Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ cho học sinh lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_vai_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_lam_va.doc
Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ cho học sinh lớp 9
- . Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc + Câu thơ thứ bảy là lời khẳng định, sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. - Phần hai: Những biểu hiện cụ thể về tình đồng chí, đồng đội của người lính: + Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau. + Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính. + Sự lạc quan và tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính vượt qua những gian khổ thiếu thốn. - Phần ba: Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ về người lính. * Cuối cùng, tôi hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho phần Kết bài. Tôi cho học sinh đặt câu hỏi và trả lời: phần Kết bài có nhiệm vụ gì? Hãy liên hệ bản thân? (Nghĩa là các em phải đánh giá, khẳng định khái quát giá trị của bài thơ; rút ra bài học bản thân hoặc liên hệ mở rộng vấn đề khơi gợi suy nghĩ nơi người đọc). Với đề bài này, các em cần phải nêu được: - Bài thơ “Đồng chí” là bức chân dung sống động về anh bộ đội cụ Hồ thời kháng Pháp. Chính Hữu đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ với tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. - Bài thơ lưu lại mãi mãi trong kí ức bao nhiêu thế hệ cầm súng chống xâm lăng. Chúng ta cần học tập và ghi nhớ công lao của người chiến sĩ cách mạng. 4. Viết bài Viết bài là quá trình chuyển dàn bài thành đoạn văn, bài văn. Đây cũng là giai đoạn tương đối khó đối với học sinh. Bởi các em còn gặp khó khăn trong cách diễn đạt. Vì vậy, tôi luôn hướng dẫn các em dựng thành đoạn văn, viết bài hoàn chỉnh có bố cục ba phần rõ ràng. Tùy vào nội dung của đoạn thơ, bài thơ mà triển khai các luận điểm. Ở bước lập dàn bài, các 13
- em tìm được bao nhiêu ý lớn thì phần viết bài nhất thiết phải triển khai bấy nhiêu đoạn văn. Mỗi đoạn văn tương ứng một ý lớn đã tìm được ở trên. a. Lựa chọn các chi tiết hình ảnh tiêu biểu, từ ngữ phù hợp * Đối với kiểu bài này, tôi lưu ý các em phải biết phân tích sự sáng tạo độc đáo các chi tiết, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ và đặc biệt là các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật từng luận điểm. Khi phân tích chỉ phân tích một vài chi tiết chính, còn lại có thể phân tích lướt để đảm bảo bài văn vừa có chỉnh thể, vừa có trọng tâm, có điểm sáng, gây được ấn tượng. Ví dụ: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. - Từ đề bài trên, tôi đã hướng dẫn các em cảm nhận được đoạn kết của bài thơ đã dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu. Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ là ba hình ảnh: người lính, khẩu súng và vầng trăng trong cảnh rừng hoang sương muối, trong đêm phục kích đợi giặc. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá. - Hình ảnh ẩn dụ “Đầu súng trăng treo” sáng tạo, đầy ấn tượng, cô đọng và gợi hình, gợi cảm. Ngoài hình ảnh đó còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát. * Ngôn ngữ giọng điệu của lời văn có vai trò rất quan trọng trong việc diễn tả các trạng thái cảm xúc, thái độ của người viết. Vì vậy khi viết văn, tôi luôn nhắc nhở các em cần lựa chọn từ ngữ và sắp xếp lời văn để đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất. Có thể sử dụng từ ngữ mang sắc thái trang trọng, dùng cách nói giảm, nói tránh, sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao (tượng thanh, tượng hình), kết hợp sử dụng các cách nói tu từ ẩn dụ với các điệp từ, điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, đặc biệt là lời văn phải gợi cảm, thể hiện sự rung động chân thành. 14
