Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết Kể chuyện

doc 13 trang binhlieuqn2 08/03/2022 4022
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết Kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết Kể chuyện

  1. 2.1. Thực trạng của đề tài. Dạy trẻ “Kể chuyện” là việc làm quan trọng và cần thiết giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung câu chuyện, từ đó trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Không những thế mà đây là hình thức để trẻ thể hiện năng khiếu của mình. Đây chính là hoạt động giúp ta phát hiện ra những nhân tài, những cây bút nhỏ mang tâm hồn trẻ thơ tạo tiền đề cho trẻ tiếp tục học lên trường tiểu học. Năm học 2014 - 2015 là những năm tiếp tục thực hiện chuyên đề “Làm quen văn học” đáp ứng yêu cầu phù hợp với chiến lược giáo dục Mầm non, đòi hỏi nâng cao giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và tăng cường hoạt động lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng, đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất đảm bảo đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như: Tranh thơ, chuyện, máy vi tính, máy chiếu Mặt khác được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành, bạn bè đồng nghiệp về sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi, bản thân luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, biết sáng tạo lồng ghép nội dung phong phú vào các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trong đó có tiết kể chuyện. Được sự phân công của BGH nhà trường, năm học 2014-2015 tôi phụ trách lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi. Qua thời gian đứng lớp, nắm bắt được tình hình thực tế bản thân tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như mua sắm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động đầy đủ, như tranh thơ, tranh chuyện, máy vi tính, máy chiếu và các trang thiết bị tài liệu khác để tham khảo. Bản thân tôt được tham gia các buổi tập huấn chuyên môn ở sỡ, phòng, cụm cũng như ở trường, tham dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp, sưu tầm tài liệu phục vµ học tập ở các trường bạn về tiết kể chuyện nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ đề phù hợp với từng nội dung câu chuyện trong tháng, lực lượng phụ huynh quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu, như các loại vải vụn, các vật liệu có sẳn ở địa phương, Trang 3
  2. đống sân khấu rối Một số cháu có tính mạnh dạn khả năng tiếp thu nhanh, ngữ điệu giọng tốt phong cách kể chuyện tự nhiên đó củng chính là những hạt nhân của lớp. Tất cả đó là điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt chuyện đề. Ngoài ra bản thân tôi còn sưu tầm một số tranh có hình ảnh về các nội dung câu chuyện đơn giản, các nhân vật gần gủi với trẻ, tạo môi trường để trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi. - Phòng học rộng rãi thoáng mát và khá đầy đủ điều kiện để trẻ hoạt động. - Tôi luôn nghiên cứu tìm tòi học hỏi về cách tổ chức tiết dạy qua đó tôi nắm vững phương pháp khi tổ chức hoạt động của bộ môn. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động kể chuyện một cách tích cực - Lớp có 02 giáo viên nên tôi tranh thủ thời gian làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học, tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào tiết học hứng thú, sôi nổi hơn. * Khó khăn: - Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều cháu nói lắp, nói ngọng, nói chớt. - Đa số trẻ là con em gia đình nông nghiệp điều kiện kinh tế còn khó khăn, địa bàn không tập trung, đường đến trường lại xa xôi, phụ huynh chưa có thời gian chăm sóc cho con nên ảnh hưởng đến việc cho trẻ đi học. - Sự quan tâm của một số phụ huynh về tiết kể chuyện còn hạn chế. - Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá