Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam”

pdf 13 trang thulinhhd34 5691
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_va_khai_thac_kenh_hinh_trong_s.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam”

  1. - Vấn đề mà chuyên đề giải quyết: Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Tháng 02 năm 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến Để hòa nhập cùng xu thế phát triển của xã hội, nền giáo dục Việt Nam đang có những bước chuyển mình, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh. Các sự vật và hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt chúng ta. Vì vậy học Địa lí nhiều khi các em phải quan sát chúng trên tranh ảnh, hình vẽ, trên biểu đồ, lược đồ. Kiến thức trong sách giáo khoa Địa lí nói chung và trong sách giáo khoa Địa lí 8 nói riêng được trình bày bằng cả hai kênh: kênh hình và kênh chữ. Do đó các em phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình (tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ ) để trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập, hình thành hiệu quả những tri thức cơ bản và vận dụng chúng vào lĩnh hội kiến thức mới. Đồng thời các kênh hình cũng giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được chất lượng hơn. Trong quá trình dạy học địa lí, khi ta sử dụng và khai thác kênh hình giúp học sinh có hứng thú học tập bộ môn, tích cực và chủ động nắm vững kiến thức đồng thời hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng về bản đồ; kĩ năng thu thập, phân tích, xử lí thông tin; kĩ năng giải quyết vấn đề cụ thể Đó là những kĩ năng cơ bản rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu địa lí. Ngoài ra, chúng còn làm cho vốn hiểu bết của các em trong thời đại hiện nay thêm phong phú. Trên cơ sở đó, tôi đưa ra một vài kinh nghiệm sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK Địa lí 8 để giảng dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” Về nội dung của chuyên đề: Sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK Địa lí 8 để giảng dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam”. Gồm 2 nội dung chính: - Những nguyên tắc chung khi sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 8. - Một số kinh nghiệm trong sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam”. + Các tranh ảnh Địa lí. + Các bảng số liệu thống kê. + Các sơ đồ và lát cắt địa lý. + Các lược đồ. + Các biểu đồ. 7.1.Về nội dung của sáng kiến. 7.1.1. Những nguyên tắc chung khi sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 8. Khi sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí nói chung và Địa li 8 nói riêng giáo viên cần định hướng cho học sinh quan sát và gợi ý 2
  2. cho học sinh khai thác kiến thức nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh. Các tranh ảnh, bảng số liệu thống kê, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ mỗi loại có một chức năng riêng, trong dạy học chúng ta cần xác định vị trí, vai trò của chúng nhằm giải quyết nhiệm vụ sư phạm cụ thể như thế nào? Sử dụng chúng vào lúc nào? Mức độ sử dụng ra sao? Với mỗi bài địa lí cần xác định mục tiêu và những hoạt động cụ thể của thầy để sử dụng và khai thác chúng đúng mục đích, có hiệu quả đối với việc học tập của học sinh, tránh trường hợp, trong suốt một tiết học không hề sử dụng hoặc sử dụng như là một phương tiện minh hoạ cho bài giảng. Mặt khác phải chú ý đến hoạt động học tập của học sinh đối với các phương tiện day học này (Học sinh phải tiến hành những hoạt động nào? Giáo viên giúp học sinh nắm được những kiến thức gì từ những phương tiện dạy học đó?). Bên cạnh đó giáo viên cũng cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh sử dụng quá lâu, quá nhiều lần một loại kênh hình trong một tiết học gây tâm lí nặng nề, căng thẳng cho học sinh, tránh làm loãng phần kiến thức trọng tâm của bài. 7.1.2. Một số kinh nghiệm trong sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” 7.1.2.1. Các tranh ảnh địa lí Các tranh ảnh có một ý nghĩa rất to lớn trong việc dạy và học địa lí, nó không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh, từ việc quan sát tranh ảnh các em sẽ tư duy trìu tượng, sẽ phân tích, giải thích và rút ra những kết luận cần thết. Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học địa lí đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ tranh ảnh, xem hình đó minh họa cho nội dung kiến thức nào trong bài, sử dụng vào lúc nào là đạt kết quả tốt nhất để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Khai thác và sử dung tranh ảnh trong dạy học địa lí học sinh cần xem bức ảnh chụp cái gì? (chủ đề của bức ảnh). Bức ảnh chụp ở đâu? Có những gì trong ảnh? Những vấn đề mà sự vật, hiện tượng địa lí đó đã đặt ra cho con người là gì? Ví dụ 1: Khi dạy Bài 24: “Vùng biển Việt Nam” để chứng minh cho luận điểm “Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn về nhiều mặt” giáo viên cho học sinh quan sát Hình 24.4: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Quan sát bức tranh các em thấy rằng, bức tranh đã phản ánh tài nguyên biển nước ta rất phong phú, đa dạng là cơ sở để phát triển ngành du lịch, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt hải sản Ví dụ 2: Khi dạy Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam giáo viên cho các em quan sát các Hình 38.1, Hình 38.2. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: “Hãy kể tên các loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta?” Quan sát 2 bức ảnh học sinh có thể kể tên các loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta là: Sếu đầu đỏ, Sao La 3
  3. Từ đó học sinh có thể nêu một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên động vật ở nước ta: - Do săn bắt, vận chuyển, buôn bán động vật trái phép, - Do khai thác thủy hải sản thiếu khoa học Và biện pháp học sinh có thể nêu một số bảo vệ tài nguyên động vật: - Không phá rừng, cấm săn bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã. - Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia. - Khai thác thủy sản hợp lí. 7.1.2.2. Các bảng số liệu thống kê Thông qua việc phân tích các bảng số liệu thống kê học sinh sẽ thu được các kiến thức địa lí cần thiết, sẽ nắm chắc và rõ ràng hơn các kiến thức. Các bảng số liệu thống kê có thể được dùng để minh họa, khắc sâu nội dung kiến thức địa lí, mang tính thuyết phục cao. Những số liệu đặc trưng có thể chứng minh một đặc điểm, rút ra kết luận cần thiết khi nghiên cứu về một vấn đề. Như vậy bảng số liệu thống kê không phải là những kiến thức địa lí cần ghi nhớ kĩ mà nó là phương tiện của học sinh trong nhận thức. Trong phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” các bảng số liệu thống kê cung cấp cho học sinh những kiến thức về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta, nhiệt độ và lượng mưa của các trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, diễn biến mùa bão của nước ta Qua đó rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích bảng thống kê, vẽ biểu đồ cơ cấu, vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Khi phân tích bảng số liệu thống kê phải sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng, tránh bỏ sót, phân tích đi từ khái quát tới cụ thể. Tính toán và phân tích số liệu theo cột dọc và hàng ngang Ví dụ: Căn cứ vào bảng số liệu sau nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta. Bảng 22.1: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị: %) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 2000 1990 2000 1990 2000 38,74 24,30 22,67 36,61 38,59 39,09 Quan sát bảng số liệu, học sinh có thể thấy rằng cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm dần tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. - Tỉ trọng của nông nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 giảm từ 38,74% xuống còn 24,3% (giảm 14,44%). 4
  4. - Tỉ trọng của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 22,67% lên 36,61% (tăng 13,94%). - Tỉ trọng của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 38,59% lên 39,09% (tăng 0,5%). Trong nhiều bài học còn yêu cầu học sinh phải vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và rút ra nhận xét, đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng trong môn Địa lí. Ví dụ 1: Dựa vào bảng 22.1 (sgk trang 79), vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của 2 năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét. Ở bài tập này, đầu tiên giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ biểu đồ: Vẽ hai biểu đồ hình tròn, 1 biểu đồ của năm 1990 và 1 biểu đồ của năm 2000. Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ chỉ số 12, trước khi vẽ ghi rõ 1% = 3,60, số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %, hoàn thiện biểu đồ (ghi tên biểu đồ và lập bảng chú giải). Năm 1990 Năm 2000 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của 2 năm 1990 và 2000 Sau khi vẽ biểu đồ xong giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ để rút ra nhận xét: Cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm dần tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. - Tỉ trọng của nông nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 giảm từ 38,74% xuống còn 24,3% (giảm 14,44%). - Tỉ trọng của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 22,67% lên 36,61% (tăng 13,94%). - Tỉ trọng của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 38,59% lên 39,09% (tăng 0,5%). Chứng tỏ nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp, phản ánh quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang phát triển. 5
