Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường Mầm non

doc 36 trang binhlieuqn2 07/03/2022 41139
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_thu.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường Mầm non

  1. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. nhiều bài học hay mà không lý thuyết nào có được, nếu giáo viên quá coi trọng kết quả sẽ làm mất đi sự tự nhiên, khả năng sáng tạo và cả những ý tưởng riêng của trẻ khi thực hiện. Ví dụ: Với các hoạt động về màu sắc: - Khối 5 tuổi tổ chức cho trẻ trải nghiệm: + Thổi bong bóng màu - tạo sự pha trộn màu sắc + Thí nghiệm pha màu + Làm slime (chất nhầy ma thuật) màu sắc - Khối 4 tuổi với trải nghiệm: + In màu + Làm thạch màu từ các loại rau, quả thiên nhiên - Khối 3 tuổi đơn giản hơn là các hoạt đông: + Tìm các màu sắc tự nhiên của lá cây, hoa, quả + Tạo màu sắc từ: gạch, cánh hoa, lá, quả mồng tơi Với chủ đề này các nội dung lựa chọn đều rất đơn giản và thực tế. Các nguyên liệu chuẩn bị cũng rất nhanh như: Xà phòng, nước, phẩm màu ( với bong bóng màu); Keo sữa, dung dịch rơ lưỡi, phẩm màu ( slime màu); Bột thạch, dưa hấu, nước ép chanh leo ( hoặc xoài), lá nếp để làm nên món thạch hoa quả nhiều màu sắc. Việc tạo màu sắc tự nhiên cũng rất đơn giản từ lá cây, gạch vụn, quả mùng tơi, cánh hoa Đây là các nguyên liệu vừa rất dễ kiếm và giá trị kinh tế cũng không cao nhưng lại đem lại những trải nghiệm vô cùng thú vị cho trẻ. Ảnh: Làm slime (chất nhầy ma thuật) - khối lớn 16/ 36
  2. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Các hoạt động không nặng về kiến thức, cũng không nặng về kỹ năng nhưng cung cấp cho trẻ rất nhiều hiểu biết về thế giới xung quanh, có được niềm vui sáng tạo khi có thể tạo ra màu sắc một cách tự nhiên; đây chính là điểm mấu chốt để trẻ có thêm kỹ năng sinh tồn, thích ứng tốt hơn trong cuộc sống khi quanh mình. Khi tổ chức cho trẻ ra ngoài, trẻ được vận động giúp phát triển thế chất, rèn luyện khả năng quan sát chú ý, kỹ năng khi ra ngoài, kỹ năng xứ lý tình huống khi giải quyết các yêu cầu của cô. Nhưng khi trẻ thực hiện, cô giáo không đòi hỏi trẻ “phải làm được cái gì”, mà chỉ quan tâm trẻ “đã được làm” những gì thông qua hoạt động này. Tương tự với các chủ đề khác, giáo viên ở mỗi độ tuổi lại linh hoạt đưa các hoạt động trải nghiệm thực tế vào để trẻ được tham gia một cách tích cực. Với nhà trẻ là những trải nghiệm đa giác quan, với mẫu giáo là những điều tự nhiên ngay trong cuộc sống hay với 5 tuổi là những trải nghiệm có phần khoa học và sâu sắc hơn. Ví dụ: Chủ đề thực vật - Khối nhà trẻ: Trẻ được trải nghiệm đa giác quan với các loại rau, quả gần gũi trong cuộc sống. Qua việc trải nghiệm thực tế này trẻ không chỉ được nghe mà con được nhìn, sờ, ngửi nếm. Ảnh: Tìm hiểu về cây ngô, bắp ngô - Nhà trẻ - Với khối 3 tuổi: Giáo viên nâng cao mức độ nhận thức và kỹ năng hơn, không chỉ trải nghiệm đa giác quan mà trẻ còn được trực tiếp ứng dụng các loại quả vào trong cuộc sống để trẻ hiểu hơn vai trò của thực vật với cuộc sống con người 17/ 36
  3. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ảnh: Tìm hiểu về quả gấc và làm món xôi gấc - Khối 4 - 5 tuổi là những quan sát mang tính khóa học , đó là việc quan sát cấu tạo của là cây, so sánh những chiếc lá về hình dạng, các đường gân. Không phải quá cầu kỳ vì chỉ cần những chiếc lá cô nhặt ở bên đường hay ngay trong sân trường đã trở thành những trải nghiệm thú vị cho trẻ. Cầm từng chiếc lá, miết tay vào những đường gân, đưa mắt quan sát viền lá, phiến lá hay chỉ cùng 1 cây với 3 chiếc lá khác nhau cũng đủ trở thành một câu chuyện khoa học đầy hấp dẫn về sự trưởng thành, già đi của lá cây. Ảnh: So sánh hình dáng của lá - khối nhỡ Với chủ đề về động vật lại là cơ hội tuyệt vời để trẻ tiếp xúc với những người bạn ngộ nghĩnh, tí hon. Đó có thể không phải là trải nghiệm trong giờ hoạt động trên lớp, mà có thể là những trải nghiệm nho nhỏ bên ngoài để trẻ có 18/ 36