các đồ dùng đồ chơi một số chủ đề chưa phong phú. - Trong quá trình dạy trẻ nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính tích cực sáng tạo của trẻ, còn rập khuôn máy móc. - Khả năng kể chuyện của trẻ còn hạn chế, trẻ chỉ biết thuộc chuyện, chứ chưa biết kể chuyện đống vai, nhập vai qua ngữ điệu giọng kể, điệu bộ, nét mặt, cử chỉ của từng nhân vật trong chuyện. * Điều tra thực tiển: - Để tổ chức hoạt động cho trẻ kể chuyện tốt và biết được mức độ, tiếp thu, nhận thức của trẻ vào đầu năm học tôi đã tổ chức cho trẻ kể chuyện dưới mọi hình thức khác nhau Trang 4
  3. như tóm tắt nội dung chuyện, kể từng đoạn chuyện, đống kịch, kể qua tranh có hình ảnh nhân vật đơn giản, gần gủi và tiến hành khảo sát đánh gía qua đó tôi nhận thấy một số nhược điểm lớn như một số trẻ chưa tập trung chú ý và không hứng thú, nhận biết tên chuyện, tên nhân vật chậm, không hiểu nội dung câu chuyện, kết quả khảo sát như sau: + 40% trẻ kể lại chuyện còn đơn điệu và khô khan + 40% Trẻ chưa biết kể chuyện + 20% Trẻ không có hướng thú kể chuyện - Qua kết quả theo giỏi đánh giá ở trên tôi nhận thấy giờ hoạt động cho trẻ kể chuyện của mình chưa mang lại hiệu quả cao, đồ dùng phục vụ dạy học còn hạn chế. Với những kết quả như vậy, bản thân tôi luôn băn khoăn, lo lắng và suy nghĩ làm thế nào để đưa kết quả của năm nay cao hơn những năm trước đây? Làm thế nào để đảm bảo chất lượng trường giao? Mặt khác đáp ứng mong muốn của các bậc phụ huynh. - Căn cứ vào tình hình thực tế, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi học hỏi đưa ra những biện pháp tối ưu nhất, có hiệu quả nhất đồng thời tranh thủ ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường để tìm ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết kể chuyện” 2.2 Giải pháp thực hiện: Một là: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động - Môi trường cho trẻ làm quen với văn học là rất quan trọng. Có môi trường tốt trẻ mới có cơ hội tham gia vào mọi hoạt động của chuyên đề. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch trong đó chú trọng đến việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Môi trường trong và ngoài lớp, môi trường hoạt động ở góc sách, góc học tập - Trong lớp học tôi đã bố trí sắp xếp giữa các góc sao cho phù hợp với lớp, như góc sách bố trí sắp xếp các loại sách, các loại đồ dùng như vở, các loại tranh ảnh vừa tầm của trẻ để trẻ dể nhìn, dể lấy đễ xem, các loại quần, áo, mủ, đồ dùng đống kịch được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, sân khấu rối, sa bàn phục vụ cho chuyên đề đều được trẻ sử dụng một cách thành thạo. Mặt khác ở các tủ giá, các loại đồ dùng đều có tên của đồ dùng, của sản phẩm được viết bằng chữ cái in thường để trẻ được làm quen chữ viết, các câu Trang 5
  4. chuyện, các bài thơ được viết bằng chữ to gắn lên tường. Không phải các bài thơ, câu chuyện trong năm học được đưa ra một lúc mà tùy theo từng tháng, tuần dựa vào chương trình để tôi chuẩn bị sắp xếp cho phù hợp. + Ví dụ: Tháng một có câu chuyện “Ba cô gái” tôi sưu tần các đồ dùng, tranh ảnh, nhân vật về câu chuyện trưng bày ở góc. Nhằm gây hứng thú, lôi cuốn trẻ tò mò tham gia vào mọi hoạt động. - Góc sách luôn thay đổi, các loại sách được sắp xếp theo đầu sách và dung lượng dài, ngắn ở trang sách. Ngoài lớp học tôi củng tạo môi trường cho trẻ bằng cách dán các tranh ảnh sáng tạo ở cửa lớp, ở góc những điều cha mẹ cần biết, viết tên các loại đồ dùng sinh hoạt của trẻ. Tất cả những việc làm trên đã tạo điều kiện cho trẻ học tốt chuyên đề nói chung và tiết dạy trẻ kể chuyện nói riêng. Hai là: Dạy trẻ kể chuyện ở mọi lúc, mọi nơi - Muốn tổ chức tốt tiết kể chuyện thì giáo viên phải cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Trẻ 5-6 tuổi khả năng bắt chước của trẻ rất cao nên muốn cho trẻ kể