  5. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau: Bảng 35.1: Bảng lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3 /s) theo các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa 19,5 25,6 34,5 104,2 222 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9 17,8 Lưu lượng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 a. Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy tại lưu vực sông Hồng. b. Tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng. c. Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Hồng. Ở bài tập này, đầu tiên giáo viên cũng tổ chức cho học sinh vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ gồm 2 trục tung, 1 trục thể hiện lượng mưa, một trục thể hiện lưu lượng, trục hoành là năm. Vẽ đến đâu, tô màu (kẽ vạch) đến đó. Đồng thời ghi tên biểu đồ và thiết lập bảng chú giải. 400 10000 9000 350 8000 300 7000 250 6000 lượng mưa 200 5000 lưu lượng 4000 150 3000 100 2000 50 1000 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy tại lưu vực sông Hồng. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng: Mùa mưa bao gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng lớn hơn hay bằng ½ cả năm. Mùa lũ bao gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng cảy lớn hơn hay bằng ½ cả năm. Xác định thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ. 6
  6. Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Hồng (mùa lũ không hoàn toàn trùng khớp với mùa mưa do ngoài mưa còn có: Độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá ). 7.1.2.3. Các sơ đồ và lát cắt địa lý Các sơ đồ trong sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 8 nói riêng luôn có nội dung phù hợp với nội dung bài học, có tính khái quát cao, dễ đọc, dễ nhớ. Trong giảng dạy địa lí thường sử dụng các loại sơ đồ sau: Sơ đồ cấu trúc, sơ đồ quá trình, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ logic và sơ đồ tư duy. Các sơ đồ có thể được sử dụng trong khi kiểm tra kiến thức cũ, trong giảng dạy bài mới, trong củng cố bài học hoặc ra bài tập về nhà cho học sinh. Trong phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” các sơ đồ cung cấp cho học sinh những kiến thức về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam, mặt cắt khái quát của vùng biển Việt Nam, các vùng địa chất kiến tạo Khi khai thác và sử dụng sơ đồ trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đọc các yêu cầu trong sách giáo khoa để nêu các đối tượng được thể hiện trong sơ đồ sau đó phân tích, rút ra kết luận, nắm kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Ngoài ra để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên còn có thể hướng dẫn học sinh khám phá các mối liên hệ, hoàn thành sơ đồ tương ứng với nội dung bài học Ví dụ 1: Dựa vào sơ đồ sau cho biết vùng biển Việt Nam gồm những bộ phận nào? Ghi chú: 1 hải lí = 1852m Hình 24.6. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam Qua sơ đồ học sinh sẽ phát hiện ra vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài ra qua sơ đồ học sinh còn tính được chiều dài của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế khi biết 1 hải lí = 1852m. 7
  7. Ví dụ 2: Dựa vào sơ đồ sau: hãy cho biết vào giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh và Trung sinh có những mảng nền nào? Qua sơ đồ trên, nhìn vào bảng chú giải học sinh có thể phát hiện được ngay giai đoạn Tiền Cambri có mảng nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, Kon Tum. Giai đoạn Cổ sinh có những mảng nền là: Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Đông Nam Bộ. Giai đoạn Trung sinh có những mảng nền là: Sông Đà. Ví dụ 3: Dựa vào nội dung bài học điền tiếp nội dung vào các ô của sơ đồ sau để nói lên đặc điểm của vị trí địa lý, lãnh thổ của Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội. 8
