Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non

doc 30 trang vanhoa 6564
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ve_sinh_an_toan_thuc_ph.doc

Nội dung tóm tắt: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non

  1. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. MỤC LỤC Nội dung PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 02 1.1. Cơ sở lý luận 02 1.2. Cơ sở thực tiễn 04 2. Mục đích nghiên cứu 05 3. Đối tượng nghiên cứu 06 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 06 5. Các phương pháp nghiên cứu 06 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gia thực hiện đề tài 06 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 07 2. Khảo sát thực trạng 07 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 09 4. Các biện pháp thực hiện 10 5. Các biện pháp thực hiện từn phần 10 6. Kết quả đạt được so sánh đối chứng 28 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 29 2. Đề xuất và kiến nghị 30 1/30
  2. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác GD&ĐT. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ: “giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, toàn nước”. Đồng thời giáo giáo dục mầm non cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, vì trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt các cháu sớm được phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn cực kì quan trọng trong sự nghiệp hình thành nhân cách. Ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc biệt nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, không những trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này. Để đảm bảo có một sức khỏe tốt, cường tráng, dẻo dai cần chú ý đến các chất dinh dưỡng, vì dinh dưỡng sức khỏe ngày nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. Chính ví dinh dưỡng hợp lí đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trên thực tế chung cả nước công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non vẫn còn một số hạn chế. Bản thân tôi đang công tác tại Trường Mầm non có nhiệm vụ chăm sóc – Giáo dục các cháu. Hàng năm nhà trường đón nhận các cháu từ những gia đình khá, trung bình, nghèo. Trình độ văn hóa không đồng đều, thời gian dành nhiều cho công việc, một phần vì kinh tế khó khăn nên chắn chắc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc chăm sóc, nuôi dạy con. Do nhận thức được trong giai đoạn lứa tuổi này đang dần hoàn thiện về tâm lý, nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt là tiền đề cho sự phát triển về sau của trẻ, tôi thiết nghĩ đây quả là một điều rất cần thiết khi tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. 1.1 Cơ sở lý luận: * Vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, vừa kế thừa các tập quán tốt của từng dân tộc, vừa tiếp thu nhanh chóng 2/30
  3. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sức lao động và phòng chống bệnh tật. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh thực phẩm những thức ăn làm chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao ở nhiều nước. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới về đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cả nước đã xác định được một nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em là các bệnh đường ruột, trong đó phổ biến là bệnh tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Theo thống kê của Bộ y tế nước ta, trong 10 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở Việt Nam thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đứng hàng thứ hai. Mặt khác tình hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong những năm gần đây không ổn định, số các mẫu lương thực, thực phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đối với nước ta cũng như những nước đang phát triển, lương thực, thực phẩm thuộc loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và đời sống rất quan trọng. Sự ô nhiễm do các chất độc hại, sự giảm chất lượng của sản phẩm trong quá trình gieo trồng, thu hoạch, dự trữ, bảo quản, chế biến và phân phối lưu thông gây tổn hại rất lớn, có khi lên tới 30 - 50% tổng số lượng thu hoạch. Ngoài yếu tố chính về sinh vật, lượng lương thực, thực phẩm còn bị ô nhiễm, độc hại ngày càng tăng do sự sử dụng không đúng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp, các loại thuốc tăng trọng tạo nạc trong quá trình chăn nuôi đối với ngô, lạc, gạo, các kim loại nặng như đồng, chì trong quá trình sản xuất đồ hộp, sữa, rau và quả hoặc sử dụng gian dối các chất phụ gia, phẩm màu trong quá trình chế biến bánh, kẹo, đồ uống, thực phẩm Vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người nói chung và đặc biệt trong các trường mầm non nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có rất nhiều khâu nhưng trước hết đặc biệt quan trọng ngay từ khâu đầu tiên là giao nhận thực phẩm và chế biến thực phẩm sao cho an toàn nhất. * Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây cho tai nạn thương tích trẻ, được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong 3/30
