Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mầm Non

docx 24 trang trangle23 16/08/2023 3896
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao.docx

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mầm Non

  1. nhất của trẻ cũng được công nhận và khen ngợi để trẻ thấy rằng mình đã cố gắng làm tốt. Việc lựa chọn địa điểm và trò chơi cho trẻ tập cũng rất quan trọng đến sức khoẻ của trẻ, nếu trời lạnh, mưa cần tập trong phòng học và phòng học cần thoáng và sạch sẽ. Các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia. Để tạo hứng thú giáo viên cần liên tưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây trồng, các hiện tượng trong thiên nhiên. Cụ thể là. - Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim, đi lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót - Giả làm phương tiện giao thông: Tàu hỏa, máy bay, ô tô - Làm các hiện tượng thiên nhiên: Gió thổi, mưa rơi, lá rụng - Làm các động tác phát triển của cây: Gieo hạt, hạt nảy mầm, cây lớn, cây ra nụ, cây ra hoa, ra quả, hái quả Trong một giờ hoạt động học thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn, giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động. - Lựa chọn bài tập và trò chơi cho trẻ 3 tuổi ở hoạt động học. Ví dụ : Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp. Trò chơi vận động: Đi, chạy theo tín hiệu qua các chướng ngại vật. Ví dụ: Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng. Trò chơi vận động: Tung bóng vào bể phao. - Lựa chọn bài tập và trò chơi cho trẻ 4 tuổi. Ví dụ: Vận động cơ bản: Ném xa bằng 2 tay. Trò chơi vận động: Nhảy như thỏ Ví dụ: Vận động cơ bản: Bò dích dắc qua 5 điểm Trò chơi vận động: Gánh gánh gồng gồng - Lựa chọn bài tập và trò chơi cho trẻ 5 tuổi Ví dụ: Vận động cơ bản: Vận động mới: Đi trên ván dốc (Đi trên cầu vượt) Vận động cũ (ôn): Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng Trò chơi vận động: Đôi bạn khéo Một số trò chơi vận động cho trẻ 3 tuổi được giáo viên tổ chức lồng ghép trong các hoạt động học và ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Trò chơi: Gánh quả, kéo co, cướp cờ, cắp cua bỏ giỏ, lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ .
  2. Trò chơi cho trẻ 4 tuổi: Kéo co, cướp cờ, nhảy bao bố, đua thuyền, đôi bạn khéo, đi như gấu, nhảy như thỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, oẳn tù tì bằng chân, oẳn tù tì bằng tay, nhảy lò cò Trò chơi cho trẻ 5 tuổi: Đôi bạn khéo, rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, đua thuyền, cầu lông tiếp sức, cướp cờ, ném bóng rổ, kéo co Ví dụ: Tổ chức trò chơi đua thuyền cho trẻ 4 tuổi và 5 tuổi Cách chơi: Trẻ dùng chân quắp vào người bạn ngồi phía trước, hai bàn tay chống xuống sàn nhấc người lên và đẩy người về phía trước. Luật chơi: Không bỏ chân làm đứt con thuyền, không để mông xuống sàn. Đội nào về đích trước là thắng cuộc. g. Biện pháp hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động cho trẻ Việc lồng ghép các hoạt động vận động nhằm củng cố bài học và thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động là rất cần thiết, chính vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên đưa các nội dung vận động vào các hoạt động trong ngày, thay đổi trạng thái động tĩnh bằng các trò chơi động, trò chơi dân gian. Ví dụ: Giờ học tìm hiểu một số loại hoa mùa xuân của trẻ 4 tuổi. Trẻ được đi trên ghế thể dục (trên cầu) lấy bông hoa theo yêu cầu của đội mình để cắm vào lẵng. Một hoạt động rất hấp dẫn đối với tất cả trẻ mẫu giáo đó là hoạt động khám phá về “Bóng đen” ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về