Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực bằng phương pháp tổ chức trò chơi sinh học

doc 32 trang binhlieuqn2 07/03/2022 3993
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực bằng phương pháp tổ chức trò chơi sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_cuc_bang_phuong_phap_to_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực bằng phương pháp tổ chức trò chơi sinh học

  1. Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Sinh học nói riêng sẽ tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá lý thú. Học tập của học sinh không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức, nó liên quan đến thực hành, hợp tác, làm việc tập thể theo tổ nhóm hơn là ganh đua cá nhân. Trò chơi được sử dụng hợp lý sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, gây hứng thú học tập đối với môn Sinh học, làm cho những kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn. Đăc biệt thông qua trò chơi học sinh có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện tri thức trong quá trình học tập. Nếu nhóm học sinh nào đó quen với không khí trầm, các em có thể ít hào hứng, hoặc tỏ ra miễn cưỡng lúc đầu. Nhưng trò chơi bao giờ cũng mang bản chất lôi cuốn hấp dẫn với mọi đối tượng, nó khuyến khích mức độ tập trung công việc thực sự cũng như kích thích niềm ham mê đối với bài học. Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm nảy sinh tình cảm của các em đối với môn học. Do vậy chúng ta hãy mạnh dạn và cố gắng sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong quá trình dạy học môn Sinh học nói riêng. 3.Cấu trúc chung của trò chơi dạy học Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan hệ hiện thực. Đó là cấu trúc phức tạp, chúng ta cần quan tâm tới các yếu tố sau: - Mục đích của trò chơi: Đáp ứng được mục tiêu của bài học. Mục đích này chi phối tất cả những yếu tố của trò chơi. Khi trò chơi kết thúc, mức độ đạt được của mục đích chơi được phản ánh ở kết quả hiện thực mà học sinh thu được và 6
  2. kết quả đó cũng là kết quả giải quyết các nhiệm vụ học tập. Học sinh học được những gì cụ thể thì chính những cái đó phải thể hiện trong kết quả chơi. - Luật chơi: là những quy định nhằm bảo đảm sự định hướng các hoạt động và hành động chơi vào mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập, chỉ ra các mục tiêu và kết quả của các hành động , các phương thức và tính chất của hoạt động ,và hành động, xác định trình tự và tiến độ của các hành động, tạo ra các tiêu chí điều chỉnh các quan hệ và hành vi của người tham gia và tiêu chí đánh giá hoạt động, hành động chơi có đáp ứng các nhiệm vụ học tập hay không. - Đối tượng tham gia: là những thành tố chính của các hoạt động, tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ học tập thì chúng cần được xác định và thiết kế chặt chẽ, được chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng hơn trong luật chơi để tất cả các thành viên trong lớp học được tham gia - Thời gian: Mỗi loại trò chơi phải phân bố thời gian hợp lí và phù hợp với mục tiêu của bài học 4. Nguyên tắc chung phân loại trò chơi Đó là vấn đề quan trọng trong lý thuyết và thực tiễn sử dụng trò chơi. Những nguyên tắc này không cố định, mà phụ thuộc vào cách tiếp cận khoa học cụ thể, nghĩa là không có một nguyên tắc duy nhất nào cả. Có thể phân thành 3 loại trò chơi như sau: Loại trò chơi Khởi động Kích thích học tập Khám phá tri thức Mục tiêu Tạo hưng phấn Kích thích tính Khám phá tri thức trước khi học tích cực học tập Tác dụng Thư giãn, kích Học hào hứng, sôi Trải nghiệm, tạo hoạt tâm thế học động tình huống có vấn tập đề 7
