SKKN Phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn Lớp 9 phục vụ cho việc thi tuyển sinh vào các trường THPT phần Nghị Luận văn học

pdf 27 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5572
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn Lớp 9 phục vụ cho việc thi tuyển sinh vào các trường THPT phần Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_giang_day_mon_ngu_van_lop_9_phuc_vu_cho_vie.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn Lớp 9 phục vụ cho việc thi tuyển sinh vào các trường THPT phần Nghị Luận văn học

  1. * Kết bài: + Khái quát giá trị và sức sống của đoạn thơ, bài thơ hoặc vấn đề vừa phân tích . + Khẳng định thành công của tác phẩm và tài năng của nhà thơ. 2.4. Phương pháp ôn tập: Khi ôn tập kiểu bài nghị luận văn học, giáo viên cũng thực hiện qua 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết văn, sửa lỗi. Có như vậy học sinh mới có kỹ năng làm một bài văn thành thạo. 3. Minh hoạ qua một số bài giảng cụ thể. Đề số 1 : Suy nghĩ về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng ” của Kim Lân. GV yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, xác định trọng tâm và phần tìm hiểu đề, tìm ý 1.Tìm hiểu đề, tìm ý : Suy nghĩ về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng ” của Kim Lân. * Tìm hiểu đề : - Kiểu bài : Nghị luận về một đoạn trích truyện. - Nội dung : Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai. - Kiến thức: Trong tác phẩm “ Làng ” của Kim Lân *Tìm ý : - Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào? - Những biểu hiện về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai ? - Tác giả đã sử dụng những nét nghệ thuật đặc sắc nào để miêu tả về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai ? Những câu trả lời cho phần tìm ý trên sẽ nằm ở phần nào của bài văn nghị luận? Phần thân bài sẽ chứa đựng những câu trả lời đó. 14
  2. 2. Lập dàn ý : Giáo viên lần lượt ra những câu hỏi sau đó hoc sinh trình bày giáo viên ghi nhanh lên bảng a. Mở bài : Những ý cần trình bày cho phần mở bài ? - Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Làng” - Giới thiệu nhân vật ông Hai : Nhân vật có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc. Là nhân vật điển hình cho người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp. b. Thân bài : Phần thân bài gồm những luận điểm nào? * Suy nghĩ về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai - Ông Hai là người nông dân cần cù, chịu khó: Vì vốn cuộc đời gắn liền với thửa ruộng mảnh vườn, cuộc sống quanh năm vất vả, lam lũ vì thế ở nơi tản cư ông cũng không để cho chân tay ngơi nghỉ, ông đã vỡ ruộng khai hoang, trồng rau, trồng sắn - Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tình cảm đặc biệt của người nông dân thời kháng chiến. + Nhớ về làng, kể về làng, nghe tin tức của làng khi ông ở nơi tản cư. + Theo dõi tin tức kháng chiến. + Tâm trạng đau đớn, tủi hổ khi nghe làng chợ Dầu theo Tây. + Niềm vui khôn siết khi được tin làng cải chính. * Suy nghĩ về những nét nghệ thuật tiêu biểu khi miêu tả về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai - Chọn tình huống bất ngờ, hợp lí -> Tình yêu làng của ông Hai được bộc lộ. - Cách miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. + Các hình thức trần thuật, đối thoại, độc thoại nội tâm được sử dụng hợp lí c. Kết bài : Đánh giá thành công của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai. 15
  3. 3. Viết bài và sửa chữa: Yêu cầu học sinh tập viết từng phần, từng đoạn theo dàn ý, sau đó trình bày trước lớp để giáo viên nhận xét, góp ý, bổ sung. Giáo viên nên động viên các em viết theo nhiều cách mở bài khác nhau, cần động viên khuyến khích những em có mở bài tốt, cần phát huy cho những bài sau Sau khi giáo viên cùng học sinh sửa chữa những đoạn văn giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe hoặc chép một đoạn văn hay làm mẫu để học sinh tham khảo. a. Mở bài: Cách 1: Kim Lân là cây bút sở trường về truyện ngắn và khai thác rất thành công đề tài người nông dân sau cách mạng tháng tám. Kim Lân viết không nhiều nhưng những truyện ngắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, đặc sắc, rất đỗi giản dị, chân chất về con người ở miền quê quan họ. Truyện ngắn “ Làng” là một ví dụ tiêu biểu . Cách 2: Với người nông dân Việt Nam có lẽ không có thứ tình cảm nào tự nhiên hơn tình yêu đất nước. Tình yêu ấy nhẹ nhàng thấm vào máu thịt qua tình cảm dành cho người thân, làng xóm, quê hương. Nó tưởng như xa xôi nhưng lại thật gần gũi, giản dị. Thấu hiểu những điều đó nhà văn Kim Lân đã có một thiên truyện ngắn thật hay viết về tình yêu quê hương đất nước của người nông dân: “ Làng”. Trong truyện ngắn này, ông đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai- một con người giàu lòng yêu làng, yêu nước tha thiết, Cách 3: Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Cách 4: Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ trên qui mô toàn quốc, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nông dân một số làng quê đã tản cư ra vùng tự do tham gia kháng chiến. Rời làng quê ra đi họ luôn gắn chặt với làng, vui buồn 16
  4. cùng với làng.Tình cảm đó của người nông dân thể hiện sinh động trong truyện “Làng” của nhà văn Kim Lân . b.Thân bài: Yêu cầu học sinh viết đoạn triển khai luận điểm: Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Yêu cầu học sinh đọc giáo viên cùng sửa chữa. Ví dụ: Trên đoạn đường trở về, đang trong tâm trạng vui vẻ khi vừa nghe được bao tin thắng trận của quân ta thì một biến cố bất ngờ xảy ra. Ông gặp những người đàn bà tản cư từ Gia Lâm lên, khi gặp họ, ông tưởng mình sẽ nghe được nhiều tin vui hơn nữa nhưng thật bất ngờ, ông Hai nhận được tin cả làng chợ Dầu làm việt gian theo Tây. Cái tin ấy là một tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi hổ, nhục nhã vì đã khoe bao điều hay về nó. Vừa nghe như vậy, ông Hai thấy cổ họng mình nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi tưởng chừng như không thở được. Ông đang ở trong một trạng thái bất ngờ, đột ngột và vô cùng xấu hổ. Ông vờ lảng sang chuyện khác để trốn những người đàn bà kia nhưng lời nói của họ như những nhát dao chém vào người ông đau đớn. Trên đường trở về ông chỉ dám cúi gằm mặt xuống đất không dám ngẩng mặt nhìn ai. Vừa về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông tức giận chửi bọn Việt gian làng Dầu bán nước nhưng ông lại thấy những lời chửi của mình thật vô lí. Ông kiểm điểm từng người trong óc nhưng không tìm được ai có thể phản bội, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Nhưng thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng ông rồi khiến ông có tâm trạng bối rối, phân vân, nửa tin nửa ngờ. Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, tác giả đã cụ thể hoá sững sờ, ngạc nhiên cao độ, nghẹn ngào đau đớn, tức giận khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Qua đây, một lần nữa, nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của ông hai trong biến cố này.Cả nhà ông Hai những ngày sau đó, sống trong bầu không khí ảm đảm, nặng nề, đầy lo lắng. Họ nghĩ đến sự ghẻ lạnh, tẩy chay của 17
  5. mọi người và đặc biệt lo lắng khi không biết sẽ phải làm thế nào. Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là ' chuyện ấy'. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người , trốn biệt ở nhà, không dám bước chân ra ngoài vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông đi, chỉ vì họ là người làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng, khó khăn nhất: “ thật là tuyệt đường sinh sống”, đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Trong tình cảnh ấy ông Hai đã nghĩ “ hay là quay về làng” nhưng rồi ông đã dứt khoát “ về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, chịu đầu hàng Tây là cam chịu kiếp sống nô lệ, cô độc” nên ông đã quyết định “ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Làng ông không còn là làng có đường thôn ngõ xóm đẹp đẽ nữa mà là cái gì đó lớn lao hơn là danh dự , là cái lẽ làm người. Đến đây, tình yêu làng của ông Hai đã hoà quyện vào tình yêu nước. Viết đoạn văn triển khai cho luận điểm : “Suy nghĩ về những nét nghệ thuật tiêu biểu khi miêu tả về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai”. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết, yêu cầu học sinh đọc trước lớp sau đó giáo viên sửa chữa cho các em. Ví dụ : Truyện đã xây dựng được những kịch tính, nội tâm nhân vật bộc lộ qua những hành động, suy nghĩ, thái độ, việc làm trở thành hai cốt truyện tâm lí độc đáo. Kịch tính của truyện được phát triển theo tầng bậc từ thấp đến cao. Tác giả đã xây dựng được những tình huống hấp dẫn, xúc động, đẩy chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thoả đáng và có hậu. Tuy vậy nhưng vẫn gây được hứng thú, tạo sự bất ngờ cho người đọc, người nghe. Ngôn ngữ văn chương của Kim Lân đậm đà chất Kinh Bắc, có những chỗ, những lúc chất liệu địa phương đã được sử dụng trong giao tiếp, ứng xử của nhân vật rất khéo léo. Qua đó ta thấy được bút pháp nghệ thuật sáng tạo của Kim Lân trong việc khai thác đời sống nội tâm nhân vật. 18