bóng đen có từ đâu, làm thế nào để có bóng đen, khi ngọn nến đang cháy đặt ở xa mảng tường thì bóng đen đó như thế nào? Nếu đặt nến đang cháy ở gần tường thì bóng đen sẽ như thế nào? Trong giờ học trẻ được xem phim hoạt hình do cô sử dụng các con rối trước một ánh sáng mạnh có từ một phía. Để thay đổi hình thức tôi đã hướng dẫn giáo viên cho trẻ cùng tham gia với trò chơi “Đôi bàn tay kỳ diệu”: Vẫn ở căn phòng tối, trước một ánh sáng mạnh của đèn dọi hoặc đèn pin, trẻ nghiêng người đưa tay ra trước đèn dọi. Trẻ sẽ suy nghĩ và dùng các ngón tay, bàn tay của mình tạo thành một con vật như: Chim Én; chim Công; Bướm, con Chó; con Rắn Qua hoạt động này các cơ nhỏ của trẻ trở nên mềm mại, khéo khéo, trẻ rất tích cực tham gia. Giáo viên có thể khuyến khích trẻ vận động theo nhạc, tập các bài thể dục sáng theo nhạc, theo giai điệu, theo lời ca Những trò chơi vận động nếu được kèm theo bài hát, câu thơ mô phỏng động tác làm cho ngôn ngữ, trí tưởng tượng của trẻ được phát triển và nâng cao. Ngoài ra, giáo viên còn thực hiện lồng ghép
  3. 1 số vận động ở từng hoạt động trong ngày như hoạt động góc, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều Qua hoạt động góc, trẻ đã xé giấy thành dải tạo ra quả cầu bằng giấy với mục đích nhằm phát triển cơ nhỏ. Tôi đã hướng dẫn giáo viên tổ chức trò chơi "Đánh cầu" ở hoạt động ngoài trời, thông qua trò chơi đánh cầu đã giúp trẻ nhanh nhẹn, nhanh tay, nhanh mắt, kết hợp sự khéo léo, uyển chuyển của tất cả các bộ phận trên cơ thể. Cách chơi: Dùng 1 tay đánh quả cầu cho nảy lên cao sau đó nhấc 1 chân cao vuông góc, 1 tay cùng phía với chân nhấc cao luồn xuống dưới qua đầu gối đánh cầu cho nảy lên khi cầu rơi xuống và tiếp tục thực hiện ngược lại với chân và tay bên kia. Ví dụ: Trò chơi “Cầu lông tiếp sức”. Chuẩn bị: Bảng con (vợt), giấy báo xé dải và buộc thành quả cầu; cờ hiệu, vạch xuất phát tới cờ đích là 10m. Cách chơi: Dùng bảng con đập cho cầu nảy lên vừa đi từ điểm xuất phát tới cờ hiệu rồi đi vòng lại. Nếu làm rơi cầu phải nhặt lên đánh tiếp. Khi trở về vạch đích thì bạn tiếp theo sẽ xuất phát. Đội nào hết người trước là thắng cuộc. Luật chơi: Trẻ đập cầu đến đích phải chạy vòng qua cờ hiệu rồi mang cầu về cho bạn đứng tiếp sau mình mới hết lượt chơi. Thông qua trò chơi Cầu lông tiếp sức trẻ được luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo, tính phối hợp với bạn. Việc tổ chức giao lưu các trò chơi vận động theo tổ, theo khối trong trường cũng được tổ chức thường xuyên. Đầu tháng 2 năm 2016 trường Mẫu giáo Hoa Mai đã tổ chức buổi “ Lễ hội mừng xuân” có các hoạt động như: Trò chơi dân gian, hát dân ca, ẩm thực, làm thiệp chúc xuân cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, phụ huynh đã tham gia rất nhiệt tình trong buổi giao lưu và đã có những phần thưởng để trao cho các lớp sau buổi chơi. Dựa vào khả năng và thể lực của từng độ tuổi nhà trường đã lựa chọn một số trò chơi dân gian để trẻ đựoc giao lưu theo khối. Để trẻ phát triển một cách toàn diện giáo viên ngoài việc tổ chức các hoạt động vận động, tổ chức hướng dẫn các trò chơi, đưa vận động vào lồng ghép tất cả các hoạt động trong ngày. Giáo viên cần phải quan tâm đến các tư thế ngồi bàn ghế, các cầm bút vẽ để trẻ không bị cong vẹo cột sống. Tôi thường xuyên lưu ý với giáo viên khi tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ:
