Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp năm làm tốt bài văn tả người

doc 27 trang trangle23 17/08/2023 5623
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp năm làm tốt bài văn tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_nam_lam.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp năm làm tốt bài văn tả người

  1. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. dễ gây cho người đọc sự khó hiểu hoặc hiểu không đúng ý mình muốn diễn đạt. Vì vậy khi viết văn, ta cần phải đặt dấu câu. Để sửa câu này, trước tiên, tôi cho học sinh phân tích cấu tạo của câu. “Đi làm về/ mẹ// còn tắm cho em Bo/ giặt đồ/ nấu cơm” Trạng ngữ CN VN1 VN2 VN3 Đồng thời để giúp học sinh biết đặt dấu câu phù hợp, tôi cho học sinh nhắc lại tác dụng (cách dùng) của dấu chấm (.) và dấu phẩy (,) đã học ở lớp dưới. Sau khi học sinh nhớ lại: “Dấu chấm đặt ở cuối câu kể để kết thúc câu kể. Dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu; ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các vế trong câu ghép.”, các em sẽ biết đặt các dấu câu phù hợp cho câu văn trên. - Lỗi dùng dấu câu chưa phù hợp: Ví dụ: “Con yêu mẹ nhiều lắm.” Thay vì phải viết: “Con yêu mẹ nhiều lắm!” Cách hướng dẫn sửa lỗi: Tôi cho học sinh xác định xem đây là kiểu câu gì. Nhắc lại cách sử dụng dấu câu đối với từng loại câu: câu kể đặt dấu chấm ở cuối câu; câu hỏi đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu; câu cảm, câu cầu khiến đặt dấu chấm than ở cuối câu. Tới đây thì học sinh sẽ biết dấu thích hợp phải dùng cho câu cảm ở trên là dấu chấm than (!). Các em sẽ tự sửa lại cho đúng. Tóm lại, tùy từng trường hợp sai cụ thể mà tôi hướng dẫn các em cách sửa. Nhưng theo nguyên tắc chung là phải giúp học sinh củng cố lại cách sử dụng từng dấu câu. Sau đó mới hướng dẫn các em phát hiện lỗi và sửa lỗi. Giải pháp này đã giúp học sinh lớp tôi nắm vững cách sử dụng từng dấu câu và biết sử dụng dấu câu chính xác hơn. 4.3/ Đối với lỗi viết văn theo kiểu bắt chước, rập khuôn: Với những em này, trước tiên, tôi phân tích cho các em hiểu: “Nếu các em làm văn theo lối rập khuôn, bắt chước bạn hoặc sao chép từ sách Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 12
  2. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. hướng dẫn thì các em sẽ không phát huy được tính sáng tạo. Và các em sẽ không tích lũy được vốn ngôn ngữ riêng của mình. Như vậy, các em sẽ không thể tự mình làm văn được.” Tôi luôn khuyến khích những em này sử dụng ngôn ngữ riêng của mình khi nói và viết câu. Dù bài viết của các em chưa tốt bằng bài viết của những bạn khác. Tôi cũng tìm ưu điểm để khen ngợi, động viên các em cố gắng thêm. Tôi khuyến khích học sinh đọc nhiều sách báo, bài văn hay để làm tăng vốn từ và học hỏi cách làm văn. Nhưng tôi tuyệt đối không cho học sinh học thuộc các bài văn mẫu. Và luôn luôn theo dõi, nhắc nhở học sinh không nên sao chép bài của bạn hay chép theo sách hướng dẫn, Như vậy, giải pháp này giúp học sinh nhận biết được chỗ còn hạn chế ở bài làm của mình và biết cách sửa chữa để bài viết được hoàn thiện hơn. Nhờ đó, học sinh nhớ lâu và ít sai ở bài làm sau. 5/ Hướng dẫn học sinh sử dụng nghệ thuật trong miêu tả. Văn miêu tả là sử dụng lời văn có hình ảnh và cảm xúc làm cho người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể, sinh động về con người, sự vật, hiện tượng trong đời sống. Nhưng đa số học sinh không biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn làm cho bài văn của các em quá khô khan. Một số em có sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài văn thì cũng sử dụng chưa phù hợp. Có em quá lạm dụng biện pháp nghệ thuật làm cho bài văn mất đi sự tự nhiên. Dùng nghệ thuật trong miêu tả một cách phù hợp sẽ giúp cho bài văn hấp dẫn, cuốn hút người đọc hơn. Cho nên, tôi đã hướng dẫn học sinh lớp mình biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. Các biện pháp nghệ thuật phù hợp để các em sử dụng là: nhân hoá, so sánh. Trong bài văn tả người, biện pháp nghệ thuật thường dùng là so sánh. Biện pháp nghệ thuật này học sinh đã được học từ lớp 2; 3 nhưng chỉ mới ở mức độ đơn giản. Vì vậy, để giúp học sinh nhớ lại và vận dụng nghệ thuật so sánh vào bài văn tả người, tôi làm như sau: Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 13
  3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. Trước tiên, tôi cho học sinh nhắc lại khái niệm về biện pháp nghệ thuật so sánh. Kế tiếp, tôi đưa ra những ví dụ về các câu văn, đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh tìm những hình ảnh được so sánh và phân tích tác dụng. Sau cùng là tập cho học sinh sử dụng nghệ thuật so sánh vào bài văn bằng những câu hỏi gợi ý. Ví dụ: Khi tả về người bạn, một học sinh đã viết: “Đôi mắt bạn rất tròn.” Tôi gợi ý thêm: “Em thấy đôi mắt của bạn tròn giống vật gì?” Sau khi học sinh đưa ra lời nhận xét, tôi định hướng để học sinh sử dụng hình ảnh so sánh vào câu văn. Chẳng hạn: “Đôi mắt bạn tròn xoe như hai viên bi.” hay “Bạn có đôi mắt tròn và đen như hai hạt nhãn.”, Như vậy, câu văn đã trở nên sinh động và gợi hình hơn. Tuy nhiên tôi không quên lưu ý học sinh trong một bài văn chỉ nên dùng một vài hình ảnh so sánh để bài văn trở nên thu hút người đọc. Không nên lạm dụng, lúc nào cũng so sánh sẽ làm cho bài văn thiếu tự nhiên, gượng ép. Nhờ sử dụng biện pháp này mà học sinh trong lớp tôi đã biết sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh khi làm văn tả người nói riêng và khi viết văn nói chung. Bài văn của các em trở nên sinh động, có hồn hơn trước rất nhiều. 6/ Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả thông qua các môn học: Như chúng ta đã biết: phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Phân môn Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp. Nếu giáo viên quan tâm dạy tốt phân môn Tập làm văn mà vốn từ của học sinh nghèo nàn, kĩ năng viết câu, dựng đoạn còn hạn chế thì bài văn của các em cũng không thể hay được. Để giúp học sinh làm tốt bài văn tả người, tôi đã hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả thông qua các môn học: 6.1/ Tích luỹ, mở rộng vốn từ; rèn luyện kĩ năng viết câu và đoạn văn. Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 14
  4. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. Luyện từ và câu là phân môn giúp học sinh mở rộng hệ thống hoá vốn từ. Thông qua dạy Luyện từ và câu tôi mở rộng vốn từ cho học sinh qua các bài tập. Khi dạy, tôi không cung cấp vốn từ sẵn cho học sinh mà đưa ra gợi ý theo chủ đề để học sinh tự tìm ra những từ ngữ theo chủ đề. Sau đó, tôi ghi hết các từ các em vừa tìm được lên bảng lớp. Tôi cho học sinh nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không phù hợp. Sau đó, tôi chốt lại những từ đúng và bổ sung thêm các từ mà học sinh chưa tìm được rồi cho học sinh đọc lại những từ ngữ đó nhiều lần. Với cách làm này, tôi đã giúp học sinh tự phát hiện và ghi nhớ các từ ngữ theo từng chủ đề. Như vậy, các em sẽ tích lũy được vốn từ cho bản thân. Ví dụ: Bài “Đại từ xưng hô” trang 104 sách Tiếng Việt 5, tập 1. Ở bài tập 3 yêu cầu: “3. Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô: - Với thầy, cô. - Với bố, mẹ. - Với anh , chị, em. - Với bạn bè.” Ở bài tập này, tôi chia lớp thành 5 nhóm và cho mỗi nhóm thảo luận một yêu cầu: Nhóm 1: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với thầy, cô. Nhóm 2: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với bố, mẹ. Nhóm 3: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với anh, chị. Nhóm 4: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với em. Nhóm 5: Tìm những từ dùng để gọi và tự xưng với bạn bè. Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy. Thảo luận xong, đại diện nhóm trình bày. Tôi gọi học sinh nhận xét và loại bỏ những từ học sinh tìm được nhưng không đúng với yêu cầu đề và bổ sung thêm những từ phù hợp. Cuối cùng tôi chốt lại những từ đúng và bổ sung thêm một số từ mà học sinh chưa tìm được rồi cho học sinh đọc lại nhiều lần để các em ghi nhớ: Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 15
  5. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. Đối tượng Từ dùng để gọi Từ dùng để tự xưng thầy giáo, cô giáo thầy , cô em, con bố, mẹ ba, cha, bố, tía, thầy, con mẹ, má, bầm, u, anh, chị anh , chị em em em anh (chị) bạn bè bạn, cậu, mình, tôi, tớ, Tuy nhiên, chỉ mở rộng vốn từ cho học sinh trong những bài dạy mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu là chưa đủ. Tôi còn quan tâm giúp học sinh mở rộng vốn từ ở cả các môn học khác. Cho nên, khi dạy các môn học khác hay trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu có những từ mới, khó hiểu, tôi đều giảng nghĩa cho học sinh nắm để giúp các em bổ sung vốn từ. Tóm lại, tôi quan tâm giúp học sinh mở rộng vốn từ mọi lúc, mọi nơi. Nhờ vậy, các em có vốn từ phong phú. Bên cạnh đó thì câu, đoạn là đơn vị để tạo nên bài văn. Muốn có một bài văn hay thu hút người đọc thì học sinh phải biết dùng từ đặt câu và viết được đoạn văn.Việc rèn luyện cho học sinh dùng từ, viết câu và đoạn văn cũng được tôi đặc biệt quan tâm. Bất cứ lúc nào nếu học sinh dùng từ chưa phù hợp hay đặt câu, dựng đoạn chưa hay, tôi đều quan tâm giúp đỡ học sinh sửa lại cho hay hơn. Những việc làm trên đã hình thành cho học sinh thói quen dùng từ phù hợp, đặt câu đúng ngữ pháp, viết đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ. Điều đó góp phần làm cho bài văn tả cảnh của các em thu hút người đọc hơn. 6.2 Giúp học sinh tích luỹ hình ảnh miêu tả. Học sinh chỉ tích lũy những hình ảnh miêu tả trong những giờ Tập làm văn không là chưa đủ. Cho nên ngoài giờ học Tập làm văn, tôi còn quan tâm dẫn chứng, phân tích hình ảnh tả cảnh từ những đoạn văn, những bài Tập đọc có liên quan để học sinh chọn lọc, tích luỹ hình ảnh miêu tả. Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 16
  6. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. Cấu trúc chương trình Tiếng Việt lớp 5 được xây dựng gắn kết theo chủ điểm. Vì thế khi học sinh học luyện tập tả người ở phân môn Tập làm văn thì các em cũng được tìm hiểu từ ngữ miêu tả hình dáng, tính cách nhân vật ở một số bài tập đọc. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tận dụng vào đặc điểm này để giúp học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả người qua các bài tập đọc hoặc các đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Tôi luôn chỉ ra các từ ngữ có thể áp dụng khi tả người, chọn các trường hợp miêu tả đặc sắc để phân tích làm rõ những điểm hay, sáng tạo mà nhà văn đã sử dụng khi tả người. Ví dụ: Trong bài tập đọc “Một chuyên gia máy xúc” trang 45 sách Tiếng Việt 5 tập 1, tôi lưu ý với học sinh một số từ, ngữ miêu tả hình dáng, tính cách nhân vật như: cao lớn, mái tóc vàng óng, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to, đôi mắt sâu, bàn tay vừa to vừa chắc, chất phác, giản dị, thân mật. Những từ ngữ trên giúp người đọc hình dung ra một chuyên gia máy xúc với hình dáng cao to, sức khỏe cường tráng giống như nhiều người nước ngoài khác. Nhưng với tính cách chất phác, giản dị, thân thiện đã làm nên sự khác biệt giữa anh với những người ngoại quốc khác. Đồng thời, tôi yêu cầu học sinh sau tiết học thì ghi lại những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ấy vào sổ tay làm vốn kinh nghiệm riêng để ứng dụng khi làm văn miêu tả. Như vậy, nhờ những việc làm trên mà học sinh lớp tôi đã tích luỹ được một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả cần thiết. Từ đó, các em làm văn miêu tả nói chung và miêu tả người nói riêng đạt hiệu quả hơn. 7/ Đổi mới cách đánh giá: Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Bước này, được thực hiện sau khi học sinh làm bài. Đánh giá giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học. Giúp giáo viên kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của học sinh để hướng dẫn, Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 17
  7. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. giúp đỡ, Đánh giá giúp học sinh tự điều chỉnh cách học, có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ, Như vậy, đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Theo Thông tư 30 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh Tiểu học quy định: “Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.” Cho nên, việc đánh giá thường xuyên đối với học sinh Tiểu học phải thể hiện bằng nhận xét. Vì vậy, khi đánh giá bài làm của học sinh, tôi luôn quan tâm đánh giá bằng nhận xét. Tôi nhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc ghi nhận xét vào vở các em. Tôi không nhận xét chung chung như: “Bài làm tốt.”, “Em viết văn được.”, “Bài văn chưa đạt”, Mà tôi chỉ rõ cho các em thấy được cái hay, điểm nổi bật từ bài viết của mình để các em tiếp tục phát huy. Ví dụ: * “Em làm bài tốt, biết sử dụng từ ngữ gợi tả phù hợp. Em cần phát huy nhé!” * “Bài văn của em rất đặc sắc, miêu tả được chi tiết nổi bật của nhân vật. Em thật đáng khen!” * “Bài văn đầy đủ ý. Câu văn rất dễ hiểu và liền mạch. Tuyệt quá!” * “Em dùng từ và đặt câu rất tốt! Thầy rất thích bài làm của em!” * “Bài văn của em rất sáng tạo. Chữ viết đẹp lại không sai chính tả. Em xuất sắc lắm!”, Đối với những bài làm còn thiếu sót, trước tiên tôi tìm ưu điểm để động viên, khen ngợi các em rồi mới nhận xét về những hạn chế và đưa ra định hướng để học sinh khắc phục hạn chế giúp học sinh tự tin vươn lên. Ví dụ như: * “Cấu trúc của bài văn rõ ba phần. Bài làm còn ngắn. Em cần tả thêm về tính tình và hoạt động của nhân vật.” * “Bài viết đọc dễ hiểu. Em chưa miêu tả được nét nổi bật của bà. Em thấy bà có những nét gì khác biệt, đáng nhớ? Em nên tả lại chi tiết đó.” Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 18