  6. Viết phần kết bài c. Kết bài : Truyện ngắn “Làng” đã thể hiện một cách chân thực, sinh động tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong những năm kháng chiến chống Pháp. Nó góp thêm cho văn học yêu nước một tiếng nói riêng rất thú vị, rất đặc trưng. Cùng một tác phẩm giáo viên hướng dẫn học sinh lập ra những dạng đề khác nhau. Hướng dẫn học sinh khái quát ở từng dạng đề cần tập trung vào vấn đề gì, rồi yêu cầu học sinh về nhà viết, sau đó giáo viên sẽ kiểm tra ở các giờ học tiếp theo. Khi kiểm tra giáo viên cần sửa chữa cụ thể cho học sinh. Ví dụ : Dạng đề thứ hai : Phân tích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân Dạng đề thứ ba : Phân tích diễn diến cốt truyện“ Làng”của Kim Lân. Dạng đề thứ tư : Cảm nhận của em sau khi học xong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Đề số 2: Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải. 1.Tìm hiểu đề, tìm ý: Cho học sinh đọc kỹ đề văn, gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề: Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải Phần tìm ý chỉ cần thực hiện lướt qua vì học sinh đã được tìm hiểu kỹ trong giờ giảng văn, giáo viên chỉ cần chú ý nhấn mạnh từ “ suy nghĩ” để định hướng cách làm bài cho học sinh. 2. Lập dàn ý: Cho học sinh tự lập dàn ý ra vở nháp và trực tiếp trình bày trên bảng sau đó giáo viên cùng học sinh nhận xét từng bài làm, cùng nhau đưa ra dàn ý chuẩn mực. a. Mở bài: - Khái quát chung về tác giả và bài thơ. 19
  7. - Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời b. Thân bài: *Mùa xuân của thiên nhiên - Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn rã qua các hình ảnh thơ đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh của tiếng chim chiền chiện - Nghệ thuật: + Từ ngữ gợi cảm, gợi tả. + Đảo cấu trúc câu. + Sử dụng màu sắc, âm thanh + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”. -> Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân * Mùa xuân của đất nước - Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu. - Hình ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng -> hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước. - Hình ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, thành quả hạnh phúc) trong câu thơ: “ Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài nương mạ” - Nghệ thuật. + Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao. + Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “Đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía trước” -> ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ về đất nước. * Tâm niệm của nhà thơ. 20
  8. - Là khát vọng được hoà nhập, cống hiến vào cuộc sống của đất nước - Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người . c, Kết bài: - Bài thơ mang tựa đề thật khiêm tốn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc, lớn lao. - Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm h trong sáng. 3. Viết bài: Cho học sinh tập viết từng phần, từng đoạn theo dàn ý, sau đó trình bày trước lớp để giáo viên nhận xét góp ý, bổ sung. Sau khi cho học sinh viết, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe hoặc chép một bài văn mẫu chuẩn mực để các em tập làm theo. a, Mở bài: Có nhiều cách viết: Ta có thể lấy ví dụ: * Đi từ tác giả, tác phẩm tới vấn đề phân tích: Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ của ông nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đậm chất trữ tình. Năm 1980 khi ông đang nằm trên giường bệnh đã sáng tác bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ để lại cho đời một tình cảm nhân hậu thiết tha. Đặc biệt từ mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân cách mạng nhà thơ đã cho ta thấy được những ước nguyện đẹp như mùa xuân. Từ đó ta thấy cái nhìn lạc quan, tin tưởng của nhà thơ đối với đất nước trong một giai đoạn lịch sử mới: xây dựng tổ quốc Việt Nam giàu đẹp. * Đi từ đề tài sang tác phẩm: Mùa xuân là đề tài vô tận của thi ca. Em đã từng yêu thích đến say mê bài thơ “ Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử; bâng khuâng trước một buổi “ Chiều xuân” của nữ thi sĩ Anh Thơ; ngỡ ngàng trước “ Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính; nhưng nói đến thơ mùa xuân thì không ai có thể quên được 21
