Giải pháp Một số phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lí 8

doc 37 trang trangle23 17/08/2023 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Một số phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_mot_so_phuong_phap_long_ghep_giao_duc_moi_truong_t.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Một số phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lí 8

  1. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. - Trong dạy học Địa lí, giáo viên nên triệt để sử dụng những tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa, bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể. * Phương pháp đàm thoại, gợi mở: Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môi trường thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi cần gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết, nên đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời. Ví dụ 1: Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta Khi dạy, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh có thể liên hệ với thực tế môi trường như: CH1. Khí hậu nước ta đã mang lại cho địa phương em những thuận lợi và khó khăn gì? CH2. Làm thế nào để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó? Ví dụ 2: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Khi dạy phần 1 giáo viên cũng có thể đặt một số câu hỏi để giáo dục môi trường như sau: CH1. Đặc điểm của sông ngòi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất và đời sống? CH2. Để khắc phục những khó khăn do sông ngòi đem lại thì cần có những biện pháp nào? Ví dụ 3: Bài 43: Miền nam Trung Bộ và Nam Bộ CH: Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền phía bắc? Mùa khô kéo dài gây ra những khó khăn gì đối với đời sống của người dân miền Nam? - Với những nội dung trên GV vừa kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với phương pháp đàm thoại gợi mở để giải quyết vấn đề. * Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu: GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 23
  2. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. Ở nhiều bài, do đặc trưng của nội dung và thời gian, giáo viên vẫn có thể sử dụng phương pháp mô tả hoặc trích dẫn một đoạn thơ, đoạn văn, một bài viết về vấn đề môi trường để giúp học sinh khai thác những khía cạnh về môi trường có liên quan đến bài học. Ví dụ 1: - Khi dạy đến những bài về tự nhiên, giáo viên có thể liên hệ đến những hiện tượng “ bất thường” của tự nhiên mà có liên quan đến con người bằng cách như mô tả một trận lũ, lụt điển hình ở miền Trung, hiện tượng đất lở, đá trượt điển hình xảy ra ở Tây Bắc, rét đậm rét hại ở miền Bắc nước ta. - Khi dạy về những vấn đề kinh tế giáo viên cũng có thể liên hệ đến vấn đề môi trường thông qua việc mô tả cảnh tượng ô nhiễm môi trường nước ta và một số nơi trên thế giới Ví dụ 2: Thông thường trong một tiết học, thời gian dành cho việc liên hệ đến những vấn đề môi trường rất ít, trong một số trường hợp giáo viên cũng có thể sử dụng những tin tức, những bài viết trong các sách báo, trên các phương tiện thông tin như Internet, radio, tivi để đọc hoặc thông báo ngắn gọn để học sinh nghe, chẳng hạn như: Thông báo về những vụ cháy rừng lớn, có mùi hôi thối do ảnh hưởng nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, đọc tin về những vụ nhiễm chất độc lớn do chất thải công nghiệp, hoặc do ăn phải nông sản có hàm lượng thuốc trừ sâu cao, trồng rau muống tưới nhớt ở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó giáo viên nên yêu cầu tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của những hiện tượng đó. * Phương pháp thảo luận nhóm: Sử dụng phương pháp này hệ thống câu hỏi phải khó, đòi hỏi có tính tập thể để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường. Giáo viên: Tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Giáo viên ra hạn thời gian. - Bước 2: Học sinh thảo luận ( theo nhóm hoặc bàn ) - Bước 3: Giáo viên sử dụng phiếu học tập. - Bước 4: Phân công nhóm trưởng. GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 24
