Báo cáo biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bô môn Sinh học Lớp 8

doc 25 trang trangle23 16/08/2023 2554
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bô môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_thong_q.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bô môn Sinh học Lớp 8

  1. III/ Biện pháp giải quyết: Việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh muốn đạt hiệu quả cao cần sự quản lý chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường đồng thời tăng cường xã hội hóa giáo dục, phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. a. Đối với nhà trường: Cần xác định trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là trách nhiệm của toàn thể hội đồng sư phạm bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên nhà trường chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. Vì thế, tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng tiết dạy, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm từ cơ sở vật chất đến tinh thần, không khí học tập, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo tính giáo dục ngày càng cao. Xây dựng nề nếp kỷ luật, học tập quy củ, thưởng phạt nghiêm minh học sinh thực hiện tốt hoặc học sinh còn vi phạm. Tuyên truyền chủ trương quy định của ngành giáo dục, nội dung giáo dục của nhà trường đến phụ huynh học sinh. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự đồng thuận, chung sức trong quá trình giáo dục học sinh. b. Đối với gia đình: Người lớn phải nêu gương tốt cho trẻ em về thái độ, hành vi, cách ứng xử của mình đối với bản thân và đối với cộng đồng. Phụ huynh học sinh phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của con em mình, thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường để công tác giáo dục học sinh ngày một tốt hơn. c. Đối với địa phương: Cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan khu vực quanh trường học đặc biệt là xử lý cương quyết các hàng quán kinh doanh có thể có tác động không tốt đến học sinh. 7
  2. Chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh nhất là những học sinh cá biệt, giúp nhà trường giải quyết những khó khăn ngoài thẩm quyền của nhà trường. Xác định môi trường sư phạm là một trong những điều kiện tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng cho học sinh nên nhà trường rất quan tâm đến việc xây dựng trường học có một môi trường sư phạm đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục. Qua nhiều năm dạy Sinh học 8 tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn. Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước sau: 1. Phân loại kiến thức kĩ năng sống: Chia làm 3 nhóm - Kĩ năng sống liên quan đến thể chất sức khỏe. - Kĩ năng sống liên quan đến trí tuệ, thực hành. - Kĩ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần. 2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình Sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. a. Kĩ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe gồm các chương và bài sau: - Cấu tạo cơ thể người - Phản xạ - Chương Vận động - Vệ sinh hệ tuần hoàn - Vệ sinh hô hấp - Vệ sinh tiêu hóa - Vitamin, muối khoáng - Tiêu chuẩn ăn uống - Vệ sinh bài tiết - Vệ sinh da - Vệ sinh hệ thần kinh 8
  3. - Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Đại dịch AIDS (thảm họa của loài người) Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kĩ năng sống. Cụ thể như: * Giáo dục kĩ năng sống tư thế đứng thẳng: Ví dụ 1: Bài bộ xương. Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa tôi còn đặt các câu hỏi: Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu? (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó khăn). Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại. Ví dụ 2: Bài cấu tạo và tính chất của xương Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của xương? Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương? Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì? Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như: ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng. * Kĩ năng về phòng tránh một số bệnh tật thông thường: Ví dụ : Bài vệ sinh mắt . Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe? Nguyên nhân dẫn đến cận thị? Để không bị cận thị em cần phải làm gì? Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi gần; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có ánh sáng 9
  4. Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết? Từ đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mặt bằng nước muối pha loãng * Kĩ năng về sức khỏe sinh sản: Ví dụ 1: Bài tuyến sinh dục Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý? Ví dụ 2: Bài cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai: Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được? Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra. * Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy: - Nêu tác hại của khói thuốc lá? Và để lớp học sinh động hơn giáo viên đố vui hút thuốc lá có 3 cái lợi: “ không sợ ăn trộm, không sợ chó cắn, không sợ chết già”. Em nào giải thích được? Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung: Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng còn thức nên không vào nhà lấy trộm. Viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên không sợ chó cắn. Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết. Qua câu đố vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá. Từ đó em sẽ không hút thuốc là và vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá. Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tác hại của việc hút thuốc lá. 10
  5. * Kĩ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ: Ví dụ : Thực hành hô hấp nhân tạo: Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gì? Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua đó giáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắm được các kĩ năng hô hấp nhân tạo. Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về điện giật, về tai nạn chết đuối cho trẻ. * Kĩ năng liên quan đến môi trường sống: Ví dụ 1: Bài vệ sinh hô hấp. Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu khí quyển xung quanh ta? Giáo dục học sinh trồng cây xanh. Ví dụ 2: Vệ sinh da. Để bảo vệ da ta cần phải làm gì? Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo. Vệ sinh trường lớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh. b. Kĩ năng sống liên quan đến trí tuệ và thực hành: - Bài phản xạ 14