- Ví dụ: Khi phân tích hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ ba trong bài “Viếng lăng Bác”, học sinh có thể sử dụng cách nói giảm nói tránh để diễn đạt tâm trạng xúc của tác giả khi Bác không còn nữa. Đó cũng là cách bộc lộ tình cảm chân thành của các em đối với Bác. Có thể diễn đạt đoạn văn ấy như sau: Tâm trạng xúc động của tác giả còn được biểu hiện cao hơn nữa trong một ẩn dụ nghệ thuật “trời xanh là mãi mãi”có ý nghĩa sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước, như trời xanh vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu dân đất Việt vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Người. b. Viết đoạn Mở bài Mở bài còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đoạn văn Mở bài là phần đầu tiên của văn bản, có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần Mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn của vấn đề. Nó có vai trò gây dựng tình cảm thân thiện cho người đọc, người nghe. Vì thế khi viết Mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì? Để học sinh làm được điều này, tôi đã hình thành cho các em một qui trình để viết đoạn văn Mở bài như sau: (1) Giới thiệu tác giả (2) Tên tác phẩm (3) Thời điểm, hoàn cảnh sáng tác (4) Trích ở đâu (5) Nêu nhận xét, đánh giá sơ bộ về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Các em có thể Mở bài theo trình tự trên. Tuy nhiên, tôi vẫn không quên lưu ý cho các em cách trình bày này là không bắt buộc. Điều bắt buộc 15
- về nội dung phải có là phần (2) và phần (5). Về giới thiệu tác giả, học sinh phải thuộc ít nhất một câu đối với mỗi tác giả. Cách Mở bài này gọi là cách Mở bài trực tiếp, có thể dành cho học sinh có học lực từ trung bình trở xuống. Ví dụ: Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Với đề bài này, tôi đã hướng dẫn học sinh có thể mở bài như sau: Hữu Thỉnh vốn rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn, về mùa thu. Bài thơ “Sang thu” được Hữu Thỉnh sáng tác gần cuối năm 1977, giới thiệu lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Bài thơ là những cảm nhận, suy tư của tác giả về sự chuyển biến của đất trời từ hạ sang thu. Đối với học sinh có học lực khá trở lên, tôi hướng dẫn thêm cho các em cách Mở bài gián tiếp. Tức là dẫn ra một ý khác có liên quan, gần gũi, sau đó nêu vấn đề sẽ bàn trong bài. Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường Mở bài theo kiểu này. Ví dụ: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Tôi hướng dẫn học sinh Mở bài như sau: Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận thường u sầu, phiền não. Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đã tiếp thêm cho thơ ông một luồng sinh khí mới, những trang thơ dạt dào niềm vui khi viết về cuộc sống, con người mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm mang cảm xúc như thế. Nó ghi lại hành trình đẹp đẽ của đoàn thuyền: ra khơi lúc hoàng hôn, đánh cá lúc trăng lên và trở về lúc bình minh. Nhưng có lẽ khung cảnh đẹp đẽ và hùng vĩ nhất là lúc đoàn thuyền ra khơi được thể hiện rõ trong khổ thơ đầu. c. Viết phần Thân bài Thông thường, phần thân bài chiếm một phần rất lớn trong bài văn. Nó có nhiệm vụ triển khai các ý đã nêu ở phần mở bài.Vì vậy, tôi yêu cầu 16
- các em bám sát các ý đó để triển khai các đoạn văn. Đầu tiên, tôi hình thành cho học sinh quy trình xây dựng đoạn khi phân tích một đoạn thơ, khổ thơ như sau: (1) Nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy (câu này gọi là câu dẫn) (2) Dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ (3) Giảng giải, cắt nghĩa (từ, ngữ câu thơ) (4) Liên hệ, mở rộng, so sánh (5) Nhận xét cách sử dụng nghệ thuật và phân tích nghệ thuật ấy (chú ý vào các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, mà ở đó, các ý nghĩa độc đáo, tài năng nghệ thuật của tác giả được bộc lộ, lựa chọn chi tiết không dàn trải) (6) Nhận xét, đánh giá về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ. Các phần (1), (2), (5), (6) thường bắt buộc phải có khi phân tích. Phần (3), (4) thì tùy theo đoạn thơ, khổ thơ mà thực hiện. Riêng phần (4) học sinh khá, giỏi thường dùng để mở rộng ý. Ví dụ: Phân tích khổ thơ: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” (Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ) Với yêu cầu này, tôi đã hướng học sinh có thể viết đoạn phân tích như sau: (1) Từ cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ đã có ước nguyện: (2) “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa 17
- Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” (3) Nhà thơ muốn làm con chim hót để làm vui cho cuộc đời; muốn làm một cành hoa để khoe sắc và tỏa ngát hương thơm làm đẹp cuộc đời; muốn làm một nốt trầm trong bản hòa ca đẻ làm tăng ý nghĩa cuộc đời. (4) Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của tự nhiên như bông hoa, con chim để nói lên ước nguyện của mình. Những hình ảnh ấy được lặp lại, trở lại mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến có ích cho đời. Cũng trong thời gian này, nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài “Một khúc xuân” những suy ngẫm tương tự: “Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn nhân sinh quan - vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng - một cách thiết tha, nhỏ nhẹ, khiêm nhường được thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều xúc cảm. (4) Nếu khi bắt đầu vào bài thơ, tác giả xưng tôi “Tôi đưa tay tôi hứng” thì giờ đây, tác giả đã chuyển sang “ta” hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Với chữ “ta” vừa là số ít vừa là số nhiều, tác giả có thể nói được cái riêng biệt, cá thể, đồng thời lại nói được cái khái quát, cái chung. (5) Cách sử dụng điệp ngữ “ta làm” láy đi láy lại thật tha thiết, chân thành. (6) Nhà thơ có một ước nguyện nhỏ bé, một phương châm sống thật cao đẹp được hòa nhập và cống hiến cho đời. 18
- - Để viết đoạn văn mở đầu phần thân bài, tôi đã hướng dẫn các em dùng những cụm từ như : Mở đầu bài thơ hoặc Trước hết ta thấy Tuy nhiên, tôi vẫn nhắc nhở các em phải biết sử dụng phép liên kết ( phép nối, thế, lặp từ ngữ, ) khi viết đoạn văn nghị luận triển khai các luận điểm. Ví dụ : Viết đoạn văn đầu tiên phần Thân bài của bài Quê hương, tôi hướng dẫn học sinh viết như sau : Mở đầu bài thơ, Tế Hanh đã giới thiệu khái quát về quê hương của mình thật thân mật, tự hào, yêu thương qua hai câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Hai tiếng “làng tôi” nghe thân thương ngọt ngào, xúc động. Một ngôi làng nằm giữa bốn bề sông nước “bao vây” của con sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là quê hương của một làng chài, cái làng quê nghèo khó thuộc vùng duyên hải miền Trung “cách biển nửa ngày sông” đã gắn bó với nghề cá từ bao đời nay. Với giọng điệu tâm tình, cách nói dân dã vừa cụ thể vừa trừu tượng, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương miền biển tha thiết, dịu ngọt của chàng thanh niên mười tám tuổi lần đầu tiên xa quê cha đất mẹ. Như vậy, đoạn văn trên đã viết đúng hình thức đoạn văn tổng phân hợp, có sử dụng phép liên kết (phép thế: Đó là; phép lặp: quê hương; phép nối: Với) - Khi triển khai các ý trong phần Thân bài, tôi hướng dẫn các em dùng cụm từ hoặc câu văn chuyển ý tạo cho bài văn liên kết chặt chẽ lô-gic. Chẳng hạn, khi triển khai các luận điểm qua các khổ thơ thứ hai và ba trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, tôi hướng dẫn cho các em dùng câu văn chuyển ý bằng cách gợi cho các em về những gian khổ mà người chiến sĩ lái xe phải chịu đựng. 19
