SKKN Một số kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

pdf 19 trang binhlieuqn2 08/03/2022 15951
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_kham_p.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. Từ những thực trạng trên khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tại đơn vị, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1.Thuận lợi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. - Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi có đầy đủ những hiểu biết, những kiến thức chuyên môn và nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp mình phụ trách. - Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi và làm một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ các hoạt động cho trẻ. 2.2. Khó khăn: - Đồ dùng phục vụ cho các hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, chưa phong phú, sinh động. - Diện tích lớp còn chật hẹp nên tổ chức các hoạt động còn khó khăn. - Vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của một số trẻ còn hạn chế, một số trẻ nhút nhát, ít nói - Trình độ nhận thức của phụ huynh trong lớp không đồng đều, nhiều phụ huynh chưa có điều kiện quan tâm đến con cái. 3.Những biện pháp tiến hành 3.1. Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh giúp mở rộng, làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh cho trẻ: Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng chính là cho trẻ thường xuyên hoạt động với các sự vật, hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp như: nhìn, sờ, nắm, ngửi, nếm, nghe nhằm hình thành ở trẻ sự hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau, sự thay đổi và phát triển của chúng; mở rộng, nâng cao hiểu biết của trẻ về các cách thức khám phá khoa học đa dạng. Khi tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ còn được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người chứa trong các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ của con người. Xuất phát từ đặc điểm trên, trong quá trình tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non, tôi luôn chú ý tạo cho trẻ các cơ hội để trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng một cách tốt nhất thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ dạo chơi thăm quan, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác. Hoạt động ngoài trời là cơ hội trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng và được trải nghiệm nhiều nhất. Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể tận dụng mọi hoàn cảnh của tự nhiên và xã hội đang diễn ra để cho trẻ trực tiếp tiếp xúc, khám phá. Thông qua hoạt động ngoài trời, hình thành những biểu tượng ban đầu về thế giới khách quan, hình thành và phát triển năng lực, hứng thú nhận thức cho trẻ, hình
  2. thành và phát triển xúc cảm thẩm mĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và xã hội. Ví dụ: Tôi tạo cơ hội cho trẻ được quan sát và tri giác các loại cây, hoa, trong trường. Trẻ phát hiện được sự thay đổi của cây cối: cây rụng lá (vào mùa thu), hay cây có nhiều lá non, chồi non (mùa xuân) Tôi đặt ra cho trẻ các nhiệm vụ, yêu cầu trẻ gọi tên, nêu được đặc điểm, sự giống và khác nhau của các cây, hoa. Sau khi giao nhiệm vụ, tôi thấy các cháu nhìn, sờ, ngửi , sau đó trả lời các câu hỏi một cách tích cực và hứng thú. Tôi luôn tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể diễn ra hàng ngày cho trẻ quan sát và nhận biết các hiện tượng thời tiết và một số hiện tượng tự