SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường Mầm non

pdf 14 trang binhlieuqn2 07/03/2022 566621
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_hoat_dong_theo_huong.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường Mầm non

  1. - Nhận thức của trẻ ở trong lớp chưa đồng đều. 2.2. Các giải pháp Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt việc dạy trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non và đã đem lại kết quả khá tốt. Giải pháp 1: Tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non khi mà những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trước đây chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, bản thân tôi luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Bên cạnh việc tham gia học tập, tập huấn, tôi cũng luôn tìm hiểu theo dõi các chương trình giáo dục mầm non trên tivi, phim ảnh, các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu và có các biện pháp giáo dục phù hợp nhất. Hiện nay với khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tôi cũng tìm hiểu trên các trang mạng điện tử google, youtube về các tổ chức hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Ngoài quá trình tự học tập bồi dưỡng, tôi thường xuyên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ với bạn bè đồng nghiệp trong trường và các trường khác trên địa bàn. Bản thân tôi cũng học hỏi và có thêm nhiều kiến thức giúp cho việc tổ chức hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non ngày một có hiệu quả hơn. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính tích cực, chủ động của trẻ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ trải nghiệm, bản thân tôi đã phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động tìm tòi sách báo, mạng Internet và đã xây dựng một môi trường cho trẻ trải nghiệm khá hấp dẫn, đẹp mắt, đảm bảo được tính khoa học, tính giáo dục, phát huy được tính tích cực, tính sáng tạo của trẻ. Ở trong lớp, tôi đã biết tận dụng những khoảng trống ở trên tường để xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm như: treo tranh ảnh phù hợp với chủ đề giúp trẻ làm quen với chủ đề mới sắp học, sưu tầm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động ở các góc phong phú như: ngao sò, vỏ chai, nắp chai, hột hạt, len, vải 6
  2. vụn, lá cây đã qua sử dụng tái chế lại, để trẻ chơi ở góc nghệ thuật; các tấm bìa làm bộ tranh đôminô các con vật, các hình dạng để trẻ chơi ở góc học tập Tận dụng sản phẩm của trẻ để trang trí ở các góc chơi. Bên cạnh việc xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm, tôi đã biết chủ động trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phục vụ cho các chủ đề. Đồ dùng đồ chơi phong phú giúp cho trẻ được vui chơi, khám phá dễ dàng lĩnh hội kiến thức, trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các hoạt động theo yêu cầu, phù hợp với độ tuổi và giúp bản thân giáo viên tự tin hơn khi lên lớp. Phía ngoài lớp học, tại các hành lang hiên chơi, tôi tạo các góc cho trẻ hoạt động như: góc “Văn học”, tại góc này khi ra chơi, trẻ có thể được hoạt động theo ý thích với các nhân vật trong câu chuyện, trẻ tự kể chuyện theo suy nghĩ của mình; trẻ có thể sử dụng các tấm bìa để vẽ, cắt các nhân vật mà trẻ thích để làm sách. Ngoài ra tại khu vực rộng của sảnh hiên, tôi tạo cho trẻ góc “Bé khám phá khoa học”, trẻ được hoạt động theo nhóm , cùng sắp xếp vòng đời phát triển của con bướm, con sâu; phân loại các hột hạt, phân loại gia cầm, gia súc; biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết Tôi còn tận dụng tối đa khoảng trống còn lại để tạo góc “Ước mơ của bé”, tại góc này bé tự làm các đồ chơi, các con vật mà bé thích từ vỏ trứng, từ cành cây khô, từ lá cây và một số nguyên vật liệu thiên nhiên Tôi nhận thấy, với các góc chơi này, trẻ thực sự rất say mê và thích thú khi được tham gia hoạt động theo ý thích của mình. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động học theo hướng trải nghiệm cho trẻ. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo là việc làm cần thiết, hết sức quan trọng trong quá trình dạy trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt. Nếu hoạt động được tổ chức thường xuyên, phù hợp sẽ giúp trẻ củng cố kiến thức học hàng ngày, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, hình thành các kỹ năng, tích lũy được nhiều kiến thức phong phú, đa dạng cho trẻ. Vì vậy, giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo; có kế hoạch cụ thể, chi tiết, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể đạt hiệu quả giáo dục cao. Trong đó, việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm là việc làm quan trọng, quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động, việc xây dựng thiết kế các hoạt động trải nghiệm cụ thể được tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Xác định mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. Giáo viên cần tiến hành khảo sát thực tiễn, điều kiện tiến hành hoạt động và xác định rõ đối tượng thực hiện. Điều này giúp nhà giao viên thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với tình hình cụ thể tại lớp, tại trường mình đang công tác. + Bước 2: Đặt tên cho hoạt động. Đây là một việc làm cần thiết vì tên của 7