  9. Thanh Hải với bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ là những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. b. Thân bài: Giáo viên giới thiệu phần phân tích khổ thơ đầu: Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ bằng vài nét chấm phá : “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc, Ơi! con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời” Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế . Bức tranh có không gian thoáng đãng, sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Cách lựa chọn hình ảnh “dòng sông xanh”, “bông hoa tím”, cách sử dụng các từ ngữ “ơi” ,“chi” đi liền sau động từ “hót” khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả. Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương Giang mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ, cùng với âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện, khiến mùa xuân của cố đô trầm mặc, chợt trở nên rực rỡ, rộn ràng. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình : “Từng giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay tôi hứng”. Giọt âm thanh của tiếng chim thật trong, thật tròn, vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc, nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say. Sự chuyển đổi cảm giác khiến hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa góp phần diễn tả trọn vẹn hơn niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân . 22
  10. c, Kết bài: Bài thơ đã khép lại nhưng ý tình vẫn còn lắng đọng và ngân vang trong lòng người phải chăng một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời kìa không chỉ là của Thanh Hải mà còn là ước nguyện của mỗi chúng ta những ai đã đọc bài thơ, những ai muốn sống đẹp và hữu ích cho đời. Có biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ ta mới thấy hết giá trị và ý nghĩa cao đẹp của nó. Bài thơ được Thanh Hải viết vào mùa đông tiết trời lạnh giá lúc nằm trên giường bệnh cận kề cái chết Ta chợt hiểu mùa xuân đây không phải từ bên ngoài đến mà đã có trong lòng nguời. Như Xuân Diệu đã có lần cảm nhận : “Xuân của đất trời hôm nay sao mới đến - Trong tôi xuân đến tự lâu rồi” ( Xuân không mùa ). Chính mùa xuân vĩnh cửu trong lòng ấy đã giúp nhà thơ quên đi sự đau đớn của bệnh tật, sự rình rập của cái chết đem lại cho nhà thơ niềm say sưa với cuộc sống, lòng tin yêu, lạc quan với cuộc đời. 4. Sửa lỗi: Sau khi cho học sinh làm bài và trình bày trước lớp ( hoặc qua bài kiểm tra), giáo viên chú ý sửa chữa các lỗi thường gặp cho học sinh: - Lỗi dùng từ, đặt câu - Lỗi diễn đạt: Sử dụng văn nói khi viết, thiếu câu dẫn, viết tắt 5. Tăng cường ra bài tập mới : với các đề tương tự để rèn kỹ năng làm bài cho học sinh, giáo viên phải thường xuyên chấm trả để học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của mình, sửa chữa khắc phục kịp thời. 23
  11. Chương III KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Sau khi áp dụng vào thực tế giảng dạy, so sánh và đối chứng qua các năm, tôi thấy việc vận dụng phương pháp giảng dạy trên đã thu được kết quả đáng khích lệ, chất lượng đã từng bước được nâng cao. Cụ thể là: Điểm Điểm TB Điểm khá giỏi Điểm yếu kém Năm học 2015– 2016 45% 25% 30% 2016 - 2017 50% 33% 17% Tuy tỷ lệ điểm khá, giỏi vẫn rất khiêm tốn, chưa đạt yêu cầu, song như vậy với thực lực của học sinh trường THCS của chúng tôi là đã có sự chuyển biến, mỗi năm chất lượng thi vào THPT cũng đã dần được nâng cao ở môn Ngữ văn, nhưng vẫn cần đòi hỏi có sự tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, cải tiến phương pháp giảng dạy hơn nữa để từng bước nâng cao chất lượng mũi nhọn trong việc ôn tập giúp học sinh ôn tập thi tuyển sinh vàoTHPT. 24
