Báo cáo biện pháp Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học thực hiện tại trường Tiểu học Nhựt Ninh, năm học 2017- 2018

doc 10 trang trangle23 16/08/2023 1210
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học thực hiện tại trường Tiểu học Nhựt Ninh, năm học 2017- 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_hoc_tot_soan_thao_van_ban.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học thực hiện tại trường Tiểu học Nhựt Ninh, năm học 2017- 2018

  1. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” PHẦN 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi khảo sát chất lượng soạn thảo trên phần mềm Word khối lớp Hai, Ba, Bốn, Năm kết quả thu được như sau: Thao tác nhanh Chưa biết thao Tổng Thao tác đúng Thao tác chậm và đúng tác số HS SL % SL % SL % SL % 160 32 20 84 52,5 28 17,5 16 10 Qua kết quả trên, tôi nhận thấy kĩ năng soạn thảo văn bản của học sinh còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế đó do nhiều nguyên nhân: + Các em là học sinh mới làm quen với máy vi tính nên còn bỡ ngỡ. Nhiều thuật ngữ mới, từ khóa bằng tiếng Anh nên các em khó hiểu. Các em làm theo sự hướng dẫn của giáo viên là chính. Trong khi đó, môn Tin học là môn học mang tính chất thực hành, luyện tập để khắc sâu và củng cố kiến thức. Khi thực hành các em sợ máy tính bị hư nên không tự khám phá cái mới. + Mặt bằng kiến thức, kĩ năng thực hành của học sinh không đồng đều do nhiều em nhà không có máy tính. + Các em chưa nhận thức đúng vai trò của môn Tin học. Ngay cả học sinh và phụ huynh đều cho rằng học vi tính là đang chơi game. Rất nhiều bậc phụ huynh dành phần lớn thời gian chăm lo kinh tế gia đình, ít quan tâm đến việc học của con em, Từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” thực hiện tại trường Tiểu học Nhựt Ninh, năm học 2017- 2018. GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -1-
  2. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” PHẦN 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Từ thực tế trên, tôi đưa ra biện pháp, cách làm đơn giản nhất phù hợp lứa tuổi tiểu học giúp học sinh khắc phục những lỗi sai các em thường mắc phải để trình bày văn bản đúng quy tắc và khoa học hơn. Tôi áp dụng các biện pháp sau: - Gõ phím tốt bằng mười ngón tay. - Thụt lề văn bản bằng phím Tab. - Chèn (xóa) hàng hoặc cột. - Tạo văn bản dạng cột. - Rèn học sinh tự tin khi thực hành. PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 3.1. Gõ phím tốt bằng mười ngón tay: Tôi nhận thấy phần lớn các em gõ văn bản chỉ bằng một hoặc hai ngón tay. Khi gõ như thế thì mắt phải nhìn xuống bàn phím dẫn đến nhiều lỗi sai chính tả không được các em xử lý ngay, tốc độ gõ chậm. Vì vậy để gõ văn bản nhanh và chính xác thì ta phải gõ phím bằng mười ngón tay. Trước tiên tôi chỉ thật kĩ để học sinh xác định đúng các hàng phím: + Tôi cho học sinh quan sát bàn phím. + Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng phím? (gồm 5 hàng phím) + Kể tên các hàng phím. (hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím chứa phím cách) Tôi lưu ý học sinh hàng phím cơ sở là hàng phím quan trọng nhất, là nơi đặt các ngón tay ở vị trí xuất phát. Do đặc thù môn học có nhiều thuật ngữ mới, câu lệnh khô khan, cứng nhắc các em mới tiếp xúc nên khó nhớ. Tôi minh họa bằng hình ảnh, sử dụng bàn phím thật để thu hút sự chú ý, giúp các em ấn tượng sâu sắc và không bị quên lãng khi học xong. Để tạo thói quen khi đặt tay lên bàn phím phải gõ đúng phím bằng mười GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -2-