  3. Đặc điểm Chơi ra chơi, học Thao tác chơi là Thao tác chơi là ra học hình thức học tập nội dung học tập Yêu cầu Trò chơi đa dạng Sử dụng kĩ thuật, Sáng tạo công nghệ Trong một tiết dạy chúng ta nên thực hiện cả 3 loại trò chơi trên một cách linh hoạt, sáng tạo để kích thích hoạt động nhận thức học tập của học sinh, không để xảy ra trùng lặp gây nhàm chán. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Điều kiện thực hiện Để thực hiện tiết học “Trò chơi sinh học” cần phải có sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh a/ Giáo viên: - Xác định rõ mục tiêu của bài học, trọng tâm của bài học từ đó thiết kế trò chơi và phân bố thời gian chơi của mỗi phần thi hợp lý - Giới hạn nội dung cần chuẩn bị để học sinh tham gia tốt trò chơi - Chia học sinh thành các đội chơi tùy số lượng học sinh tham gia trò chơi - Chuẩn bị chi tiết luật chơi, cách cho điểm, ngân hàng câu hỏi, thời gian qui định. - Là người theo dõi phần chấm điểm dành cho các đội chơi - Chuẩn bị các câu hỏi phát vấn sau mỗi trò chơi để học sinh rút ra nhận xét liên quan đến nội dung bài học b/ Học sinh - Ôn tập kiến thức đã học - Chuẩn bị nội dung học tập theo yêu cầu của giáo viên - Ngồi theo đúng vị trí qui định của đội mình - Tham gia sôi nổi trong quá trình chơi 8
  4. Sau đây, xin trình bày qui tắc tổ chức “Trò chơi sinh học” theo đơn vị lớp ở mỗi bài học như sau: Giáo viên đặt tên cuộc thi cho mỗi bài học + Phần 1: Khởi động Mục đích: Giới thiệu bài học, tạo hưng phấn trước khi học, giúp học sinh thư giãn và có tâm thế học tập Trò chơi: Đa dạng tùy theo bài + Phần 2: Tăng tốc Mục đích: Thông qua trò chơi học sinh tự lĩnh hội được kiến thức của bài và giải quyết các tình huống thực tế có liên quan Trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi kích thích học tập hoặc khám phá tri thức Sau phần này giáo viên sẽ đặt các câu hỏi phát vấn giúp học sinh rút ra nhận xét sau khi tham gia chơi + Phần 3: Về đích Mục đích: Củng cố lại kiến thức bài học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức Trò chơi: Đa dạng tùy theo từng bài 9
  5. 2. Áp dụng vào thực tiễn ở một số bài sinh học 7 Bài 27 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kiến thức – Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ. – Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. – Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ. 2. Kĩ năng – Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. – Kĩ năng hoạt động nhóm. _ Kĩ năng thuyết trình, tranh luận 3. Thái độ _ Yêu thích môn học _ Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và hạn chế sâu bọ gây hại. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ, loa, phần thưởng cho học sinh - HS: Các nhóm chuẩn bị bài tập về nhà GV đã giao từ tiết trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC GV: Hôm nay, chúng ta sẽ tham gia cuộc thi “Khám phá kiến thức” Lớp chia làm 4 đội chơi TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 phút Hoạt động 1: Phần thi khởi động: Trò chơi “Nghe tiếng đoán tên” 10