  3. hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu. + Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động. Mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Tùy theo chủ đề ở mỗi tháng, đặc điểm của trẻ và tình hình cụ thể của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. + Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động. Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của trẻ để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện. Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. + Bước 5: Lập kế hoạch. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch. Lập kế hoạch để thực hiện và hoàn thành hệ thống mục tiêu đã đề ra. + Bước 6: Thiết kế chi tiết các hoạt động trải nghiệm. + Bước 7: Tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm. + Bước 8: Đánh giá các hoạt động trải nghiệm trên trẻ. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động học và các hoạt động khác. Trong quá trình tổ chức các hoạt động, bản thân tôi luôn tôn trọng sự tự do khi trẻ lựa chọn trò chơi và nội dung chơi, không ép trẻ chơi một cách gượng ép. Vì vậy để trẻ chơi một cách tự nguyện trong các giờ hoạt động, tôi phải chú ý quan sát trẻ, sau đó ghi lại những gì mà trẻ thực hiện khi chơi vào nhật kí hằng ngày để có kế hoạch làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ bằng nhiều cách khác nhau như: quan sát thực tế, qua các câu chuyện, tranh ảnh từ vốn kinh nghiệm đó, trẻ tự nguyện tái tạo lại trong trò chơi của mình. Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, tổ chức các trò chơi, thí nghiệm, bài tập mở lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào tiết dạy có chất lượng và hiệu quả. Đồng thời tích hợp, lồng ghép thực hành trải nghiệm vào các hoạt động thông qua hoạt động học; hoạt động vui chơi; hoạt động tổ chức giờ ăn, giờ ngủ; thông qua hoạt động lao động, tổ chức các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, các bài hát dân ca các vùng miền vào trong từng chủ đề và các hoạt động một cách phù hợp để dạy trẻ. 8
  4. Ngoài ra, tôi còn giúp trẻ thực hành, trải nghiệm bằng cách hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm đơn giản. Bằng những việc làm hàng ngày, tôi đã rút ra được biện pháp nhằm phát huy tính tò mò, lòng ham hiểu biết và hứng thú cho trẻ hoạt động, khám phá, thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên đó là tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm đơn giản, dễ làm, vừa với sức trẻ, giúp trẻ thấy được những biến đổi kì diệu của thiên nhiên và mối quan hệ qua lại phụ thuộc nào đó. Ví dụ: + Chủ đề Trường mầm non - Tết trung thu: Tôi cho trẻ trải nghiệm đứng trên sân khấu biểu diễn văn nghệ chào mừng “Ngày hội đến trường của bé” và “Bé vui đón Tết Trung thu” để tạo sự tự tin cho trẻ đứng trước đám đông. + Chủ đề: “Thế giới thực vật”, “Tết và mùa xuân”: Khi cho trẻ làm quen với "Thế giới thực vật" tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm làm đất gieo hạt sau đó hằng ngày quan sát theo dõi để biết được sự phát triển cây. Khi cây phát triển cho trẻ nhổ cỏ, tưới nước chăm sóc cho cây. Động viên trẻ chăm sóc cây và thi đua xem cây của bạn nào tốt hơn bạn đó sẽ được khen nhiều hơn. Bước sang chủ đề “Tết và mùa xuân”, tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm bằng cách hướng dẫn trẻ cách gói bánh chưng, sau đó tổ chức cho trẻ chia làm các nhóm nhỏ để thi đua nhau gói bánh chưng ngày Tết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ rất thích thú phấn khích khi được tự tay mình làm ra được những sản phẩm có ích. + Chủ đề “Thế giới động vật”: Tôi tổ chức hoạt động ngoài trời, cho trẻ sử dụng các loại lá cây, giấy loại, các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm các con vật gần gũi với trẻ như: con trâu, con sâu, con cào cào . + Chủ đề “Giao thông”: Cô cho trẻ cùng trẻ làm những con thuyền bằng bìa, thuyền bằng hộp nhựa Sau đó thả thuyền vào chậu nước hoặc bể cát nước của trường. Dùng quạt để quạt hoặc phẩy tay. Sau đó cho trẻ quan sát và nhận xét: “Vì sao thuyền bơi được”? Hoặc cho trẻ xem tranh về một số hình ảnh con người tận dụng sức của gió để thực hiện một số công việc hoặc trò chơi + Chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”: Tôi cho trẻ trải nghiệm làm các thí nghiệm vật chìm, vật nổi, cái gì tan trong nước (đường, muối, hạt đỗ, gạo ); cho trẻ thực hành pha nước chanh, nước cam Qua các thí nghiệm trên cho thấy, việc học của trẻ không chỉ bắt đầu từ con số 0 mà học từ những cái trẻ đã biết, những kinh nghiệm mà trẻ biết được trong cuộc sống hàng ngày với môi trường xung quanh. Vì thế, tôi cho trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ trước hoặc sau khi tiến hành hướng dẫn các hoạt động khám phá khoa 9