  6. - Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương - Thực hành: Sơ cứu cầm máu - Thực hành: Hô hấp nhân tạo - Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - Hoạt động thần kinh cấp cao ở người - Tuyến sinh dục - Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai * Kĩ năng xây dựng nhân cách: Ví dụ: Bài vệ sinh hệ thần kinh: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 54.3 sách giáo khoa Chất kích thích Tên chất Tác hại - Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy? - Nêu những biểu hiện về cử chỉ và hành động của những người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy? - Thông qua đó giáo viên giáo dục học sinh sống có nhân cách: không bê tha, chửi thề, nói tục, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau, * Kĩ năng xây dựng thói quen đúng giờ: Ví dụ: Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: - Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện? Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện? Điều đó có ý nghĩa gì? - Sau khi học sinh cho ví dụ giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho các em thói quen: + Đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ + Đi học đúng giờ + Có thời gian biểu học tập + Ăn đúng giờ, điều độ 15
  7. * Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trả lời, kĩ năng giới thiệu bản thân, kĩ năng diễn đạt ý kiến lắng nghe: Ví dụ: + Nhà em ở đâu? (Đức Tân) + Em thích học môn gì nhất? (Toán) + Bộ xương người chia làm mấy phần? (Ba) Qua đó ta thấy rằng kĩ năng này học sinh còn hạn chế rất nhiều. Nhiều em đứng lên phát biểu xây dựng bài nhưng không lặp lại câu hỏi, nội dung diễn đạt không rõ ràng, không thu hút người nghe. Kĩ năng này giáo viên luôn rèn luyện các em trong suốt quá trình dạy học. * Kĩ năng ứng xử có văn hóa: Ở địa bàn nông thôn do thói quen nên các em thường xưng hô với bạn bè (mi - tao); với cha mẹ (ông - tui; bà - tui); với cô thầy (bà cô; ông thầy). Trong từng tiết dạy giáo viên luôn để ý cách trả lời hay những lúc nói chuyện của học sinh trong giờ học ra chơi mà uốn nắn kịp thời. Giáo viên luôn để ý đến cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ của từng em mà giáo dục. Bởi lẽ giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. * Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất: Ví dụ 1: Bài thân nhiệt. Vì sao khi mùa hè da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc? Qua đó các em hiểu được cơ chế tự điều hòa thân nhiệt là trời lạnh da nổi gai ốc để giữ nhiệt, trời nóng mặt đỏ bừng vì thoát nhiệt. Ví dụ 2: Bài vệ sinh tuần hoàn. Tại sao khi bước vào phòng thi tim em đập mạnh? Để hạn chế điều đó em cần phải làm gì? Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh phải học bài thật tốt thì khi thi mới đạt kết quả cao Ví dụ 3: Bài vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. Tại sao khi mùa lạnh ta thường đi tiểu nhiều? Vì sao ta không nên nhịn tiểu lâu? Qua đó giúp học sinh giải thích được hiện tượng thực tế và giáo dục các em đi tiểu đúng lúc để tránh sỏi thận. 16
  8. c. Nhóm kĩ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần: tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng. Ví dụ: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người. Để việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của giáo viên cũng được đổi mới. Giáo viên phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao. * Kĩ năng liên quan đến tình cảm, tinh thần: Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua chương trình Sinh học 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ. Giáo dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân HIV, AIDS. Hãy gần gũi, thông cảm chia sẽ để nạn nhân này sống có ích trong những ngày còn lại của đời mình. * Ví dụ: Bài HIV, AIDS, Đại dịch AIDS thảm họa của loài người Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV, AIDS hay không? Vì sao? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ sung. Qua đó giáo dục các em: + Thông cảm với người bị HIV, AIDS + Không phân biệt đối xử với họ + Biết chia sẽ với nạn nhân AIDS Sau đó giáo viên cho học sinh xem hình ảnh: 17
  9. d. Kĩ năng thực hành thông qua bộ môn: Môn Sinh học là môn học thực nghiệm, trực quan. Trong các tiết thực hành giáo viên phải dạy chính xác, khoa hkhôngcắt xén chương trình để thông qua bộ môn này rèn cho học sinh kĩ năng thực hành, quan sát. Như vậy công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay là một công tác hết sức quan trọng cần thiết trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc biệt, yêu cầu nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Việc thực hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì, liên tục.Thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường để nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính, hoàn cảnh của từng học sinh. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội. Con đường cơ bản và quan trọng đề giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lứa tuổi thiếu niên chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể. Chúng ta cần giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. 19