  3. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. - Bước 5: Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cho các nhóm nhận xét cho nhau. - Bước 6: Giáo viên tổng hợp các ý kiến và chuẩn kiến thức, khen thưởng các nhóm làm tốt. Ví dụ: Bài 24: Vùng biển Việt Nam CH1: Giá trị kinh tế của vùng biển nước ta. HS: thảo luận + Ven biển + Trong biển + Trên biển + Thềm lục địa Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, GV chuẩn xác kiến thức. CH2: Nếu như không ý thức được tác hại của sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, thì trong tương lai liệu con người có còn các loại cá trong bữa ăn hàng ngày không? CH3: Nếu bạn đi tắm biển cùng gia đình, thấy biển có rác thì bạn sẽ làm gì? Những câu hỏi đó đã tạo nên sự sôi nổi của HS trong quá trình tự lực phát hiện vấn đề từ một tình huống thực tế, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, tự đề xuất ra giả thuyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề. * Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đây là phương pháp rất quan trọng của việc dạy và học. Giúp cho giáo viên biết được khả năng truyền đạt kiến thức của mình và cách tích hợp giáo dục môi trường vào nội dung bài học, nhận biết được sự tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào việc bảo vệ môi trường như thế nào của học sinh để từ đó có biện pháp khắc phục cho việc dạy và học về sau. Trong quá trình dạy học, tôi thường xuyên kiểm tra học sinh với nhiều hình thức khác nhau như: Kiểm tra thường xuyên hay định kỳ tôi đều có sự lồng ghép môi trường vào các bài kiểm tra, mục đích là muốn nhắc nhở học sinh về ý thức bảo vệ môi trường. Để có được kết quả như mong muốn tôi thông báo GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 25
  4. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. trước cho học sinh biết để các em có sự chuẩn bị. Em nào vận dụng kiến thức về môi trường tốt thầy cô sẽ khuyến khích và cho đạt điểm tối đa từ đó tăng thêm sự hứng thú cho các em. * Phương pháp nêu gương: Trong quá trình thực hiện học sinh tự phát hiện, theo dõi những hành vi tốt của bạn mình và nêu gương trước lớp, giáo viên có hình thức khen thưởng, tuyên dương, động viên ngay trước tập thể lớp (việc này có thể thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp hoặc kết hợp với Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết sinh hoạt dưới cờ). Ngoài ra tôi còn luôn sử dụng thêm biện pháp: “Nói và làm” cũng như “Học đi đôi với hành”. Khi bước vào lớp giáo viên quan sát vệ sinh lớp nếu phát hiện có rác yêu cầu học sinh thu gom ngay trước khi vào tiết học. Học sinh vừa làm, giáo viên đưa ra những lời nói giáo dục cho các em như: “Đây là môi trường sống của chúng ta hãy bảo vệ nó cũng như bảo vệ chính bản thân mình, đây cũng chính là ngôi nhà thứ 2 của các em”. Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Vì thế muốn giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng các qui định bảo vệ môi trường. Chỉ là hành động nhỏ thôi cũng tác động rất lớn đến các em, như khi ta kê một tờ giấy xuống ghế ngồi thì khi ta đứng dậy phải cất ngay tờ giấy đó hoặc bỏ vào sọt rác thì bản thân ta đã góp phần làm cho môi trường sạch hơn. Có thể nhắc các em tắt hệ thống điện trong phòng học khi không cần thiết, hưởng ứng ngày môi trường Thế giới, giờ Trái đất, Đó cũng chính là những hành động để giáo dục các em sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng vì đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên và khí hậu trên toàn cầu bị biến đổi. Ví dụ: Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam Giáo viên liên hệ một trong những quốc gia bị ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lớn nhất là Việt Nam. Hằng năm miền Trung nước ta phải đương đầu GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 26
