SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết tự bảo vệ bản thân khi bị người khác tiếp cận xâm hại

docx 25 trang binhlieuqn2 07/03/2022 39255
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết tự bảo vệ bản thân khi bị người khác tiếp cận xâm hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_5_6_tuoi_biet_tu_bao_ve_b.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi biết tự bảo vệ bản thân khi bị người khác tiếp cận xâm hại

  1. hay và phù hợp với trẻ lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Đó là “ Luật bàn tay” và tôi đã dạy trẻ học thuộc lòng “luật bàn tay” : ôm hôn đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột; nắm tay với thầy cô, bạn bè, họ hàng; bắt tay với người đã từng gặp; vẫy tay chào người lạ; và xua tay với người cố tình đụng chạm con mà con không muốn. Luôn nhắc nhở trẻ cần phải ngay lập tức nói cho bố mẹ biết khi bị ai đó cố tình đụng chạm cơ thể: Tôi luôn nhắc cho trẻ nhớ rằng: khi bị ai đó đụng chạm vào cơ thể trẻ, trẻ đã phản ứng lại bằng thái độ gay gắt nhưng họ cố tình làm và sau đó còn đe dọa trẻ không được nói với ai thì nhất định phải nói cho bố mẹ biết để bố mẹ có biện pháp bảo vệ trẻ. Thông qua biện pháp này tôi đã có kết quả tốt cho việc nghiên cứu để xây dựng ra được 4 tình huống cụ thể mà nguy cơ xảy ra là khá cao. Trong tất cả 4 tình huống, toàn bộ trẻ lớp tôi đã được thực thành trải nghiệm và các con đều xử lý tình huống theo trường hợp 2 là nhiều. Các tình huống này đã tạo cho trẻ sự hứng thú, sự mạnh dạn tự tin, sự linh hoạt khi áp dụng những nhận thức, kỹ năng trẻ đã học vào nhằm xử lý các tình huống. Không những vậy thông qua các tháng tôi lồng ghép đưa các nội dung giáo dục trẻ để trẻ có kiến thức phòng tránh khi bị xâm hại. Ảnh minh họa 1: Hình ảnh cô đang giáo dục trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi có người khác tiếp cận xâm hại lồng ghép vào giờ hoạt động chiều. (Phụ lục) * Tổ chức cho trẻ thực hành kỹ năng xử lý khi bị người khác tiếp cận tại địa điểm công cộng ( Trường mầm non vào giờ trả trẻ) và khi trẻ bị xâm hại tình dục: Theo tôi, việc trẻ mầm non giai đoạn 5 - 6 tuổi được thực hành, trải nghiệm trên thực tế những gì được học rất cần thiết và mang tính quyết định. Thông qua thực hành trải nghiệm trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn và trẻ sẽ hình thành các kỹ năng sống cần thiết cho chính trẻ. Để thực hiện tốt các tình huống thì tôi xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường cũng như với các bậc phụ huynh đưa ra tình huống bị người khác tiếp cận xâm hại ngay tại trường mầm non. Kết quả là thông qua tình huống cô và trẻ đã tự tin hơn, đã nắm chắc chắn hơn những kiến thức và kỹ năng phản ứng, xử lý khi bị tiếp cận. 100% trẻ lớp tôi đã có kỹ năng biết bảo vệ bản thân khi bị người khác tiếp cận như không nhận đồ từ người lạ, không tiếp xúc nhanh chóng tìm người tin cậy tới giúp đỡ, và tìm người thân của mình Ảnh minh họa 2: Trẻ chơi tự do sau khi được đón về và có người lạ tiếp cận Ảnh minh họa 3: Trẻ nhanh chóng xua tay từ chối chạy về với người thân (Phụ lục) Bên cạnh đó, ngoài tình huống bị người khác tiếp cận xâm hại tại các địa 10/15