  10. IV. Kết quả: Nhờ giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn mà học sinh nắm được những kĩ năng sống cơ bản. Trong từng tiết dạy nhờ giáo dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõ rệt về kĩ năng giao tiếp. Cách xưng hô với bạn bè có cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi hơn, thân thiết hơn. Kĩ năng nói của các em cũng tiến bộ rõ nét. Các em không còn trả lời nội dung mà không lặp lại câu hỏi. Nội dung câu trả lời đầy đủ ý nghĩa, kết cấu câu. Không còn nói những câu cụt, câu không rõ nội dung. Các em đã biết cách sơ cấp cứu khi gặp tai nạn như sơ cứu cầm máu, sơ cứu xương cẳng tay bị gãy, hô hấp nhân tạo khi gặp nạn nhân chết đuối, điện giật Đặc biệt các em biết cách phòng tránh một số bệnh tật thông thường như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh đau mắt hột, cận thị. Biết phòng các bệnh như: sỏi thận, viêm đường hô hấp, tim mạch. Hơn nữa các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra chính trên cơ thể mình như mặt đỏ bừng khi trời nắng, da tái, nổi gai ốc khi trời lạnh, mùa mưa, lạnh hay đi tiểu nhiều, khi bước vào phòng thi tim đập mạnh. Các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Các em biết được tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy để khỏi lâm vào các tệ nạn xã hội. Các em đã biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi gặp ốm đau như chép bài hộ bạn. Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền như ủng hộ các bạn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Không kì thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV - AIDS. Nhờ thông thạo kĩ năng thực hành nên năm học 2017-2018 đã có hai em đạt giải thí nghiệm thực hành. Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất thường. Từ đó các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ về giới từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên. Đặc biệt chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt qua các lần kiểm tra cụ thể như: 20
  11. BẢNG SỐ LIỆU Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp TSHS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 81 33 22 66.7% 9 27.3% 2 6.0% 0 82 36 19 52.7% 6 16.7% 6 16.7% 5 13.9% Bài thi học kỳ I Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp TSHS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 81 33 24 72.8% 7 21.2% 2 6.0% 0 82 36 19 52.8% 13 36.1% 3 8.3 1 2.8% Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ II Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp TSHS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 81 33 28 84.9% 4 12.1% 1 3.0% 0 82 36 31 86.1% 3 8.3% 2 5.6% 0 21
  12. V. Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng và ứng dụng những giải pháp chủ yếu trong việc tăng cường chỉ đạo giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường THCS Nhựt Tân. Bản thân tôi thấy rằng, việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống để hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người giáo viên phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Giáo viên cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên. Muốn giáo dục cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng như những biểu hiện bất thường của từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống thích hợp cho từng cá nhân để làm thay đổi những suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng. Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có đạo đức tốt trước cờ hoặc trên các bản tin của nhà trường, trong sơ tổng kết Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, xây dựng tốt nề nếp học tập, thu hút các em vào các trò chơi bổ ích như câu lạc bộ vui để học, đọc sách, thi tìm hiểu về lịch sử, về các danh nhân Xây dựng mô hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể lớp. Cần chú ý các tiết giảng dạy môn giáo dục công dân, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp Mặt khác nhà trường - gia đình - xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy 22
  13. đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt - Cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ. Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chúng ta lại càng tâm đắc và thấm thía với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng người Nga - Makarenkô: "Không có phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có nhà sư phạm nào đơn thương độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của giáo dục là con người, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp với mọi điều kiện, mọi tác động của toàn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều chỉnh, phối hợp tất cả những yếu tố đó". Tuy vậy, trường trung học cơ sở Nhựt Tân nằm giữa hai xã Đức Tân và Nhựt Ninh, học sinh thuộc địa bàn còn tương đối khó khăn, năng lực nhận thức còn hạn chế nên việc truyền đạt kiến thức Sinh học 8 cũng như giáo dục các em nâng cao năng lực nhận thức, hình thành và phát triển các kĩ năng vận dụng trong cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi các thầy cô giáo phải tâm huyết, kiên trì, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, như sinh hoạt nhóm, đóng vai tạo cơ hội cho các em tự tin được thể hiện bản thân, tự khẳng định mình, nhằm nâng cao kĩ năng sống cho các em cũng như chất lượng giáo dục cho học sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình dạy môn Sinh học 8. Đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục kĩ năng sống mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học. Trong quá trình thực hiện chúng ta không có tham vọng thực hiện giáo dục tất cả các kĩ năng sống (bởi vì ở môn sinh học chỉ lồng ghép, và chúng ta chưa có giáo trình riêng cho môn học này). Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học 23
  14. sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Sau gần một năm thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi, nếp sống có văn hóa. Trong quá trình thực hiện đề tài tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm một số giải pháp và mạnh dạn đưa đề tài này áp dụng cho tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên ,công nhân viên và học sinh tại trường THCS Nhựt tân trong những năm học tiếp theo. Đề xuất - Đối với Giáo viên: Để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống một cách có hiệu quả cần có sự đồng thuận của các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn. - Đối với Phòng giáo dục: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp huyện dạy minh họa chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 24
  15. MỤC LỤC I.Thực trạng đề tài Trang 2-3 II. Nội dung cần giải quyết Trang 4-6 III. Biện pháp giải quyết Trang 7-19 IV. Kết quả Trang 20-21 V. Kết luận .Trang 22-24 25