SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam Lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_xay_dung_va_su_dung_he_thong_bai_tap_trong_day_va_hoc_l.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam Lớp 11
- 15 Phần 3. PHẦN KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SK Để thực hiện tốt việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy Lịch sử lớp 11,12 bản thân tôi luôn nghiên cứu để lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục sao cho có hiệu quả, phù hợp với đặc thù bộ môn và đối tượng học sinh. Trước hết tôi xác định những dạng bài có ưu thế trong việc giáo dục, dựa vào mục tiêu của bài để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt, chủ đề, nội dung và phương pháp tích hợp của từng dạng bài, tránh tình trạng giáo dục tích hợp một cách lan man, gượng ép, cứng nhắc gây nên sự nhàm chán, quá tải cho học sinh. 2. Hiệu quả thiết thực của SK2. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai, áp dụng trong đơn vị. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở bậc THPT - Giúp học sinh yêu thích môn học, chú tâm vào bài. - Giúp học sinh phát huy tính tự chủ, sáng tạo, tư duy logic trong học tập Lịch sử. Qua thực tế cho thấy, khi áp dụng đề tài này đã giúp cho học sinh có chuyển biến tốt về nhận thức, có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước, có tinh thần vượt khó, đồng thời giáo dục cho học sinh tư tưởng đạo đức tốt, biết yêu quê hương-đất nước, biết kính trọng những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sự thay đổi trong ý thức đạo đức của các em đến từ những việc làm rất nhỏ như đi học đúng giờ, không còn nói tự do, và đặc biệt rất giữ trật tự trong giờ học. Các em còn biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế, bằng những việc làm cụ thể của mình trong các hoạt động ở trường và quê hương. Đồng thời kết quả học tập của bộ môn Lịch sử 12 cũng không ngừng nâng cao. Nếu vận dụng tốt đề tài này chúng ta đã hưởng ứng tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ chính trị đề ra và góp phần vào việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh THPT. 3. Khuyến nghị với các cấp quản lí - Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử sẽ góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh thông qua tấm gương sáng ngời của dân tộc. - Cần tích cực tổ chức các hoạt động giảng dạy tích hợp, lồng ghép đặc biệt để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh.
- 16 - Đoàn trường và các Tổ chuyên môn đặc biệt là các bộ môn Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân cần xây dựng những chuyên đề tích hợp liên môn để thông qua đó giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc tích hợp lồng ghép giúp học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Hoạt động của Đoàn trường cần thường xuyên hơn nữa trong việc tổ chức các buổi ngoại khóa để giáo dục học sinh thông qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- 17 PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHỤ LỤC 1 TRANH ẢNH THỰC HIỆN KHAI THÁC TRONG GIẢNG DAY GIÁO DỤC HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH. Hình 1: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- 18 Hình 2: Tàu La tu sơ và hình ảnh anh Văn Ba làm phụ bếp trên tàu Hình 3: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Đảng XH Pháp năm 1920.
- 19 Hình 4: Bác Hồ đọc Luận cương của Lê nin năm 1920. Hình 5: Tranh vẽ Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930
- 20 Hình 6: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ( 2/9/1945) Hình 6: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ( 2/9/1945)
- 21 Hình 7: Nhân dân Nam Bộ quyên góp cứu giúp đồng bào bị đói năm 1945. Hình 8: Bác Hồ nói chuyện với thanh niên.
- 22 Hình 9: Bác Hồ khuyến khích việc học tập.