  4. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ. Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn thương thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống. Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những lỗ lực trên của nhà nước và xã hội đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em. Tuy nhiên cần phải có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có hiệu quả về phòng tai nạn thương tích cho trẻ em . Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ đề phòng tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phát triển thể chất. Nó còn ảnh hưởng rất lớn đến các mặt giáo dục khác như:Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, phát triển thẩm mỹ. Có sức khoẻ tốt giúp cho trẻ phát triển tốt các phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ tốt tạo cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường con người, lao động, học tập vui chơi mạnh dạn tự tin. Có ý thức, có thái độ, yêu thích con người, thích lao động với công việc nhờ đó trẻ mới có thể phát triển toàn diện tốt hơn. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Ngày nay trên phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà hàng, quán ăn và các cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến thực phẩm trên những kênh truyền hình, báo chí, các hình ảnh và hoạt động ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm của nhiều mặt hàng như: Thịt lợn tàu,thịt nuôi cám tăng trọng, các chất phụ gia, rau phun thuốc sâu, thuốc kích thích. Làm cho phụ huynh có con em tham gia ở bán trú và người tiêu dùng hoan mang, lo lắng đồng thời làm mất uy tín của nhà trường, của cán bộ giáo viên. Vì vậy công 4/30
  5. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu, không để dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết. Bản thân được phân công nhiệm vụ phụ trách công tác nuôi dưỡng (chăm sóc bán trú trong trường mầm non). Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục bậc học mầm non có nhiệm vụ chăm sóc trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần. Cùng với nhiệm vụ chung của năm học tiếp tục “Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” và các cuộc vận động lớn của ngành. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích không xảy ra tại trường và đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho cơ thể trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này làm những chủ nhân trong tương lai của đất nước. Thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích sẽ làm tăng nguồn nhân lực con người góp phần phất triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời góp phần thực hiện tốt các phong trào của ngành. Trong khi điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị tại trường mẫu giáo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cấu của một mô hình đảm bảo tốt cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và toàn phòng tránh tai nạn thương tích . 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan để phân tích, tổng hợp, lấy tư liệu về những quan điểm có liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. - Đánh giá chất lượng thực phẩm của trẻ tại trường mầm non. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ . - Trao đổi, tuyên truyền với các bậc phụ huynh, ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường. - Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng . - Giảm tỷ lệ mắc bệnh theo mùa cho trẻ nhỏ. - Phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ. - Đưa ra các biện pháp thực hiện. - Kiểm tra so sánh sau một thời gian áp dụng các biện pháp đã đưa ra. - Kết luận tổng quát. * Việc phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường. 5/30
  6. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. - Đảm bảo 100% CB-GV-NV của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống TNTT. - 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không xảy ra TNTT, không xảy ra ngộ độc thực phẩm (đặc biệt chú ý phòng chống các tại nạn đối với trẻ như đuối nước, hóc, sặc, bỏng). - Xây dựng quy chế trường học an toàn. - Xây dựng môi trường học tập an toàn - Có biện pháp, hình thức tích cực trong việc phòng chống tai nạn thương tích góp phần đảm bảo sức khỏe cho trẻ. - Qua đó giáo dục ý thức đề cao cảnh giác trước các nguyên nhân và tai nạn có thể xảy ra như: tai nạn giao thông, trèo cây, sông, suối, điện giật, bạo lực đánh nhau 3. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở Mầm non” 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: - Giờ giao nhận thực phẩm và chế biến thực phẩm tại trường. - Với 433 trẻ tại 12 nhóm lớp ở trường Mầm non tôi đang công tác. 5. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp quan sát, trải nghiệm bữa ăn cho trẻ Phương pháp cân đo, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Phương pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ . Phương pháp rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ Phương pháp tuyên truyền, kiểm tra đánh giá. 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài: * Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/ 2017 đến tháng 5 /2018. 6/30
  7. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề: Trong tình hình hiện nay ở các Trường Mầm non nông thôn nói chung, công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng tai nạn thương tích cho trẻ còn rất yếu chưa được trú trọng cao. Cơ bản là trường Mầm non còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất - Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo TT02, đội ngũ Giáo viên, nhân viên mới chiếm 2/3 cho nên việc công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ đề phòng tai nạn thương tích cònhạn chế. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở Mầm non” này để nghiên cứu thực hiện ở Trường Mầm non năm học 2017 - 2018. 2. Khảo sát thực trạng a. Đặc điểm tình hình. Trường mầm non tôi đang công tác năm học 2017 - 2018 có tổng số 46 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó : - Ban giám hiệu : 3 đ/c - Giáo viên : 27 đ/c + Giáo viên nhà trẻ : 8 đ/c + Giáo viên mẫu giáo : 19 đ/c - Nhân viên: 16 đ/c trong đó: + Cô nuôi: 11đ/c + Kế toán : 1đ/c + Y tế: 1đ/c + Nhân viên khác : 1 đ/c + Bảo vệ : 2đ/c - Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn : 27/27đ/c đạt tỷ lệ :100% Trong đó: + Đại học : 20đ/c + Cao đẳng: 2 đ/c 7/30