  4. + Thời gian tổ chức trò chơi: Nên chọn trò chơi có vận động tích cực vào buổi sáng và trò chơi có vận động nhẹ nhàng vào buổi chiều. + Dựa vào nội dung giờ học, vào các hoạt động trước và sau khi tổ chức trò chơi và sự hứng thú của trẻ để lựa chọn trò chơi cho thích hợp. + Khi lựa chọn trò chơi vận động để đưa vào phần chính của giờ thể dục, nên chọn những trò chơi tương ứng với nhóm vận động cơ bản để rèn kỹ năng vận động cho trẻ. Ví dụ: Để rèn kỹ năng đi, giáo viên có thể chọn trò chơi "Đi theo tín hiệu". Hay để rèn kỹ năng ném xa bằng một tay, giáo viên có thể chọn trò chơi "Ném qua dây" Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo rất hiếu động nên giáo viên cần bao quát khi trẻ chơi để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. h. Biện pháp tổ chức cho trẻ một số hoạt động trải nghiệm rèn kĩ năng sống cho trẻ như đi tham quan, hoạt động lễ hội * Hoạt động lễ hội: Hoạt động lễ hội diễn ra trong các ngày lễ lớn gắn liền với trẻ như lễ hội trung thu, ngày 22/12, mừng xuân, 20/11, 8/3, 19/5 Những ngày này, 100% trẻ được tham gia với nhiều hoạt động đa dạng phong phú. Tùy vào điều kiện từng nơi, từng trường để thực hiện. Trường Mẫu giáo Hoa Mai là một đơn vị vùng nông thôn. Tuy nhiên hoạt động của trẻ rất sôi nổi: hát với nhau, nhảy múa với những điệu múa dân gian, gánh lúa qua cầu, nhảy qua mương, cắp cua, bắt vịt Trong số đó có một số bài tập phát huy cao hơn về kỹ năng. Tôi đã cho giáo viên lập kế hoạch tập luyện theo nội dung chủ đề và với hình thức biểu diễn lại. Lễ hội mừng xuân là một lễ hội mà mang lại rất nhiều điều cho trẻ trong lễ hội này, có một chương trình ẩm thực do cô và cháu thực hiện. Qua đó, trẻ có cơ hội bày tỏ những kĩ năng của mình qua những lần tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận động như: Làm thiệp chúc xuân, gói bánh, nhặt rau, sắc thái tỉa hoa bằng củ quả * Đi dạo tham quan doanh trại chú bộ đội. Đối với hoạt động này trẻ được học tập và phát huy rất nhiều kỹ năng vận động, các cháu được rèn sự bền dẻo qua hoạt động đi bộ trên đường dài, trẻ tự tin, tham gia nhiều hoạt động lao động, hát múa kể chuyện đọc thơ Kết quả: Hoạt động đi dạo tham quan, lễ hội đã đem đến niềm phấn khởi và sự hứng thú tham gia, với hoạt động này khả năng phát triển vận động tinh, vận động thô được củng cố rèn luyện, nâng cao chất lượng, thời lượng hoạt động ở
  5. từng lứa tuổi của trẻ mầm non. Qua đó trẻ tích lũy vốn kinh nghiệm sống và tự tin khi tham gia hoạt động cùng tập thể. k. Biện pháp phối kết hợp cùng các bậc phụ huynh nâng cao chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Phát triển thể lực cho trẻ không chỉ có hoạt động tại các trường mầm non, mẫu giáo, trẻ phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó, chúng ta cần sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ đầu năm học từng đơn vị trường, lớp đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề có sự tham gia của các bậc phụ huynh, nhà trường đã triển khai một số nội dung trong chuyên đề, thông qua các nội dung phụ huynh có ý kiến trao đổi với trường, sau đó thống nhất đồng thời đưa ra từng biện pháp thực hiện sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh của gia đình Giáo dục thể chất tại gia đình các phụ huynh cần có sự quan tâm về nhu cầu dinh dưỡng của từng cháu, phụ huynh phải kết hợp với nhà trường tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ tại gia đình giúp trẻ phát triển đồng bộ đảm bảo đủ lượng calo trong ngày, đảm bảo bổ sung đủ các nhóm thực phẩm và các vi chất trong cơ thể trẻ. Kết hợp tuyên truyền thường xuyên trong việc rèn khả năng tự tin mạnh dạn, rèn trẻ có một số kỹ năng sống, biết tự lao động phục vụ bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn, rèn một số kỹ năng và ý thức khi tham gia các hoạt động tập thể. Hướng dẫn cho phụ huynh một số kỹ năng vận động thường xuyên để trẻ không gặp khó khăn khi tham gia hoạt động như các tư thế bật cao, nhảy xa, chạy, ném bằng những hình thức như xem bản thông tin tuyên truyền, xem hoạt động dạy của giáo viên, xem tài liệu. Phụ huynh tham gia trực tiếp vào các hoạt động cùng nhà trường như: hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, hoạt động ẩm thực ngày tết,và các phong trào hội thi do nhà trường tổ chức. Từ những hoạt động gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình các đơn vị trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động sự đóng góp của các bậc phụ huynh về nguyên vật liệu đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề phát triển thể chất, trong hai năm qua đơn vị trường mầm non mẫu giáo đã thực hiện thành công và đạt kết quả cao. Kết quả: Tạo được niềm tin trong phụ huynh, có 100% phụ huynh tham gia vào các hoat động của nhà trường, các kỹ năng vận động của trẻ tăng dần, trẻ nhanh nhẹn, tự tin, linh hoạt, năng động hơn khi tham gia hoạt động. Đối với trẻ 5 tuổi nâng cao hiệu quả Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là giúp trẻ phát triển toàn diện chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ khi bước vào trường phổ thông. l. Biện pháp giáo dục thể chất qua các hội thi
  6. Hội khỏe măng non là một hoạt động thể dục thể thao bổ ích của trường mầm non giúp trẻ được giao lưu học hỏi với các bạn trong trường góp phần khẳng định những thành tích trong phong trào rèn luyện thân thể. Đồng thời là động lực để đẩy mạnh hoạt động giáo dục thể chất và tinh thần, mạnh dạn tự tin, tích cực tham gia các hoạt động, chuẩn bị tốt tâm thế để sẵn sàng bước vào lớp Một. Thông qua hội thi giúp trẻ nhận thức sâu hơn về bản thân, về nhà trường, phát triển khả năng vận động thô, vận động tinh, khả năng xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 của Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Kiến Tường về chuyên đề phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non, mẫu giáo và thực hiện kế hoạch chương trình chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2015- 2016. Hoà chung không khí tưng bừng đón mừng một năm học các trường mầm non, mẫu giáo nói chung và trường mẫu giáo Hoa Mai đã tổ chức hội thi “Bé vui, bé khỏe”. Đúng với tinh thần của hội thi: “mạnh dạn, tự tin, đoàn kết và vui khỏe” các đội tham gia rất sôi nổi, tự tin và không kém phần hồi hộp Trong hoạt động giáo dục thể chất trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không gò bó nhằm gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non là làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động. Từ đó, tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các hội thi vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó. Mỗi khối lớp có bài tập khác nhau nên hình thức thi sẽ khác nhau tuy nhiên đều thể hiện qua 3 phần thi: - Phần thi thứ nhất: Trẻ thể hiện bài tập đồng diễn do giáo viên lựa chọn động tác phối hợp cùng nhạc nền. - Phần thi thứ hai: Các cháu thực hiện bài tập. * Khối mầm: Trẻ thi nhau bước qua ba chướng ngại vật sau đó đi vào đường hẹp để đến tòa lâu đài tìm công chúa. * Khối chồi: Trẻ thi nhau đi theo đường dích dắt bước lên bục và bật sâu để tìm kho báu. * Khối lá: Trẻ thi nhau bò thấp chui qua ống để vào khu vườn cổ tích. - Phần thứ ba: Thi với các trò chơi như: cắp cua, bắt bóng, bắt vịt con, đánh cá, ném còn, ném vòng vào cổ chai Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động và bộc lộ hết tinh thần sức khỏe, tính đồng đội, nguồn cảm hứng trong thi đua cùng nhau chiến thắng.