  6. Mục tiêu: Thông qua trò chơi sẽ tạo tâm thế học tập cho học sinh và hứng thú nghiên cứu bài học Thể lệ: Cả lớp chia làm 4 đội chơi. Các đội chơi sau khi nghe xong âm thanh 15 giây sẽ đoán tên loài vật. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: 1 HS đọc thể lệ GV: Tuyên bố trò chơi bắt đầu HS: Các đội tham gia trò chơi HS: Các đội lần lượt trả lời đáp án vào bảng nhóm GV: đưa ra áp án đúng và tính điểm cho mỗi đội Đáp án trò chơi: Âm thanh 1 (Muỗi) Âm thanh 2 (Ve) Âm thanh 3 (Ong) Âm thanh 4 (Dế) GV: Kết luân điểm của phần thi khởi động GV mở bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài sâu bọ (côn trùng). Lớp này có số lượng loài lớn nhất trong ngành động vật không xương sống nói riêng và giới động vật nói chung. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ ở phần thi “Tăng tốc”. 11
  7. Hoạt động 2: Phần thi “Tăng tốc”: Tìm hiểu 1 số đại diện của lớp sâu 35 bọ phút Mục tiêu: Sau khi tham gia trò chơi, học sinh nêu được sự đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ Thể lệ: Mỗi đội chơi sau khi hoàn thành xong PHT có tổng điểm là 60 điểm. Sau đó, các nhóm lần lượt luân chuyển bài làm của mình cho đội khác, đội đó sẽ tìm nội dung còn thiếu hoặc lỗi sai trong PHT. Lưu ý, các đội không được tìm trùng lặp nhau. Mỗi nội dung, đội tìm đúng sẽ được cộng 5 điểm, đội sai bị trừ 5 điểm GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: Đọc thể lệ GV: Chiếu phiếu học tập và yêu cầu HS nghiên cứu tư liệu đã được chuẩn bị sẵn, kết hợp sách giáo khoa, trong thời gian 7 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập HS: Các đội chơi thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập HS: Sau khi các đội hoàn thành xong PHT, cho các đội lần lượt luân chuyển bài làm để các đội khác nhận xét và GV: Cho HS treo bài làm lên bảng phụ và đánh giá. thảo luận phần nhận xét của đội khác HS: Thảo luận nhóm. Từng đội lần lượt báo cáo và tranh luận với các đội khác 12
  8. GV: Nhận xét và đánh giá bài làm của các đội GV: tổng kết điểm của từng đội ở phần thi tăng tốc GV: căn cứ vào phần tìm hiểu của các đội, cô mời một bạn nêu các đặc điểm khác nhau, đặc điểm giống nhau và vai HS: Suy nghĩ trả lời trò của các đại diện GV: Nhận xét, đánh giá và đưa ra kiến thức GV: Chiếu hình ảnh một số sâu bọ có ích, có hại. Yêu cầu học sinh nêu các biện pháp bảo vệ loài có ích, hạn chế sâu bọ có hại với đời sống con người? HS: Quan sát hình ảnh, suy GV: Lưu ý HS khi sử dụng các biện pháp nghĩ, trả lời chống sâu bọ có hại phải chú ý không gây ảnh hưởng tới môi trường và không mất cân bằng sinh thái GV: Tổng kết điểm sau hai phần thi và chuyển sang phần thi về đích Kết luận 1, Sự đa dạng - Số lượng loài: khoảng gần 1 triệu loài, phong phú nhất trong giới động vật - Đặc điểm cấu tạo: khác nhau tùy từng loài 13
  9. - Môi trường sống: ở nước, ở cạn, kí sinh - Tập tính: phong phú về sinh sản, tự vệ, 2, Đặc điểm chung - Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, phần bụng có các lỗ thở - Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí - Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển, biến thái khác nhau 3, Vai trò thực tiễn - Một số sâu bọ có lợi, có hại đối với động vật và thực vật 5 phút Hoạt động 3: Phần thi “Về đích” Mục tiêu: Thông qua trò chơi học sinh củng cố lại kiến thức đã học Thể lệ: Thành viên trong mỗi đội hãy lần lượt sắp xếp các động vật cho sau đây vào lớp Sâu bọ. Hết thời gian 60 giây, đội nào ghi được nhiều kết quả chính xác nhất là đội chiến thắng. Điểm xếp theo thứ tự là 40, 30, 20,10 GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: Đọc thể lệ GV: Cử HS làm giám sát và báo cáo kết HS: Giám sát báo cáo kết quả quả GV: Ghi điểm phần thi Về đích cho từng đội GV: Tổng kết điểm của 3 phần thi và tuyên bố đội thắng cuộc 14