  8. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. + Trung cấp: 5 đ/c ( đang học đại học là 3 đ/c) - Chi bộ có 20 Đảng viên và luôn được đánh giá là trong sạch vững mạnh. * Về số lượng nhóm lớp: Tổng số nhóm lớp: 12 : số trẻ : 433 cháu. Trong đó : Nhà trẻ 3 nhóm: số trẻ 80 cháu Mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 3 nhóm số trẻ : 105 cháu: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 3 lớp: Số trẻ :120 cháu Mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 3 lớp: Số trẻ: 118 cháu Số trẻ ăn bán trú tại trường: 433/433 đạt 100% b.Thuận lợi. Trường Mầm non được sự quan tâm của cấp trên đầu tư sơ sở vật chất và chuẩn hoá giáo viên nhân viên nuôi dưỡng, đặc biệt là sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, nhà trường đã đầu tư mua săm mới nhiều về trang thiết bị hiện đại, đồng bộ hệ thống, có nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh, đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn bán trú 100% trẻ ở các độ tuổi. Bếp ăn được xây dựng theo một chiều công tác vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn. Giáo viên nhân viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện tốt các công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chăm sóc sức khoẻ đề phòng tai nạn thương tích cho trẻ. Có trường lớp phòng học rộng đủ diện tích cho trẻ hoạt động theo quy định, có đủ 2 cô/ lớp, mỗi 1 nhân viên nuôi dưỡng phục vụ cho 50 cháu, sân trường khang trang có nhiều cây xanh mang lại cho môi trường xanh, sạch, đẹp giúp cho trẻ vận động toàn diện cả về tư duy và tinh thần. c. Khó khăn: Trường mầm non địa bàn rộng dân cư đông phân bổ không đồng đều đời sống kinh tế nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, số lượng trẻ trong các độ tuổi ra lớp đông, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong gia đình và nhà trường còn hạn chế chưa được quan tâm nhiều. Trường có 2 điểm trường, điểm lẻ xa khu trung tâm. Chính vì vậy nhân viên nuôi dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn vận chuyển thức ăn từ một bếp chính đến một điểm lẻ. Việc vận chuyển đặc biệt khi thời tiết nắng mưa thay đổi bất thường cũng làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. 8/30
  9. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. * Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, hầu hết là 2/3 là mới. có nghiệp vụ như: tay nghề còn non trẻ chưa có kinh nghiệm dày dặn. * Học sinh ở trường Mầm non được tổ chức bán trú 100% với số lượng là: 433 học sinh. * Về cơ sở vật chất - Trang thiết bị như: Năm học 2017 - 2018 vào đầu năm nhà trường chỉ có 9 phòng học kiên cố đúng diện tích, còn lại 3 phòng học bán kiên cố và phòng tạm không đúng quy cách, bàn ghế có 150 bộ đúng quy cách còn nhiều bộ chưa đúng với quy cách, đồ dùng, đồ chơi thường xuyên hư hỏng nhiều, chưa đủ chủng loại, chưa phù hợp với các độ tuổi nhưng vẫn sử dụng đại trà, có phòng Y tế, có nhân viên y tế nhưng địa bàn xã rộng xa điểm lẻ, bếp ăn chưa đúng quy cách, các nội dung tuyên truyền phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ còn chưa thể hiện rõ. - Nhà bếp khu lẻ còn trật hẹp tạm, khu vui chơi cho trẻ còn chung với sân và nhà văn hóa thôn. Khu vệ sinh của điểm lẻ còn chung nên các loại dịch bệnh dễ lây lan trong khi tổ chức ăn, ngủ của trẻ. Đồ chơi ngoài trời thì cũ. Không đảm bảo chất lượng an toàn cho trẻ chơi nên không sử dụng nhiều. Đệm, phản, cho trẻ ngủ còn thiếu, còn tạm, chưa đúng quy định. - Không có phòng tuyên truyền phòng bệnh cho trẻ tới các bậc phụ huynh, góc y tế riêng đưa vào sử dụng chưa đảm bảo để chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Số liệu trẻ suy dinh dưỡng và tai nạn thương tích đầu năm. Đầu năm STT Nội dung Số trẻ Tỷ lệ 1 Trẻ suy dinh dưỡng cân nặng 43/433 10 % 2 Trẻ thấp còi 59/433 13,6% 3 Trẻ bị tai nạn thương tích nhẹ 11/433 2,5% - Với số liệu điều tra trên khiến bản thân tôi băn khuăn suy nghĩ làm thế nào để không có nhiều trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng nữa nhất là không có trẻ bị tai nạn thương tích tại trường mầm non, chính vì vậy mà tôi tìm ra một số biện pháp sau: 9/30
  10. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. 4. Những biện pháp thực hiện: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch tham mưu và đào tạo. Biện pháp 3.Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp 4: Giáo dục đề phòng tai nạn thương tích. Biện pháp5 : Chăm sóc sức khỏe được lồng vào các hoạt động khá. Biện pháp 6: Cân đo phân loại sức khỏe trẻ. Biện pháp 7: Phòng tránh dịch bệnh theo mùa cho trẻ. Biện pháp 8: Kiểm tra đánh giá xếp loại Biện pháp 9: Công tác tuyên truyền 5. Những biện pháp thực hiện từng phần: 5.1. Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch. Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm . Chỉ đạo khối giáo viên thực hiện chăm sóc sức khỏe và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Là một biện pháp rất quan trọng nó trở thành nghị quyết soi sáng xuyên suốt trong cả năm học. Vì thế, việc đầu tiên tôi phải lên kế hoạch cụ thể cho năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và từng ngày một cách nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện kế hoạch tôi luôn rà soát đối chiếu để tìm ra nguyên nhân rút ra kinh nghiệm và kịp thời bổ sung vào kế hoạch đề làm tốt. Đồng thời tôi luôn trao đổi với các đồng nghiệp, cấp dưỡng để đem lại thành công trong quá trình thực hiện, làm tốt điều này sẽ giúp tôi làm việc có khoa học, chủ động, xử lý nhanh và đạt năng xuất trong công tác. * Chỉ tiêu cụ thể: Từng năm học giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng vào giữa năm và cuối năm không còn cháu suy dinh dưỡng ở kênh C. 100% trẻ đến trường được tiêm chủng đầy đủ, không để xảy ra dịch bệnh trong trường. 100% trẻ được khám sức khỏe định kì 2 lần/ năm. 100% trẻ được theo dõi biểu tăng trưởng. 10/30