nhiên như: gió (gió thổi mạnh, gió nhẹ), mưa (mưa to, mưa nhỏ), nắng, bầu trời Thông qua hoạt động dã ngoại, hoạt động ngoại khóa tôi chủ động yêu cầu trẻ quan sát để tìm ra kiến thức về tự nhiên xung quanh cuộc sống của trẻ. Điều này giúp trẻ hứng thú tìm hiểu về sự phát triển của cây cối, con vật xung quanh trẻ. Từ đó khơi dậy ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm sống cho trẻ. Thông qua hoạt động ở các góc, trẻ không chỉ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu được hoạt động của trẻ mà còn cung cấp, củng cố kiến thức, tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong các hoạt động; rèn luyện, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội cho trẻ. Trong các buổi chơi, trẻ được tiếp xúc, quan sát, tri giác rất nhiều các sự vật, các công việc, mối quan hệ của con người trong xã hội. Ví dụ: Trò chơi phân vai (Gia đình, Bệnh viện, Cô giáo ) củng cố những kiến thức về cuộc sống xã hội, về các sự vật của môi trường xung quanh cho trẻ. Ngoài ra, trong các giờ đón và trả trẻ, ăn trưa, ngủ trưa, vệ sinh, ăn phụ Tôi cũng luôn chú ý tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh. Ví dụ: Giờ đón, trả trẻ, tôi trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ, về những sự kiện đang xảy ra xung quanh. Giờ vệ sinh, ăn trưa, tôi trò chuyện với trẻ về những nội dung liên quan đến nước (lợi ích của nước, sự cần thiết phải tiết kiệm nước, về việc sử dụng nước ở gia đình trẻ, về cách giữ nước sạch ); trò chuyện về những đồ dùng ăn uống, những đồ dùng trong gia đình trẻ, giới thiệu những đồ dùng mới và cách sử dụng, giới thiệu về các món ăn Qua việc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh, tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng; khả năng quan sát, tri giác của trẻ rất tốt. Đa số trẻ thể hiện được tính tích cực, chủ động khi quan sát đối tượng. Trong quá trình quan sát, trẻ tỏ ra nhanh nhẹn, linh hoạt, phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn, khả năng diễn đạt tốt hơn 3.2. Phát triển và rèn luyện cho trẻ năng lực nhận thức và năng lực khám phá: Để có thể thực hiện thành công các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ, tôi đặc điệt chú trọng tới vấn đề phát triển và
  3. rèn luyện cho trẻ năng lực nhận thức và năng lực khám phá. Đây là yếu tố cần thiết để giúp trẻ tự tin khi tham gia vào các hoạt động khám phá - Kĩ năng quan sát: Tôi dạy trẻ biết sử dụng phối hợp các giác quan một cách phù hợp để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng quen thuộc. Khi trẻ quan sát, tôi tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động, sử dụng tối đa các giác quan có thể (chăm chú nhìn, lắng nghe, hít sâu để ngửi, cầm nắm, xoa, ấn, bóp, nâng lên ) Tôi chú ý khơi gợi, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, tự do trao đổi, chia sẻ, nhận xét, phán đoán, giải quyết các tình huống, tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ cảm xúc. - Kĩ năng so sánh: Khi tổ chức một hoạt động khám phá cho trẻ, tôi thường đặt câu hỏi để trẻ phải suy nghĩ, tìm ra những điểm giống nhau (hay điểm chung của các sự vật hiện tượng vừa được tri giác). Ví dụ: Những loại quả này có điểm gì giống nhau? Với trẻ mẫu giáo lớn cần phát triển ở trẻ kỹ năng so sánh, khái quát để giúp trẻ tư duy tốt hơn. - Kĩ năng phân nhóm: Từ kĩ năng so sánh trẻ sẽ dễ dàng phân nhóm khi tìm ra những đặc điểm chung của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Con hãy chọn 3 loại quả vào một nhóm mà con thấy có 2 - 3 đặc điểm giống nhau. 3.