Giải pháp Đổi mới phương pháp giảng dạy sinh học 7 nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

doc 22 trang trangle23 17/08/2023 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Đổi mới phương pháp giảng dạy sinh học 7 nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_doi_moi_phuong_phap_giang_day_sinh_hoc_7_nham_phat.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Đổi mới phương pháp giảng dạy sinh học 7 nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

  1. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương + Sự giao tiếp, hợp tác giữa các em chưa cao nên giải quyết vấn đề mất thời gian chưa hiệu quả. + Thư kí chưa biết cách ghi chép tổng hợp các ý kiến làm ý kiến chung cho nhóm. + Còn rụt rè khi đại diện cho nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. + Học sinh chưa thật sự đoàn kết trong học tập. + Chưa mạnh dạn thảo luận, tranh luận Cho nên giờ dạy của giáo viên trở nên nặng nề, còn học sinh đã quen với cách học cũ, do đó việc học theo nhóm đối với các em còn gặp rất nhiều trở ngại, chưa quen vì thế các em chưa thật sự hứng thú.Trước những khó khăn trên đòi hỏi bản thân tôi và kể cả các giáo viên khác phải kiên trì vận dụng phương pháp thực hiện thích hợp sao cho mỗi giờ dạy của giáo viên trở nên hấp dẫn, giờ học có chất lượng còn học sinh thì hứng thú và yêu thích bộ môn hơn. 2. Nội dung cần giải quyết: Phương pháp dạy học hợp tác được phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ từ bốn đến năm học sinh, sự hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn có sự phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Tùy theo mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập mà các nhóm được chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì trong cả tiết học.Các nhóm giao cùng một nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ khác nhau.Cho nên giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh. + Biết cách họp nhóm. + Cách thức làm việc trong nhóm. + Biết thảo luận tổng kết vấn đề. Thông qua đây phải hình thành cho học sinh các kỹ năng: + Kỹ năng học tập : ghi nhận kiến thức, quan sát, so sánh + Kỹ năng tổ chức Sáng kiến kinh nghiệm Trang 9 Năm học 2015-2016
  2. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương + Kỹ năng giao tiếp 3. Biện pháp giải quyết: Khi tiến hành dạy học bằng phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ thì giáo viên sẽ chia lớp thành nhiều nhóm.Nhóm sẽ tự bầu nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm có thể luân phiên làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên trong nhóm và chọn thư ký ghi kết quả thảo luận. Mỗi thành viên của nhóm điều hoạt động tích cực, không ỷ lại vào một vài người khác mà tự bản thân phải năng động, tích cực tham gia hoàn thành công việc được giáo viên giao, các thành viên trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí trao đổi, học tập, thi đua với các nhóm bạn.Kết quả làm việc của nhóm sẽ góp vào kết quả chung của tập thể lớp.Từ đó tạo ra mối quan hệ đoàn kết giúp đở lẫn nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước tập thể lớp, nhóm cử đại diện trình bày. Đối với giáo viên ngoài việc soạn giảng cần đặc biệt quan tâm đến sự phù hợp giữa các mục tiêu của nhà trường, mục đích yêu cầu của từng tiết học và các quá trình phát triển đang diễn ra trong từng em học sinh, kết quả giảng dạy của giáo viên tùy thuộc vào các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Điều này đúng với lứa tuổi mười một đến mười lăm ở trường trung học cơ sở mà mọi người cho là lứa tuổi quá độ, trong đó xuất hiện một chuyển biến