  8. VIỆT NAM Vị trí địa lý: Lãnh thổ: Thiên nhiên - Thuận lợi: - Khó khăn : Phát triển kinh tế: Các lát cát trong sách giáo khoa Địa lí 8 phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” cung cấp cho học sinh những kiến thức về các loại đất ở Việt Nam, về địa hình Khi khai thác kiến thức từ lát cắt, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu rõ nội dung của lát cắt là gì và đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của lát cắt. Giáo viên có thể tổ chức học sinh làm việc với lát cắt bằng nhiều cách: Dựa vào lát cắt học sinh xác định vị trí địa lí các đối tượng địa lí trên lát cắt, điều này rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc lát cắt. Ví dụ: Dựa vào hình 36.1: Lát cắt địa hình thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 200B đọc tên các loại đất? Hình 36.1: Lát cắt địa hình thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 200B Qua lát cắt học sinh có thể đọc được có các loại đất khi đi từ bờ biển lên: Đất mặn ven biển, đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bãi ven sông, đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp, đất mùn núi cao. 9
  9. 7.1.2.4. Các lược đồ Sự vật và hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt chúng ta, nó được trải rộng trong không gian, chúng ta không thể đến từng nơi để quan sát, để nghiên cứu, để phân tích được. Vì vậy trong dạy và học địa lí các lược đồ có vai trò rất quan trọng, nó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, là phương tiện để dạy học địa lí, giúp học sinh khai thác, củng cố kiến thức và phát triển tư duy trong quá trình học. Các lược đồ trong phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” cung cấp cho học sinh những kiến thức về vị trí, giới hạn của Việt Nam, các mỏ khoáng sản chính ở nước ta, các nhánh núi, khối núi lớn, các cao nguyên, các đồng bằng .Qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng chỉ lược đồ, phân tích, nhận xét lược đồ. Việc sử dụng và khai thác các lược đồ trong SGK Địa lí 8 phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” có thể theo các bước sau: - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên lược đồ để biết được nội dung được thể hiện trên lược đồ. - Bước 2: Đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện đối tượng trên lược đồ (loại kí hiệu, màu sắc). - Bước 3: Dựa vào lược đồ xác định vị trí địa lí của đối tượng địa lí, dựa vào các kí hiệu trên lược đồ xác lập mối quan hệ địa lí để nêu đặc điểm của đối tượng, giải thích các đặc điểm và sự phân bố. Ví dụ 1: Dựa vào Hình 17.1 cho biết Việt Nam gắn liền với châu lục, đại dương nào? Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào? Qua lược đồ học sinh có thể xác định được Việt Nam gắn liền với lục địa Á- Âu và trong khu vực Đông Nam Á: Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Căm- pu- chia, phía đông và phía nam giáp biển. Việt Nam có biên giới chung trên đất liền với Trung Quốc, Lào, Căm- pu- chia , trên biển với Trung Quốc, Căm- pu- chia, Phi- lip- pin, Ma- lai- xi- a, Brun- nây. Ví dụ 2: Quan sát Hình 26.2 nêu đặc điểm tài nguyên khoáng sản, kể tên một số mỏ khoáng sản lớn ở nước ta? Sau khi quan sát lược đồ học sinh cần rút ra một số đặc điểm tài nguyên khoáng sản nước ta như: + Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản (khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, phi kim loại và khoáng sản vật liệu xây dựng). + Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. + Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Than, dầu mỏ, khí đốt, bôxit, apatit + Khoáng sản phân bố khắp nơi trên cả nước, tập trung nhiều ở miền Bắc (vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ). Giáo viên cũng có thể dùng các lược đồ trống yêu cầu học sinh điền các đối tượng địa lí trên lược đồ. 10
  10. Ví dụ: Điền vào lược đồ trống Việt Nam một số các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn 7.1.2.5. Các biểu đồ Các biểu đồ trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam gồm 2 loại: Biểu đồ cột, biểu đồ đường cột kết hợp. Việc sử dụng và khai thác biểu đồ trong SGK Địa lí 8 phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” có thể diễn ra theo các bước sau: - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên của biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ. - Bước 2: Đọc bảng chú giải để biết được có bao nhiêu đối tượng được thể hiện trên biểu đồ và cách biểu hiện chúng như thế nào. - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét cần thiết. Ví dụ 1: Qua hình 42.2: Biểu đồ lượng mưa tại Lai Châu và Quảng Bình (bài 42) nhận xét gì về chế độ mưa tại miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Qua