- Ví dụ: Nếu khổ thơ trên nói đến “gió” thì ở khổ thơ này nói đến “bụi”. Gió, bụi tượng trưng cho gian khổ, thử thách ở đời. Chữ “ừ” vang lên như một thách thức, một chấp nhận nhưng chủ động của người chiến sĩ lái xe: “Không có kính, ừ thì có bụi ” - Điều làm nên nét riêng biệt cho các em học sinh là khi nghị luận về đoạn thơ, bài thơ thì các em phải có ý kiến bình luận của mình về nét đặc sắc của đoạn thơ, bài thơ. Tôi gợi cho các em viết được những câu văn bình luận, đánh giá về thơ. Chẳng hạn, khi phân tích khổ thơ thứ tư bài “Quê hương” của Tế Hanh, các em có thể bình luận như sau: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khắc tạc bức tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm- vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để trở thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu. d. Viết đoạn Kết bài Phần Kết bài không chỉ là tổng kết, tóm lược những luận điểm cơ bản đã trình bày trong phần thân bài mà còn nhấn mạnh, khẳng định ở tầm nhìn cao hơn. Thông thường thì người ta nêu lên mối tương quan biện chứng giữa các luận điểm hoặc cũng có thể nêu ý nghĩa, tác dụng chủ yếu về mặt giáo dục và nhận thức vấn đề đối với bản thân người viết. Trong phần Kết bài nếu có ý sắc sảo, độc đáo thì sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ 20
- về sự hoàn tất trọn vẹn, gợi cho những ý nghĩ, cảm xúc sâu sắc, tạo được dư âm cuối cùng ở người đọc. Phần này có quan hệ hữu cơ với phần Mở bài và Thân bài. Đặc biệt là phần Mở bài và Kết bài thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất về mặt nội dung cũng như phong cách diễn đạt. Để Kết bài cho một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, tôi yêu cầu học sinh phải nêu lên được khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ hoặc rút ra ý nghĩa giáo dục. Ví dụ 1: Phân tích bài thơ : “Nói với con” của Y Phương, các em có thể Kết bài như sau : Bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó truyền thống với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Ví dụ 2 : Đối với bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, các em có thể kết bài theo một cách khác như sau : Đọc bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, một cảm xúc thanh cao, trong sáng tự nhiên đang ngập hồn ta. Chúng ta chia sẻ niềm vui với nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước lúc vào xuân. Mỗi chúng ta hãy làm một tiếng chim, một cành hoa góp phần tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp. Hãy giữ cho tâm hồn mình mãi mãi thanh xuân. 5. Làm tốt khâu chấm- trả- sửa bài kiểm tra: Theo tôi, đây là khâu quan trọng nhất trong các bước mà giáo viên áp dụng nhằm nâng cao chất lượng viết phần văn nghị luận của học sinh về một đoạn thơ, một bài thơ. Trong quá trình chấm bài kiểm tra của học sinh, tôi đặc biệt chú ý đến các lỗi học sinh mắc phải. Tôi thường gạch dưới các lỗi về: chính tả, diễn đạt, ngữ pháp và tôi ghi rõ ưu khuyết của học sinh 21
- vào khung lời phê. Có như thế, học sinh mới rút ra dược những kinh nghiệm cần thiết. Không chỉ vậy, ở tiết trả bài kiểm tra, tôi thường đọc các bài đạt điểm khá hoặc những đoạn học sinh viết hay có cảm xúc cho cả lớp cùng nghe, cùng học tập và các đoạn, các câu viết chưa hay (không nêu tên) để chỉ rõ học sinh cách khắc phục các sai sót đó. Bản thân tôi còn lập một quyển sổ tay theo dõi riệng, ghi nhận những em chưa khắc phục những sai sót ở từng bài kiểm tra Tập làm văn để trao đổi, hướng dẫn các em cố gắng hơn trong các bài viết khác III. KẾT QUẢ: Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy rằng chất lượng học văn của các em có tiến bộ tương đối rõ rệt. Các em đã có kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ. Tình trạng lúng túng khi làm kiểu bài này không còn nữa. Giờ đây, khi đến những tiết học ấy, không khí học tập của lớp đã trở nên sôi nổi, hào hứng hơn. Môn học này đã trở thành môn học bổ ích và lí thú đối với các em. Đa số bài viết của các em không còn rời rạc, khô khan như những bài viết về văn nghị luận trước đây. Tình trạng nghèo nàn về ngôn ngữ, diễn đạt lủng củng, dài dòng chỉ còn xảy ra đối với một số ít học sinh. Ở bài Tập làm văn số 7 (nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ), các em đã đạt được kết quả như sau: Tổng Điểm Điểm Điểm Trung Năm học Lớp Điểm Yếu số Giỏi Khá bình 9A1 38 02 13 21 02 2015- 9A2 37 03 15 18 01 2016 9A3 36 03 13 17 03 Từ bảng trên cho thấy chất lượng bài viết Tập làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có kết quả tương đối khả quan. Tỉ lệ học sinh đạt điểm Yếu tương đối thấp. Trong khi 22