độc đáo từ “trẻ con” sang “người lớn”. Các nhà nghiên cứu tâm lý lứa tuổi này cho thấy sự hình thành tư duy sáng tạo độc lập và tích cực là đặc điểm quan trọng ở lứa tuổi này. Do đó bằng mọi cách giáo viên phải biết kích thích tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh và tạo môi trường thuận lợi cho các em trao đổi, tranh luận giúp đỡ lẫn nhau Theo tôi để giảng dạy theo phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ đạt hiệu quả, giáo viên phải thiết kế được hoạt động của nhóm như sau: A- Làm việc chung cả lớp: Sáng kiến kinh nghiệm Trang 10 Năm học 2015-2016
  3. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương - Nêu vấn đề để học sinh xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức cho học sinh thảo luận, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. B- Làm việc theo nhóm: - Nhóm trưởng phân công từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, thư kí ghi chép. - Thư kí cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm C- Thảo luận tổng kết trước lớp: - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung. - Giáo viên tổng kết giúp học sinh hoàn thiện kiến thức đặt vấn đề tiếp. Ví dụ: Bài 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN Giáo viên xác định cho học sinh nội dung cần tìm hiểu và thảo luận: Đặc điểmcấu tạo ngoài của nhện A. Làm việc chung cả lớp: a- Xác định nhiệm vụ nhận thức: - Học sinh phải nghiên cứu kỹ hình 25.1 và các chú thích trên hình hoàn thành bảng 1 - Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh trao đổi nhóm hoàn thành. Bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 11 Năm học 2015-2016
  4. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương Các phần Số chú Tên bộ phận quan sát thấy Chức năng thích cơ thể 1 Đôi kìm có tuyến độc Phần đầu- ngực 2 Đôi chân xúc giác(phủ đầy lông). 3 4 đôi chân bò 4 Phía trước là đôi khe thở Phần bụng 5 Ở giữa là 1 lỗ sinh dục 6 Phía sau là các núm tuyến tơ. b- Chia nhóm: Lớp chia làm 7 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh. Nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên. c- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm: Nhóm trưởng lên nhận phiếu giao việc, chú ý thời gian thảo luận là (3 phút) Nhóm trưởng điều hành hoạt động của nhóm.Thư ký ghi ý kiến thống nhất ra phiếu. Bên cạnh để học sinh thảo luận tốt, giáo viên luôn quan sát, giúp đỡ, có thể gợi ý để các nhóm hoàn thành bảng tốt hơn. B. Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng nhắc nhở động viên các thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng thời gian qui định.Trao đổi trong nhóm để hoàn thành phiếu.Thể hiện kết quả trên phiếu, sau đó cử đại diện lên bảng trình bày cụ thể: Bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện Sáng kiến kinh nghiệm Trang 12 Năm học 2015-2016
  5. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương Các phần Số chú Tên bộ phận quan sát thấy Chức năng thích cơ thể 1 Đôi kìm có tuyến độc Bắt mồi và tự vệ Phần đầu- ngực 2 Đôi chân xúc giác(phủ đầy lông). Cảm giác về xúc giác và khứu giác 3 4 đôi chân bò Di chuyển và chăng lưới 4 Phía trước là đôi khe thở Hô hấp Phần bụng 5 Ở giữa là 1 lỗ sinh dục Sinh sản 6 Phía sau là các núm tuyến tơ. Sinh ra tơ nhện C. Thảo luận tổng kết Khi hết thời gian thảo luận giáo viên chọn 2 nhóm xong trước lên trình bày còn những nhóm về sau nhận xét bổ sung để hoàn thành phiếu. Giáo viên giữ vai trò là người điều khiển đồng thời là trọng tài, bên cạnh đó giáo viên luôn quan sát, nhắc nhở, uốn nắn các nhóm lúc cần để có thể bổ sung thêm tư liệu nếu có.Qua kết quả thảo luận thì giáo viên tuyên dương các cá nhân, nhóm thực hiện tốt đồng thời nhắc nhở, phê bình những cá nhân, nhóm chưa tích cực, còn nói chuyện không tập trung trong giờ học. Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng ở nhiều bài trong chương trình như: Quan sát cấu tạo ngoài và cấu tạo trong , đặc điểm chung và vai trò. . . thậm chí ở tất cả các bài đều có phần trao đổi nhóm, có bài từ 1 hoặc 2 phần có thể tổ chức học nhóm nhưng tùy thuộc vào cơ sở vật chất của từng trường và sự điều khiển của giáo viên có thể áp dụng hay không áp dụng. Để giờ dạy đạt kết quả một số yêu cầu đặt ra đối với giáo viên và học sinh như sau: Sáng kiến kinh nghiệm Trang 13 Năm học 2015-2016
  6. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương * Đối với giáo viên: - Cần nghiên cứu khi soạn bài, thiết kế phiếu giao việc cụ thể, rõ ràng: + Chọn kiến thức trọng tâm cần cho học sinh nắm + Sắp xếp công việc giao cho nhóm phải đảm bảo vừa sức, đủ thời gian thực hiện + Hướng học sinh có trách nhiệm về công việc được giao phải chuẩn bị bài, sưu tầm mẫu vật, lập bảng vào vở bài tập. + Chuẩn bị giải quyết những tình huống có thể xảy ra trong tiết học hoặc các thắc mắc từ phía học sinh. - Giáo viên phải biết điều khiển quá trình thảo luận: + Luôn theo dõi giám sát sự hoạt động của nhóm, giúp đỡ hướng dẫn học sinh thực hiện: Quan sát và phân biệt. + Giúp học sinh thảo luận phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. + Biết nhận xét, đánh giá kịp thời, công tâm, sẽ tạo sự tin tưởng ở học sinh. * Đối với học sinh: - Thực hiện nghiêm túc các công việc được giao. + Chuẩn bị kiến thức bài cũ có liên quan. + Tìm hiểu bài mới. + Chuẩn bị mẫu vật, mà giáo viên đã giao cho. - Học sinh trực tiếp trao đổi giúp đỡ lẫn nhau để thống nhất ý kiến. - Học sinh nêu lên những suy nghĩ ý kiến của mình về một vấn đề, kiến thức bài học và cả trong thực tế. - Học sinh biết trình bày ý kiến của cá nhân hay của nhóm đã thực hiện và tự đánh giá kết quả lẫn nhau. - Học sinh trong nhóm sẽ trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết có thể kiểm tra kiến thức lẫn nhau. - Học sinh biết lúc nào cần trao đổi, lúc nào cần độc lập nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 14 Năm học 2015-2016
  7. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương - Học sinh phải biết trình bày ý kiến của cá nhân, của tập thể, biết tranh luận bảo vệ ý kiến nhưng phải đảm bảo nghiêm túc không đố kị, ganh ghét nhau phải có tinh thần học tập đúng đắn. * Kết quả đạt được: Thông qua hoạt động thảo luận nhóm đã góp phần hình thành sự nhận thức tích cực và các kỹ năng học tập ở học sinh a- Các kỹ năng học tập: + Biết tìm nguồn tài liệu. + Biết thu thập sắp xếp thông tin học tập có liên quan nhằm giải quyết nhiệm vụ được giao. + Biết phân tích tổng hợp thông tin để giải quyết nhiệm vụ học tập. + Biết phân biệt, so sánh + Biết hệ thống hóa và khái quát hóa, . + Biết tự ghi chép thông tin. + Biết trình bày tài liệu. + Biết quan sát, nhận dạng trên vật mẫu b- Hình thành được thành phần tổ chức: + Mỗi cá nhân nhận biết liên kết để hình thành nhóm. + Biết tổ chức nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký. + Nhóm trưởng biết tự điều hành công việc trong nhóm, biết lập kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học tập. + Biết kiểm tra đánh giá công việc của từng thành viên. c- Hình thành sự giao tiếp: + Học sinh biết cộng tác, chia sẽ giải quyết nhiệm vụ của nhóm. + Biết thảo luận tranh luận có tổ chức. + Biết lắng nghe thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược. + Biết chan hòa, cảm thông động viên bạn cùng nhóm. + Duy trì bầu không khí, tâm lý học tập tích cực, vui vẻ. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 15 Năm học 2015-2016