biểu đồ giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét: Mùa mưa ở Tây Bắc do ảnh hưởng của gió đông nam từ biển thổi vào và dải hội tụ nhiệt đới vắt qua trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa ở Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng của những đợt gió mùa đông bắc khi vượt qua vịnh Bắc Bộ được sưởi ấm bị biến đổi tính chất lại gặp địa hình chắn gió của dải Trường Sơn Bắc và dải hội tụ nhiệt đới di chuyển xuống trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 nên mưa chậm hơn. Mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Tây Bắc đến Bắc Trung Bộ. Ví dụ 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa. Trình bày sự khác biệt khí hậu trong 3 khu vực trên? Qua biểu đồ giáo viên hướng dẫn học sinh Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa. Rút ra nhận xét sự khác nhau về khí hậu ở 3 trạm. Núi cao Hoàng Khu vực CN Mộc Châu ĐB Thanh Hóa Liên Sơn Nhiệt độ trung 12,80C 18,50C 23,60C bình năm - Thấp nhất Tháng 1: 7,1 Tháng 1: 11,8 Tháng 1: 17,40C - Cao nhất Tháng 6,7,8: 16,4 Tháng 7: 23,1 Tháng 6,7: 28,9 Lượng Mưa TB 3553mm 1560mm 1746mm - Thấp nhất Tháng 1: 64 Tháng 12: 12 Tháng 1: 25mm - Cao nhất Tháng 7: 680 Tháng 8: 331 Tháng 9: 396 Kết luận chung Nhiệt độ thấp Mùa đông lạnh, Nhiệt độ trung bình về khí hậu 3 lạnh và mưa ít mưa. Mùa hạ cao. Mùa đông không trạm. nhiều quanh nóng, mưa lạnh lắm, mùa hạ năm. nhiều. nóng. Mưa nhiều cuối hạ sang thu. 11
  11. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến có thể áp dụng trong các tiết dạy học cụ thể của môn Địa lí. Sáng kiến có thể áp dụng thành công đại trà khối lớp 8, ngoài ra còn có thể áp dụng ở cả khối 6, khối 7 và khối 9 ở trường THCS. 8. Những thông tin cần bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Giáo viên cần linh hoạt trong việc áp dụng sáng kiến. Tranh ảnh, phim tư liệu, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, thiết bị dạy học bộ môn. Để mỗi bài học thêm sinh động, trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên kết hợp sử dụng các loại kênh hình với phương pháp dạy học cụ thể như: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của từng vùng miền. Trong mỗi bài học giáo viên không nhất thiết phải sử dụng hết các kênh hình mà phải căn cứ vào nội dung của bài học để lựa chọn cho phù hợp. Khi sử dụng và khai thác các kênh hình cũng cần phải có sự vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt. Điều đó đòi hỏi mỗi thầy cô giáo cũng phải không ngừng học tập để nâng cao tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Các kênh hình trong sách giáo khoa chứa đựng rất nhiều kiến thức quan trọng cần khai thác, giúp chúng ta nhận biết nhiều vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Giúp học sinh hiểu bài, tích cực và chủ động nắm vững kiến thức và có hứng thú học tập bộ môn. Hình thành những tri thức cơ bản và vận dụng chúng vào lĩnh hội kiến thức mới. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Việc áp dụng thí điểm đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” ở lớp 8. Tôi đã đem sáng kiến kinh nghiệm này để giảng dạy ở trường tôi có 2 lớp 8. Lớp 8B không sử dụng và khai thác các loại kênh hình trên trong SGK hoặc nếu có nhưng chỉ ở mức độ đơn giản thì làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, nhiều em không hiểu bài và không có hứng thú học tập bộ môn. Lớp 8A tôi đã dạy theo cách sử dụng và khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa như trong sáng kiến kinh nghiệm tôi đã trình bày và kết quả thu được ở một số bài kiểm tra khá tốt. 12
  12. Kết quả cụ thể như sau: Áp dụng sáng kiến Không áp dụng sáng kiến Lớp 8A Lớp 8B Sự hứng thú 95% 52% Mức độ hiểu bài 96% 66% - Quan sát - Quan sát - Tư duy - Phân tích Rèn kỹ năng - Phân tích - Liên hệ thực tế - So sánh 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến Trường THCS Đồng Tâm, Môn Địa lí lớp 8 ở 1 Đặng Thị Thu Hiền thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Trường THCS Vĩnh Phúc Trường THCS Đồng Tâm, Môn Địa lí lớp 8 ở 2 Vũ Thị Diễm Hằng thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Trường THCS Vĩnh Phúc Trường THCS Đồng Tâm, Môn Địa lí lớp 8 ở 3 Đỗ Thị Thu Phương thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Trường THCS Vĩnh Phúc Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019 Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 4 năm 2019 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Tác giả sáng kiến Đặng Thị Thu Hiền 13