  4. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. thể gặp gỡ, tìm hiểu một cách tự nhiên và thoải mái về các con vật xung quanh mình. Đơn giản là con kiến thường bò quanh tường ở cổng trường, là bạn thỏ, bạn gà, bạn sóc, bạn vịt ở nhà của các bác hàng xóm xung quanh. Điều này đòi hỏi các cô chịu khó để ý quan sát để tạo cho trẻ những trải nghiệm thú vị mà không cần quá nhiều công sức chuẩn bị hay một kế hoạch chi tiết cụ thể. Trước mọi trải nghiệm cô cần tự cung cấp kiến thức về những con vật để có thể hướng dẫn cho trẻ quan sát, trả lời những câu hỏi của trẻ và dạy trẻ cách chăm sóc và bảo vệ các con vật. Ảnh: Trẻ quan sát đàn kiến di chuyển Việc cho trẻ tham gia trải nghiệm ở chủ đề động vật cần luôn đảm bảo an toàn cho trẻ, đảm bảo tính nhân văn. Cần kiểm tra kỹ xem vị trí quan sát có thuận tiện an toàn cho trẻ hay không. Nếu không đảm bảo vệ sinh hoặc không an toàn, không gian chật hẹp cần tính tới việc di chuyển con vật vào một chỗ hợp lý hơn. Bên cạnh đó, có nhiều con vật có thể gây mất an toàn cho trẻ như chó, mèo, khỉ giáo viên cần hết sức chú ý công tác chuẩn bị, đồng thời cũng lồng ghép vào các hoạt động trải nghiệm các kỹ năng an toàn khi bị động vật tấn công cho trẻ. 19/ 36
  5. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ảnh: Trẻ làm quen với con Thỏ, con Gà Ảnh: Trẻ tìm hiểu về con vịt 20/ 36
  6. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ảnh: Khám phá con cua Với mỗi chủ đề khác nhau, bên cạnh việc thực hiện theo các dự kiến đã có từ đầu năm học, giáo viên cũng được tạo điều kiện để linh hoạt sáng tạo, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ khi thấy có những điều mới mẻ mà phù hợp , giáo viên hoàn toàn có thể cho trẻ được tham gia vào các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều để tăng cơ hội trải nghiệm. Mọi ý tưởng đều được thông qua quản lý chuyên môn để thống nhất cách thực hiện và xem xét có thể mở rộng cho các các học sinh lớp khác hay không. Điều này giúp cho giáo viên có nhiều sự sáng tạo hơn khi thực hiện và cũng là cơ hội để trẻ không bị giới hạn trong chương trình đã định sẵn mà sẵn sàng đón nhận rất nhiều những trải nghiệm mới vô cùng thú vị Ví dụ: Khi cô phát hiện ra gần trường có mấy cây hoa hồng rất đẹp, cô giáo đề xuất cho cháu ra quan sát và tìm hiểu về hoa hồng tự nhiên. Vậy là cả khối có thể cùng nhau ra ngoài và xem hoa hồng với thật nhiều màu sắc khác nhau có cả nụ cả lá, cả hoa. Điều thú vị là sau buổi học các bé không chỉ biết về hoa hồng mà còn biết con bướm và ong rất thích hoa hồng, và hoa hồng trên cùng một cây không có bông hoa nào giống hệt nhau cả. Đấy chính là những trải nghiệm tuyệt vời mà không một lời nói hay hình ảnh nào có thể dạy được cho các bé. 21/ 36
  7. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ảnh: Các bé quan sát Hoa Hồng Ảnh: Quan sát Hoa rau lang Cùng với các hoạt động trải nghiệm bên ngoài, các hoạt động thực hành thí nghiệm ở trong lớp học cũng đem lại cho các bé rất nhiều giá trị về khả năng nhận thức, kỹ năng quan sát và trí tưởng Ví dụ: Thí nghiệm trứng nổi, trứng chìm: 22/ 36
  8. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. - Giáo viên chuẩn bị nước và 2 quả trứng. - Giáo viên cho trẻ dự đoán và làm thí nghiệm cùng với cô. - Sau khi hoàn thành thí nghiệm trẻ đưa ra được nhận xét của mình. Với hoạt động này trẻ được trực tiếp trải nghiệm vào hoạt động, trực tiếp tham gia và quan sát để nhận xét, điều này giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn rất nhiều so với việc cô chỉ dùng lời nói để miêu tả. Tương tự với các thí nghiệm khác với nước hay không khí, giáo viên cũng tạo cơ hội cho trẻ được làm và quan sát sự thay đổi của các dạng nước từ rắn sang lỏng rồi sang khí, quan sát viên đá tan nhanh hay chậm trong 2 cốc nước với nhiệt độ khác nhau. Trẻ được dùng túi nilon lấy không khí, quan sát chuyển động của không khí qua ánh đèn chiếu Mỗi trải nghiệm là một lần giúp trẻ hiểu hơn về tự nhiên và những điều kỳ diệu về cuộc sống xung quanh mình, đồng thời cũng cung cấp cho trẻ rất nhiều kỹ năng cần thiết. Ảnh: Thí nghiệm túi bắt không khí 3.4. Biện pháp 4. Trải nghiệm thông qua các hoạt động tập thể. Không đơn giản chỉ dừng lại ở các hoạt động trải nghiệm tại các nhóm lớp, các hoạt động mang tính chất tập thể có ý nghĩa tổng kết lại các kỹ năng mà các con đã làm được, hệ thống lại những trải nghiệm mà các con đã có và cho các con có thêm thật nhiều những điều mới mẻ. 23/ 36