  5. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. với nhiều trận lũ lụt lớn, gây thiệt hại lớn về tài sản cũng như tính mạng của người dân. Sự mất mát đó không thể khắc phục trong ngày một ngày hai mà phải sau nhiều năm nữa mới khắc phục được. Khi lấy những dẫn chứng cụ thể như vậy thì hiệu quả giáo dục môi trường sẽ có tác dụng hơn, vì có thể khẳng định rằng chính con người tác động vào tự nhiên và lấy đi những gì của tự nhiên, thì con người phải chịu những hậu quả của tự nhiên mang lại. Từ đó giáo dục tinh thần “Tương thân tương ái” “Lá lành đùm lá rách" cho HS. * Phương pháp thực hành, luyện tập: - Trong chương trình Địa lí có nhiều bài tập thực hành, để giáo dục môi trường giáo viên có thể cho học sinh các bài tập vận dụng và bài tập nghiên cứu. Các bài tập này tốt nhất là nên gắn liền với môi trường ở địa phương, nơi học sinh đang sinh sống và học tập thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Ví dụ: + Cho các bài tập tìm hiểu về MT tự nhiên ở địa phương như: Tìm hiểu về các danh lam, thắng cảnh, tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên, tìm hiểu về mùa mưa, về chế độ nước sông, của địa phương, đặc biệt GV nên hướng dẫn HS chú ý nhất vấn đề ảnh hưởng của các yếu tố, vấn đề khai thác và sử dụng, các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. + Cho các bài tập nghiên cứu về tình hình MT của địa phương: Vấn đề ô nhiễm MT, vấn đề cải tạo MT ở địa phương, đăc biệt GV nên hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm, và có thể đề xuất những biện pháp khắc phục, - Muốn thực hiện tốt một bài tập nghiên cứu, GV cần phải chú ý đến các vấn đề sau: + Bài tập đưa ra phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn, + Mục đích, yêu cầu của nghiên cứu phải rõ ràng, dễ hiểu. + Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cơ bản phải dựa trên những nguyên tắc và nguyên lí chung, nhưng đồng thời phải dành chỗ sáng tạo cho HS. Đặc biệt là phải rút ra được những kết luận và bài học điển hình. GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 27
  6. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. - Để tiến hành và nghiên cứu, học sinh phải quan sát tình hình môi trường địa phương, thu thập các tài liệu có liên quan, tiến hành khảo sát trên thực địa, thông qua hoạt động này học sinh rèn luyện được một số kĩ năng địa lí cơ bản, phát triển được năng lực tư duy và năng lực thực hành và đặc biệt giúp các em hiểu rõ về tình hình môi trường địa phương làm cơ sở tốt để sau này các em trở thành những người lao động có ích cho quê hương. * Phương pháp phối hợp, kết hợp: Ngoài những phương pháp tôi thường xuyên áp dụng giảng dạy trên lớp thì một phương pháp không thể thiếu được trong việc bảo vệ môi trường đó là phương pháp phối hợp với các ban ngành đoàn thể như: Đoàn, Đội, Hội cha mẹ phụ huynh học sinh của trường, của lớp để giáo dục, dạy dỗ các em. Nhắc nhở các em cả trong cách ăn uống nên chọn đồ ăn thức uống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sạch sẽ, an toàn bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình của mình. Giáo viên đưa ra một số dẫn chứng các đồ ăn thức uống hiện nay sử dụng hóa chất độc hại gây ra những căn bệnh như: Ung thư, đường ruột, cho học sinh nghe để học sinh biết và phòng tránh. Đây là biện pháp tôi và đồng nghiệp đã thực hiện tiết dạy ngoại khóa, lồng ghép kiến thức liên môn trong năm học vừa qua, học sinh rất hứng thú tích cực hợp tác. Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống bảo vệ môi trường là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề môi trường. Cụ thể là kĩ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường, xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường, kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường trong lớp học, trường học, khu dân cư và ngay trong gia đình của các em. Tất cả những phương pháp được trình bày ở trên, thường không tách rời nhau và không độc lập trong mỗi bài, mỗi tiết mà luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn, các thao tác thuần thục của giáo viên sẽ làm cho bài dạy có chất lượng cao không chỉ trong nhiệm vụ giáo dục môi trường mà cả nhiệm vụ môn học. GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 28