  2. điểm công cộng, tôi nhận thấy tình huống trẻ bị xâm hại tình dục đang là một vấn đề vô cùng nóng. Do đó, gia đình, nhà trường cần tăng cường cảnh giác, giám sát trẻ để không xảy ra trường hợp đáng tiếc đối với con em mình. Đồng thời, bố mẹ và cô giáo nên trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. Nhiều người cho rằng ở độ tuổi mầm non việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng về xâm hại tình dục là quá sớm. Riêng với cá nhân tôi lại không cho là như thế, ngay từ khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu có khả năng nhận thức về cơ thể cũng như biết cách thể hiện cảm xúc, thái độ của mình. Lúc này, trẻ đã có thể bắt đầu học kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại bằng cách tỏ thái độ dứt khoát khi có người cố ý đụng chạm vào cơ thể con, nhất là các vùng nhạy cảm. Hiện nay vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh còn né tránh, ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề này, đây cũng là vô hình chung khiến trẻ mất đi kỹ năng, kiến thức đáng lẽ ra nó giúp trẻ bảo vệ chính bản thân mình khỏi những tôi ác của kẻ tha hóa. Vì thế với tình huống này tôi cũng mạnh dạn xác định cho trẻ thực hành. Đây là một tình huống tế nhị vì thế để thực hiện được tình huống này, đầu tiên tôi đã phải xin ý kiến của bản thân trẻ và gia đình trẻ đóng vai trải nghiệm diễn tập. Sau khi được sự cho phép, tôi đã xây dựng lên tình huống như sau: khi trẻ đang chơi trong ngõ gần trường mầm non, có một chú hàng xóm gần nhà trẻ đến cạnh, hỏi han và lôi kéo trẻ tới cuối ngõ chỗ vắng người, sau đó có những hành động như ôm ấp trẻ. Cô mời các nhóm tới 1 địa diểm khác gần đó để quan sát để xem cách xử lý tình huống của bạn bị xâm hại như thế nào. Để thực hiện tốt trải nghiệm này thì bản thân tôi và phụ huynh, chú bảo vệ cùng tham gia. Tôi và trẻ lớp tôi đã đứng quan sát theo dõi hành vi, thái độ của trẻ thì tôi thấy trẻ đã biết phản ứng rất mạnh mẽ, sau khi nhanh chóng thoát khỏi người đàn ông kia, trẻ đã chạy ngay ra đường chỗ có người và chạy về tới nhà và tường thuật lại toàn bộ sự việc cho mẹ trẻ nghe. Qua đó tôi nhận thấy trẻ đã nhớ những bài học mà tôi đã truyền thụ cho trẻ. Từ đó, tôi tiếp tục giáo dục những trẻ còn lại trong lớp qua cách xử lý của bạn hoặc hỏi những trẻ còn lại xem cách xử lý của bạn như vậy đã đúng chưa? Ảnh minh họa 4: Cô tổ chức cho trẻ đi quan sát, trải nghiệm tình huống. Ảnh minh họa 5: Tình huống trẻ đứng chơi 1 mình. Ảnh minh họa 6: Người lạ tiếp cận trẻ và cho trẻ kẹo, trẻ có nguy cơ bị xâm hại Ảnh minh họa 7: Trẻ phản kháng chạy và kêu cứu. (Phụ lục) 3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh của lớp để giáo dục trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi có người khác tiếp cận xâm hại ở mọi lúc mọi nơi: 11/15
  3. Trẻ em phần lớn thời gian là ở trường, nhưng cũng không ít thời gian của trẻ ở nhà bên cha mẹ (đó là thời gian trẻ về nhà sau giờ học, thời gian buổi sáng trước khi trẻ đi lớp, những ngày nghỉ cuối tuần, lễ tết ). Việc giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân trong khi có người tiếp cận xâm hại lại cần được rèn luyện thường xuyên, liên tục và ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là trong hoàn cảnh thực tế. Vì thế, tôi nhận thấy việc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh dạy trẻ ở nhà để để trẻ có thêm kỹ năng là rất cần thiết. Để giáo dục tốt các con thì giáo viên và phụ huynh luôn phải là song đôi đi cùng nhau để giúp các con tiếp thu tốt nhất. Đầu tiên tôi giúp phụ huynh có kiến thức cơ bản, có sự rèn luyện đúng đắn về kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi ngoài trường học. Qua đó, bản thân tôi đã phối hợp cùng gia đình rèn luyện và uốn nắn trẻ, giúp trẻ thuần thục và chính xác hơn trong các động tác, cách xử lý. Bảng tuyên truyền của trường là không thể thiếu của mỗi nhà trường vì ở đó là