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ: Khi tôi tổ chức một hoạt động cho trẻ khám phá khoa học hay khám phá xã hội. Tôi thường tiến hành theo các bước như sau: - Bước1: Gây hứng thú cho trẻ. Với mỗi nội dung cho trẻ khám phá, tôi thường đặt vấn đề bằng cách đặt câu hỏi về nội dung đó giúp trẻ hiểu được cái gì trẻ cần khám phá, cần phải biết. Ví dụ: Quả khế như thế nào? (hỏi về cấu tạo); Con có biết con voi nó ăn gì không? (hỏi về thức ăn). Câu hỏi cần sát với nội dung khám phá nhưng cũng cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ý đối với trẻ. Khi tôi đưa ra câu hỏi thì thường xảy ra hai tình huống: Một là: Trẻ không có câu trả lời. Điều này khẳng định nội dung mà tôi lựa chọn cho trẻ khám phá là nội dung mới đối với trẻ, trẻ chưa có hiểu biết. Hai là: Một số trẻ trả lời theo kinh nghiệm của bản thân chúng. Điều này chưa thể khẳng định là cả lớp đều đã biết và hiểu về vấn đề. Tôi tạo sự hoài nghi cho trẻ bằng câu hỏi “Liệu có đúng là như vậy không nhỉ?”, đồng thời khuyến khích trẻ tìm và lựa chọn cách thức khám phá bằng câu hỏi “Làm thế nào để biết?”. Ví dụ: Khi tôi tiến hành hoạt động cho trẻ tìm hiểu về nước, tôi đặt ra câu hỏi với trẻ là “Theo con, nước có màu gì?”. Rất nhiều trẻ trả lời là “Nước có màu trắng”, Tôi lại đặt câu hỏi tiếp “Sữa có màu gì?”, sau đó tôi hướng trẻ vào hoạt động tiếp theo. - Bước 2: Trẻ trải nghiệm. Mục đích của bước này là cho trẻ được tham gia vào các hoạt động nhận thức phù hợp nhằm phát triển các kĩ năng nhận thức, khám phá, đồng thời chính xác hóa, mở rộng vốn hiểu biết cho
  4. trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm giác tò mò, ngạc nhiên, vui sướng Tùy từng nội dung khám phá mà tôi lựa chọn các hoạt động cho trẻ trải nghiệm như: + Quan sát: Tôi chọn cách này trong trường hợp nội dung khám phá là các đặc điểm dấu hiệu đặc trưng ở bên ngoài (màu sắc, hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài ) của sự vật, hiện tượng. Khi cho trẻ quan sát cần gợi ý, khuyến khích trẻ sử dụng tính tích cực các giác quan. Ví dụ: Trẻ nhìn, sờ, nắn, nhấc, ngửi để xem quả cam có những gì, chúng như thế nào? + Thí nghiệm: Tôi lựa chọn cho trẻ làm thí nghiệm nếu nội dung khám phá là những đặc điểm, dấu hiệu không rõ nét, các mối quan hệ hoặc những sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. Khi tổ chức thí nghiệm cần để trẻ tự tay làm, tôi chỉ hướng dẫn và giúp đỡ trong trường hợp trẻ gặp khó khăn hoặc để đảm bảo an toàn cho trẻ trong một số trường hợp. Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về tính chất của nước, tôi cho trẻ làm thí nghiệm pha một cốc sữa, quan sát và so sánh với một cốc nước, hỏi trẻ xem màu sắc của 2 cốc như thế nào? Giống hay khác nhau? Cốc sữa có màu trắng, cốc nước không màu. Tôi lại hỏi trẻ “Vì sao con biết nước không có màu?”. Sau đó tôi gợi cho trẻ thả vào cốc nước một chiếc thìa và hỏi trẻ có nhìn thấy gì không? (Có), thả chiếc thìa vào cốc sữa thì sao? (không nhìn thấy thìa đâu). Như vậy kết luận là: Nước trong suốt, không màu. Tiếp theo, tôi mời trẻ nếm, uống xem nước có vị gì không? cho trẻ ngửi để biết nước có vị gì? Kết luận là: Nước không màu, không mùi, không vị + Xem tranh ảnh, băng hình: Cách này áp dụng trong trường hợp nội dung khám phá là những sự vật, hiện tượng ít gần gũi (các con vật sống trong rừng, các hiện tượng thiên tai, các danh lam thắng cảnh trong nước và trên thế giới ); các đặc điểm dấu hiệu ít phổ biến của các sự vật, hiện tượng xung quanh (Đặc điểm leo trèo của con mèo, quá trình gà ấp trứng và trứng nở thành con, quá trình phát triển của con bướm ); sự đa dạng phong phú, sự thay đổi và phát triển của sự vật, hiện tượng. Tôi chú ý sưu tầm, lựa chọn tranh ảnh, băng hình sao cho sát với nội dung khám phá và đảm bảo tính thẩm mĩ, tính giáo dục. Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về con voi với mục đích yêu cầu là trẻ biết được đặc điểm cấu tạo, nơi sống, thức ăn, ích lợi, sinh sản của loài voi, tôi lựa chọn các hình ảnh có liên quan như hình ảnh một con voi có đầy đủ các bộ phận rõ nét (đầu, mình, đuôi, mắt, vòi, ngà, tai, chân ), hình ảnh con voi trong khu rừng, hình ảnh voi ăn lá cây, hoa quả, uống nước, hình ảnh voi kéo gỗ, làm xiếc, chở khách du lịch, hình ảnh voi mẹ và voi con . + Đọc sách, kể chuyện: Cách này áp dụng trong trường hợp nội dung khám phá là các mối quan hệ mà không thể sử dụng các cách trải nghiệm nêu trên để khám phá như để trả lời câu hỏi “Tại sao mèo không thích tắm?”, “Tại sao lá có gân?”, “Tại sao chuồn chuồn hay bay ở bờ ao?” Đọc sách, kể chuyện còn có thể sử dụng trong trường hợp thí nghiệm mà cô tổ chức không đem lại kết quả.
  5. + Thảo luận, trao đổi, chia sẻ: Là cách trải nghiệm mà phương tiện chính là ngôn ngữ của trẻ. Cách trải nghiệm này có thể sử dụng trong trường hợp nội dung khám phá là những vấn đề liên quan đến kinh nghiệm và cảm xúc của từng cá nhân. Chẳng hạn khám phá về các món ăn trong gia đình được chế biến từ những loại thực phẩm phổ biến, sở thích của trẻ và của những người thân trong gia đình trẻ, những điều làm trẻ vui, buồn, thích hoặc không thích các cách gia đình tổ chức sinh nhật, ngày nghỉ v.v Tôi khuyến khích để nhiều trẻ được tham gia thảo luận, được nghe, được chia sẻ những hiểu biết, những kinh nghiệm phong phú, đa dạng trong mỗi vấn đề khám phá. Để cho thảo luận đạt được hiệu quả cao, tôi phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ để tích lũy vốn kinh nghiệm, phát triển vốn từ và ngôn ngữ biểu đạt ở trẻ. Đồng thời cũng cần có các thủ thuật khích lệ và tạo không khí cởi mở khi thảo luận. - Bước 3: Trẻ nhận xét. Sau khi đã được trải nghiệm, tôi để cho trẻ được thoải mái đưa ra những ý kiến về những gì chúng phát hiện được. Để giúp trẻ nhận xét được dễ dàng, đúng nội dung, tôi đưa ra các câu hỏi để trẻ trả lời. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, tôi khuyến khích trẻ mô tả, kể lại những điều chúng phát hiện được dưới dạng một câu chuyện hoặc thể hiện những điều chúng khám phá bằng hình vẽ, mô hình. Trong khi yêu cầu trẻ nhận xét, tôi kết hợp sử dụng các câu hỏi cho trẻ phân biệt, so sánh, đối chiếu và các câu hỏi yêu cầu trẻ phải suy luận, phán đoán nhằm phát triển tư duy cho trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về con cá “Điều gì sẽ xảy ra nếu cô vớt con cá này ra khỏi nước?”, hay khi cho trẻ tìm hiểu về con voi “Nếu rừng cây bị chặt phá thì con voi này sẽ ra sao?” - Bước 4: Kết luận. Sau khi cho trẻ trải nghiệm và nhận xét, có thể đưa ra kết luận ngắn gọn để chốt lại vấn đề khám phá. Kết luận có thể do cô hoặc trẻ đưa ra, tùy theo mức độ phức tạp hay đơn giản của nội dung khám phá và dựa trên khả năng của trẻ. Để các hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội được sinh động, hấp dẫn và phát triển đa dạng các kỹ năng cho trẻ thì mỗi một hình thức tổ chức, tôi chỉ lựa chọn một số nội dung khám phá sao cho phù hợp với hứng thú, trình độ, khả năng của trẻ, với thời gian cho phép và phù hợp với chủ đề khám phá. Đồng thời, các nội dung đó phải tổ chức được các hoạt động trải nghiệm đa dạng. Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về “con thỏ” tôi chọn một số nội dung cho trẻ khám phá như: màu sắc, cấu tạo ngoài, vận động (hoạt động trải nghiệm là quan sát con thỏ thật), thức ăn của thỏ (Thí nghiệm “Thỏ ăn gì?”), mối quan hệ giữa thỏ với nước (Đọc sách “Vì sao thỏ không thích tắm?”), sự đa dạng của thỏ (xem băng hình một số loại thỏ). Như vậy, trong một hoạt động trẻ được tham gia vào bốn dạng trải nghiệm khác nhau. Điều đó giúp cho việc tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của trẻ được hiệu quả lại không tạo ra sự nhàm chán và căng thẳng. Trong các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội, tôi còn lồng ghép tích hợp các hoạt động khác như: toán, tạo hình,
  6. âm nhạc, văn học một cách phù hợp để trẻ thêm hào hứng. Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về con voi, tôi đọc câu đố: Bốn chân to tựa cột đình Vòi dài, tai lớn, dáng hình oai phong (Là con gì?) Tôi cho trẻ hát bài “Voi làm xiếc”, “Chú voi con ở bản Đôn”; tôi đóng làm bác voi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Truyện kể về loài voi” Tôi thường tổ chức các trò chơi động và tĩnh đan xen nhau trong một hoạt động để tạo hứng thú cho trẻ. 3.4. Kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên: Trẻ mầm non dễ nhớ lại mau quên, vì vậy tôi luôn chú ý làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như thông qua bảng tuyên truyền của lớp, trang trí những hình ảnh của chủ đề đang học một cách sinh động; thường xuyên trao đổi về tình hình sức khỏe, tình hình học tập của trẻ. Đặc biệt qua các giờ đón và trả trẻ, tôi trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp, về các chủ đề trẻ đang học giúp phụ huynh nắm rõ, từ đó có thể tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm ở nhà, củng cố thêm kiến thức. Vận động các bậc phụ huynh sưu tầm những nguyên vật liệu hỏng, đã qua sử dụng để gom lại mang về làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Ví dụ: Bố cháu Quang làm nghề sửa chữa điện tử, tôi nhờ anh sưu tầm những cục nam châm hay những hòn bi sắt để cho trẻ làm thí nghiệm. Mẹ cháu Ngọc Anh làm thợ may, tôi nhờ chị sưu tầm cho vải vụn, đôi khi chị may cho những bộ trang phục búp bê bằng vải vụn. Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu được, giúp trẻ luyện tập nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn hiểu biết về thiên nhiên, xã hội phong phú và đa dạng hơn. 4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm Hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua việc áp dụng một số biện pháp tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội tôi đã thu được kết quả tốt : * Đối với giáo viên: Qua thực hiện một số biện pháp trên, hiệu quả được như sau: - Bản thân được trau dồi kiến thức, kỹ năng sư phạm, nghệ thuật lên lớp cho trẻ. - Giáo viên trong lớp đã phối kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, linh hoạt, chủ động hơn trong mọi hoạt động, có nhiều phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá đạt hiệu quả. - Biết lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động tạo hứng thú để kích thích sự tò mò, ham muốn tìm hiểu khám phá cho trẻ đạt hiệu quả cao. - Khả năng sáng tạo, khả năng làm đồ dùng đồ chơi tăng lên rõ rệt. Đã làm được nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phục vụ cho các hoạt động khám phá.