  7. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng: Tôi đã tiến hành khảo sát các vấn đề về môi trường đối với học sinh khối 8 kết quả cụ thể như sau: Câu 1: Em có những hiểu biết gì về các vấn đề môi trường ở nước ta? 100% học sinh trả lời đang bị ô nhiễm. Câu 2: Môi trường nào đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất? 100% học sinh trả lời môi trường nước và không khí. Câu 3: Em có biết nguyên nhân nào đã tác động xấu đến môi trường sống ở địa phương em? 90% Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu ý thức: Đã đốt rừng để làm rẫy, các hộ gia đình còn vứt rác nơi công cộng, đánh bắt cá không đúng kĩ thuật, xịt thuốc trừ sâu nhiều, nhà máy xí nghiệp xây dựng nhiều ) Câu 4: Trường em có được xem là ngôi trường “Xanh-Sạch-Đẹp” không ? Tại sao? + 20% trả lời: không vì: Một số lớp vẫn chưa làm tốt công tác chăm sóc cây xanh, các bạn còn vứt rác vào bồn cây, chưa tưới nước thường xuyên, nhiều lớp còn vệ sinh lớp chưa sạch, chưa đổ rác đúng nơi quy định. Một vài bạn học sinh còn ăn quà vặt và vứt rác ra sân trường, còn vẽ bậy lên tường lên mặt bàn, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, + 80% trả lời: có vì: Nhà trường rất quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây xanh trong sân trường. Ví dụ đã tổ chức cho lớp trực kiểm tra vệ sinh của các lớp, phân công các lớp chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong sân trường, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở các em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp cho nên nhìn chung trường em xứng đáng là một ngôi trường “Xanh-Sạch-Đẹp”. Câu 5: Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh bóng mát và kí cam kết giữ gìn môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp”? Kết quả 100% học sinh thống nhất cao và hứa sẽ tham gia tích cực. Câu 6: Em hãy nêu những việc làm của các bạn học sinh nhằm góp phần vào công tác bảo vệ môi trường tại nơi các em sinh sống và học tập. GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 29
  8. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. Các em đã tham gia tích cực các buổi lao động công ích như: Lao động vệ sinh sân trường, khu vực bia tưởng niệm xã Thủy Đông, không vứt rác bừa bãi ở trường, trên đường từ nhà đến trường, Học sinh hăng hái tích cực tham gia ngày “Chủ nhật xanh” Học sinh tích cực vệ sinh bia tưởng niệm xã Thủy Đông * Như vậy sau khi thực hiện những phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn học Địa lí 8 tôi nhận thấy: GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 30
  9. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. - Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn. - Bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. - Nâng cao ý thức học tập cho học sinh (Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn). - Có trách nhiệm trong công tác giữ gìn vệ sinh và môi trường tại trường học và địa phương các em đang sinh sống. - Học sinh thấy thích thú hơn khi học bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu biết của mình về những vấn đề giáo viên đưa ra ngoài nội dung SGK. - Các em dành thời gian để tìm tòi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua các thông tin đại chúng khác nhiều hơn. - Học sinh từ chưa có ý thức bảo vệ môi trường, thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường đến ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ môi trường như giữ gìn tốt vệ sinh lớp học, đổ rác đúng nơi qui định, trồng và chăm sóc cây xanh, hăng hái tham gia tích cực các phong trào lao động tập thể, tuyên truyền cho gia đình và người thân có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp, - Năm học 2014-2015, 2015-2016 trường THCS Thủy Đông được công nhận “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là những hình ảnh thu được tại trường THCS Thủy Đông sau một năm áp dụng đề tài ý thức về môi trường của học sinh có nhiều thay đổi. GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 31
  10. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. Quang cảnh trường THCS Thủy Đông Xanh-Sạch-Đẹp GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 32