  8. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. * “Em tả được người bạn theo yêu cầu. Từ “bạn Lộc” còn lặp lại quá nhiều. Nếu em dùng các từ như: “bạn”, “bạn ấy” hoặc “cậu ấy” để thay thế thì bài văn sẽ hay hơn.” * “Nội dung em viết có bám sát đề bài. Các câu văn còn rời rạc. Em nên dùng quan hệ từ để kết nối câu.”, Trong quá trình dạy học sinh làm văn, tôi quan tâm tạo điều kiện cho học sinh nhận xét bài làm của bạn cũng như tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình. Tôi hướng dẫn và rèn cho các em có thói quen đưa ra lời nhận xét cụ thể. Ví dụ: + Khi học sinh nhận xét bài làm của bạn: “Bạn làm văn hay.” Tôi gợi ý thêm: “Em thấy bài làm của bạn hay ở chỗ nào?”, “Bạn miêu tả đúng yêu cầu của đề bài chưa?”, “Bạn dùng từ, đặt câu ra sao?”, “Trong bài văn bạn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào không?”, “Chữ viết của bạn thế nào, có sai lỗi chính tả không?”, + Hoặc khi học sinh đưa ra lời nhận xét: “Bài làm chưa hay.” Tôi cũng gợi mở giúp các em định hướng cho bạn: “Em thấy bạn làm chưa hay ở chỗ nào?”, “Theo em, bạn cần làm gì để bài làm hay hơn?” Nêu được lời nhận xét phù hợp và cụ thể là việc làm rất khó đối với học sinh. Đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì rèn luyện cho các em. Ngày nào cũng quan tâm rèn luyện thì dần dần các em sẽ đưa ra được lời nhận xét cụ thể, phù hợp hơn. Qua kiên trì tập luyện cho các em mà hiện nay đa số học sinh lớp tôi đều mạnh dạn, tự tin khi tham gia nhận xét. Lời nhận xét của các em cũng rất cụ thể, rõ ràng. Nhờ tôi quan tâm thực hiện tốt việc đánh giá bằng nhận xét mà học sinh hứng thú hơn trong học tập. Các em biết rõ ưu điểm của bản thân để tiếp tục phát huy đồng thời nhận ra thiếu xót của mình và tự tin khắc phục. Như vậy, chất lượng bài văn của các em đã nâng lên rất nhiều. Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 19
  9. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. PHẦN III: KẾT QUẢ Sau thời gian thực hiện đề tài, tôi thấy kết quả làm văn tả người của học sinh lớp mình được nâng lên rõ rệt. Về cơ bản, các em đã biết lập dàn ý và viết được bài văn miêu tả người theo yêu cầu đề bài. Khi miêu tả các em đã biết nhấn mạnh những chi tiết quan trọng để làm nổi bật hình dáng, tính cách của nhân vật. Nhiều học sinh đã biết vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh vào bài văn của mình một cách hợp lí. Bài văn các em viết cũng sinh động và có nhiều cảm xúc hơn trước. Đặc biệt, các em cũng đã biết diễn đạt bằng vốn ngôn ngữ riêng của mình. Không còn tình trạng bắt chước bạn hay sao chép bài văn mẫu. Đồng thời, bài văn tả người các em viết (ở tuần 20) trong năm học 2015 – 2016 cũng có nhiều tiến bộ hơn các năm học trước. Cụ thể là: Làm được bài văn Bài làm tốt, bố cục rõ Bài làm chưa Năm học Sĩ số theo yêu cầu, bài làm ràng, dùng từ phù hợp, đạt yêu cầu. còn một vài hạn chế. viết câu đúng ngữ pháp, 2014-2015 11 1 9,1% 6 54,5% 4 36,4% 2015-2016 13 0 0% 6 46,2% 7 53,8% Bảng số liệu trên cho thấy trong năm học 2015-2016 có đến 53,8% số học sinh làm tốt bài văn tả người. Bố cục bài văn rõ ràng, dùng từ phù hợp, viết câu đúng ngữ pháp, Có 46,2% học sinh làm được bài văn theo yêu cầu và không có học sinh nào làm bài băn tả người chưa đạt yêu cầu. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với khi tôi chưa áp dụng đề tài. Tóm lại, các biện pháp trên đã góp phần giúp học sinh lớp tôi làm văn tả người đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt. Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 20
