Báo cáo biện pháp Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

doc 10 trang trangle23 16/08/2023 9864
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_phuong_phap_ren_ky_nang_nghe_tieng_anh_cho.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

  1. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Phần lớn học sinh trên địa bàn xã Nhựt Ninh là con em nông thôn nên điều kiện học tập chưa tốt, thời gian học hạn hẹp, môi trường giao tiếp Tiếng Anh còn hạn chế, ít có cơ hội luyện nghe. Bên cạnh đó, các em còn chưa thực sự chăm chỉ học tập, ít chịu ghi nhớ từ, không tích cực luyện âm, tài liệu để tham khảo thêm còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, từ đó việc đầu tư học kỹ năng nghe hạn chế. Ngoài ra, Tiếng Anh là một môn học khó, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít, và trong quá trình nghe các em không thể kiểm soát được điều sẽ nghe. Lời nói trong đĩa nhanh, không quen. Bài nghe có nhiều từ mới, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu thì rất khác nhau và học sinh khó có thể hiểu được nội dung. Từ thực trạng trên, bản thân là một giáo viên Tiếng Anh, tôi luôn tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu nhằm phát triển khả năng tư duy, sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với kinh nghiệm nhỏ này, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của mình hơn. PHẦN 2: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Từ thực tế trên, tôi luôn tìm tòi để tìm ra biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh học tốt kỹ năng nghe. Vì thế, tôi nghiên cứu chương trình Sách giáo khoa mà cụ thể là các dạng bài tập nghe. Từ đó xác định phương hướng và cách thức giảng dạy, truyền thụ kiến thức đến các em một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để học sinh học nghe tốt hơn, tự tin hơn, sử dụng Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, thành thạo từng từ, từng câu? * Nghiên cứu về các hoạt động nghe. * Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật trong một tiết dạy nghe. * Kết hợp luyện nghe vào các nhóm kỹ thuật khác. GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 1
  2. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" PHẦN 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 3.1. Nghiên cứu về các hoạt động nghe: a. Nghe trong cuộc sống hằng ngày: Có hai cách nghe chính: - Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như khi nghe đài, xem truyền hình mà vẫn có thể tiến hành đồng thời công việc khác. - Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có chủ ý, muốn nắm bắt một nội dung thông tin nào đấy. Ví dụ như nghe các chỉ dẫn, giải thích, nghe giảng bài Trong trường hợp này, người nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho chủ ý của mình nên thường hướng đúng vào nội dung cần biết, do vậy thường nắm bắt được vấn đề một cách có hiệu quả hơn. b. Nghe trong môi trường học tiếng: Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung. Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau: - Nghe để tìm những thông tin cần thiết. - Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó. - Nghe để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra. Qua tìm hiểu, tôi biết thêm được nhiều cách nghe hơn, từ đó có thể áp dụng dễ dàng vào bài dạy của mình hơn. Chẳng hạn như không phải lúc nào cũng bắt các em phải nghe tập trung và làm bài tập mà thay vào đó cũng cần kết hợp với nghe không tập trung như cho các em nghe nhạc hay xem video, những cách đó cũng góp phần vào việc luyện nghe và rèn thêm kỹ năng cho các em, từ đó tiết học cũng trở nên thú vị, sinh động và hiệu quả hơn. GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 2