- đó, tỉ lệ điểm Khá, Giỏi đạt khá cao. Cụ thể như sau: Điểm yếu chiếm 6/111 (tỉ lệ 5,4%); Điểm Khá- Giỏi chiếm 49/111 (tỉ lệ 44,1%) Đây chính là điều vô cùng phấn khởi đối với bản thân tôi. Tuy vậy, tôi vẫn thường xuyên kết hợp giảng dạy và rèn luyện thêm cho các em để hiệu quả dạy và học đạt kết quả khả quan hơn ở những năm học sau. 23
- PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại, văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển tư duy của con người. Trong nhà trường, môn Ngữ Văn cung cấp cho học sinh vốn tri thức thuộc lĩnh vực xã hội. Chính vì thế, người giáo viên dạy Ngữ Văn cần phải có phương pháp dạy học có hiệu quả để các em có ý thức tốt để học văn, có kĩ năng làm một bài văn ở mỗi thể loại, đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Vì vậy, quá trình rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ lớp 9 là một việc làm thiết thực và phải thực hiện một cách triệt để mới có hiệu quả tốt. Để đạt được kết quả đó, tôi đã tiến hành rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh như sau: - Giúp học sinh tích hợp với giờ dạy văn bản để có thêm vốn kiến thức khi làm bài văn phân tích. - Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là một hoạt động không thể thiếu trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh. Bởi ý có phong phú thì bài văn mới sinh động, hấp dẫn, thu hút được người đọc và người nghe. Muốn làm tốt khâu này, tôi luôn hướng dẫn các em xác định những từ ngữ quan trọng trong đề bài và luôn đặt câu hỏi để tìm ý. - Lập dàn ý là một thao tác tư duy rất quan trọng nhằm định hướng cho hành động. Vì vậy, lập dàn ý trước khi làm bài tập làm văn là việc làm cần thiết. Muốn lập được dàn ý, học sinh phải thành thục các kĩ năng tìm ý, chọn ý, sắp xếp ý, phải nắm vững đặc trưng của kiểu bài để lập dàn ý cho phù hợp. Hơn nữa, học sinh phải tự trang bị cho mình những kiến thức thì mới tìm ra những ý cần thiết để lập một dàn ý đầy đủ, chính xác. - Sau khi đã lập được dàn ý, học sinh vận dụng kĩ năng diễn đạt để chuyển từ dàn ý thành bài văn hoàn chỉnh. Muốn vậy, tôi đã rèn luyện cho các em kĩ năng lựa chọn các chi tiết tiêu biết, sử dụng từ ngữ phù hợp khi 24
- viết bài văn hoàn chỉnh. Mặt khác, tôi cũng không quên rèn cho học sinh cách viết phần mở bài, thân bài và kết bài. - Cuối cùng là việc tôi chú trọng khâu chấm- trả- sửa bài kiểm tra nhằm giúp học sinh thấy được ưu- khuyết trong bài viết của mình và dần khắc phục các sai sót. Trên đây là một vài biện pháp của bản thân tôi để rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9. Tôi nghĩ đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ cho học sinh lớp 9” có thể được áp dụng cho tất cả các giáo viên ở tỉnh Long An. Đề tài cũng đã ít nhiều giúp người giáo viên giải quyết được một phần khó khăn trong khi giảng dạy ở thể loại nghị luận. Tuy nhiên, đề tài này tôi chỉ mới áp dụng trong đối tượng học sinh lớp 9 của trường Trung học cơ sở Thuận Thành trong năm học 2015-2016. Đề tài chắc hẳn còn nhiều hạn chế. Kính mong quý thầy cô, hội đồng khoa học giáo dục đóng góp ý kiến thêm. Xin chân thành cảm ơn! Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị Người viết Lê Ngọc Nghi 25
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/. Bàn về văn nghị luận- Trần Hữu Tá (NXB Văn học năm 2001) 2/. Đọc văn, học văn- Trần Đình Sử (NXB Giáo dục năm 2009) 3/. Tạp chí giáo dục tháng 4/2011 (số 259, kì I) 4/. Tạp chí khoa học Giáo dục số 9 (kì 1 - Tháng 3/ 2013) 5/. Tạp chí khoa học Giáo dục số 87 (19/12/2012) 6/. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 –Tập 2 7/. Sách giáo viên Ngữ văn 9 –Tập 2 26
- MỤC LỤC Phần mở đầu Trang 01 Phần nội dung Trang 04 I/. Thực trạng .Trang 04 II/. Giải pháp . Trang 06 III/. Kết quả Trang 21 Phần kết luận .Trang 24 Tài liệu tham khảo Trang 26 27