thông tin của nhà trường với gia đình. Tại bảng tuyên truyền này có tất cả các thông tin cần đưa đến với phụ như từ những thông tin chuyên môn, các thông tin công khai tài chính đến các tin tức, hay những kỹ năng trẻ cần có để bảo vệ bản thân trong các trường hợp nguy hiểm. Tại bảng tin nhà trường cũng đưa các nội dung thông tin về sự nguy hiểm khi trẻ bị người khác tiếp cận xâm hại và các nội dung trong bảng biểu còn được thay đổi thường xuyên. Những nội dung tuyên truyền ở đây rất thực tế vì nó phản ánh các hoạt động, kỹ năng bảo vệ bản thân khi có người tiếp cận xâm hại nên rất được phụ huynh chú ý mỗi khi đón trả trẻ. Bảng còn dành riêng một vài ô nhỏ để mang đến những thông tin về một số câu chuyện, tai nạn đáng tiếc vừa xảy ra trong thời điểm đó để phụ huynh nâng cao ý thức cũng như thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng biết bảo vệ bản thân trong trường hợp trẻ bị người khác tiếp cận xâm hại. Tại các buổi gặp mặt trong kế hoạch họp phụ huynh của lớp đầu năm, giữa năm và cuối năm, tôi cũng có dịp trao đổi kinh nghiệm cũng như những kỹ năng, kiến thức của bản thân và hỗ trợ cho phụ huynh những kiến thức đúng đắn, cần thiết về cách giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân trong trường hợp trẻ bị người khác tiếp cận xâm hại. Bên cạnh đó tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền với phụ huynh theo từng tháng tương ứng với nội dung dạy trẻ trên lớp. Kế hoạch tuyên truyền này được tôi phô tô và phát đến tận tay từng phụ huynh ở trên lớp. Cụ thể kế hoạch theo từng tháng tương ứng với nội dung giáo dục trẻ tại lớp như sau: 12/15
  4. THÁNG NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN 9 Sự nguy hiểm khi trẻ bị người khác tiếp cận xâm hại. Hôm nay ai đón con khi tan học ? 10 Cha mẹ cùng học: Luật bàn tay với bé 11 Những số điện thoại cần thiết con nên nhớ. 12 Cách phản kháng cơ bản. 1 Những người xa lạ đáng tin cậy. 2 Cha mẹ ý thức, con trẻ an toàn. 3 Đi chơi cùng cha mẹ, con cần nhớ điều gì ? 4 Nhà mình ở đâu ? 5 Khi đi tắm con cần nhớ điều gì ? Không những vậy, tôi còn vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ, nhạc, câu chuyện về vấn đề giáo dục giáo dục trẻ có những kiến thức, kỹ năng biết bảo vệ bản thân khi bị người khác tiếp cận xâm hại và được phụ huynh hưởng ứng mạnh mẽ. Tôi đã sưu tầm thêm các bài thơ, bài hát về kỹ năng bảo vệ bản thân hay nói tới sự nguy hiểm khi các tình huống cụ thể xảy ra trong thực tế. Sau đó phô tô và đưa cho phụ huynh tham khảo. Tiếp đó, tôi đã trao đổi với phụ huynh về kỹ năng và các thao tác thực hiện để khi về nhà phụ huynh có thể nhắc nhở và hướng dẫn con cùng thực hiện. Sau một thời gian thực hiện biện pháp này, qua những buổi trò chuyện khi phụ huynh đưa con tới lớp hay những buổi chiều các con được bố mẹ đón về. Tôi nhận thấy phụ huynh đã có những hiểu biết ban đầu cũng như thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân khi có người tiếp cận xâm hại ngay khi còn ở độ tuổi mầm non và đã thường xuyên tạo cho con phản xạ cũng như kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân. IV. Kết quả đạt được: Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi biết bảo vệ bản thân khi có người tiếp cận xâm hại” tôi đưa ra bảng tổng hợp kết quả khảo sát trẻ vào giữa năm học (từ tháng 9 đến tháng 12) Tình huống Khi có Khi có Khi có Khi bị Khi bị cụ thể người người tiếp “khách” xâm hại bắt cóc lạ tới cận tại địa tới nhà lúc tình dục Kỹ năng đón tại điểm công trẻ ở nhà xử lý trẻ cần có trường cộng một mình - Biết nói “không” với 44/45 44/45 43/45 - - người lạ. (98%) (98%) (96%) 13/15