  3. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" 3.2. Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật trong một tiết dạy nghe: a. Trước khi nghe (Pre- listening): Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp học sinh tập trung sự chú ý vào chủ đề. Giáo viên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt, gợi hỏi, nói về chủ đề của bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe về chủ đề gì? Ai sắp nói? Nói với ai? Hội thoại diễn ra ở đâu? Có thể có những điều học sinh nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe, hiểu tình huống và chủ đề sắp nghe. Giáo viên cũng có thể giúp học sinh lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm, từ hay cấu trúc mới, các kiến thức nền hay kiến thức về văn hóa, đất nước học. Cuối cùng giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần (từ 2 đến 3 lần) và hướng dẫn các yêu cầu, nhiệm vụ khi nghe (trả lời câu hỏi, chọn tranh hay ghép tranh), thời gian nghe và làm bài tập (3 hay 5 phút). * Một số thủ thuật trong giai đoạn này: - Cho học sinh nghĩ, đoán trước những điều sắp nghe trong ngữ cảnh nhất định. - Dạy từ vựng, tuy nhiên không giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh. - Cung cấp mục đích nghe, soạn ra các nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe. * Một số hình thức dạy trong giai đoạn này: - True/ False statements prediction. - Open – prediction. - Ordering. - Pre- question. Việc lựa chọn hoạt động nào để thực hiện trong giai đoạn này còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố như thời gian tiến hành bài tập nghe, tài liệu có sẵn hay không có sẵn, trình độ và sở thích của học sinh. Điều kiện giảng dạy của lớp cũng là một GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 3
  4. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" trong những yếu tố đưa đến quyết định chọn lựa kỹ thuật nào. Ngoài ra mục đích giảng dạy của bài nghe và mục tiêu thực hiện cũng là những yếu tố cơ bản để giáo viên đưa ra các quyết định chọn lựa. * Ví dụ: để dạy tiết nghe English 5, Unit 4: Mai's Day, tôi tiến hành như sau: Ở giai đoạn Pre- listening * Pre- teach vocabulary (Dạy từ vựng) - do morning exercise (action) - play basketball (using picture) - play badminton (translation) - watch TV (using picture) * Open prediction (Dự đoán mở) Set the scene: This is Mary's Day. Predict what she does at different times and compare with your partner. (Đặt tình huống và yêu cầu học sinh dự đoán về những việc Mary sẽ làm trong ngày). 1. Every morning, Mary often ___. 2. In the afternoon, she goes to the ___. 3. After school, she often plays___. 4. In the evening, she often ___. b. Trong khi nghe (While- listening): Mục đích của hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho học sinh thực hành kỹ năng nghe, tức là qua lời nói rút ra được thông tin cần truyền đạt và những bài tập được thực hiện ngay trong khi đang nghe. * Một số thủ thuật trong giai đoạn này: - Cho học sinh nghe và làm bài tập, nếu phần trước cho học sinh đoán nội dung nghe thì ở phần này cho học sinh đối chiếu điều đã nghe với điều đã đoán. - Đối với bài nghe khó giáo viên có thể chia quá trình nghe thành bài tập nghe từ dễ đến khó. GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 4
  5. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" - Giáo viên cho học sinh nghe 2 hay 3 lần. Lần đầu giúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu, lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập, lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. * Một số hình thức thể hiện trong giai đoạn này: - Listen and number. - Listen and tick. - Listen and circle. - Listen and match. - Listen and fill in the blanks. * Ví dụ: Để dạy bài nghe English 5, Unit 12: Our free-time activities (Listen and tick), tôi cho học sinh nói về hoạt động vào thời gian rảnh của các em xong, yêu cầu học sinh nhìn vào tranh để liên tưởng hoặc đoán về những hoạt động mà các nhân vật thực hiện. Sau đó, cho các em nghe lại và kiểm tra lại việc đoán của mình, rồi cho nghe lần cuối để các em kiểm tra lại kết quả của mình. c. Sau khi nghe (Post- listening): Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm: - Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay không và có hoàn thành được các hoạt động trong “While-listening” hay không. - Tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu được một số phần nào đó trong bài tập nghe. - Dùng bài tập mở rộng theo chủ đề bài nghe. * Một số thủ thuật trong giai đoạn này: - Cho học sinh nhắc hay nói lại một số điều/ câu đã nghe. - Tổ chức cho học sinh nói về mình hay bạn bằng cách dựa vào một vài thông tin trong bài nghe. - Dùng bài tập mở rộng để học sinh có thêm thông tin của bài nghe. * Một số hình thức thể hiện trong giai đoạn này: GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 5