  10. GV: Phát quà cho các đội GV dặn dò: Như vậy, qua cuộc thi này chúng ta đã tìm hiểu về đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Về nhà các con tiếp tục tìm hiểu thêm và chuẩn bị trước bài 28: Thực hành xem băng hình về tập tính của sâu bọ IV. Củng cố - Dùng 3 câu hỏi cuối bài để kiểm tra kiến thức của học sinh V. Dặn dò - Học bài cũ. Đọc mục “Em có biết” - Ôn tập ngành chân khớp - Tìm hiểu về tập tính của sâu bọ để chuẩn bị cho bài 28 • Nhận xét: Qua phần áp dụng phương pháp “Tổ chức trò chơi sinh học” vào bài học này, bản thân tôi thấy rút ra một số nhận xét sau: - Phương pháp cũ sử dụng: + Giáo viên mở bài: Lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật, chúng phân bố khắp nơi trên trái đất. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ở bài 27 + Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu một số hình ảnh, thong tin điền vào bảng 1 trang 91- SGK. Từ đó, giáo viên gợi mở giúp học sinh rút ra nhận xét về sự đa dạng của lớp sâu bọ. + Hoạt động 2: Cho học sinh quan sát hình ảnh cấu tạo một số đại diện của lớp sâu bọ và làm bài tập trang 91-SGK. Từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm chung của lớp sâu bọ. 15
  11. + Hoạt động 3: Cho HS hoàn thành bảng 2 trang 92-SGK. Từ đó rút ra nhận xét về vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ. - Phương pháp sử dụng trò chơi sinh học: + Hoạt động 1: Cho học sinh chơi trò chơi khởi động nhằm mục đích gây hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá của các em. HS đã đạt được: ✓ Kiến thức: nhận biết được một số loài sâu bọ trong đời sống thực tiễn ✓ Kỹ năng: rèn kỹ năng hoạt động nhóm, cá nhân ✓ Thái độ: HS hào hứng tham gia sôi nổi - Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi tăng tốc nhằm mục đích giúp học sinh tự nghiên cứu bài học để tìm ra kiến thức. HS đạt được: ✓ Kiến thức: nêu được sự đa dạng, đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ. ✓ Kỹ năng: rèn kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình, tranh luận ✓ Thái độ: HS làm việc hăng say, khẩn trương. Các em được tự mình tìm tòi, khám phá kiến thức. Không khí lớp học rất sôi nổi, hào hứng. - Hoạt động 3: HS tham gia trò chơi để củng cố lại kiến thức đã học. HS đạt được: ✓ Kiến thức: củng cố lại kiến thức về lớp sâu bọ ✓ Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp ✓ Thái độ: HS hào hứng, tham gia nhiệt tình Như vậy, hai phương pháp trên có cùng đơn vị kiến thức nhưng phương pháp tổ chức trò chơi sinh học có ưu điểm là HS chủ động tìm ra kiến thức, không khí lớp học thoải mái. HS làm việc hăng say và thích thú chờ đón các tiết học sau. 16
  12. Tôi tiếp tục thực hiện trên bài 19 như sau: Bài 19 MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm của một số đại diện của ngành thân mềm. - Thấy được sự đa dạng của thân mềm. - Giải thích được ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm. 2. Kĩ năng – Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. – Kĩ năng hoạt động nhóm. 20
  13. _ Kĩ năng thuyết trình, tranh luận 3. Thái độ _ Yêu thích môn học _ Biết cách bảo vệ các loài thân mềm II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ, loa, phần thưởng cho học sinh - HS: Các nhóm chuẩn bị bài tập về nhà GV đã giao từ tiết trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC GV: Hôm nay, chúng ta sẽ tham gia cuộc thi “ Khám phá sự sống” Lớp chia làm 4 đội chơi TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 Hoạt động 1: Phần thi khởi động: Trò chơi “Ai nhanh tay hơn” phút Mục tiêu: Thông qua trò chơi sẽ tạo tâm thế học tập cho học sinh và hứng thú nghiên cứu bài học Thể lệ: Sau khi đọc xong câu hỏi, các đội giơ tay trả lời. Đội nào nhanh nhất sẽ được quyền trả lời, nếu đúng được 5 điểm, nếu sai đội khác được quyền trả lời. GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: 1 HS đọc thể lệ GV: Tuyên bố trò chơi bắt đầu HS: Các đội tham gia trò chơi HS: Các đội lần lượt trả GV: đưa ra áp án đúng và tính điểm cho mỗi lời đáp án vào bảng nhóm đội 21
  14. Câu 1: Số lượng các loài thân mềm là bao nhiêu? Đáp án: Khoảng 70000 nghìn loài Câu 2: Thân mềm phân bố ở đâu? Đáp án: cạn, sông, hồ, ao, suối, Câu 3: Ai bò chậm hơn? Ốc sên Trai sông Mực ống Bạch tuộc Đáp án: Trai sông 22
  15. Câu 4: Tại sao những nơi mà ốc sên bò qua thường để lại một đường chất nhờn? Đáp án: Trên chân của ốc sên có một loại thể tuyến gọi là túc tuyến. Túc tuyến có thể tiết ra một loại thể dịch rất dính để giúp ốc sên bò, do vậy chỗ nó vừa bò qua đều để lại vết dịch dính từ túc tuyến tiết ra. Sau khi vết dịch dính này khô đã hình thành một vệt nước sáng lấp lánh GV: Kết luận điểm của phần thi khởi động GV mở bài: Nghành thân mềm có số lượng loài rất lớn (khoảng 70000 loài) rất đa dạng và phong phú. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số đại diện thân mềm mà chúng ta thường bắt gặp ở phần thi “Tăng tốc”. Hoạt động 2: Phần thi: Tăng tốc: “Đừng để điểm rơi” 35 Mục tiêu: Sau khi tham gia trò chơi, học sinh nêu được từ những đặc điểm phút khác nhau và giống nhau của các đại diện thân mềm mà tạo nên được sự đa dạng và đặc điểm chung của ngành Thể lệ: Mỗi đội chơi sau khi hoàn thành xong PHT có tổng điểm là 60 điểm. Sau đó, các nhóm lần lượt luân chuyển bài làm của mình cho đội khác, đội đó sẽ tìm nội dung còn thiếu hoặc lỗi sai trong PHT. Lưu ý, các đội không được tìm trùng lặp nhau. Mỗi nội dung, đội tìm đúng sẽ được cộng 5 điểm, đội sai bị trừ 5 điểm 23
  16. GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: Đọc thể lệ GV: Chiếu phiếu học tập và yêu cầu HS nghiên cứu tư liệu đã được chuẩn bị sẵn, kết hợp sách giáo khoa, trong thời gian 7 phút thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập HS: Các đội chơi thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập HS: Sau khi các đội hoàn thành xong PHT, cho các đội lần lượt luân chuyển GV: Cho HS treo bài làm lên bảng phụ và bài làm để các đội khác thảo luận phần nhận xét của đội khác nhận xét và đánh giá. HS: Thảo luận nhóm. Từng đội lần lượt báo cáo GV: Nhận xét và đánh giá bài làm của các đội và tranh luận với các đội GV: tổng kết điểm của từng đội ở phần thi khác tăng tốc GV: căn cứ vào phần tìm hiểu của các đội, cô mời một bạn nêu các đặc điểm khác nhau, đặc điểm giống nhau của các đại diện? GV: Nhận xét, đánh giá và đưa ra kiến thức HS: Suy nghĩ trả lời GV: Tổng kết điểm sau hai phần thi và chuyển sang phần thi về đích Kết luận: Nghành thân mềm ngoài những đặc điểm giống nhau tạo nên 24