  5. - Biết gọi và làm theo 45/45 44/45 43/45 43/45 sự chỉ dẫn của người - (100%) (98%) (96%) (96%) đáng tin cậy - Biết số điện thoại của 45/45 45/45 44/45 44/45 44/45 bố mẹ hoặc số khẩn cấp (98%) (100%) (100%) (98%) (98%) như 113; 114; 115. - Biết kể lại toàn bộ sự 43/45 43/45 44/45 42/45 42/45 việc với bố mẹ. (96%) (96%) (98%) (93%) (93%) - Biết đặc điểm giới tính, một số bộ phận 43/45 nhạy cảm trên cơ thể và (96%) không cho người khác - - - - chạm vào - Biết giữ bình tĩnh, 42/45 44/45 43/45 44/45 43/45 không hoảng hốt. (93%) (98%) (96%) (98%) (96%) - Biết một số cách phản 41/45 43/45 44/45 ứng, động tác tự vệ để - (91%) - (96%) (98%) thoát khỏi nguy hiểm. - Không mở cửa cho bất kỳ ai khi ở nhà một mình, lịch sự từ chối và 44/45 hẹn họ, nhắn lại hoặc (98%) - - - - lúc khác đến gặp bố mẹ. Kỹ năng đạt được với giáo viên: Có thêm kiến thức, kĩ năng, nâng cao trình độ chuyên môn trong việc giáo dục trẻ ý thức việc từ bảo vệ mình; Vận dụng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả Kỹ năng đạt được với phụ huynh: Hiểu, có thêm kiến thức để dạy con cách phòng, tránh những mối nguy hiểm cho con em khi bị người khác tiếp cận xâm hại; Dành nhiều thời gian để trò chuyện, giải thích cho con mình những vấn đề xung quanh việc có nhiều mối nguy hiểm từ người khác mà con cần phòng tránh và biết cách xử lí khi xảy ra một trong nhhuwngx tình huống đó; Phối hợp nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm để cùng trao đổi, có biện pháp phòng tránh hiệu quả cho con. Kỹ năng đạt được với học sinh: Thông qua bảng kết quả, học sinh bước đầu biết được những điều cần phòng tránh và xử lý khi bị người khác tiếp cận xâm hại. 14/15
  6. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân khi bị người khác tiếp cận xâm hại đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành thói quen cũng như kỹ năng biết bảo vệ chính bản thân mình nhằm thoát khỏi nguy hiểm. Công việc này giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc rèn luyện kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân khi có người tiếp cận xâm hại cho trẻ mẫu giáo phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống. Bên cạnh đó, phải kết hợp chặt chẽ việc cung cấp kiến thức về vấn đề xung quanh vấn đề khi bị người khác tiếp cận xâm hại như nguy cơ nào có thể xảy ra, tác hại, sự nguy hiểm của chúng đối với bản thân trẻ và việc rèn luyện các kỹ năng giúp trẻ nâng cao khả năng thực hiện. II.Bài học kinh nghiệm: Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về cách tự bảo vệ bản thân khi bị người lạ tiếp cận xâm hại một cách thuần thục để có thể dạy trẻ tốt hơn. Tiếp cận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non vào quá trình rèn luyện kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ. Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với phụ huynh học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ.Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. III. Khuyến nghị và đề xuất: Tôi mong Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường tổ chức cho giáo viên được tham gia kiến tập các hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân tại các trường điểm. Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi biết tự bảo vệ bản thân khi có người khác tiếp cận xâm hại tại trường mầm non. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến này Hà nội, ngày 10 tháng 03 năm 2020 do tôi tự làm, không sao chép của Người viết ai và tôi xin chịu trách nhiệm Nguyễn Lan Hương 15/15