  9. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm với quy mô theo khối, theo toàn trường giúp cho việc trải nghiệm của trẻ có chất lượng hơn do được chuẩn bị và đầu tư công phu, có sự góp sức của một tập thể giáo viên và có được kế hoạch chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên, dù là một chương trình với quy môn toàn trường hay theo khối cũng cần phải tính toán tới năng lực của trẻ, tới khả năng của cô và điều kiện của nhà trường. Chính vì vậy, khi thiết kế các chương trình trải nghiệm cần tính toán và lên kế hoạch thật kỹ dưới sự bàn bạc và thống nhất của chuyên môn và giáo viên các khối lớp. Khi tiến hành cần cân đối khả năng thực tế để thay đổi linh hoạt sao cho đảm bảo cháu hiệu quả tốt nhất cho cả cô và trẻ. Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm làm đèn ông sao và bánh trung thu cho toàn trường: Khi xây dựng kế hoạch cần tính toán khả năng của cháu có thể làm gì: - Đèn ông sao: Giáo viên chuẩn bị sẵn khung - cho cháu dán nilon và dán viền. - Bánh trung thu: Làm bánh dẻo thuận lợi hơn làm bánh nướng, bánh bằng bột nếp, dùng khuôn bé để cháu nào cũng có thể được làm bánh. - Chuẩn bị : Nội dung hướng dẫn cho giáo viên để có thể hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ. - Khi thực hiện: Giáo viên linh hoạt: Khối Nhà trẻ - 3 tuổi: cháu chưa thể tự cắt được nilon thừa -> giáo viên phải cắt sẵn cánh để trẻ dán. + Khối A, B: cháu có thể tự cắt được -> giáo viên chỉ cắt khuôn vuông vừa với đèn, trẻ dán và tự cắt theo viền của đèn ông sao. Nếu dạy về trung thu thì đèn ông sao và bánh nướng bánh dẻo là thứ đặc trưng nhất cho ngày này. Thông qua hoạt động cho trẻ làm, trẻ hiểu hơn rất nhiều về văn hóa Việt Nam, hiểu cấu tạo của chiếc đèn ông sao và cách làm ra chiếc bánh. Không cần phải nói, giảng giải trẻ cũng hiểu rõ làm thế nào để làm ra được chiếc bánh dẻo thơm ngon. Đây chính là những điều trẻ được học một cách tự nhiên thông qua trải nghiệm thực tế. 24/ 36
  10. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ảnh: Trẻ làm đèn ông sao ngày tết Trung Thu - Toàn trường Tương tự với các chương trình khác cũng cần có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng: trẻ trải nghiệm những gì? trẻ được làm gì? làm như thế nào? Có như vậy thì một chương trình dù với quy mô lớn hay nhỏ đều có thể thực hiện một cách hiệu quả và có ý nghĩa giáo dục. Ảnh: Trải nghiệm đa giác quan - Khối Nhà trẻ 25/ 36
  11. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ảnh: Chương trình đầu bêp nhí - Khối 4 và 5 tuổi Ảnh: Gói bánh chưng Tết - Toàn trường 26/ 36
  12. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ảnh: Ngày hội trồng cây - Mẫu giáo Ảnh : Hội chợ quê - Toàn trường 27/ 36
  13. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. 4. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP Sau khi tiến hành các biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ, số lượng giáo viên đã tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm tăng lên rõ rệt, giáo viên cũng tích cực chủ động hơn khi đưa ra rất nhiều ý tưởng mới, nhiều hoạt động hay để tổ chức tại lớp mình hoặc triển khai cho cả khối, cả trường. Điều này nhìn thấy rõ ở kết quả kháo sát đánh giá việc sử dụng phương pháp thực hành trải nghiệm thực tế của giáo viên trên lớp. BẢNG ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM Đánh giá việc giáo viên sử dụng các phương pháp giáo dục trong trường mầm non. Thời gian: từ tháng 9/2017 - tháng 4/2018. Số lượng giáo viên tham gia đánh giá: 50 người (dạy ở các độ tuổi - đã tham gia đánh già kỳ đầu năm từ tháng 5/2016). Khảo sát trên tháng phổ biến ở các độ tuổi về việc lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ: Đầu năm Cuối năm So sánh Tháng Số GV Dự kiến Tỷ lệ Số GV đã thực Tỷ lệ Tăng (+); Tỷ lệ thực hiện % hiện phương % giảm (-) % tăng phương pháp pháp thực hành - giảm thực hành trải trải nghiệm thực nghiệm thực tế, tế, làm thí làm thí nghiệm. nghiệm. 