Giải pháp Quản lý nâng cao nhận thức chấp hành an toàn giao thông trong trường tiểu học tại trường tiểu học Tân Phước Tây

doc 25 trang trangle23 16/08/2023 2103
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Quản lý nâng cao nhận thức chấp hành an toàn giao thông trong trường tiểu học tại trường tiểu học Tân Phước Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_quan_ly_nang_cao_nhan_thuc_chap_hanh_an_toan_giao.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Quản lý nâng cao nhận thức chấp hành an toàn giao thông trong trường tiểu học tại trường tiểu học Tân Phước Tây

  1. giáo viên chốt lại những ý đúng, giúp các em khắc sâu những điều đã học), hồi tưởng (cho học sinh kể lại những hành vi được nhìn thấy ngoài đường mà các em cho là không an toàn; giáo viên liệt kê những điều các em kể trên bảng và nhắc lại những điều không an toàn để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, những em nào còn vi phạm thì sửa ngay và cùng tuyên truyền cho ba mẹ, người thân cùng thực hiện), thực hành (tổ chức cho các em thực hành ngay trên sân trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt đội theo chương trình đội viên, sinh hoạt tập thể giúp các em nhớ và thực hiện tốt những quy định đối với những người tham gia giao thông) Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. Muốn các em có kỹ năng an toàn, phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từng bước, không nên ép buộc các em phải nhớ ngay, mà các em sẽ dần có kỹ năng thực hành vào bài học, trò chơi hay những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên, bất kỳ hình thức dạy học nào cũng đều phải chú ý: từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. + Phải chú trọng nhấn mạnh những nội dung quan trọng như: đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy); đi đúng hướng đường, phần đường của mình; khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường; khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ; không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường; không chở nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang ( từ 3 xe trở lên); không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật; không dừng xe giữa đường nói chuyện; không 8
  2. chở người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều; không rẽ đột ngột qua đầu xe; không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường Ngoài những nội dung đã qui định trong sách giáo khoa, giáo viên bàn bạc, thống nhất một số nội dung khác sát với thực tế hàng ngày của các em như: thế nào là chiếc xe đạp an toàn, những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng xe đạp không phù hợp với mình hoặc tham gia giao thông khi điều khiển xe chưa vững vàng - Phối hợp nhiều lực lượng tham gia giáo dục An toàn giao thông. Sự phối hợp giữa tập thể Hội đồng sư phạm, tổ chức Đoàn, Đội trong trường và các lực lượng khác trong xã hội có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công tác giáo dục An toàn giao thông. Do đó, trường đã tiến hành các biện pháp cụ thể như sau: + Ngay từ tuần đầu năm học, trường tổ chức ký cam kết chấp hành tốt an toàn giao thông cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đưa vào tiêu chuẩn thi đua; phát động năm an toàn giao thông ngay từ đầu năm học. + Tổ chức Đoàn – Đội phát huy vai trò tự quản bằng cách xây dựng đội xung kích của trường trực an toàn giao thông sau mỗi giờ tan học và tổ an toàn giao thông của lớp để theo dõi, nhắc nhở trên đường đi. Tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện qui định về an toàn giao thông và thực hiện tốt chuyên hiệu An toàn giao thông theo chương trình rèn luyện Đội viên. Giáo viên Tổng phụ trách được giao nhiệm vụ phân công cho các em trong nhóm xung kích trực theo dõi, báo cáo những bạn còn vi phạm cho Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm. Vào những buổi sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần, Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở các em, nhấn mạnh những tác hại của việc không 9
  3. tuân thủ luật giao thông đường bộ, để hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Ý thức tự giác này không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà cả về sau này. + Vào giờ tan học, trường phối hợp lực lượng Công an địa phương tuần tra giữ trật tự trước cổng trường, tuyên truyền, nhắc nhở cha mẹ học sinh không đậu xe lấn chiếm lòng đường để dần dần hình thành ý thức tự giác cho họ. + Tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết thực hiện tốt việc chấp hành an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm cho con em khi đưa đón bằng xe máy, xe đạp điện; theo dõi và nhận xét việc thực hiện cam kết vào cuộc họp cha mẹ học sinh giữa năm, cuối năm học. Cha mẹ học sinh trang bị mũ bảo hiểm cho các em Bản thân tôi nhận thấy rằng đây là lực lượng rất quan trọng. Nếu bản thân họ không hợp tác với nhà trường, không chịu làm gương cho các em noi theo thì việc giáo dục trong nhà trường sẽ không đạt kết quả cao, nhất là đối với những người không có điều kiện đưa đón mà để cho con em sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển. 10