  5. học, tôi thấy trẻ rất hứng thú và rất thích được khám phá khoa học, trẻ không chán nản mà kết quả hoạt động lại rất cao. Ngoài các hoạt động trong lớp, hằng năm, bản thân tôi cùng với nhà trường kết hợp với hội phụ huynh tổ chức cho trẻ hoạt động tham quan, trải nghiệm như đi viếng nhà đại tướng Võ Nguyên Giáp, viếng chùa Hoàng Phúc, thăm nhà truyền thống của huyện. Việc tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại tạo cho trẻ một sân chơi bổ ích, cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương mình đang sinh sống, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với thực tế, từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin và học được các kỹ năng từ thực tế , qua đó phát triển khả năng ngôn ngữ, nhận thức, kỹ năng vận động cho trẻ. Đồng thời phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập và tinh thần đoàn kết trong khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Giải pháp 5: Quan sát, theo dõi, đánh giá trẻ khi tham gia hoạt động học trải nghiệm để điều chỉnh kế hoạch hoạt động. Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, tôi đặc biệt chú ý quan sát, theo dõi quá trình tham gia của trẻ. Sau đó tôi ghi chép lại cẩn thận biểu hiện cụ thể, sự tiến bộ của mỗi trẻ để đánh giá trẻ một cách khách quan, chính xác. Từ đó có sự bổ sung, điều chình kịp thời khi xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non. Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non rất thích được người lớn khen ngợi. Do đó, sau mỗi lần tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động học trải nghiệm, tôi luôn nhận xét thái độ, ý thức và kết quả của trẻ; tuyên dương những trẻ hoạt động tốt, động viên những trẻ còn chậm, tham gia chưa hết mình. Cuối mỗi ngày, mỗi tuần tôi đều có kế hoạch tổ chức đánh giá trẻ. Trong các buổi đánh giá đó, tôi cho trẻ phát hiện, nêu tên những bạn đã tham gia các hoạt động trải nghiệm tích cực, tuyên dương những trẻ đó và khuyến khích những trẻ chưa thực sự hứng thú vào các hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó, tất cả trẻ trong lớp tôi đều rất hào hứng tham gia các hoạt động trải nghiệm do cô giáo tổ chức. Giải pháp 6: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm. Vào những buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi mạnh dạn đánh giá tình hình của lớp, trong đó tôi luôn chú trọng đến việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm để phổ biến cho các bậc phụ huynh được biết và để thực hiện có tính thuyết phục cao. Hàng ngày, vào giờ đón, trả trẻ, tôi trao đổi với về các nội dung mà tôi đang dạy cho trẻ tại lớp để giữa giáo viên và phụ huynh có sự giáo dục hoà hợp, không chồng chéo, tránh tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược". Ngoài ra, tôi còn chụp ảnh trẻ khi tham gia các hoạt động trải nghiêm trên 10
  6. lớp để dán vào góc: "Những điều phụ huynh cần biết". Từ đó, phụ huynh phấn khởi, vui mừng khi con em mình được học tập, trải nghiệm nhiều điều lý thú, bổ ích; qua đó, phụ huynh sẽ tích cực phối hợp với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục và hỗ trợ, đóng góp các nguyên vật liệu, các đồ dùng qua sử dụng, kinh phí phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. Không những thế, tôi luôn vận động phụ huynh tham gia tình nguyện và các hoạt động giáo dục trong lớp. Ví dụ: Tham gia dự giờ vào các buổi thao giảng và các hoạt động ngoại khoá Tôi còn vận động phụ huynh hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm nhỏ trong gia đình như: sưu tầm hột hạt để làm thí nghiệm gieo hạt, cho trẻ quan sát quá trình phát triển của cây lớn lên như thế nào Đồng thời, khuyến khích phụ huynh sưu tầm vật liệu sẵn có đóng góp cho trẻ ở lớp, mời phụ huynh cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, cùng trang trí môi trường trong lớp để môi trường học tập cho trẻ thêm sinh động hơn, đẹp hơn, cảnh quan tươi hơn, tạo bầu không khí ấm cúng thân thiện, bởi trẻ biết hình ảnh đó có sự đóng góp của cha mẹ, người thân vào đây, trẻ sẽ tích cực học tập và hăng say tham gia vào các hoạt động nhiều hơn, điều đó sẽ đem lại cho trẻ chất lượng giáo dục hiệu quả. Từ việc áp dụng “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non ", tôi đã thu được những kết quả sau: - Về phía trẻ: + Trẻ có những tiến bộ rõ nét về mọi mặt. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè. Trẻ trở nên có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh chung, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường Trẻ mạnh dạn tự tin linh hoạt trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể mà cô tổ chức, trẻ phát huy tối đa sự sáng tạo, hình thành được các kỹ năng một cách chủ động, trẻ không còn thụ động trong các hoạt động mà phát huy được vai trò chủ thể của cá nhân. Kết quả cụ thể như sau: Trước khi Sau khi Nội dung khảo sát cuối năm Kết quả thực hiện đề tài thực hiện đề tài Trẻ mạnh dạn nói lên ý kiến khi 8/29 trẻ - 27,6% Tăng 72,4% trải nghiệm. 29/29 trẻ - 100% Khả năng phối hợp trong quá 10/29 trẻ - 34,5% Tăng 58,6% trình trải nghiệm. 27/29 trẻ - 93,1% Khéo léo, thực hiện theo dướng 7/29 trẻ - 24,1% Tăng 72,5% dẫn khi tham qua trải nghiệm. 28/29 trẻ - 96,6% 11