  3. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” ngón tay, tôi hướng dẫn như sau: + Đặt các ngón tay xuất phát ở hàng phím cơ sở. + Khi gõ mỗi ngón tay chỉ gõ phím qui định. + Di chuyển tay về vị trí xuất phát trên hàng phím cơ sở sau khi gõ xong phím ở các hàng phím khác. Tôi còn lập bảng tổng hợp mười ngón tay gõ phím quy định như sau: Các phím cần gõ Ngón tay Bàn tay trái Bàn tay phải Số 4, R, F, V, Số 6, Y, H, N, Ngón trỏ số 5, T, G, B số 7, U, J, M Số 8, I, K, Ngón giữa Số 3, E, D, C dấu phẩy Số 9, O, L, Ngón áp út Số 2, W, S, X dấu chấm Số 0, P, dấu chấm phẩy, Ngón út Số 1, Q, A, Z dấu gạch chéo Ngón cái Phím cách Phím cách Tốc độ gõ bàn phím nhanh hay chậm, chính xác hay không còn bị chi phối bởi tư thế ngồi. Bởi lẽ nếu như ta ngồi ở vị trí này mà bàn phím đặt ở vị trí không cân đối, mắt nhìn sát vào màn hình, tư thế ngồi không thoải mái thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Tôi đặt câu hỏi để học sinh tự phát hiện ra cái đúng, cái sai trong tư thế ngồi của mình trong giờ thực hành trên máy. Theo em, tư thế ngồi đúng trước máy tính phải như thế nào? (ngồi thẳng, tư thể thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn màn hình. Tay đặt ngang tầm với bàn phím và không phải vươn xa. Chuột đặt bên tay phải). Tôi quan sát và sửa sai cho những học sinh nào ngồi chưa đúng tư thế. Đồng thời tôi cũng liên hệ giáo dục các em tác hại của việc ngồi sai GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -3-
  4. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” tư thế không chỉ làm giảm tốc độ gõ phím mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của các em. Chẳng hạn như chúng ta có thể bị cong vẹo cột sống, cận thị, 3.2. Thụt lề văn bản bằng phím Tab: Qua bài tập thực hành tôi nhận thấy còn nhiều em thụt lề cho đoạn văn còn sai như mẫu sau: Biển đẹp 10mm Biển sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm lượn giữa trời xanh 7mm Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía 14mm Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm, những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm Thụt lề ba đoạn văn trên không đều nhau. Học sinh có thói quen bấm phím cách để chữ thụt vào. Ở lỗi này tôi nhấn mạnh để thụt lề văn bản đều nhau thì ta thực hiện thụt lề bằng phím Tab. Cách thực hiện như sau: + Nhấp chuột ở đầu dòng văn bản. + Bấm phím Tab trên bàn phím. Tôi làm mẫu từng bước để học sinh theo dõi sau đó quan sát, sửa sai những em làm sai để các em thụt lề văn bản đúng. 3.3. Chèn (xóa) hàng hoặc cột: Ví dụ: Khi học sinh đã tạo danh sách thành viên của lớp như sau: GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -4-
  5. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” STT Họ tên Nữ Ngày sinh 1 Nguyễn Quốc An 27/10 2 Nguyễn Huỳnh Lan Anh x 15/8 3 Nguyễn Ngọc Anh x 6/7 4 Dương Thị Kiều Duy x 1/9 5 Phạm Bảo Dương 20/9 6 Nguyễn Bảo Khánh 4/5 7 Đoàn Nguyễn Bảo Lâm 9/12 9 Bùi Tiến Lợi 6/7 10 Đỗ Xuân Mai x 9/10 . Quan sát danh sách ta thấy học sinh nhập thiếu bạn thứ tự thứ tám. Nếu các em xóa bảng và nhập lại danh sách sẽ mất nhiều thời gian. Tôi giải thích cách làm như vậy không mang lại hiệu quả với danh sách gồm nhiều hàng. Với trường hợp trên tôi hướng dẫn học sinh chỉ chèn thêm hàng (hoặc cột) mà không phải xóa bảng làm lại từ đầu (phần chỉnh sửa bảng, bài “Tạo và sử dụng bảng” SGK Luyện tập Tin học lớp 4 tập 2 trang 35) Cách thực hiện chèn hàng (chèn cột) như sau: - Nhấp chuột vào ô trên bảng. - Chọn thẻ Layout  chọn: + Insert Above: chèn hàng phía trên hàng chứa con trỏ + Insert Below: chèn hàng phía dưới hàng chứa con trỏ + Insert Left: chèn cột phía bên trái cột chứa con trỏ + Insert Right: chèn cột phía bên phải cột chứa con trỏ Tôi thực hiện từng bước trên bảng cho học sinh dễ theo dõi. GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -5-
  6. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” Chèn cột bên phải Thẻ Layout Chèn cột bên trái Chèn hàng phía dưới Chèn hàng phía trên Tương tự, để xóa hàng hay cột ta thực hiện như sau: - Nhấp chuột tại ô trên hàng hoặc cột cần xóa. - Chọn thẻ Layout  chọn nút lệnh Delete  chọn: + Delete Cells : xóa ô + Delete Columns: xóa cột + Delete Rows: xóa hàng + Delete Table: xóa bảng Xóa ô Thẻ Layout Xóa cột Xóa hàng Xóa bảng GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -6-