- 23 PHỤ LỤC 2 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN Sau đây là một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để kiểm tra, đánh giá lồng ghép giáo dục học sinh học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể. I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng về công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là: A.Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam B.Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào Việt Nam C.Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên D.Thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam. Đáp án A: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 2: Đâu là yếu tố quyết định để năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam? A. Xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. B. Xuất phát từ yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước. C. Xuất phát từ yếu tố thời đại: thế giới đang thay đổi trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. D. Xuất phát từ yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất. Đáp án A: Xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. Câu 3: Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917) so với những người đi trước là A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước. B. mục đích ra đi tìm đường cứu nước. C. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước. D. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân. Đáp án C: hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước. Câu 4: Hãy nối thời gian với sự kiện sao cho đúng về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài Thời gian Sự kiện 1. Tháng 6 -1919 a. Tham gia đại hội của Đảng xã hội Pháp 2. Tháng 7 -1920 b. Đọc Sơ thảo Luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa 3. Tháng 12-1920 c.Tham gia Đại hội lần V của Quốc tế cộng sản 4. Năm 1924 d. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc xai
- 24 Đáp án: 1-d,2-b, 3-a, 4-c. Câu 5: Vì sao vào đầu năm 1930, các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam mặc dù hoạt động riêng rẽ, công kích, tranh giành ảnh hưởng lại có thể đi đến thống nhất thành một Đảng duy nhất được? A. Chung mục đích lý tưởng. B. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc. C. Cùng khuynh hướng đấu tranh. D. Cùng địa bàn hoạt động. Đáp án: A - Chung mục đích lý tưởng. Câu 6: Người soạn thảo Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là: A. Trần Phú B. Nguyễn Ái Quốc C. Nguyễn Văn Cừ D. Hồ Tùng Mậu. Đáp án: B. Nguyễn Ái Quốc. Câu 7: Từ thực tiễn thắng lợi của cuộc vận động giải phóng dân tộc ( 1939- 1945) đã minh chứng sự đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin vào Việt Nam qua luận điểm nào dưới đây? A.Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. B. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. C.Xử lí đúng đắn mối quan hệ các giai cấp trong xã hội. D. Phải luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đáp án: D. Phải luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Câu 8. Khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế trước khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam năm 1930 là do lí do nào? A. Khuynh hướng vô sản giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho nông dân. B. Khuynh hướng vô sản giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội. C. Liên minh công - nông chiếm tỉ lệ lớn nhất trong xã hội Việt Nam. D.Khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu khách quan của Lịch sử. Đáp án: D. Khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu khách quan của Lịch sử. Câu 9. Thành quả lớn nhất của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930- 1945 do Đảng lãnh đạo là A. giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. lãnh đạo thành công phong trào cách mạng 1930- 1931. C. lãnh đạo thành công phong trào cách mạng 1936- 1939. D. khuynh hướng vô sản trở thành giai cấp lãnh đạo Đáp án: A. giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 10. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911- 1918 có ý nghĩa như thế nào ? A. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. B. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
- 25 C. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. D. Chuẩn bị về điều kiện tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Đáp án: B. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới. II. Phần tự luận: Câu 1: Hãy cho biết sự ra đời, hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? Câu 2: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng? Câu 3: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945? Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này là gì? Tác dụng: Từ những câu hỏi tự luận trên GV hướng HS tìm hiểu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX và đầu năm 1930 khi Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời Nguyễn Ái Quốc còn viết Cương lĩnh cho Đảng Cộng sản đề ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
- 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị "tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh”. 2. Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở phổ thông - Nguyễn Thị Côi - NXB Đại học sư phạm. 3. Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào- N.G Đai-ri- NXB Giáo dục Hà Nội năm 1973. 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng - Môn Lịch sử 12 - Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên)– NXB Giáo dục. 5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng - Môn Lịch sử 12- Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên)– NXB Giáo dục. 6. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị - NXB Giáo dục. 7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử- NXB Giáo dục của Bộ giáo dục đào tạo- vụ giáo dục phổ thông. 8. Tài liệu tập huấn dạy học tích cực môn Lịch sử - Giáo sư Phan Ngọc Liên, tiến sĩ Vũ Thị Ngọc Anh- NXB Hà Nội năm 2002. 9. Tâm lí học dạy học- Tác giả Hồ Ngọc Đại – NXB Giáo dục. 10. Thiết kế bài giảng Lịch sử ở trường THPT – Giáo sư Phan Ngọc Liên- NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999. 11. Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 10,11, 12 – Phan Ngọc Liên (Tổng chủ