  7. - Về giáo viên: + Bản thân đã xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ một cách phù hợp, cụ thể; nội dung, phương tiện chơi phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ mầm non và điều kiện thực tế của nhà trường. + Có khả năng tham mưu, tuyên truyền, thuyết phục thu hút được sự quan tâm của các lực lượng xã hội khác nhau vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Về phía phụ huynh: + Phụ huynh hiểu được ý nghĩa, lợi ích, tầm quan trọng của việc rèn luyện và phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động tập thể cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, phụ huynh nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện thử nghiệm sáng kiến trong điều kiện thực tế của nhà trường. + Tích cực sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải và cùng các thầy cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. - Về phía nhà trường: + Đã công nhận học sinh lớp tôi có kỹ năng trải nghiệm tốt. + Nhà trường đã triển khai cho tất cả giáo viên trong trường, các lớp trong trường thực hiện việc tổ chức cho trẻ hoạt động theo hướng trải nghiệm trong hoạt động vui chơi và học tập vì thấy đó là điều cần thiết. - Về môi trường giáo dục trang thiết bị: + Cảnh quan trường học được thay đổi, do cô giáo tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm một số đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được trải nghiệm thực tế; cây xanh được chăm sóc kịp thời; môi trường lớp học sạch sẽ, an toàn. 3. Phần kết luận 3.1. Ý nghĩa của đề tài Thông qua hoạt động trải nghiệm, hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp cho trẻ. Chính vì thế, giáo viên cần tạo cơ hội cho tất cả trẻ trong lớp được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Việc cho trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề Từ đó, giúp trẻ phát triển nhận thức đồng đều, không bị thiếu hụt kiến thức hay không thành thạo kỹ năng cần thiết. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, trẻ được cung cấp các kiến thức, kỹ năng mới, từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động giáo dục trải nghiệm giúp trẻ tăng khả năng khám phá, mang đến cho trẻ những bài học thực tiễn bổ ích và lý thú, tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau: 12
  8. - Chuẩn bị môi trường, cơ sở vật chất an toàn cho trẻ. - Có kiến thức chính xác về vấn đề cho trẻ trải nghiệm để khi tổ chức cho trẻ thực hiện cho đúng. - Xử lý linh hoạt các tình huống của cô trên tiết dạy, giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của trẻ và tình huống xảy ra. - Sự phối hợp nhịp nhàng và thống nhất giữa hai giáo viên trong lớp về nội dung hoạt động và đảm bảo an toàn cho trẻ. - Cho trẻ chia sẻ lại kinh nghiệm của mình sau khi trải nghiệm xong. - Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh trẻ để tham mưu tổ chức thêm một số hoạt động trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tế và nội dung thực hiện chương trình trẻ 5 - 6 tuổi. 3.2. Kiến nghị, đề xuất * Đối với ngành giáo dục: - Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên mầm non về nội dung tổ chức các hoạt động trải nghiêm cho trẻ trong trường mầm non để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới. - Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp. - Bổ sung, hỗ trợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới. * Đối với nhà trường: - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những hoạt động mẫu, những tiết dạy giỏi để nâng cao trình độ. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên đăng ký thi đua, viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau. - Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ. * Đối với giáo viên: - Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề. - Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất với mỗi hoạt động. - Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường. Trên đây là “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động theo hướng trải nghiệm trong trường mầm non” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường tôi. Qua bản sáng kiến, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để giúp tôi thực hiện tốt đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 13