  11. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. 100% các lớp có các góc tuyên truyền theo quy định. 100% trẻ được uống vacxin, vitaminA. 100% trẻ không xảy ra tai nạn thương tích tại trường. * Xây dựng kế hoạch năm học Để thực hiện tốt công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tôi đưa ra các biện pháp: Trường thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý: 10 lời khuyên về “Vệ sinh an toàn thực phẩm ngăn ngừa ngộ độc” cũng được đưa ra để nhà trường thực hiện. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 5 độ C. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày ( bằng tủ lạnh). Cấp dưỡng phải mặt tạp dề, đeo bao tay, đeo khẩu trang, đội mũ khi chế biến và chia thức ăn cho trẻ. Giáo viên phải mặc trang phục, đội ngũ, đeo khẩu trang, bao tay khi chia thức ăn cho trẻ. Tổ chức cho các cháu ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuyên truyền đến các phụ huynh cho các cháu ăn uống các thức ăn có đầy đủ các chất bổ dưỡng (tại các góc tuyên truyền phụ huynh, trong các buổi họp phụ huynh, ). Thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng ở các độ tuổi 3, 4, 5 tuổi lồng ghép trong các hoạt động học, hoạt động vui chơi, bé tập làm nội trợ Thực hiện khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ theo định kì, từ đó phân loại thể lực và đề ra biện pháp kết hợp nhắc nhở phụ huynh quan tâm chọn mua thực phẩm đứng nhu cầu của mỗi cháu. Họp phụ huynh có các cháu suy dinh dưỡng để có chế độ ăn thêm trái cây và uống thêm sữa vào buổi tối, giảm chất tinh bột và ăn thêm rau cho các cháu béo phì. Thức ăn phải được nấu chín để diệt các vi trùng có thể gây bệnh, nâng cao tỉ lệ sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Thực hiện tốt quy chế vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng ăn uống. 11/30
  12. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. Tăng cường cơ sở vật chất về vệ sinh và nâng cao kiến thức cho giáo viên về vệ sinh phòng bệnh. 5.2.Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch tham mưu và đào tạo. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương về cơ sở vật chất, trang thiết bị, về con người, để xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Trước đây chỉ có kế hoạch chung của nhà trường trong đó có nội dung về công tác Y tế trường học vệ sinh an toàn thực phẩm, nay đã có một nhân viên y tế và Tôi được phụ trách công tác này, dựa trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch của sở y tế, Tôi xây dựng kế hoạch riêng cho công tác Y tế trường học, cụ thể hơn theo hàng tuần trong tháng, có nội dung công việc rõ ràng, để Báo cáo hiệu trưởng duyệt kế hoạch, người thực hiện là ai? Để từng bước đôn đốc chỉ đạo cho sát công việc đề ra của công tác này. * Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Vì nhà trường xác định rõ hiện nay là có 01 cán bộ Y tế học đường, kiêm thủ quỹ. Do vậy mà tôi được đề nghị ban giám hiệu bố trí sắp xếp sao cho phù hợp với công việc, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, hỗ trợ để công việc thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch đề ra của nhà trường đạt hiệu quả. Sau khi được bố trí sắp xếp việc, phân công nhiệm vụ cho Giáo viên, nhân viên đầu năm song, tôi được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng chuyên ngành dưới nhiều hình thức như: Nhóm nuôi dưỡng được bồi dưỡng kiến thức riêng chủ yếu về công việc chế biến các loại món ăn theo sách hướng dẫn, chú trọng vào các kỹ năng vệ sinh an toàn thực phẩm của chính bản thân nhân viên nuôi dưỡng và sử dụng dụng cụ chế biến món ăn cho trẻ, phân công một đồng chí nhân viên nuôi dưỡng làm tổ trưởng và một đồng chí hiệu phó, một đồng chí kế toán, y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra chất lượng các loại lương thực, thực phẩm khi nhập vào kho, khi xuất kho, nhân viên nuôi dưỡng đi tiếp thu, kiến tập các chuyên đề về công tác nuôi dưỡng do Huyện mở, đi học tập kinh nghiệm ở trường bạn, phải duy trì và phát huy. Việc ký hợp đồng lương thực, 12/30
  13. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. thực phẩm rau sạch cho nhà bếp, giảm tối đa việc mua sắm ngoài chợ không rõ nguồn gốc, tạo điều kiện cho nhân viên nuôi dưỡng tiện theo dõi, vì đa số nhân viên có nghiệp vụ chuẩn nhưng chưa có kinh nghiệm, khó mà kiểm tra thực phẩm rễ ràng. Nên tôi làm công tác tham mưu với cấp uỷ và ban giám hiệu về việc ký hợp đồng theo luật pháp là rất tốt cho việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và đề phòng tai nạn cho trẻ, công việc này là trách nhiệm của toàn thể cán bộ - giáo viên - nhân viên trong nhà trường. Song sự nhận thức hiểu biết về nhiệm vụ này còn rất bỡ ngỡ chưa rõ rệt, hầu hết giáo viên – nhân viên hiểu đây là nhiệm vụ của nhân viên Y tế học đường, mà nhân viên Y tế nghiệp vụ tay nghề còn non yếu lại còn kiêm thủ quỹ, chính vì thế mà tôi đã xác định nhiệm vụ của mình là phải làm thế nào để nhà trường hoạt động công tác này đòi hỏi bản thân tôi cũng phải nghiên cứu để hiểu thêm thế nào là nhiệm vụ của công tác Y tế trường học. Công việc là gì? Và làm như thế nào để nó nổi lên rõ nét là có hoạt động Y tế trường học. Trước hết tôi là cán bộ quản lý phụ trách chỉ đạo công tác Y tế học đường, để thực hiện kế hoạch chỉ đạo công tác này là đồng chí Hiệu trưởng, tạo điều kiện cho tôi và đồng chí y tế được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do phòng Y tế mở lớp. Về trường sau khi Tôi và đồng chí y tế xây dựng kế hoạch báo cáo ban giám hiệu theo kế hoạch của phòng Y tế, báo cáo Cấp uỷ - ban giám hiệu xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi đều tiếp thu và nghiên cứu cùng đồng chí y tế, chỉ đạo công tác này. Sau đó mở lớp bồi dưỡng ở trường cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được biết, vì công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, cho trẻ ở trường Mầm non như thế nào để giáo viên, nhân viên hiểu được rằng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, hay Y tế học đường, không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên Y tế, mà công tác này người trực tiếp làm chính là cô giáo. Và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng vào cuộc chăm sóc sức khỏe cho các cháu. 13/30