  10. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. KẾT LUẬN Như vậy để giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người, trước hết tôi hướng dẫn học sinh quan sát kết hợp tìm ý rồi ghi lại các ý đã tìm được. Dựa vài các ý đó, tôi hướng dẫn các em lựa chọn và sắp xếp các ý lại để làm thành dàn bài. Tôi quan tâm hướng dẫn học sinh miêu tả những đặc điểm chung và nhấn mạnh làm nổi bật nét tiêu biểu của nhân vật. Tiếp theo tôi cho học sinh luyện nói trước khi làm văn viết nhằm tạo điều kiện cho các em được thực hành nhiều để bài viết của các em được tốt hơn. Tôi không quên hướng dẫn học sinh biết cách sửa sai đối với từng lỗi cụ thể. Từ đó giúp học sinh tự hoàn thiện bài làm. Tôi luôn khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ riêng của mình khi làm văn để phát huy tính sáng tạo của các em. Ngoài ra, tôi quan tâm hướng dẫn các em dùng biện pháp nghệ thuật trong miêu tả để bài văn sinh động, có hồn hơn. Tôi không quên hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả thông qua các môn học. Đến khâu đánh giá bài làm của học sinh, tôi luôn đưa ra lời nhận xét cụ thể. Tôi chỉ rõ cái hay để các em phát huy. Đồng thời giúp học sinh nhận ra thiếu xót của mình và định hướng để các em khắc phục. Trên đây, chỉ là một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người mà tôi áp dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng. Tùy từng điều kiện dạy học cụ thể mà giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp trên và thay đổi cho phù hợp. Với các biện pháp vừa nêu, tôi thấy đề tài này có thể áp dụng được cho giáo viên lớp Năm của các trường Tiểu học trong tỉnh Long An khi dạy học sinh làm văn miêu tả người. Do khả năng có hạn và thời gian nghiên cứu không nhiều, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và anh chị đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 21
  11. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Lê Phương Nga (2009), “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II” – Nhà xuất bản Đại học sư phạm, năm 2009. 2/ Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), “Chương trình Giáo dục Phổ thông Cấp tiểu học” (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3/ Bộ giáo dục và Đào tạo(2006),“Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1”–Nhà xuất bản giáo dục – Bộ giáo dục và Đào tạo, năm 2006. 4/ Bộ giáo dục và Đào tạo(2006),“Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 2”–Nhà xuất bản giáo dục – Bộ giáo dục và Đào tạo, năm 2006. 5/ Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), “Hướng dẫn Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học” – Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2009. 6/ Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), “Tiếng Việt 5 tập 1” – Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2011. 7/ Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), “Tiếng Việt 5 tập 2” – Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2011. 8/ Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), “Quy định đánh giá học sinh tiểu học” (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 9/ Hoàng Thị Tuyết (2015), “Cẩm nang tạo nhận xét hiệu quả trong đánh giá học sinh tiểu học” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2015. Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 22
  12. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm làm tốt bài văn tả người. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu1 Nội dung Phần I: Thực trạng đề tài 3 Phần II: Giải pháp 1/ Quan sát, tìm ý và lập dàn bày cho bài văn tả người. 5 2/ Hướng dẫn học sinh miêu tả những đặc điểm chung và nét tiêu biểu của nhân vật. 7 3/ Cho học sinh luyện nói trước khi làm văn viết. 9 4/ Hướng dẫn học sinh sửa sai. 10 5/ Hướng dẫn học sinh sử dụng nghệ thuật trong miêu tả. 13 6/ Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh miêu tả qua các môn học. 14 7/ Đổi mới cách đánh giá. 17 Phần III: Kết quả 20 Kết luận 21 Tài liệu tham khảo 22 Người thực hiện : Trần Công Minh Trang 28