  4. Xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, dễ điều khiển nên ở lứa tuổi tiểu học một số các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em đều sử dụng xe đạp của người lớn, chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em. Điều này rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao. Qua trao đổi, nhiều ý kiến cha mẹ cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em phải đi xe đạp của người lớn. Nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tuyên truyền, giải thích những hiểm nguy có thể đe dọa các em khi sử dụng xe đạp người lớn tham gia giao thông và đề nghị cha mẹ các em nên sử dụng xe đúng kích cỡ; đồng thời chỉ cho các em lớp 4, lớp 5 được đi xe đạp đến trường. Đối với gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, không thể mua được xe phù hợp thì các em vẫn có thể đi xe đạp của người lớn, nhưng cần sử dụng xe đạp nữ, hạ yên thấp xuống để các em khi ngồi lên xe có thể chống chân xuống đất được, hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong để các em không phải nhoài người khi cầm tay lái. c. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong các lực lượng xã hội. * Đối với tổ chức Đoàn-đội: Lứa tuổi học sinh tiểu học có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số ít học sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển, thầy cô giáo phải hiểu biết những nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động, có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tâm lý của học sinh. Các em học sinh ở tiểu học chưa có đủ nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông, chưa có kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự quản lý sư phạm thường xuyên của thầy cô và thông qua các hoạt động tích cực trong, ngoài nhà trường để rèn 11
  5. luyện thói quen đúng cho bản thân, hình thành các mối quan hệ lành mạnh để tác động giáo dục lẫn nhau. Tổ chức Đoàn – Đội hơn ai hết là người phải gần gũi với các em, thông qua các hoạt động mà có thể thu hút được các em tham gia và thực hành tốt các kiến thức kỹ năng được tiếp thu trên lớp. Các hoạt động ngoại khóa của Đoàn – Đội đã được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: thi nhận biết biển báo giao thông, hái hoa dân chủ, thi đố vui, hóa trang, diễn tiểu phẩm, thi vẽ tranh, rung chuông vàng, kể chuyện, hiểu ý nhau, thi thực hành trên sơ đồ về chủ đề an toàn giao thông, thường xuyên tuyên truyền dưới cờ, phát thanh măng non về việc chấp hành Luật giao thông đường bộ trong học sinh, thực hiện chuyên hiệu Đội tuyển của trường đạt giải Nhất Hội thi tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông cấp huyện năm học 2015-2016 Tổ chức Đội được phân công chịu trách nhiệm chính trong việc phát động các phong trào hưởng ứng an toàn giao thông, tổ chức cho học sinh đăng ký thực hiện tốt an toàn giao thông theo đơn vị lớp, đưa nội dung 12
  6. thực hiện công tác an toàn giao thông vào bản đăng kí cam kết đầu năm về thực hiện nội qui nhà trường của học sinh. Bên cạnh đó, còn thường xuyên nắm tình hình thực hiện an toàn giao thông của học sinh để báo cáo kịp thời lãnh đạo trường khi có trường hợp vi phạm. Những hoạt động trên đã được các em hưởng ứng tích cực. Đặc biệt, trong các lần tổ chức văn nghệ, những nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không uống rượu bia khi tham gia giao thông được sân khấu hóa do chính các em biểu diễn đã thu hút cả các bậc cha mẹ học sinh tham dự đông đảo, góp phần chuyển tải những nội dung tuyên truyền lan tỏa ra phạm vi rộng lớn hơn. Hội thi Rung chuông vàng về an toàn giao thông ở trường * Đối với địa phương: Công tác phối hợp 03 môi trường giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nói chung và giáo dục về an toàn giao thông nói riêng đã được thực hiện và duy trì khá tốt. 13
  7. Vào đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp cùng chính quyền địa phương cụ thể là Công an xã Tân Phước Tây với nhiều nội dung về quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó có nội dung giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Qua đó, địa phương đã phối hợp nhà trường trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, nhất là khu vực trước cổng trường. Lực lượng công an và dân phòng địa phương tăng cường kiểm tra khu vực ngã tư gần trường nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục các em học sinh và nhắc nhở cha mẹ học sinh không vi phạm và gây ùn tắc giao thông trước cổng trong giờ tan học. * Đối với cha mẹ học sinh: Nhà trường thường xuyên tuyên truyền về an toàn giao thông qua các cuộc họp với cha mẹ học sinh, đề xuất các biện pháp để quản lý, giáo dục các em khi tham gia giao thông; vận động đội mũ bảo hiểm cho các em; đóng góp xây dựng lối đi, vỉa hè để hạn chế tình trạng lấn chiếm lòng đường; không để hàng rong bày bán trước cổng trường cản trở giao thông; tích cực tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ về chủ đề an toàn giao thông Và nhất là tuân thủ các qui định về giao thông, làm gương cho các em noi theo. Tranh vẽ về an toàn giao thông của học sinh ở trường 14