  14. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. Hình ảnh đang triển khai họp về tuyên truyền các loại dịch chân tay miệng, tiêu chảy cho CB, GV, NV * Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Nhà trường không chỉ thiếu về con người có nghiệp vụ, mà cơ sở vật chất đủ điều kiện, đúng quy cách cũng còn thiếu thốn nhiều. Song tôi được xác định không vì sự thiếu thốn đó mà bỏ qua công tác vệ sinh an toàn thực phẩm - chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ vì công tác này, xác định nó là một nhiệm vụ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sự phát triển thể chất của trẻ, làm tốt công tác này thì cũng chính là gây được lòng tin tuyệt đối trong phụ huynh. Nên tôi được làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ - ban giám hiệu - hội đồng nhà trường và các ban nghành đoàn thể để tập chung đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị như: - Tham mưu với Cấp uỷ - ban giám hiệu về cân đối ngân sách, tuyên truyền phụ huynh để có kinh phí mua sắm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ, ngay từ khâu, trẻ ngủ nhất là trẻ nằm sát gần nhau quá, rễ lây lan bệnh tật trong khi ngủ, nay được thay bằng đệm, phản. Khi trẻ nằm có độ cách ly đúng quy định, từ đó giảm được nhiều lây lan bệnh tật trong giờ ngủ, được được thay 40% số phản ngủ của trẻ. 14/30
  15. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. Nhà bếp, nhà kho, nhà ăn, tuy chưa đúng quy cách, song cũng được đầu tư cải tạo sử dụng bếp một chiều, sạch sẽ, gọn gàng các dụng cụ nuôi dưỡng trẻ được cải tạo thay thế đồ dùng hiện đại như sử dụng gas, điện, tủ cơm gas là chủ yếu, đầu tư dụng cụ, tư trang cho cô nuôi đầy đủ, tạp dề, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, xà phòng v.v Không điều động, nhân viên ốm đau bệnh tật xuống chế biến thức ăn cho trẻ. Trang bị tủ lạnh dụng cụ bảo quản, lưu trữ thức ăn trong ngày đúng quy. Thay thế bàn ghế đúng quy cách cả về chất liệu và kích thước. Đã thay được 20 bộ đã xoá được tình trạng thiếu và sử dụng bàn ghế không đúng quy cách cho trẻ. Tuy bàn học còn thiếu đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02 song để đáp ứng kế hoạch chỉ đạo của phòng Y tế, Phòng giáo dục, tôi đã tham mưu với các cấp trên tận dụng cải tạo được phòng Y tế 15m 2, có nơi để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, và là nơi để tập chung tuyên truyền về công tác Y tế. - Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ tới các bậc phụ huynh, ở đó được đầu tư đầy đủ các tranh ảnh, tuyên truyền về các loại bệnh, có biểu bảng theo dõi trẻ ốm đau bệnh tật ghỉ học, có dụng cụ cho nhân viên làm việc, có tủ thuốc các loại, và dụng cụ sơ cứu thông thường ban đầu, có giường cho trẻ nghỉ v.v Bên cạnh việc trú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, việc tu sửa bảo dưỡng trang thiết bị cũ cũng cần được quan tâm thường xuyên, tuy đã giao việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất tôi làm công tác tham mưu với cấp uỷ và thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở để kịp thời tu sửa bảo dưỡng, tránh được sự đề phòng tai nạn cho trẻ cụ thể như: + Kiểm tra bảo dưỡng kịp thời theo định kỳ số quạt trần hoặc bàn, ghế, phản, bị hỏng để kịp thời sửa chữa, thay thế. + Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời thường xuyên sơn lại chống rỉ, kiểm tra ốc, vít đảm bảo độ an toàn cho trẻ vui chơi. + Đôn đốc giáo viên, nhân viên vệ sinh thường xuyên, vệ sinh định kỳ đồ dùng trang thiết bị, đảm bảo vệ sinh. Đảm bảo an toàn khi sử dụng phát hiện sớm hư hỏng không đảm bảo an toàn khi sử dụng, để kịp thời có kế hoạch tu sửa, thay thế. 15/30
  16. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. 5.3.Biện pháp 3.Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. * Phân công nhiệm vụ. - Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm tôi xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng báo cáo lên hiệu trưởng duyệt. Sau đó tôi triển khai họp tổ để phân công nhiệm vụ cho từng người. - Lên lịch trực cho từng giáo viên, nhân viên hàng ngày xuống bếp giao nhận thực phẩm cùng với cán bộ giáo viên và nhân viên hàng ngày để đảm bảo cho việc nhận thực phẩm một cách công khai. * Giao nhận thực phẩm. Công việc của tổ trưởng là giao nhận thực phẩm, khi giao nhạn thực phẩm phải trú trọng chọn và nhận thực phẩm tưoi ngon đúng nguồn gốc cung cấp, có tên hàng, nhãn mác, nếu không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, ôi, thiu, kém chất lượng không nhận vào báo ngay cho ban giám hiệu phụ trách. - Sau khi giao nhận xong tất cả phải ký vào sổ giao nhận thực phẩm một cách công khai minh bạch. Hình ảnh: Giao nhận thực phẩm 16/30