  6. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" - Find the sentence that summarize the content of the tape. - Give the title of the listening text. - Disscussion questions. - Gap filling. * Ví dụ: English 3, Unit 10: What do you do at break time? (Listen and number). Khi nghe 3 lần xong và đưa đáp án a4, b2, c1, d3, để giúp học sinh hiểu thêm về nội dung của bài nghe, tôi yêu cầu học sinh đóng sách vở lại, nghe lần cuối và sau đó hỏi và trả lời theo cặp những gì các em nghe được. 3.3. Kết hợp luyện nghe vào các nhóm kỹ thuật khác: a. Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ sở: Đây là những thủ thuật có ý nghĩa tiền đề trong việc hình thành cho học sinh khả năng nghe Tiếng Anh. - Cho học sinh nghe từ câu hay đoạn, bài và giáo viên gọi cá nhân học sinh lặp lại. Tập cho học sinh có ý thức và thói quen lắng nghe bạn. Một cách giúp học sinh tập trung chú ý nghe bạn nói đó là giáo viên thường xuyên đặt ra những câu hỏi yêu cầu học sinh phải sử dụng lại những thông tin từ điều bạn mình đã nói để trả lời. *Ví dụ: học sinh A nói: "My house is in the countryside. It is not big but very nice”. Sau khi bạn A nói xong, tôi gọi bất kì học sinh nào trả lời câu hỏi: Where does A live? How is his/ her house? - Cho học sinh chơi một số trò chơi tập trung nghe * Trò chơi thứ nhất: Truyền tin Lớp có 4 dãy bàn, giáo viên làm 4 phiếu, trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 6
  7. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay đoạn mình nghe được, học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không. * Trò chơi thứ hai: Tìm bạn giao tiếp Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số. Ví dụ câu hỏi số 1 tương ứng với câu trả lời số 5. Học sinh tự tìm câu hỏi và trả lời bằng cách đi tìm bạn của mình, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ chiến thắng. b. Nhóm kỹ thuật luyện trọng âm: - Kết hợp phần Look, listen and repeat Giáo viên tạo thêm cơ hội luyện nghe cho học sinh bằng cách tận dụng khai thác ngữ liệu trong các phần này và thiết kế nhiều hình thức bài tập luyện nghe. Phần Look, listen and repeat là một bài hội thoại nhằm giới thiệu nội dung chủ điểm và từ vựng, cấu trúc ngữ pháp mới. Vì vậy có thể khai thác phần nào đó trong khâu này để luyện kỹ năng nghe. + Cách thức tiến hành: Trước khi cho học sinh nghe, yêu cầu học sinh không dùng sách giáo khoa. Giáo viên tạo tình huống, ngữ cảnh bằng cách sử dụng môi trường vật chất xung quanh, hoặc những tình huống thật trên lớp, hoặc thực tế đời sống gia đình, bạn bè của học sinh, hoặc các chuyện có thật, các hiện tượng thực tế, bản tin trên báo chí. Ngoài ra, giáo viên có thể lập tình huống và ngữ cảnh với sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan và ngữ liệu học sinh đã học có liên quan đến nội dung bài sẽ nghe. Bước này nhằm giúp học sinh hứng thú và nhận ra hướng chủ đề của bài nghe. * Ví dụ: English 3, Unit 19: They’re in the park, Lesson 2 Set the scene: “Linda and Mai are talking on the phone. They are talking about the weather”. Listen to the dialogue and answer the questions: 1. Who made the call? 2. Who is in Ho Chi Minh City? GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 7