  12. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SK. - Vai trò chủ thể của người thầy, đặc biệt nó mở cho người thầy một hướng đi đúng như cách cảm, cách hiểu, cách phân tích và phương pháp giảng dạy nghị luận văn học, cách khơi mạch và cùng học trò bình đẳng “thám hiểm” tác phẩm. Từ đó giúp các em hiểu đúng và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm cũng như tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm qua mỗi tác phẩm văn học. - Củng cố kiến thức cơ bản về thể nghị luận văn học cho học sinh. - Học sinh có kỹ năng viết đoạn văn, bài văn cảm thụ cái hay, cái đẹp về cả giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Phương pháp giảng dạy và ôn tập mảng nghị luận văn học giúp học sinh có đủ tự tin làm bài trong các kì thi tuyển vào các trường THPT. 2. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai, áp dụng trong phạm vi cơ sở Qua thực tế giảng dạy tôi thấy nếu phương pháp trên được áp dụng triệt để thì chắc chắn điểm thi của học sinh vào THPT sẽ được cải thiện rất nhiều bởi: Giảng dạy và ôn tập bộ môn ngữ văn giúp học sinh thi vào các trường THPT đặc biệt là phần nghị luận văn học là một vấn đề không phải dễ dàng bởi đây là mảng kiến thức cực kỳ quan trọng giúp học sinh vừa củng cố các kiến thức đã học, các kỹ năng làm bài mà còn gợi mở, hướng cho học sinh tiếp tục học cao hơn trong chương trình THPT. Để thực hiện tốt yêu cầu này đòi hỏi học sinh phải có khả năng tìm hiểu, cảm nhận, và thẩm bình tác phẩm văn học. Hơn nữa, học sinh phải có vốn ngôn từ phong phú, cách sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, diễn đạt được tình cảm và những rung động chân thành của mình về tác phẩm văn học. Muốn như vậy trước hết giáo viên phải bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê văn học, có tư tưởng lập trường đúng đắn, có cái nhìn khoa học sau đó mới đễn việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho các em. Do đó nghiên cứu để nâng 25
  13. cao chất lượng giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 9 nói chung và phần nghị luận văn học nói riêng là một yêu cầu quan trọng và thường nhật đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò. 3. Kiến nghị với các cấp quản lí Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi đề xuất một số ý kiến sau đây: - Cần trao đổi nhiều hơn, thẳng thắn hơn, thiết thực hơn về phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. - Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa, có những định hướng về nội dung phương pháp giảng dạy từng phân môn để giáo viên thực hiện tốt việc ôn tập, giúp học sinh thi tuyển vào các trường THPT. - Quan trọng hơn cả là mỗi giáo viên phải luôn có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hiệu quả giảng dạy ngày càng cao. - Nhà trường cần tạo điệu kiện thường xuyên mở các cuộc ngoại khoá văn học cho học sinh lớp 8 và lớp 9, đọc diễn cảm tác phẩm văn thơ, ngâm thơ, đọc có phân vai, đóng các vai hoạt cảnh để gây thêm niềm say mê cho học sinh trong học tập và nhiều lĩnh vực khác. Để học sinh thích học và học tốt môn văn đó là điều mà tất cả giáo viên chúng ta phải băn khoăn, trăn trở để tìm ra được hướng đi, giải pháp cho mình. Tôi hy vọng bản sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ gúp một phần nhỏ vào quá trình tìm kiếm đó. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra từ quá trình giảng dạy của tôi, chắc sẽ còn những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ phía các đồng nghiệp để tôi có điều kiện hoàn thiện bản thân trong quá trình giảng dạy, góp phần thực hiện tốt sự nghiệp trồng người của mỗi chúng ta. 26
  14. PHẦN IV. PHỤ LỤC Để triển khai đề tài này tôi đã tham khảo những tài liệu sau: 1. Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập II- NXB GIÁO DỤC 2. Sách giáo viên ngữ văn 9 tập II- NXB GIÁO DỤC 3. Một số kiến thức- kĩ năng và bài tập nâng cao ngữ văn 9 - NXB GD 4. Hướng dẫn tập làm văn 9 – NXB GIÁO DỤC 5. Những bài làm hay THCS lớp 9 – NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 6. Kiến thức cơ bản ngữ văn 9 – NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH 7. Bình giảng văn 9 – NXB GIÁO DỤC 8. Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 9 – NXB GIÁO DỤC 27