9 8/50 16% 21/50 42% + 13 + 26% 10 9/50 18% 18/50 36% + 9 +18% 11 10/50 20% 35/50 70% + 25 +50% 12 9/50 18% 32/50 64% + 23 +46% 1 7/50 14% 19/50 38% + 12 +24% 2 13/50 26% 17/50 34% + 4 +8% 3 11/50 22% 33/50 66% + 22 +33% 4 5/50 10% 17/50 34% +12 +24% Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non đem lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển toàn diện cho trẻ như: - Phát triển thể chất: Trẻ ra ngoài được vận động tăng cường thể lực. Tham gia các hoạt động như làm đèn, làm bánh, bóc lạc, giã lạc giúp rèn luyện kỹ năng tinh, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 28/ 36
  14. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. - Phát triển khả năng nhận thức: Thông qua việc tự tìm hiểu và khám phá, tìm cách giải quyết từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân - Phát triển ngôn ngữ: Trẻ giao tiếp, trao đổi, đặt câu hỏi, đưa ra dự đoán và kết luận, từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, khả năng nói cũng rõ ràng, mạch lạc hơn. - Phát triển thẩm mỹ: Trẻ có thêm nhiều vốn sống, vốn kinh nghiệm từ đó tư duy thẩm mỹ của trẻ cũng được nâng cao hơn. Ảnh: Vẽ tranh ngoài trời của trẻ - Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: Khi tham gia trải nghiệm, trẻ phải làm việc phối hợp cùng cô, cùng bạn. Khi ra ngoài trẻ được tiếp xúc với mọi người, tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Trẻ được học cách yêu thương, bảo vệ cây cối và các loài động vật. Những điều này giúp phát triển rất tốt tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Khi áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong nhà trường, chất lượng giáo dục đã có rất nhiều chuyển biến - Trẻ hứng thú đến lớp và tích cực tham gia các hoạt động của lớp và của nhà trường - Trẻ mạnh dạn và tự tin hơn, không còn ngại tiếp xúc với cái mới, không còn e ngại khi phải tiếp xúc trực tiếp với đất, cát hay các con vật ,côn trùng - Việc trải nghiệm đa giác quan áp dụng mạnh cho khối nhà trẻ và 3 tuổi đem lại hiệu quả tích cực khi trẻ nhận biết được nhiều điều mới lạ, có khả năng cảm giác được nhiều chất liệu khác nhau, nhiều mùi vị khác nhau 29/ 36
  15. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. - Khi tổ chức các hoath động trải nghiệm, trẻ được cung cấp thêm nhiều kiến thức mới và hình thành thêm nhiều kỹ năng mới khiến trẻ mạnh dạn và tự tin hơn, ham mê tìm tòi khám phá, thích đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. - Phụ huynh khi thấy con thích thú đến lớp, được trải nghiệm nhiều điều hay cũng cảm thấy yên tâm tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường, nhiều phụ huynh còn tích cực hỗ trợ, ủng hộ các cô để có thêm nhiều điều kiện cho các con trải nghiệm hiệu quả 30/ 36
  16. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết quả của việc đưa các nội dung thực hành trải nghiệm vẫn còn được kiểm nghiệm trong những năm học tiếp theo với những kết quả đạt được đã khẳng định rằng giáo dục kỹ năng sống là một điều cần thiết, mô hình giáo kỹ năng thực hành trải nghiệm trong trường mầm non cần được tiếp tục phát huy và nhân rộng. Bởi lẽ, mục đích cao nhất của trường mầm non cũng là giáo dục cho các em trở thành những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, giúp các em ngày càng hoàn thiện, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. Để giáo dục kỹ năng thực hành trải nghiệm nói chung đi vào chương trình giáo dục của nhà trường có hiệu quả thì cần phải có sự chỉ đạo cụ thể của Ban giám hiệu nhà trường, sự thống nhất cao của cả Hội đồng Sư phạm và sự hợp tác thực hiện nhịp nhàng của các ban nghành trong nhà trường. Vì giáo dục kỹ năng thực hành trải nghiệm được lồng ghép trong các tiết dạy và các hoạt động của nhà trường, vì vậy vai trò của người chỉ đạo, giáo viên phải được nâng cao. phải có nhiệt huyết, sáng tạo, có sự tham mưu kịp thời với Ban giám hiệu trong việc tổ chức các hoạt động, phải có khả năng tổ chức, điều khiển chương trình hoạt động làm sao để các hoạt động, các nội dung giáo dục thực hành trải nghiệm cuốn hút được nhiều con tham gia và phát huy tối đa tác dụng. Để mọi người có thể ủng hộ và tự giác thực hiện việc đưa nội dung giáo dục thực hành trải nghiệm vào trường học thì cần thiết phải hiểu đơn giản là chúng ta hãy để cho các con được hoạt động trong lớp qua từng giờ học, qua từng buổi sinh hoạt, hãy để cho các bé có cơ hội tự giải quyết vấn đề, cơ hội làm việc theo nhóm, hãy hướng dẫn cho các bé liên hệ nội dung bài học với cuộc sống thực tế, ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Mục tiêu giáo dục không chỉ là giảng dạy kiến thức cho các con mà cần làm thế nào để các bé có thể tìm kiến thức và tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống, làm thế nào để học sinh biết phát huy sức mạnh nhóm, tăng cường sự hợp tác trong giải quyết vấn đề. Đối với các bé, chúng ta phải cho các em hiểu rằng, việc học tập và rèn luyện của các em hôm nay là các em đang hoàn thiện mình để hướng vào tương lai tươi đẹp . 31/ 36
  17. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ngoài ra, tôi không ngừng học hỏi, tìm hiểu thực tế, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp đã làm tốt công tác này để nghiên cứu và vận dụng vào tình hình thực tế của đơn vị mình nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác giáo dục kỹ năng thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non. 2. Khuyến nghị Trước những yêu cầu phát triển của giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cao hơn với người giáo viên mầm non, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng chăm sóc trẻ tốt hơn tôi có một số khuyến nghị sau: + Các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trong những năm tiếp theo về giáo dục kỹ năng thực hành trải nghiệm cho trẻ. + Phòng giáo dục nên mở nhiều lớp bồi dưỡng các chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức rèn kỹ năng thực hành trải nghiệm cho giáo viên. + Nhà trường tiếp tục tăng cường đầu tư, bổ sung các đồ dùng hiện đại để tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng thực hành trải nghiệm cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình chỉ đạo giáo viên dạy trẻ kỹ năng thực hành trải nghiệm. Để có cách làm hay hơn tôi sẽ phát huy ưu điểm và khắc phục mặt còn tồn tại để bản sáng kiến bổ ích hơn. Kính mong các cấp lãnh đạo đóng góp thêm nhiều ý kiến và bổ sung để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 32/ 36
  18. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. HÌNH ẢNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐÃ TỔ CHỨC TẠI NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018 Trẻ gim hình con giống vào cây Trẻ bỏ gim, quan sát phần cây héo Trẻ làm món hoa quả dầm Trẻ làm món phở cuốn Trẻ nhận biết thực phẩm Trẻ thực hành tham gia giao thông 33/ 36
  19. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Trẻ chăm sóc vườn rau Trẻ thực hành làm bánh Trẻ làm bong bóng màu Trẻ tập làm bác sỹ 34/ 36
  20. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Trẻ trải nghiệm văn hóa truyền thống, nghề Trẻ thực hành mặc áo Trẻ thực hành hót rác 35/ 36
  21. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Trẻ thực hành sự nảy mầm của hạt Ảnh : Bé làm chú bộ đội Ảnh: Trải nghiệm đa giác quan 36/ 36