  7. - Được phụ huynh tín nhiệm, tin yêu. * Đối với trẻ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại tốt, hiểu biết rộng về thế giới xung quanh. - Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết qua các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội. - Qua việc thường xuyên được tham gia hoạt động trải nghiệm thì nhận thức và sự sáng tạo của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ tự tin, nhanh nhẹn, năng động và mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người. - Trong các hoạt động khám phá trẻ rất say sưa, hứng thú và tiết học đạt hiệu quả cao. * Đối với phụ huynh: - Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học và khám phá xã hội, tạo điều kiện cùng cô giáo quan tâm để việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao nhất. Điều đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội ở trường mầm non. - Phụ huynh tích cực tham gia đóng góp nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Mục đích cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội là nhằm phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểu biết, giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống hàng ngày; cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh; hình thành thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh, kích thích ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết; trẻ biết đặt câu hỏi, biết quan sát, xem xét những thay đổi và hoạt động của chúng, dự đoán những gì có thể xảy ra Việc cho trẻ tìm hiểu, khám phá khoa học và khám phá xã hội có tác dụng giáo dục toàn diện đối với trẻ về Đức - Trí - Thể - Mỹ, góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, hình thành năng lực của con người mới đáp ứng yêu cầu của thời đại. Ở giai đoạn này, người lớn cần giúp trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy và đang làm còn quan trọng hơn là lời giải thích. Những hoạt động thường ngày có thể thay đổi để biến thành những kinh nghiệm quý báu của trẻ. Cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội chính là việc giáo viên tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh. Đây thực chất là việc giáo viên tạo ra môi trường, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên và xã hội. Thông qua đó, trẻ hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng. Điều quan trọng hơn cả là thông qua các hoạt động khám phá này, trẻ học được các kĩ năng quan
  8. sát, so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận. Chúng ta hiểu rằng, trẻ nhỏ cần thăm dò môi trường của chúng. Môi trường cho trẻ hoạt động tốt cho phép trẻ tìm kiếm và suy nghĩ nhiều hơn với những gì chúng đang nhìn thấy. Giáo viên cần tạo cho trẻ môi trường phong phú và an toàn để trẻ tìm tòi khám phá. Để cho các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội của trẻ đạt hiệu quả cao, người giáo viên còn cần chuẩn bị tốt các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá; cần tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng xung quanh giúp trẻ được mở rộng, làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh cho trẻ; cần phát triển và rèn luyện cho trẻ năng lực nhận thức và năng lực khám phá; vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp và đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội sao cho thật sinh động, hấp dẫn trẻ; và một yếu tố không thể thiếu nữa đó là cần phải kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh, làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung cũng như hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội nói riêng, từ đó phối hợp với giáo viên tạo điều kiện cho trẻ, nâng cao chất lượng các hoạt động khám phá. 2. Kiến nghị. Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Thường xuyên học hỏi, tham khảo sách báo, tạp chí mầm non, trên mạng internet tự học tập chuyên môn đồng nghiệp để nắm vững phương pháp rèn luyện kỹ năng, tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ. Mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp, biện pháp mới linh hoạt sáng tạo hơn, đồng thời áp dụng những hình thức đổi mới trong chương trình GDMN để nâng cao hiệu quả của hoạt động. - Tổ chức thực hiện thường xuyên các hoạt động trải nghiệm cho trẻ để phát huy tính tích cực, sự tò mò ham tìm tòi, sáng tạo của trẻ. Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động khám phá. Trong quá trình thực hiện còn những thiếu sót không thể tránh khỏi, tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2020 Người viết Ngô Bích Ngọc
  9. PHỤ LỤC Trẻ quan sát, nhận sét về sự phát triển của cây trong trường. Trẻ quan sát, nhận sét về sự phát triển của cây trong trường.
  10. Trẻ thực hành nhặt rau. Trẻ khám phá cách làm kimbap
  11. Trẻ khám phá cách làm Salad trộn Trẻ khám phá cách làm bánh chưng