  8. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương Như vậy có thể nói, phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ không chỉ là phương tiện, cách thức mà là mục tiêu học tập, nâng cao hiệu quả học tập, bên cạnh còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống có tổ chức, có kỷ luật cũng như khả năng hợp tác. Cho nên người giáo viên cần phải nhạy bén xử lý, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho học sinh trong giờ học, giải quyết tốt những tình huống, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi, trao đổi giúp đỡ lẫn nhau tạo sự đoàn kết trong lớp tốt. Đồng thời phương pháp dạy học theo nhóm được tổ chức tốt sẽ có ý nghĩa rất tích cực tạo điều kiện cho nhiều người tham gia, tạo cho mỗi cá nhân học hỏi kiến thức từ các bạn phát triển cho học sinh các kĩ năng cá nhân, kĩ năng xã hội (như nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo ) hiểu thêm về bản thân (tự đánh giá) về bạn bè, thông qua việc trao đổi chia sẽ học hỏi lẫn nhau. Biết lắng nghe làm theo quy định và sự phân công của nhóm, tạo điều kiện cho mỗi người có thể tự thích ứng với sự phân công lao động hợp tác của cộng đồng trong tương lai.Việc áp dụng các biện pháp trên vào các tiết học giúp giờ học sôi nổi, hiệu quả hơn, học sinh hứng thú, tự tin hơn trong học tập. Các em được tham gia tích cực trong cả quá trình học tập, từ việc tham gia xây dựng tìm kiến thức mới đến việc vận dụng giải thích vào thực tế vì thế học sinh nhớ lâu, nhớ chính xác, có hệ thống dẫn đến chất lượng học tập cao. Đó chính là kết quả mà tôi đã đạt được khi sử dụng phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ xuyên suốt trong quá trình giảng dạy bộ môn của mình.Giờ dạy trên lớp trở nên nhẹ nhàng hơn, đảm bảo đúng thời gian mà tinh thần học tập của học sinh cũng hăng say và yêu thích bộ môn hơn. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng: Sau khi nghiên cứu lí luận, thực tiễn của vấn đề này tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy môn sinh học lớp 7 ở trường THCS Hưng Điền – Tân Hưng đã tìm ra một số kinh nghiệm mà tôi nhận thấy đã đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm Trang 16 Năm học 2015-2016
  9. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương trong việc sử dụng hình thức hoạt động nhóm trong giảng dạy sinh học lớp 7, sinh học 6,8,9 nói riêng cũng như các môn học khác nói chung. Qua thực tế áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy học sinh có những chuyển biến như sau: - Hứng thú hơn trong học tập. - Lớp học sôi động, học sinh hoạt động tích cực. - Hình thành kĩ năng mổ động vật, quan sát, phân tích, so sánh - Có thể rút ra được các kiến thức từ tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật một cách nhanh chóng và chính xác theo yêu cầu của giáo viên. - Có sự say mê, hứng thú trong giờ học, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Tất cả thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận và mạnh dạn tranh luận với các nhóm khác. Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã áp dụng kinh nghiệm trên và kết quả đạt được ở học kì I như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Năm Sĩ Lớp Số Số Số Số học số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng lượng 2015- 7/1 36 15 41.7% 13 36.1% 6 16.7% 2 5.6% 2016 7/2 35 14 40% 15 42.9% 5 14.3% 1 2.9% (HKI) 7/3 31 13 41.9 % 10 32.3% 7 22.6% 1 3.2% Sáng kiến kinh nghiệm Trang 17 Năm học 2015-2016