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục học, NXB Giáo dục - 1999 Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên). 2. Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm Đào Thanh Âm (chủ biên). 3. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên). 4. Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non,NXB Đại học quốc gia Hà Nội. PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Phan Thị Thảo Hương. 6. Báo điện tử phunuonline.com.vn 7. Báo điện tử vnexpress.net
  8. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu: 2 3. Đối tượng nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 5. Phạm vi nghiên cứu: 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lý luận: 3 2. Thực trạng vấn đề 3 a. Đặc điểm chung: 3 b.Thuận lợi 4 c.Khó khăn: 4 d. Khảo sát thực trạng 4 3. Các biện pháp: 4 a) Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng 6 b) Biện pháp 2: Tạo tình huống cụ thể có nguy cơ cao để trẻ tham gia giải quyết 8 c) Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh của lớp để giáo dục trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi có người khác tiếp cận xâm hại ở mọi lúc mọi nơi 11 4. Kết quả đạt được 13 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 1. Kết luận: 15 2. Bài học kinh nghiệm: 15 3. Khuyến nghị và đề xuất: 15
  9. PHỤ LỤC: ẢNH MINH HỌA Ảnh minh họa 1: Hình ảnh cô đang giáo dục trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi có người khác tiếp cận xâm hại lồng ghép vào giờ hoạt động chiều. Ảnh minh họa 2: Trẻ chơi tự do sau khi được đón về và có người lạ tiếp cận Ảnh minh họa 3: Trẻ nhanh chóng xua tay từ chối chạy về với người thân 2/20
  10. Ảnh minh họa 4: Cô tổ chức cho trẻ đi quan sát trải nghiệm tình huống. Ảnh minh họa 5: Tình huống trẻ đứng chơi một mình. Ảnh minh họa 6: Người lạ tiếp cận cho trẻ kẹo và trẻ có nguy cơ bị xâm hại Ảnh minh họa 7: Trẻ phản kháng chạy và kêu cứu 3/20
  11. PHỤ LỤC TÌNH HUỐNG Dưới đây là những tình huống tôi đã xây dựng và áp dụng trên trẻ của lớp ( Giáo viên đưa ra cách giải quyết và giáo dục trẻ) Tình huống 1: - Khi trẻ được bà đón về, sau đó bà cho ra sân trường chơi, mải chơi nên Hằng đã ra khỏi tầm nhìn của bà. Có một cô đi tới gần Hằng, hỏi chuyện Hằng, cho hằng kẹo, sau đó rủ hằng ra ngoài cùng đi mua búp bê tiếp. Mục tiêu cần đạt: - Trẻ biết không được đi cùng người lạ, biết nói cảm ơn và tránh xa. - Trẻ có kĩ năng phòng tránh: + Tuyệt đối không nhận, cầm, ăn đồ của người lạ + Không tiếp cận, tiếp xúc với người đó nữa + Nhanh chóng đi ra chỗ người thân và kể lại sự việc cho người thân - Trường hợp 1: Trẻ vui vẻ nhận kẹo và ra ngoài, cùng cô đi mua búp bê. - Cô đến gần và trò chuyện: + Con có biết cô là ai không? + Nếu cô có ý định xấu, ví dụ như lừa con ra ngoài và bắt cóc con thì sao? - Giáo dục: Vì con chưa bao giờ gặp cô cũng như con chưa quen cô. Có thể cô là người xấu đóng giả đến tiếp cận con. Nếu con về ra ngoài sẽ có chuyện xấu xảy ra và có thể con sẽ không được về nhà với bố mẹ nữa. - Trường hợp 2: Trẻ cảm ơn và không nhận kẹo của cô đồng thời chạy về phía bà, vừa chạy vừa gọi to bà. - Cô tới gần và trò chuyện: + Vì sao con rất thích búp bê mà không ra ngoài đi mua với cô? - Giáo dục: Con và cô không quen biết, tuyệt đối con không được nhận kẹo của cô, nhanh chóng chạy ra chỗ bà và kể cho bà nghe và con có quen, thì con vẫn phải chạy đến xin phép hỏi ý kiến của bà nữa. Cô khen ngợi và nêu gương trẻ trước lớp. Ở trường hợp này tôi nhận thấy việc