  7. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” Để khắc sâu kiến thức tôi đưa nhiều mẫu bảng, học sinh tạo bảng kết hợp chèn (xóa) hàng và cột theo yêu cầu. 3.4. Tạo văn bản dạng cột: Văn bản trên báo, tạp chí thường được chia thành nhiều cột tùy theo kích thước khổ của báo, tạp chí giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi nội dung. Ở bài “Văn bản dạng cột” SGK Luyện tập Tin học lớp 4 tập 2 trang 39, tôi hướng dẫn cách chia văn bản dạng cột như sau: - Đánh dấu chọn đoạn văn cần chia cột - Chọn thẻ Page Layout  chọn Columns chọn số cột cần chia Một cột Hai cột Thẻ Page Layout Ba cột Nếu muốn chia số cột nhiều hơn, từ bảng chọn Columns trên, các em chọn nút lệnh More Columns hiện cửa sổ sau: Nhập số cột Đường kẻ giữa cần chia các cột Kết thúc Với kiến thức này, tôi cho lớp thiết kế các mẫu báo tường chào mừng ngày 20/11, 26/3 hoặc 1/6, để các em tự khám phá cũng như học hỏi lẫn nhau. GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -7-
  8. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” 3.5. Rèn học sinh tự tin khi thực hành: Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em còn rụt rè khi thực hành trên máy. Khi làm việc theo nhóm phần lớn các em thực hành là những học sinh nhanh nhẹn làm hết yêu cầu, còn những học sinh chậm tiến không hoàn thành hết yêu cầu. Sau khi các em đã thực hành, tôi yêu cầu vài em làm lại trên máy chiếu để lớp đối chiếu với cách làm của mình và các bạn chưa làm được thì làm theo. Đối với học sinh thực hành tốt tôi tuyên dương để khích lệ tinh thần học tập của các em. Là học sinh ai cũng thích được khen và cố gắng để xứng đáng với lời khen đó. Trong mỗi chúng ta ai cũng có nhiều kỉ niệm đẹp về một thời đi học, mà có lẽ lời khen của thầy cô là kỉ niệm đẹp nhất và sâu sắc nhất. Chính vì vậy lời khen là giải pháp tối ưu nhất để kích thích thái độ học tập của học sinh. Với những em thực hành chưa tốt nếu được nhắc nhở động viên các em sẽ tự tin hơn và cố gắng phấn đấu hoàn thành yêu cầu đặt ra. Đối với những học sinh thực hành chưa thành thạo ngoài các giờ thực hành chính khoá trên lớp tôi thường khuyến khích các em ở lại để thực hành thêm ở những giờ ra chơi. Với những giờ thực hành này tôi đưa ra những nội dung thực hành đơn giản, phù hợp với năng lực để các em từng bước khắc sâu kiến thức và theo kịp các bạn trong lớp. GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -8-
  9. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” PHẦN 4. KẾT QUẢ Nếu so với lúc trước khi nghiên cứu đề tài các em gõ văn bản chậm, chưa có kĩ năng chỉnh sửa thì đến một thời gian sau tốc độ gõ văn bản của học sinh đã nhanh hơn, kĩ năng thành thạo hơn. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi thực hành. Điều này chứng tỏ các giải pháp mà tôi thực hiện đã mang lại kết quả khả quan. Kết quả thực nghiệm được thể hiện qua bảng sau: Thao tác nhanh Chưa biết thao Tổng Thao tác đúng Thao tác chậm và đúng tác số HS SL % SL % SL % SL % 160 52 32,5 96 60 12 7,5 0 0 GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -9-
  10. Đề tài: “Một số biện pháp học tốt soạn thảo văn bản ở tiểu học” PHẦN 5. KẾT LUẬN Trong thực tế giảng dạy và qua thời gian nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh người giáo viên cần phải: - Biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Giáo viên dẫn dắt học sinh tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, làm cho học sinh có cảm giác là chính các em đã tìm ra giải pháp, khuyến khích các em có thói quen tự học. - Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng. - Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp giúp phát triển năng lực các em. Ngoài ra, giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách có hệ thống. Nhưng thật ra không có phương pháp nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ có lòng nhiệt tình, sự tận tâm, yêu thương con trẻ, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề là mang lại kết quả cao, là chìa khóa vàng để các em chiếm lĩnh tri thức. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình. Đề tài nghiên cứu này được áp dụng có hiệu quả khi dạy phần mềm soạn thảo văn bản Word cho học sinh trường Tiểu học Nhựt Ninh, năm học 2017-2018 và được nhân rộng trong toàn huyện. GV: Trần Thị Ngọc Hiếu -10-