  11. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. III. KẾT LUẬN: 1. Tóm lược giải pháp: Qua thực tiễn áp dụng SKKN: “Một số phương pháp GD môi trường trong giảng dạy Địa lí 8” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Giáo viên cần phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là kiến thức thực tế tại địa phương, trong nước và cả trên thế giới. - Ý thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường cho học sinh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần thường xuyên lồng ghép, tích hợp các vấn đề về môi trường một cách tinh tế, nhẹ nhàng làm cho tiết học thêm sôi động từ đó sẽ đánh thức được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. - Bản thân người GV phải luôn là tấm gương sáng về công tác bảo vệ môi trường để học sinh noi theo. - Nội dung quan trọng nhất, thiết thực nhất là vấn đề “Xanh hoá nhà trường” và hiểu đầy đủ đó là Xanh - Sạch - Đẹp trong nhà trường phổ thông. Vận động các em tham gia xây dựng bảo vệ trường lớp, vườn hoa, công viên, cảnh quan nơi các em đang sống. - Học sinh có ý thức bảo vệ và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường. Đồng thời hình thành ở các em lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường và dần dần ý thức đó trở thành phong cách và nề nếp sống của học sinh trường THCS Thủy Đông. 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng: - Pham vi áp dụng: Đề tài nghiên cứu về thực trạng môi trường hiện nay và đưa ra một số phương pháp giáo dục môi trường trong dạy học môn Địa lí 8 ở trường THCS Thủy Đông. - Đối tượng áp dụng: học sinh khối 8 trường THCS Thủy Đông. Đề tài này có khả năng áp dụng ở tất cả các khối lớp bậc THCS trong phạm vi toàn tỉnh Long An. GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 33
  12. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. 3. Kiến nghị: - Đối với lãnh đạo cấp trên: Để công tác giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao ngoài tích hợp vào các môn học Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng các bộ ngành có liên quan nên có kế hoạch xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và SGK cho môn học môi trường riêng để công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường được sâu hơn, hiệu quả cao hơn. - Về phía nhà trường: Liên đội nên tổ chức thành lập câu lạc bộ về môi trường để kết nạp các thành viên, hỗ trợ thêm cho đội cờ đỏ trong việc kiểm tra vệ sinh trong và ngoài lớp học. Phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức các sân chơi học tập tìm hiểu về môi trường và hành động vì môi trường Xanh- Sạch- Đẹp. - Về phía địa phương: Cần đầu tư hơn nữa trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường như sử dụng các pa nô, áp phích ở các nơi công cộng, để tuyên truyền về những nguy hại của môi trường khi bị ô nhiễm. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục ý thức môi trường cho học sinh. - Đối với giáo viên: Khi giảng dạy có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên cần xác định địa chỉ tích hợp thích hợp và sử dụng phương pháp sư phạm, kĩ năng dẫn dắt vấn đề rõ ràng, dễ hiểu, tránh lạm dụng nếu thời gian không cho phép. GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 34
  13. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. LỜI CẢM ƠN Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục môi trường trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí khối 8 bậc THCS. Vì nội dung đề tài có phạm vi rộng mà thời gian nghiên cứu có hạn nên chưa minh họa được nhiều khía cạnh của môi trường. Những năm tiếp theo tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm cho đề tài phong phú hơn và có tính khả thi hơn. Rất mong đồng nghiệp cũng như hội đồng khoa học góp ý thêm để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi hơn. Chân thành cảm ơn! GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 35
  14. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 36
  15. SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục môi trường Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục 2. Kể chuyện về môi trường thiên nhiên quanh em. Lê Trọng Thơ 3. Góp phần bảo vệ môi trường. Bùi Tâm Trung -Vũ Hoan-Trần Hữu Tâm-1998 4. Môi trường sống và con người. Nguyễn Đình Khoa-NXB ĐHvà THCN1987 5. Tình hình giáo dục môi trường ở Việt Nam Trung tâm thông tin môi trường -1993 6. Tư liệu dạy học Địa lý 8 Phạm Thị Sen -Nguyễn Đình Tám-Lê Trọng Túc-2002 GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy 37