  10. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương  PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ tạo cho các thành viên trong nhóm chia sẽ các suy nghĩ băn khoăn, kinh nghiệm hiểu biết của bản thân cùng nhau xây dựng nhận thức thái độ mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về một chủ thể, nội dung thầy nêu ra, thấy mình cần học hỏi bổ sung những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.Tuy nhiên mỗi phương pháp tự bản thân nó sẽ không có hiệu quả cao trong giảng dạy nếu như không có sự phối hợp với những phương pháp khác. Bởi vì nội dung bài giảng sinh học ở cấp THCS thường bao gồm nhiều loại kiến thức cho nên trong một bài giảng phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, không nên quá lạm dụng phương pháp nào đó, một giáo viên làm việc với óc sáng tạo bao giờ cũng cố gắng tiến tới chỗ phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, đồng thời không vận dụng một cách máy móc những phương pháp.Giáo viên phải thường xuyên cải tiến, phát triển và làm giàu thêm cho các phương pháp trên cơ sở kinh nghiệm và nghệ thuật của mình, cũng như trên kinh nghiệm tập thể giáo viên giỏi trong nhà trường và đồng nghiệp. Trong giảng dạy giáo viên còn là người huấn luyện giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập: cụ thể hướng dẫn cách quan sát, phát hiện ra vị trí các cơ quan , hình dạng, màu sắc, kích thước sau đó giáo viên sử dụng một hệ thống câu hỏi, từ câu hỏi gợi mở đến câu hỏi vì sao? như thế nào?. Để học sinh quan sát tìm tòi tư duy và giải thích được bản chất của cấu tạo, hiện tượng, sinh lý của sự vật.Giáo viên chỉ làm khi học Sáng kiến kinh nghiệm Trang 18 Năm học 2015-2016
  11. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương sinh gặp khó khăn và làm trọng tài cho các cuộc tranh luận để học sinh chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức sinh học.Các em cần phải được tạo nhu cầu nhận thức, có mong muốn để tìm hiểu các đối tượng, hiện tượng sinh học, giáo viên cần nêu tình huống có vấn đề để cho học sinh tham gia giải quyết.Từ đó giúp học sinh chủ động tìm tòi tri thức mới có cơ sở khoa học, có hiểu biết, giải thích chặt chẽ và chắc chắn. Dạy theo phương pháp đổi mới học sinh sẽ có ý thức chuẩn bị các mẫu vật và tự giác tích cực hơn trong học tập, học sinh sẽ hăng hái tham gia phát biểu, tạo cho hoc sinh hứng thú khi học tập, giúp học sinh rèn được kỹ năng quan sát và nhận dạng trên các vật mẫu, mô hình để ghi nhận kiến thức. Bên cạnh đó học sinh sẽ vận dụng được kiến thức vào thực tế ở địa phương để bảo vệ môi trường sống của các động vật. Qua hoạt động nhóm học sinh sẽ hăng hái học tập hơn, giúp học sinh hình thành các kỹ năng tư duy, tự phát huy khả năng học tập của chính mình để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. ° Mặc dù tôi đã cố gắng vận dụng các phương pháp đổi mới nhưng khả năng còn hạn chế. Do Một số mẫu vật học sinh không tìm được cũng không có mẫu ngâm hay hình vẽ. Một số ít học sinh chưa tìm hiểu bài trước khi học bài mới . Thời gian ngắn nhưng yêu cầu về lượng kiến thức của bài nhiều Thành công của tiết học phụ thuộc vào sự nhiệt tình của mọi thành viên nổ lực tích cực tham gia .Vì thế mà: Về phía giáo viên phải phấn đấu nhiều, phải tự tin, am hiểu đầy đủ nội dung, kiến thức kỹ năng cần truyền thụ Tổ chức hoạt động của thầy và trò một cách hợp lý, khoa học Biết gợi mở kích thích tư duy độc lập phát huy hết năng lực tiềm tàng của mỗi học sinh, có khả năng ứng xử sư phạm tốt tạo ra không khí thân mật hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa thầy và trò Sáng kiến kinh nghiệm Trang 19 Năm học 2015-2016