  7. Kết quả: Qua các hội thi rèn cho trẻ tính tự tin, nhanh nhẹn khéo léo, khả năng biểu diễn, tính đoàn kết chung sức, biết tham gia trải nghiệm cùng cộng đồng. Từ đó, rèn các tố chất vận động cho trẻ giúp trẻ vững vàng chuẩn bị tâm thế cho năm học sau. 4. Kết quả chuyển biến Sau một năm thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động” đã đạt được kết quả sau: * Đối với giáo viên Với những biện pháp như trên, tôi đã giúp giáo viên biết vận dụng vào tình hình thực tế một cách hợp lý và hiệu quả. Kết quả các hoạt động của giáo viên đã giúp trẻ có sức khoẻ tốt, trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, có ý thức kỷ luật tốt. Giáo viên triển khai các hoạt động vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất chuyển biến một cách rõ nét, giáo viên có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc dạy các hoạt động vận động và tổ chức trò chơi vận động. Có 80% giáo viên nắm vững và thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động, Còn lại đạt mức độ trung bình tiếp tục bồi dưỡng trong năm học 2016-2017. Dự giờ đánh giá xếp loại qua 26 hoạt động học và 28 hoạt động tổ chức trò chơi đạt: Hoạt động học - Tốt: 17/26 đạt 65,38% - Khá: 7/26 đạt 26,92 % - Đạt yêu cầu: 3/26 đạt 11,53%. Hoạt động chơi - Tốt : 21/28 đạt 75% - Khá : 7/28 đạt 25% *Đối với trẻ Qua một năm học thực hiện đề tài này, sức khỏe của trẻ mầm non, mẫu giáo tăng như sau: - Trẻ phát triển bình thường: 96% - Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân: 1,4% - Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 2,6% - Trẻ béo phì: 0,02% - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động: 96% - Trẻ không hứng thú tham gia: 4% - Trẻ mạnh dạn tự tin trong các hoạt động: 98% - Trẻ không mạnh dạn tự tin trong các hoạt động: 2%
  8. - Khả năng phát triển tốt: 99% - Không có khả năng vận động:1% * Đối với nhà trường: Chú trọng đầu tư hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức học tập bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, tổ chức hoạt động hội giảng chuyên đề, thao giảng trong trường và ngoài trường. Trường đã có một khu vận động riêng sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt, có nhiều đồ chơi ngoài trời. - 100% các đơn vị trường có đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cơ sở vật chất và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non. *Đối với phụ huynh - Phụ huynh thật sự quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ mầm non. 100% các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường chăm sóc giáo dục và phát triển vận động cho trẻ. - 90% phụ huynh tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất trong nhà trừơng. - 100% phụ huynh tham gia đóng góp hỗ trợ nguồn kinh phí, nguyên liệu và tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ ở trường cũng như ở nhà. Năm học 2015 - 2016, trường mẫu giáo Hoa Mai đã có bước chuyển tốt về sức khỏe trẻ, các cháu tự tin, mạnh dạn, hồn nhiên, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích nghi với môi trường sống, đây là hành trang cho bé bước vào năm học mới đạt kết quả cao hơn.
  9. PHẦN C: KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nâng cao trình độ chuyên môn là tất yếu của mỗi giáo viên trong nhà trường. Vì vậy là người quản lý cần có kế hoạch và biện pháp giúp đỡ giáo viên củng cố kiến thức về các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực phát triển thể chất nói riêng. Hướng dẫn giáo viên nắm rõ tâm lý lứa tuổi, phương pháp của hoạt động để góp phần nâng cao chất lượng trong nhà trường. Muốn đạt được điều đó người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá chất lượng giáo dục góp phần thực hiện tốt cuộc vận động: “Hai không” đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non đang thực hiện. 2. Bài học kinh nghiệm Qua một năm nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện lĩnh vực phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường mẫu giáo Hoa Mai thành công, chúng tôi đã tiến hành đồng thời các biện pháp sau: - Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Hướng dẫn giúp giáo viên có kiến thức kỹ năng trong việc lập kế hoạch. - Tăng cường thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt. - Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. - Hướng dẫn giáo viên chọn bài tập và trò chơi phù hợp để rèn luyện thể lực cho trẻ. - Hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động cho trẻ. - Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của giáo viên. - Tổ chức tốt các phong trào thi đua tổ chức các hoạt động lễ hội, đi dạo tham quan, hội thi để tuyên truyền đến phụ huynh. - Kết hợp với phụ huynh tổ chức luyện tập tốt các kỹ năng vận động và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường mầm non lĩnh vực nào cũng quan trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách hài hoà và toàn diện. Giáo dục phát triển vận động chính là việc thông qua vận động để học và ngược lại trẻ phải được học vận động đúng cách và phù hợp sẽ phát triển toàn diện đến trẻ.Vì vậy, giáo viên phải biết tận dụng cơ hội và khuyến khích trẻ tham gia vận động.
  10. 3. Phạm vi và đối tượng áp dụng Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên bản thân tôi nghĩ rằng các giải pháp đưa ra trong sáng kiến đều có thể phổ biến và áp dụng cho tất cả các chị em đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh tham khảo áp dụng thực hiện cho đơn vị. Vì các giải pháp này phù hợp với mục tiêu chương trình mầm non hiện tại và phù hợp với đặc điểm khả năng của trẻ mầm non phát huy tính tích cực và đồng thời phù hợp phướng pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất. Sáng kiến này còn giúp trẻ phát triển toàn diện để bước vào trường phổ thông vững vàng. 4. Kiến nghị: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho đội ngũ Cán bộ cốt cán tham quan học tập một số nơi để giúp cho CBQL-GV có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non./. Người thực hiện Đỗ Thị Thu Tâm