  17. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. * Chế biến: Đối với nhân viên phải đảm bảo đồ dùng dụng cụ bảo hộ lao động của người nhân viên: Như găng tay, khẩu trang, tạp dề, ủng, phải sử dụng đúng lúc, nơi sơ chế thực phẩm luôn thường xuyên sạch sẽ phải có đồ dùng dụng cụ riêng cho từng thực phẩm sống, chín. Khu chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh tránh xa nhà vệ sinh,bãi rác thải, khu chăn nuôi, không có mùi hôi,thối sảy ra khi chế biến thức ăn. Bếp nấu phải đảm bảo đủ ánh sáng và không khí. Bếp thực hiện một chiều để đảm bảo vệ sinh. Người không phận sự không được vào bếp. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu sau: - Thực hiện rửa tay theo qui định: + Rửa tay sau khi: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ + Rửa tay trước khi: Chế biến, tiếp xúc với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ + Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Tuân thủ đúng các bước theo quy định. - Mặc quần áo bảo hộ lao động. - Không để móng tay dài. - Không ăn uống, hút thuốc trong khi làm việc - Không khạc, nhổ trong khu vực nấu nướng. Giữ vệ sinh: vệ sinh bàn tay, dụng cụ chế biến thực phẩm, dụng cụ đựng thực phẩm. - Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, thực phẩm cũ và thực phẩm mới. - Chế biến thực phẩm đúng cách. Nấu chín thức ăn. - Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. - Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn. 17/30
  18. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. Hình ảnh: Nhân viên mặc đủ trang phục khi chế biến món ăn cho trẻ. * Lưu mẫu thức ăn - Lưu mẫu thức ăn nhằm phục vụ cho quá trình điều tra nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm. - Đảm bảo 3 đủ. + Có đủ dụng cụ để lưu mẫu, dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có nắp đậy. Mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng. + Có đủ lượng mẫu tối thiểu: Thức ăn đặc khoảng 150 gam, thức ăn lỏng khoảng 250 ml. + Đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ. Mẫu lưu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh (00C đến 50C). - Người lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức ăn và niêm phong. Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra vẫn phải giữ niêm phong, chỉ mở khi có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng. 18/30
  19. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. Hình ảnh: Tủ lưu mẫu thức ăn của trường . Giữ vệ sinh cá nhân khi làm nhiệm vụ nuôi dưỡng nói chung và khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm nói riêng là một yêu cầu tất yếu của một cô nuôi ở trường mầm non. Vì nếu các cô nuôi không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mình thì chính các cô lại là nguồn gây bệnh cho trẻ, dẫn đến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. * Xử lý rác thải. Hàng ngày khi chế biến rác thải phải được để vào thùng rác có nắp đậy hết ngày phân loại rác và xử lý đúng theo quy định. Trường có cống rãnh thoát nước ngầm để không có mùi khu vệ sinh luôn được cọ sạch cống dãnh phải thoáng, có thùng rác có nắp đậy, ý thức vệ sinh chung, bảo vệ chăm sóc tạo cảnh quan môi trường bỏ rác đúng nơi quy định trên sân trường, an toàn và lành mạnh để hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’. Đối với trường ăn bán trú có rất nhiều các loại rác thải khác nhau, nước thải, khí thải, Nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ảnh hưởng ô nhiễm môi trường. Ngoài việc xử lý phế thải rác thải của nhà bếp như: Đều tận dụng bán cho nhân viên, giáo viên, nhà trường vừa tăng thu nhập, vừa dọn dẹp được môi trường không đổ ra cống rãnh. 19/30
  20. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. Đối với giáo viên thực hiện chuyên môn chăm sóc trẻ đúng theo quy định một ngày. Kết quả từ việc vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thể hiện rõ như trường đã giảm tối thiểu không có trường hợp nào bị ngộ độc, không có đồ dùng dụng cụ thải bỏ. Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe nên tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt từ 10% xuống còn 3,9%. Hình ảnh: Đồ dùng ăn uống của trẻ Hình ảnh: Bếp ăn 5 tốt 20/30
  21. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. 5. 4. Biện pháp 4 .Giáo dục đề phòng tai nạn thương tích. - Muốn giáo dục trẻ được tốt, trước hết phải bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên – nhân viên có kiến thức vững về công tác này, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu được tầm quan trọng của việc phòng tai nạn thương tích. * Bảo vệ sức khoẻ tốt cho các cháu là góp phần phát triển thể chất tốt. * Công tác phòng tai nạn thương tích, phòng bệnh cho trẻ là một nội dung trọng tâm của giáo dục phát triển thể chất, nó ảnh hưởng rất lớn đến các mặt giáo dục khác như. Trẻ có sức khỏe tốt thì sẽ phát triển tốt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, chi giác thẩm mỹ vv Bởi vậy cần phải củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể: + Sân trường cần bằng phẳng và không bịtrơn trượt + Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can. + Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay. + Những cây ở sân trường cần có rào chắn để trẻ không leo trèo được. + Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay. + Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn. * Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học + Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường. + Không cho các em mang đến trường các đồ chơi săc, nhọn nguy hiểm . + Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết. * Phòng ngừa tai nạn giao thông + Trường phải có cổng, hàng rào. + Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường. + Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học. 21/30