  8. d. Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục an toàn giao thông. - Việc trang bị sách giáo khoa, nội dung và phương tiện trực quan để giáo dục An toàn giao thông trong các trường còn khiêm tốn. Do đó, tôi đã khuyến khích giáo viên tự làm thêm các đồ dùng dạy học như sơ đồ giao thông, vòng quay kiến thức an toàn giao thông, sưu tầm những tin, bài có liên quan đến an toàn giao thông trên báo, đài, internet để cung cấp thêm kiến thức và tuyên truyền cho các em học sinh. - Trường đã trang bị dây giăng ngang đường để dừng các phương tiện giao thông cho học sinh qua đường vào giờ tan học, đảm bảo an toàn cho các em. - Bản thân tôi đã cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động làm lối đi nội bộ trong khuôn viên trường để các em tập kết, xếp hàng khi ra về, đảm bảo trật tự trong nhà trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh trật tự khi ra về 15
  9. - Trường đã vận động trên 70 triệu đồng để láng toàn bộ vỉa hè trước cổng trường, trồng nhiều cây bóng mát tạo điều kiện cho phụ huynh có nơi để đậu xe, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng đường gây ách tắc giao thông và chắn ngang cổng trường như các năm học trước. Danh sách cá nhân hỗ trợ láng vỉa hè 16
  10. Cha mẹ học sinh đưa xe lên vỉa hè do trường vận động láng bê tông khi đưa đón con em mình 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng: 4.1. Kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Ban giám hiệu chưa quan tâm đúng về vấn đề giáo dục an toàn giao thông, còn nặng về chuyên môn. - Giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm đến việc truyên truyền và kết hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục an toàn giao thông, còn có hiện tượng che dấu học sinh vi phạm vì sợ bị trừ thi đua, ảnh hưởng đến cá nhân. - Cha mẹ học sinh chưa hiểu hết những nguy hiểm khi không thực hiện đúng luật giao thông và kiến thức về an toàn giao thông còn hạn chế. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm cho bản thân và con em mình; chở quá số lượng người trên xe; chạy vào sân trường khi có nhiều học sinh đang chơi đùa. 17
  11. - Học sinh đi xe đạp của người lớn, chạy hàng hai, hàng ba, đùa giỡn, lạng lách trên đường. Nề nếp ra và về của học sinh toàn trường lộn xộn, không theo hướng dẫn của lớp trực nhật. - Đội sao đỏ, tổ trực về an toàn giao thông của các lớp còn mang tính hình thức, chưa mạnh dạn nhắc nhở các bạn hoặc báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm để cùng tuyên truyền, xử lý. 4.2. Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Hầu hết học sinh trong toàn trường đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. - Các em có kỹ năng thói quen tốt đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có ý thức trước khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông phải kiểm tra các bộ phận của xe. Các em còn có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, chỉ đi xe đạp thật cần thiết, khi đi xe thật vững mới ra đường. Phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông, nhất là các vị trí nguy hiểm, các giao lộ (ngã tư, nơi giao cắt giữa đường giao thông nông thôn với hương lộ ) - Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông, nên không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Từ khi áp dụng các giải pháp đến nay, trong các em học sinh và tại khu vực cổng trường chưa có vụ tai nạn nào xảy ra. Đây là tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên. - Cha mẹ học sinh khi đưa đón con em đã hạn chế tối đa việc đậu xe lấn chiếm lòng đường, cổng trường; đội mũ bảo hiểm cho con em mình khi 18
  12. đưa rước bằng xe máy. Khu vực cổng trường đảm bảo trật tự hơn, không còn tình trạng giao thông lộn xộn, ùn ứ kéo dài. Phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho con em khi đưa đón bằng xe máy Khu vực cổng trường ngày càng thông thoáng hơn 19
  13. - Đội ngũ giáo viên nhà trường ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục An toàn giao thông, vừa đảm bảo được trật tự an toàn, vừa góp phần hình thành nhân cách của các em, thực hiện tốt hơn mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường học. III. Kết luận: 1. Tóm lược giải pháp Qua việc thực hiện sáng kiến, có thể tóm lược những giải pháp chính đã áp dụng như sau: - Xác định đúng đối tượng để có biện pháp đúng: + Đối tượng cần tập trung giáo dục là học sinh và phụ huynh học sinh. + Đối tượng trực tiếp thực hiện các biện pháp giáo dục là giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội. + Các đối tượng có liên quan đến giáo dục An toàn giao thông là tập thể Hội đồng sư phạm, tổ chức Đoàn – Đội, các lực lượng xã hội ngoài nhà trường. - Phát huy nội lực của nhà trường: + Ban giám hiệu nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, đề ra kế hoạch cụ thể, triển khai đầy đủ, kịp thời trong nội bộ, song song với việc tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành luật giao thông cho học sinh noi theo. + Tiết dạy an toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo điều kiện gợi mở, không khí lớp học vui vẻ để thu hút tất cả các em cùng tham gia. Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: Trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành, trắc nghiệm, hồi tưởng . Phải căn cứ vào điều kiện cụ thể đường giao thông, các giao lộ ở địa phương để lựa chọn kiến thức và kỹ năng cơ bản mà hình thành cho học sinh của mình, không nhất thiết phải tuân thủ một cách máy móc, những sa hình mà 20
