SKKN Xây dựng và hướng dẫn sử dụng Atlat Lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT

docx 81 trang Giang Anh 26/09/2024 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và hướng dẫn sử dụng Atlat Lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_va_huong_dan_su_dung_atlat_lich_su_12_nham_nan.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng và hướng dẫn sử dụng Atlat Lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT

  1. văn, trong đó có môn Lịch sử. Sở Giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn câu hỏi thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp thông qua Atlat, tổ chức dạy học khai thác Atlat, rút kinh nghiệm để giáo viên có thêm cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng với các đồng nghiệp và cấp trên trong quá trình ôn thi. Bộ GD&ĐT nên tập hợp các chuyên gia, giáo viên xây dựng cuốn Atlat lịch sử 12 để giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học và ôn thi học sinh giỏi, tốt nghiệp để giảm tải kiến thức học thuộc cho học sinh. Cần nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn. 2.2. Với giáo viên Khi chưa có cuốn Atlat lịch sử của Bộ GD&ĐT mỗi GV cần tích cực đầu tư thời gian, tâm trí để xây dựng và hướng dẫn sử dụng Atlat lịch sử 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT theo phương pháp tích cực nhằm tạo sân chơi, hứng thú cho hoạt động học tập của HS. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc, khám phá, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất. Giáo viên không ngừng học tập, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học nói chung và khai thác kênh hình nói riêng. 70 Các đồng nghiệp trong trường hỗ trợ nhau cùng nhau thảo luận, xây dựng các phương pháp khai thác Atlat nhóm đã xây dựng và ra đề thi theo hướng đổi mới. 2.3. Với học sinh Học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo bài ở nhà. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp, học sinh tự rút ra cho mình phương pháp học tập, tự tìm tòi tài liệu, để rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng khai thác Atlat lịch sử. Cần làm quen nhiều với phương pháp học, các dạng bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong học tập và ôn thi tốt nghiệp. Biết cách sắp xếp lại các kiến thức đã học, sử dụng tài liệu và SGK áp dụng giải quyết các câu hỏi trong đề thi cho dễ hiểu bài. Biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn trong giải quyết các bài tập và làm bài kiểm tra. Chúng tôi thiết nghĩ đề tài này là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với việc giảng dạy kiến thức lịch sử mà sâu hơn nó phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết cho HS. Rất mong được sự góp ý, bổ sung từ hội đồng khoa học các cấp và bạn bè, đồng nghiệp để chúng tôi làm tốt hơn trong công tác chuyên môn của
  2. mình. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng biên soạn cuốn Atlat lịch sử 12 và hướng dẫn sử dụng Atlat vào việc ôn thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT nhưng cuốn Atlat này có thể còn chưa thật hoàn thiện. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn Atlat lịch sử 12 hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, đặc biệt trong kỳ thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhật Anh (2014), Infographic –bức tranh thay ngàn lời nói, Tạp chí STINFO, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. 2. Nguyễn Mạnh Hưởng (2018), Infographic ôn luyện, kiểm tra – đánh giá và thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Mạnh Hưởng (2019), Infographic - Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra môn Lịch sử 8, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Mạnh Hưởng (2019), Infographic - Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra môn Lịch sử 9, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Kim Eun Sook (Giám sát) – Tranh: Yoo Kyung Hwa (2017), Lược sử thế giới bằng tranh. Sơ đồ tóm tắt lịch sử thế giới (3500 TCN – nay), Người dịch: Hải Hà, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể (2018), Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Côi (2011), Những con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 8. Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Trần Hoa Lan, Nguyễn Thanh Thùy (2016), Sử dụng Piktochart thiết kế infographic phục vụ giảng dạy địa lí, Tạp chí Khoa học ĐHSP Tp Hồ Chí Minh, số 7. 9. Tạp chí thiết bị giáo dục – số 257 kỳ 2 – 1/2022. 10. Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM số 15 năm 2008. 11. Nguyễn Thị Côi (2002), Kênh hình - một nguồn kiến thức quan trọng, Tạp chí Gáo dục, số 23, trang 31-41. 12. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp
  3. dạy học ở trường trung học phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo, dự án phát triển ở trường trung học phổ thong. 13. Đ.N.Nikiphorop (1964), Nguyên tắc trực quan trong giảng dạy lịch sử, Nxb giáo dục Matxova 14. Nguyễn Mạnh Hưởng (12/2014), Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học, Tạp chí giáo dục, số 348. 15. Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Văn Ninh (2/2015), Xây dựng hệ thống kĩ năng cần hình thành và phát triền cho học sinh trong môn lịch sử ở phổ thông, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 2, trang 30-33. 16. Nguyễn Hữu Lam, Mô hình năng lực trong giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm nghiên cứu và phát triển quản trị (CEMD), Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 17. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2001), Hình thành tri thức Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa. 18. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 19. Hà Thế Ngữ-Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, tập 1-2, Nxb Giáo dục 20. N.G.Đai-ri (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông. 22. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2015), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb ĐHSP Hà Nội 23. Nguyễn Thị Thế Bình, Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2014. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55.