  8. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" - Tổ chức cho học sinh luyện nghe một cách chủ động và sáng tạo các bài tập listen trong sách giáo khoa. Các bài nghe ở Tiểu học hầu hết có tranh kèm theo. Tùy theo đặc điểm của từng bài, giáo viên có thể tiến hành thực hiện quy trình ba bước luyện nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có thể giúp các em hình thành và phát triển hứng thú, khả năng tập trung vào những trọng tâm cần nghe và biết sử dụng các thông tin từ chính các câu hỏi hay tranh ảnh trong bài tập nghe để suy đoán ra điều đang nghe. * Ví dụ: Starter 2, Letter D (Learn to listen) Set the scene: We will meet a new friend. It's very lovely. Listen and answer the following questions: 1. What is the name of the duck? 2. What colour is the duck? 3. Can Duffy swim? PHẦN 4: KẾT QUẢ * Kết quả khảo sát trước khi nghiên cứu đề tài (Khảo sát 101 học sinh) Số học sinh Kết quả khảo sát trước khi nghiên cứu đề tài KHỐI/ khảo sát Hoàn thành Chưa hoàn thành LỚP Số lượng % Số lượng % 5 45 25 55,6 20 44,4 2 34 18 52,9 16 47,1 3/2 22 12 54,5 10 45,5 Tổng 101 55 54,5 46 45,5 - Số học sinh yêu thích, hứng thú với kỹ năng nghe: 50 em (49, 5%) - Số học sinh không thích, sợ học nghe: 51 em (50, 5%) GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 8
  9. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" * Kết quả sau khi thực hiện đề tài ( Khảo sát 101 học sinh) Số học sinh Kết quả sau khi thực hiện đề tài KHỐI/ khảo sát Hoàn thành Chưa hoàn thành LỚP Số lượng % Số lượng % 5 45 32 71,1 13 28,9 2 34 25 73,5 9 26,5 3/2 22 16 72,7 6 27,3 Tổng 101 73 72,3 22 27,7 - Số học sinh yêu thích, hứng thú với kỹ năng nghe: 80 em (79, 2%) - Số học sinh không thích, sợ học nghe: 21 em (20, 8%) Như vậy, so sánh với kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài thì tỷ lệ học sinh hoàn thành và số học sinh yêu thích, hứng thú với kỹ năng nghe tăng lên rõ rệt, và điều đáng kể hơn cả là khi sử dụng các bước dạy nghe này lớp học trở nên sinh động hơn, học sinh đã hình thành được một cách rõ ràng kỹ năng nghe, không còn sợ khi phải học nghe nữa, từ đó có hứng thú và tích cực học tập hơn, phát huy được tính năng động, tự chủ, tư duy, sáng tạo dẫn đến kết quả tiếp thu bài tốt hơn, tạo được một môi trường học tập thân thiện và hiệu quả. PHẦN 5: KẾT LUẬN 5.1. Tóm lược giải pháp: Để giúp các em học tốt kỹ năng nghe, giáo viên phải sử dụng và kết hợp nhiều thủ thuật dạy nghe phù hợp với từng đối tượng học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả, tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung của từng bài. Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy: GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 9
  10. Đề tài: "Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" - Trước khi vào bài mới, giáo viên phải xác định rõ nội dung chính, nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài học để từ đó lựa chọn thủ thuật dạy phù hợp. - Tạo giờ học thoải mái, sinh động, hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa thầy và trò, trò và trò, phát huy tốt tính tích cực tư duy của học sinh. - Cập nhật thông tin về kỹ thuật dạy nghe Tiếng Anh trong trường Tiểu học. - Sưu tầm các phần mềm dạy nghe Tiếng Anh, kết hợp rèn các kỹ năng khác trong các tiết học. - Bản thân giáo viên luôn tự học, tự rèn, liên hệ, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong giảng dạy. 5.2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Đề tài nghiên cứu này được áp dụng có hiệu quả khi dạy kỹ năng nghe cho học sinh khối Hai, khối Năm, khối Ba và các khối khác trong trường tiểu học Nhựt Ninh và có thể nhân rộng cho các trường học tiểu học toàn huyện.Tuy nhiên, những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sự tập hợp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, vì khả năng có hạn, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít nên chắc chắn những gì tôi viết ra đây không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, tôi hy vọng đề tài nhỏ này có thể góp một phần nâng cao kỹ năng nghe cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh đề tài này và thực hiện tốt hơn cho lần sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nhựt Ninh, ngày 15 tháng 4 năm 2018 Người viết Nguyễn Đỗ Thanh Hà GV: Nguyễn Đỗ Thanh Hà 10