  17. đặc điểm chung, chúng còn có các đặc điểm khác nhau tạo nên tính đa dạng của ngành - Số lượng loài: khoảng 70000 loài - Đặc điểm cấu tạo: khác nhau tùy loài - Môi trường sống: ở cạn, biển, ao, ruộng, . - Tập tính: khác nhau về lối sống, sinh sản, tự vệ, 5 Hoạt động 3: Phần thi: Về đích “Ô chữ bí mật” phút Mục tiêu: Thông qua trò chơi học sinh củng cố lại kiến thức đã học Thể lệ: Có 7 ô hàng ngang. Các đội trả lời ra bảng phụ. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 5 điểm. Đội nào trả lời nhanh và đúng nhất ô hang dọc sễ được 20 điểm GV: Gọi 1 HS đọc thể lệ HS: Đọc thể lệ GV: tuyên bố trò chơi bắt đầu GV: Ghi điểm phần thi Về đích cho từng đội GV: Tổng kết điểm của 3 phần thi và tuyên bố đội thắng cuộc GV: Phát quà cho các đội GV dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới IV. Dặn dò - Học bài cũ. Đọc mục “Em có biết” - Ôn tập ngành thân mềm - Chuẩn bị bài 20 25
  18. Phần thi: Khởi động Hoàn thành PHT sau Đại diện Môi trường sống Đặc điểm cấu tạo Tập tính Phần thi: Về đích 26
  19. PHẦN C: KẾT LUẬN 1. Kết quả thu được Trong năm học 2015 – 2016 áp dụng phương pháp này, tôi thấy đem lại hiệu quả cao • Giáo viên đã đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên thực sự là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh và học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, tích cực chủ động, linh hoạt sáng tạo. Đồng thời còn tạo ra không khí lớp học sôi nổi, phấn khởi. • Học sinh từ chỗ ít hứng thú, thậm chí còn e ngại đến chỗ thích học và chất lượng qua các bài kiểm tra được nâng cao rõ rệt 2. Những triển vọng trong việc vận dụng phương pháp này vào dạy học Việc sử dụng phương pháp này không quá khó, tuy mất nhiều thời gian nhưng mang lại kết quả cao và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh THCS, các em muốn vừa chơi vừa học. Các em thực sự 28
  20. hoạt động tích cực và đầy hứng thú. Nó giúp cho học sinh hoàn thiện nhiều kỹ năng để học sinh nắm bắt kiến thức, phát huy tính tích cực của mình. 3. Kết luận “Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trò chơi trong dạy học có nhiều cấp độ từ việc chơi cho vui trước khi học, đến việc học dưới hình thức trò chơi và đến mức độ cao hơn là học tập từ trò chơi. Sử dụng trò chơi khám phá tri thức trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạm thuần thục và khả năng sáng tạo cao của người dạy từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học tư duy, phát hiện tri thức từ trò chơi. Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học đại học không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó làm tăng hứng thú, động cơ học tập của học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. 29
  21. Cam đoan: Tôi cam kết đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình, không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hà nội, ngày 11 tháng 4 năm 2016 Kí tên Nguyễn Thị Thu Thủy 30
  22. Mục lục PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 5 1. Khái niệm “ Trò chơi dạy học” 5 2. Vai trò của trò chơi trong dạy học sinh học 5 3.Cấu trúc chung của trò chơi dạy học 6 4. Nguyên tắc chung phân loại trò chơi 7 II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 8 1. Điều kiện thực hiện 8 2. Áp dụng vào thực tiễn ở một số bài sinh học 7 10 Bài 27 10 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ 10 I. MỤC TIÊU 10 1. Kiến thức 10 2. Kĩ năng 10 3. Thái độ 10 31
  23. II. CHUẨN BỊ 10 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 10 IV. Củng cố 15 V. Dặn dò 15 Bài 19 18 MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC 18 I. MỤC TIÊU 18 1. Kiến thức 18 2. Kĩ năng 18 3. Thái độ 19 II. CHUẨN BỊ 19 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 19 IV. Dặn dò 23 PHẦN C: KẾT LUẬN 26 1. Kết quả thu được 26 2. Những triển vọng trong việc vận dụng phương pháp này vào dạy học 26 3. Kết luận 26 32