  22. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. + Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông. * Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc. + Phòng học, và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn, an toàn điện cho các em. + Không cho trẻ tới bếp nấu nướng và sơ chế và chế biến món ăn * Phòng ngừa đuối nước Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn. Bể bơi cần có phao cứu sinh. * Phòng ngừa điện giật. Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao. - Phòng ngừa ngộ độc thức ăn. Nước cho học sinh uống phải đảm bảo vệ sinh. Trẻ em không được ăn uống thực phẩm trôi nổi, hàng rong, nhất là hàng rong trước cổng trường vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh và không rõ ràng về nguồn gốc của thực phẩm. Trường học phải có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu để phòng ngừa những lúc tai nạn xảy ra bất chợt. Vì vậy phòng tai nạn thương tích ,vệ sinh phòng bệnh cho trẻ là một nhu cầu cấp thiết góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các nhà trường. 5.5. Biện pháp5 : Chăm sóc sức khỏe được lồng vào các hoạt động khác * Chăm sóc sức khỏe cho trẻ được lồng vào các hoạt động khác như hoạt động ăn, ngủ, sinh hoạt, vui chơi v.v có giờ giấc có nề nếp ở nhà trường, sẽ giúp trẻ phát triển vào nếp sống văn minh, lớn lên trẻ sẽ trở thành người có nếp sống văn minh, xây dựng tập quán địa phương. Vì thế việc giáo dục vệ sinh - chăm sóc sức khỏe đề phòng tai nạn cho trẻ phải được các cô giáo quan tâm, nhắc nhở thường xuyên, trong các hoạt động của trẻ đều có liên quan đến công tác này. Giáo viên phải luôn tích hợp giáo dục sao cho phù hợp. Chính vì vậy tôi thường xuyên thực hiện các biện pháp này đưa vào kễ hoạch, kiểm tra thăm lớp, dự giờ - Như: Giờ học, giờ vệ sinh rửa tay, Giờ ăn, động viên trẻ ăn hết xuất, ăn đủ chất, ăn không rơi vãi, giữ gìn vệ sinh cho người khỏe mạnh. 22/30
  23. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. HĐ học 5 tuổi HĐ rửa tay lớp 5 tuổi HĐ giờ ăn lớp 4 tuổi - Giờ ngủ, ngủ đúng tư thế, ngủ đủ giấc, đúng giờ v.v HĐ giờ ngủ lớp A3 - Hoạt động lao động dạy trẻ lao động vừa sức, vệ sinh sau lao động. HĐVS cất gọn đồ dùng lớp 5 tuổi A2 HĐVS lớp 5 tuổi A1 23/30
  24. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. - Hoạt động lao động dạy trẻ lao động vừa sức, vệ sinh sau lao động. - Kể cả giờ trả trẻ thường xuyên nhắc nhở dặn dò trẻ, không ra ngoài đường khi không có người lớn đi cùng, đi trên các phương tiện giao thông không ăn quà bánh, không thò đầu, thò tay ra, sẽ mất vệ sinh, gây nguy hiểm dễ tai nạn.vv - Hoạt động tích hợp các nội dung cần lựa trọn tính vừa sức của trẻ, hài hòa trong tiết học các nội dung động, tĩnh được sắp xếp hợp lý không ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp thu. - Kể cả hoạt động, vệ sinh cũng cần giáo dục trẻ vệ sinh sao cho có khoa học. Nhìn chung ở biện pháp này yêu cầu giáo viên phải thường xuyên quan tâm chăm lo các cháu, có nhiều biện pháp sáng tạo linh hoạt tích hợp trong các nội dung giáo dục trẻ. 5.6. Biện pháp 6: Cân đo phân loại sức khỏe trẻ - Cân đo theo dõi khám sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trường mầm non. Cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng theo lịch. Nếu thực hiện tốt sẽ giúp chúng ta phát hiện một cách kịp thời những trường hợp các cháu bị mắc bệnh. Vì vậy nhà trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp với trạm y tế xã, trung tâm y tế Huyện Ba Vì tổ chức khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm. Lần 1 vào ngày 12/10, lần 2 vào ngày 12/4. - 100% các cháu được khám, cân đo và có biểu đồ theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng. (Giáo viên cân đo cho trẻ) 24/30
  25. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. + Đối với nhà trẻ: Một tháng cân đo một lần. + Đối với mẫu giáo: Ba tháng cân đo một lần. Các cháu suy dinh dưỡng, thấp còi mỗi tháng cân đo một lần để biết tình hình sức khoẻ trẻ. Kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đều được thông qua phụ huynh tại góc tuyên truyền của lớp. - Phòng bệnh: Để tổ chức tốt phòng bệnh cho trẻ tại nhà trường đã vận động nhắc nhắc nhở các bậc phụ huynh cách phòng bệnh theo mùa và cách chữa bệnh thông thường cho trẻ - Tại các nhóm, lớp phải bố trí môi trường cho trẻ hoạt động thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, đủ ánh sáng. 5.7. Biện pháp 7: Phòng tránh dịch bệnh theo mùa cho trẻ. Tôi lên kế hoạch phòng dịch bệnh. Sau đó báo cáo ban giám hiệu duyệt sau đó triển khai đến cho nhân viên y tế để có cách phun dịch các loại dịch bệnh trong và ngoài trường học. Hình ảnh phun dịch trongtrường học Cách đề phòng một số bệnh có thể lây lan trong trường mầm non Ở trường mầm non đặc biệt là lớp nhà trẻ thì nguy cơ lây lan bệnh theo mùa như tiêu chảy, chân tay miệng ,sốt phát ban, thủy đâu Bởi vậy mà khâu phòng chống dịch đặt lên hàng đâu,cho nên việc chỉ dạo khi phát hiên1 - 2 trẻ phát bệnh/ ngày thì chúng ta nên cách ly trẻ mắc bệnh và vệ sinh toàn bộ khu lớp học,đồ dùng, đồ chơi của lớp phải được tẩy rủa bằng các dung dịch chuyên dụng như cloramin 25/30
  26. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. Hình ảnh:Giáo viên ngâm rửa đồ chơi bằng cloramin 5.8. Biện pháp 8: Kiểm tra đánh giá xếp loại - Công tác kiểm tra đánh giá xếp loại là một việc làm không thể thiếu được đối với người làm công tác quản lý nói chung và bản thân tôi nói riêng, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy,ban giám hiệu, công đoàn khi đưa ra mục tiêu kế hoạch. Khi phát động phong trào thi đua, một động lực để khích lệ động viên người thực hiện, đó chính là công tác kiểm tra đánh giá xếp loại. Nhưng việc kiểm tra đánh giá xếp loại, phải được công khai, dân chủ, khen thưởng, kỷ luật đúng người, đúng việc, không hình thức giáo điều, không chạy theo thành tích. mà bỏ qua kết quả chất lượng cần đạt. - Muốn làm tốt điều đó đối với tôi cần duy trì việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ. Kiểm tra khảo sát, ghi chép kết quả, thông báo kịp thời có kế hoạch uốn nắn sửa sai cho từng đối tượng. -Vì thế mà kế hoạch trên giao cũng như kế hoạch đề ra của nhà trường, tôi đều chỉ đạo 1 cách đồng bộ, lựa chọn nội dung trọng tâm chỉ đạo dứt điểm, trú trọng phát triển nhân tố, thường xuyên nêu gương điển hình nhân diện đại trà, biện pháp này góp phần cho công tác bồi dưỡng có nhiều hiệu quả tốt nhất. 26/30