  14. địa phương không có, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng yêu cầu về an toàn giao thông, đúng luật giao thông. - Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa: + Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp. để học sinh nắm vững kiến thức về an toàn giao thông gần với thực tế hàng ngày. Thường xuyên tổ chức các phong trào, hội thi, hội diễn về kiến thức và tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông. + Rèn luyện và nâng cao cho học sinh ý thức tự giác khi tham gia giao thông, không có bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông; biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra Từ đó, hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sau này, làm nền tảng cho thái độ văn minh của một công dân khi các em lớn lên. - Kết hợp chặt chẽ 3 môi trường trong việc giáo dục An toàn giao thông: + Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa phương ủng hộ công tác giáo dục và bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. + Liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, lên kế hoạch để bàn bạc, trao đổi trong các buổi họp phụ huynh trong năm học. Thường xuyên liên lạc với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh để họ cùng vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho chi hội của các lớp, nhất là tạo điều kiện cho các em có một chiếc xe an toàn để đi học, tạo thói 21
  15. quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng như nhắc nhở con em đội mũ bảo hiểm, không đậu xe dưới lòng đường khi đưa đón học sinh - Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục An toàn giao thông: + Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học cho giảng dạy chính khóa, đồ chơi cho hoạt động ngoại khóa. + Vận động xây dựng lối đi, vỉa hè trong và ngoài khuôn viên trường để tạo điều kiện cho phụ huynh và học sinh đảm bảo được trật tự giao thông trong giờ cao điểm đưa đón con em. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đề tài “Quản lý nâng cao nhận thức chấp hành an toàn giao thông trong trường tiểu học” tại trường tiểu học Tân Phước Tây đã thực hiện và đối chiếu với điều kiện thực tế ở nhà trường, bản thân tôi nhận thấy những việc làm trên vận dụng phù hợp cho các cấp học khác nhau trên địa bàn tỉnh Long An. 3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực tế: * Đối với ngành giáo dục - Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động này đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện từng lứa tuổi học sinh. - Giao lưu giữa các trường trong cụm, bằng nhiều hình thức như đố vui để học, sáng tác những tiểu phẩm, biểu diển văn nghệ, vẽ tranh, thì hiệu quả sẽ càng cao hơn nữa. - Trang bị thêm các phương tiện giáo dục an toàn giao thông như tranh ảnh, phim, 22
  16. *Đối với lãnh đạo các cấp: - Quan tâm, chỉ đạo sát hơn nữa công tác giáo dục an toàn giao thông nói chung và đối với đối tượng thanh thiếu niên học sinh - sinh viên nói riêng. - Địa phương cần duy trì và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra trật tự an toàn giao thông ở khu vực trường học. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục người dân chấp hành Luật giao thông đường bộ; chú trọng việc nhắc nhở, kèm theo việc xử phạt hành chính đối với người dân đã để con mình vi phạm. Thành viên của từng tổ hội có con em vi phạm thì không xét các danh hiệu thi đua cuối năm đối với đoàn thể và tổ chức đó. 23
  17. IV. Tài liệu tham khảo: - Luật giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009; - Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 ban hành Điều lệ trường tiểu học; - Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; - Nghị định 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010; - Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010 ngày 02/4/2010; - Nghị định số 171/2013/NĐ - CP của Chính phủ ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; 24
  18. MỤC LỤC I. Lý do chọn đề tài tr 2 1. Đặt vấn đề tr 2 1.1. Cơ sở lý luận: tr 2 1.2. Cơ sở thực tiễn tr 3 2. Mục đích đề tài tr 4 3. Lịch sử đề tài tr 4 4. Phạm vi đề tài tr 4 II. Nội dung công việc đã làm tr 4 1. Thực trạng của đề tài tr 4 2. Nội dung cần giải quyết tr 6 3. Biện pháp giải quyết tr 6 a. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là cha mẹ học sinh và học sinh, qua đó thống nhất cách thức tiến hành tổ chức hoạt động. tr 6 b. Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội qua hoạt động giảng dạy trên lớp và trong công tác phối kết hợp giáo dục về an toàn giao thông. tr 7 c. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong các lực lượng xã hội. tr 11 d. Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục an toàn giao thông tr 15 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng tr 17 4.1. Kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tr 17 4.2. Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tr 18 III. Kết luận tr 20 1. Tóm lược giải pháp tr 20 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng tr 22 3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực tế tr 22 IV. Tài liệu tham khảo tr 24 Mục lục tr 25 25