dạy trẻ kỹ năng tránh xa người lạ đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và sự khéo léo của giáo viên, bởi bản thân trẻ dễ bị nhầm lẫn trước việc người cho mình quà là người tốt và người lạ cho quà. Tuy vậy, không phải các con đều không nhận thức được, các con có thể cảm nhận được nguy hiểm từ người lạ. Tình huống 2: - Hôm nay, mẹ bạn Oanh đến đón muộn, có một bác nói rằng bác là người quen của mẹ Oanh và mẹ Oanh nhờ bác đón. Nhưng Oanh lại chưa gặp bác bao giờ. Nếu trong tình huống đó, con có về với bác không? Vì sao? Mục tiêu cần đạt:
  12. - Trẻ biết không được về với người lạ. - Trẻ có kĩ năng phòng tránh: không tiếp xúc, không đi theo người lạ. - Trường hợp 1: Trẻ về cùng bác người quen của mẹ. - Cô đến gần và trò chuyện: + Con có biết bác là ai không? Con đã gặp bác bao giờ chưa? + Chuyện gì xảy ra nếu bác không phải là người quen của mẹ con? - Giáo dục: Vì con chưa bao giờ gặp bác cũng không quen bác. Có thể bác là người xấu đóng giả đến đón con. Nếu con về cùng bác sẽ có chuyện xấu xảy ra và có thể con sẽ không được về nhà với bố mẹ nữa. - Trường hợp 2: Trẻ không về với bác. - Cô đến gần và trò chuyện + Vì sao các con không về với bác? + Cô sẽ gọi điện hỏi bố mẹ xem có đúng là nhờ người đến đón con không? - Giáo dục: Cô gọi điện mà đúng bố mẹ bạn đã nhờ người đến đón cô sẽ giải thích với trẻ và mời trẻ về. Cô khen ngợi và nêu gương trẻ vì trẻ biết đề phòng khi có người lạ đến đón. Tình huống 3: - Giả định khi Ngọc ở nhà một mình, có người đến gọi cửa, nói ngoài trời mưa, muốn xin trú mưa nhờ một lát. Mục tiêu cần đạt: - Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ. - Lịch sự từ chối, có thể hẹn họ nhắn lại gì hoặc lúc khác đến gặp bố mẹ (nếu là người quen). - Trường hợp 1: Trẻ mở cửa cho người lạ trú mưa nhờ. - Cô đến trò chuyện với trẻ: + Con có biết người gọi cửa là ai không? + Chuyện gì sẽ xảy ra khi người đó là kẻ xấu? - Giáo dục: Nếu con mở cửa cho người lạ đó mà người đó lại là kẻ xấu thì con sẽ gặp nguy hiểm đấy. Mặc dù cô biết giúp người khác khi họ gặp khó khăn là tốt. Nhưng khi con ở nhà một mình mà có người tới gọi cửa con hãy nhớ từ chối mở cửa và hẹn họ vào dịp khác khi có bố mẹ con ở nhà nhé. - Trường hợp 2: Trẻ lịch sự từ chối mở cửa và nhét áo mưa qua khe cửa cho người lạ. - Cô đến trò chuyện với trẻ. + Vì sao con không mở cửa cho người người lạ? - Giáo dục: Cô khen ngợi và nêu gương trẻ trước lớp. Tình huống 4:
  13. - Vân được mẹ đón về và mẹ Vân cho ra sân trường chơi, đang chơi bố bạn B gọi Vân lại và rủ Vân ra sân sau trường để chơi cùng B. Vân đi cùng bố B ra sân sau, bố B lại rủ Vân ngồi xích đu ở đó cho Vân kẹo và bắt đầu chạm tay vào cơ thể Vân. Mục tiêu cần đạt: - Tỏ thái độ dứt khoát khi người khác chạm vào vùng nhạy cảm. - Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác - Nói cho bố mẹ biết khi bị ai đó cố tình đụng chạm cơ thể. - Trường hợp 1: Trẻ sợ hãi ngồi im và để bố B tiếp tục thực hiện hành vi của mình. - Cô tới gần trẻ trò chuyện: + Con có biết bố B vừa làm gì không? Theo con hành vi đó là đúng hay sai? + Tại sao con lại không phản ứng trước hành động của bố bạn B? - Giáo dục: Khi gặp những người có các hành động đụng chạm vào cơ thể mình các con hãy phản kháng mạnh mẽ, chạy thật nhanh thoát khỏi người đó, tìm kiếm sự giúp đỡ của người xung quanh và kể lại sự việc đó cho bố mẹ mình. - Trường hợp 2: Trẻ không cho bố B chạm vào và chạy nhanh về phía mẹ mình. - Cô trò chuyện: + Tại sao con lại phản ứng như vậy? - Giáo dục: Cô khen ngợi và nêu gương trẻ trước lớp.