  4. 56. 57. 58. 59. 60. 61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. 72. PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ NHU CẦU VIỆC SỬ DỤNG ATLAT TRONG DẠY HỌC ÔN THI HỌC SINH GIỎI VÀ TỐT NGHIỆP MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Dành cho giáo viên) Để có cơ sở xây dựng Atlat lịch sử và đề xuất được các biện pháp hướng dẫn sử dụng Atlat trong ôn thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử. Kính mong thầy cô cung cấp cho chúng tôi một số thông tin và ý kiến dưới đây: Họ và tên: Cơ quan: Thâm niên công tác: Thầy cô vui lòng đánh dấu (￿) vào ô vuông trước phương án đồng ý Câu 1. Thầy (cô) thường gặp những khó khăn gì trong qúa trình ôn thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT? ￿ Nguồn lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng biểu chưa phong phú. ￿ Học sinh không thích học lịch sử. ￿ Nội dung kiến thức nặng về sự kiện, ghi nhớ.
  5. ￿ Chưa có Atlat lịch sử để khai thác trong ôn thi học sinh giỏi và tốt nghiệp. ￿ Cơ sở vật chất chưa đảm bảo phục vụ dạy và học. Câu 2. Theo thầy (cô) việc chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay như thế nào? ￿ Đã đáp ứng được yêu cầu xã hội. ￿ Tuy được cải tiến nhưng còn nhiều bất cập. ￿ Chất lượng ngày càng giảm sút do học sinh thờ ơ. ￿ Rất ít học sinh đăng kí học và thi lịch sử trong các kì thi. ￿ Điểm thi môn Lịch sử trong các kỳ thi còn rất thấp. Câu 3. Thầy (cô) hiểu như thế nào về Atlat lịch sử? ￿ Atlat lịch sử là tranh ảnh về biểu đồ, lược đồ, bảng biểu. ￿ Atlat lịch sử là tranh ảnh về chân dung nhân vật lịch sử. ￿ Atlat lịch sử là tranh ảnh về công trình văn hóa kiến trúc. ￿ Atlat lịch sử là tranh ảnh về thành tựu khoa học kĩ thuật. ￿ Atlat lịch sử là tranh ảnh về một biến cố lịch sử. Câu 4. Theo thầy (cô) việc sử dụng Atlat lịch sử đem lại tác dụng gì trong ôn thi học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT? ￿ Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh. ￿ Nâng cao hiệu quả giáo dục cho người học. ￿ Hình thành và phát triển các kĩ năng học tập lịch sử. ￿ Phát triển năng lực cho người học. ￿ Nâng cao chất lượng thi HSG, tốt nghiệp THPT. Câu 5. Theo thầy (cô) Atlat lịch có thể sử dụng trong những hoạt động dạy học nào
  6. sau đây? ￿ Kiểm tra bài cũ. ￿ Kiểm tra bài cũ kết hợp dẫn dắt vào bài mới. ￿ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới. ￿ Sử dụng cho các bài ôn tập sơ kết tổng kết. ￿ Kiểm tra đánh giá học sinh. ￿ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa. ￿ Ra đề thi HSG, đề thi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp. ￿ Hướng dẫn học giải đề thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp. Câu 6. Thầy (cô) có thể sử dụng Atlat trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi và tốt nghiệp để phát triển năng lực học sinh và nâng cao chất lượng các kỳ thi như thế nào? ￿ Hướng dẫn học sinh khai thác các sự kiện lịch sử. ￿ Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin kiến thức lịch sử. ￿Hướng dẫn học sinh quan sát và khai thác thông tin theo định hướng của bài học, hướng dẫn học sinh giải đề ôn thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp. ￿Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu thông tin liên quan đến tranh ảnh(ở nhà) rồi lên lớp trình bày chia sẻ Ý kiến khác