  12. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương Muốn tiết dạy mà học sinh tiếp thu kiến thức có chất lượng, sự hoạt động của nhóm đạt kết quả cao thì buộc người giáo viên phải đầu tư nghiên cứu tham gia học tập đổi mới phương pháp do ngành tổ chức, học hỏi ở đồng nghiệp có kinh nghiệm nhằm thiết kế giáo án một cách nghiêm túc có chất lượng phù hợp với đối tượng và điều kiện giảng dạy của bộ môn, cơ sở vật chất của nhà trường để làm sao trên mỗi trang giáo án đều mang đậm nét tình cảm nghề nghiệp, dấu ấn lao động nghiêm túc của người giáo viên có trách nhiệm. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Với những kinh nghiệm trong giảng dạy của tôi cũng như của các đồng nghiệp đều thể hiện sự lao động trong mỗi bài soạn, trong mỗi tiết dạy đều lấy học sinh làm trung tâm.Giáo viên đóng vai trò là người điều khiển, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh tìm và lĩnh hội tri thức. Kết quả học tập của học sinh có đạt cao, sự tiến bộ của các em có nhiều, có sự tự tin, hứng thú trong học tập thì mới khẳng định phương pháp dạy học của thầy thích hợp và có hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng trong tiết học, ở các bộ môn trong nhà trường, đặc biệt ở các khối lớp như một phương pháp trung gian giữa làm việc chung cả lớp với việc làm độc lập từng học sinh.Mỗi tiết học chỉ nên từ 1 đến 2 hoạt động nhóm và trong hoạt động nhóm tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, tổ chức lao động và tạo ra môi trường thân thiện để học sinh càng tích cực hơn trong học tập. . 3. Kiến nghị với cấp trên: - Nên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hoặc các lớp nâng cao trình độ chuyên môn. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 20 Năm học 2015-2016
  13. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương - Cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc kết hợp đúng đắn giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. - Cần trang bị thêm một số thiết bị dạy học để làm dụng cụ trực quan, tạo điều kiện cho học sinh có hứng thú tìm tòi và tích cực hơn trong học tập. - Cần bổ sung thêm một số tranh vẽ còn thiếu ở bộ môn sinh học. Tóm lại muốn nâng cao hiệu quả giáo dục giáo viên phải dốc hết nhiệt tình, tâm hồn cho nghề nghiệp, phải tìm ra những giải pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, phải tạo cho học sinh có nề nếp, thói quen, kỹ năng quan sát, trình bày trên vật mẫu,mô hình, tranh ảnh, Việc lựa chọn đúng đắn, hài hòa các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình của giáo viên. Không thể có một bản hướng dẫn mẫu cho việc lựa chọn các phương pháp dạy học một bài, một kiến thức, cũng không thể có một gợi ý nào đó bất di bất dịch.Tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua, nếu có lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp giáo dục các thế hệ tương lai cho đất nước. Dù tôi có cố gắng nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hưng Điền, ngày 2 tháng 1 năm 2016 Người viết Huỳnh Thị Ngọc Nương PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Trang 21 Năm học 2015-2016
  14. Trường THCS Hưng Điền GV: Huỳnh Thị Ngọc Nương 1. Đặt vấn đề. Trang 2 2. Mục đích đề tài. Trang 4 3. Lịch sử đề tài. Trang 4 4. Phạm vi đề tài. Trang 5 PHẦN II. NỘI DUNG Trang 6 1. Thực trạng đề tài Trang 6 2. Nội dung cần giải quyết Trang 8 3. Biện pháp giải quyết Trang 8 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng Trang 14 PHẦN III. KẾT LUẬN Trang 16 1. Tóm lược giải pháp Trang 16 2. Phạm vi đối tượng áp dụng Trang 17 3. Kiến nghị với cấp trên Trang 18 Sáng kiến kinh nghiệm Trang 22 Năm học 2015-2016