  27. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. 5.9. Biện pháp 9: Công tác tuyên truyền. Trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên nên hàng ngày sau khi dạy các kiến thức về dinh dưỡng, các giáo viên thường trao đổi với phụ huynh các cháu về bài học ấy, nhờ phụ huynh nhắc nhở trẻ nhớ lâu, nhớ kĩ hơn. Tổ chức cho phụ huynh tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, tham quan giờ ăn của trẻ cũng như tham quan bé làm nội trợ. Ngoài ra các giờ đón trẻ và trả trẻ phụ huynh còn được tuyên truyền bằng loa phát thanh nhà trường các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ em, các hình thức tuyên truyền còn được thể hiện trên bảng tin ở các lớp. Qua việc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh, kết quả về giáo dục dinh dưỡng được nâng cao cụ thể: Phụ huynh đã biết quan tâm sức khỏe của trẻ, hướng dẫn trẻ biết các thức ăn cần thiết cho cơ thể. Phổ biến công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tai nạn thương tích cho trẻ trong các buổi họp phụ huynh, qua các bảng tuyên truyền phụ huynh ở các lớp. Phụ huynh rất quan tâm đến các hoạt động của nhà trường, hăng hái tham gia cổ vũ cho các hội thi thêm vui, náo nhiệt. Đồng thời phụ huynh trở thành những tuyên truyền viên tích cực và tự giác, phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ. Hình ảnh: Tuyên truyền phụ huynh 27/30
  28. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. 6. Kết quả đạt được so sánh đối chứng - Sau quá trình áp dụng đề tài “một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe đề phòng tai nạn cho trẻ ở trường Mầm non” tôi thấy kết quả đạt được đó là: * Về trẻ: Số liệu trẻ suy dinh dưỡng và tai nạn thương tích cuối năm có so sánh đối chứng. Đầu năm Cuối năm STT Nội dung Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 1 Suy dinh dưỡng thể cân nặng 43/433 10 % 17/433 3,9% 2 Trẻ thấp còi 59/433 13,6% 20/433 4,6% 3 Trẻ bị tai nạn thương tích nhẹ 11/433 2,5% 0 0 * Giáo viên, nhân viên; - Nâng cao được kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. * Đặc biệt là các cô nhân viên có nhiều kiến thức chế biến món ăn để tham dự nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường năm học 2017 - 2018 đạt kết quả cao. Hình ảnh: Thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường 28/30
  29. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. * Về cơ sở vật chất : - Đồ dùng nhà bếp đã được mua trang thiết bị dồ dùng dụng cụ hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn, tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe cho các cháu được tốt . * Mua sắm được 50% số phản ngủ cho trẻ đúng quy cách là 100 chiếc phản ngủ cá nhân cho trẻ. * Có phòng Y tế đủ trang thiết bị Y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ. * Không có trường hợp nào của trẻ bị xảy ra tai nạn trong trường Mầm non. * Công tác phòng tránh tốt không có đợt dịch bệnh nào lây lan vào nhà trường. An toàn tuyệt đối không có trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm trong ăn uống ở nhà trường. Không còn sự quan niệm lệch lạc như trước đây chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ là của nhân viên Y tế học đường, mà hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ nó là trách nhiệm, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, nhất là ở trường học, trách nhiệm đó nó thuộc cả về Cán bộ quẩn lý, giáo viên,nhân viên trong toàn trường phải quan tâm chăm lo đến công tác này. * Kết quả đánh giá cho thấy công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và Y tế học đường ở trường Mầm non được trung tâm Y tế Huyện Ba vì thường xuyên kiểm tra và đánh giá xếp loại tốt, và bếp ăn an toàn thực phẩm trong tất cả các kỳ kiểm tra trong năm học 2017 – 2018. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Qua bài học kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong sáng kiến nhằm tổ chức và đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non, cùng với sự cố gắng của bản thân được sự giúp đỡ của ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên, nhân viên áp dụng và thực hiện dúng quy chế của ngành cũng như của phòng đề ra. Tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được những năm mong muốn nhất là làm sao để vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn 29/30
  30. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non”. thương tích cho trẻ có hiệu quả và thiết thực. Góp phần với nhà trường để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ toàn diện cũng như hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Bản thân phải luôn trau dồi kiến thức, học tập, và luôn học hỏi nâng cao sự nhận thức trong ngành và ngoài xã hội, để có biện pháp phối kết hợp với cộng đồng làm tốt nhiệm vụ được giao. 2. Khuyến nghị: * Đề nghị các cấp có thẩm quyền nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02 đầy đủ hơn đáp ứng nhu cầu của sở. * Đề nghị các cấp cần quan tâm đến nhân viên nuôi dưỡng về chế độ biên chế để đảm bảo yên tâm công tác. * Đề nghị Phòng giáo dục mở lớp tập huấn chuyên đề về công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe phòng chống tai nạn thương tích cho giáo viên nhân viên được kiến tập để nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa Trên đây là một số biện pháp thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học 2017 - 2018 tại trường Mầm non tôi đang công tác, tuy kết quả đạt được chưa phải là lớn, song nó cũng làm nổi bật công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tai nạn thương tích được tốt hơn so với năm học trước. - Mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học ngành giáo dục, để tôi được phát huy hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn ! Tôi xin cam đoan đề tài là do tôi viết không sao chép và coppy của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. 30/30