rất mong được ý kiến bổ sung, đóng góp để cho Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. 3.2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các chuyên đề dạy học của các chương còn lại trong sách giáo khoa Sinh học 11 Cơ bản. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) Không có bảo mật 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Nhà trường cần trang bị các phương tiện dạy học, các phòng học bộ môn để việc triển khai các tiết học chuyên đề được thuận tiện. - Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình; các đơn vị kiến thức sinh học cơ bản, nâng cao và phần liên hệ thực tế, liên môn. Chủ động tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong tình hình mới của đất nước. Đồng thời để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động, giáo viên phải có trình độ tin học nhất định. - Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể 33
  14. hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí thuyết với việc thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cho rằng những phương pháp này giúp: - Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm theo các chuyên đề và có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. - Làm cho học sinh hiểu bài hơn, yêu thích môn học hơn. - Gây hứng thú và niềm đam mê của học sinh đối với bộ môn sinh học. - Phát triển kĩ năng thuyết trình và khả năng tự học của học sinh. 10.2. Đánh giá về thành công khi áp dụng SKKN theo ý kiến của tổ chức cá nhân * Đối với học sinh: Học sinh hứng thú với bộ môn sinh học, phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập nên việc tiếp thu kiến thức dễ dàng và nhớ lâu kiến thức hơn. Các kiến thức được xâu chuỗi, mạch lạc với nhau giúp học sinh xác định được kiến thức trọng tâm của bài học, chương học. Đồng thời dạy học theo các chuyên đề còn góp phần giảm tải được thời lượng môn học, tạo hứng thú trong học tập. * Đối với giáo viên Giáo viên chủ động xây dựng được các tiết học với phương pháp dạy học tích cực. Xây dựng các chuyên đề dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy khối lượng kiến thức trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức theo chuyên đề, chủ đề. 34
  15. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Tên tổ Phạm vi/Lĩnh vực Số TT chức/cá Địa chỉ áp dụng sáng kiến nhân 1 Lớp 11A2 Trường THPT Ngô Gia Tự Môn Sinh học 2 Lớp 11A3 Trường THPT Ngô Gia Tự Môn Sinh học Lập Thạch, ngày tháng năm 2020 Lập Thạch, ngày tháng năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phạm Thu Lan 35
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo. Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nxb Giáo dục, 2014. 2. Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu tập huấn Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Nxb Hà Nội, 2014. 3. Lê Phước Lộc. Câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong dạy học. Nxb Đại học Cần Thơ, 2005. 4. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty. Sách giáo khoa sinh học 10. Nxb Giáo dục, 2008 5. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Phạm Như Khanh. Sách giáo khoa sinh học 11. Nxb Giáo dục, 2007. 6. Sách giáo viên sinh học 10. 7. Sách giáo viên sinh học 11. 36