chuyện được tốt thì tôi phải tổ chức tốt việc “Kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe” thể hiện được tính cách của các nhân vật trong chuyện thông qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và nét mặt, ngoài ra tôi còn cho trẻ nghe kể chuyện qua băng dĩa Như vậy để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ từ đó trẻ cảm nhận ra được cái hay, cái đẹp ở trong chuyện để khi trẻ kể lại chuyện trẻ thể hiện một cách có hiệu quả hơn. - Sau khi kể diễn cảm về câu chuyện cho trẻ nghe tôi sử dụng câu hỏi đàm thoại theo một hệ thống nhằm giúp trẻ hiểu trình tự câu chuyện, trẻ nắm chắc nội dung chuyện. Đây là cơ hội để trẻ nêu lên ý kiến nhận xét của mình về cân chuyện từ đó trẻ dễ thuộc chuyện hơn, nắm chắc nội dung chuyện, tính cách ngữ điệu giọng của từng nhân vật. - Muối cho trẻ kể được chuyện một cách thành thạo thì cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi như giờ đón trẻ, hoạt động ngoài trời, chơi tự do, sinh hoạt chiều và trả trẻ + Ví dụ: Khi học câu chuyện “Ba cô gái” khi giờ đón trẻ cô hỏi sáng nay ai đưa cháu đến lớp? (mẹ cháu a!) thế mẹ cháu làm việc gì? Mẹ có thương cháu không? Cháu có yêu quý mẹ mình không? Mẹ là người chịu nhiều vất vã, khổ cực để nuôi các cháu khôn Trang 6
  5. lớn. vậy có ai không yêu mẹ mình không? Thế nhưng củng có những người con không biết yêu thương mẹ mình khi mẹ ốm đấy. Các con đoán xem đó là ai trong câu chuyên gì mà hôm trước cô đã kể cho các con nghe rồi (Câu chuyên “Ba cô gái”) trong câu chuyện đó cháu học tập ai? Vì sao? - Các con ạ! Trong cuộc sống mình phải biết yêu thương giúp đỡ nhau nhất là người mẹ đã sinh ra mình và nuôi mình khôn lớn. Với hình thức như vậy trẻ hiểu sâu hơn về nội dung câu chuyện một cách nhẹ nhàng. - Trong lớp tôi chuẩn bị các loại đồ dùng và các nhận vật về câu chuyện trẻ đang học để trẻ liên tưởng đến nội dung chuyện. - Không những thế khi đến giờ chơi tự do, hoạt động ngoài trời cho trẻ dùng que vẽ các nhân vật, mà trẻ thích, gọi tên nhân vật đó. Khi trẻ đã có vốn kiến thức cơ bản về câu chuyện đến giờ sinh hoạt chiều tôi kiểm tra mức độ tiếp thu của trẻ đồng thời để chuẩn bị tốt cho trẻ kể chuyện, đống kịch. - Cô nói: “Hôm nay lớp mình sẽ kể lại một câu chuyện. Các con thích kể câu chuyện gì?(Câu chuyện Ba cô gái) - Cháu thích đống vai nào? Tính cách và giọng điệu của cô em như thế nào? Cô chị cả, chị hai thì ra sao? Còn bà mẹ và sóc con nữa? cô cùng trẻ kể, khi kể xong cô cùng trẻ đưa ra nhận xét, bổ sung để tiết học chính thức được hoàn chỉnh hơn. - Cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi và thay đổi hình thức nếu câu chuyện này đàm thoại về nhân vật, vẽ nhân vật, đống kịch thì câu chuyện kia cô cho trẻ làm quen bằng cách đưa tranh nhân vật cho trẻ xem và hỏi trẻ đây là bức tranh của câu chuyện gì? Hoặc cô giáo thể hiện ngữ điệu giọng của nhân vật nào đó để trẻ nhận ra và trả lời + Ví dụ: Câu chuyện “Ba cô gái” cô dùng lời của mẹ Sóc khôn ngoan, Sóc hảy nói với con ta là ta đang ốm, đó là giọng của ai? Trong câu chuyện gì? Với việc thay đổi hình thức như vậy luôn gây hấp dẫn đối với trẻ nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ một cách đầy đủ, nhẹ nhàng thoải mái, để trẻ sẳn sàng tham gia tốt vào tiết học “Kể chuyện” Ba là: Công tác phối hợp với phụ huynh Trang 7
  6. - Để thực hiện tốt tiết kể chuyện cho trẻ ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh tôi đã triển khai cho tất cả các bậc phụ huynh biết tầm quan trong của việc cho trẻ làm quen văn học, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt rất mong sự hổ trợ của lực lượng phụ huynh “Tất cả vì tương lai con em chúng ta” tổ chức phát động làm đồ dùng, đồ chơi, phục vụ bộ môn văn học. Tất cả phụ hunh đều đồng tình hưởng ứng, chỉ sau một tuần phát động phụ huynh đã hưởng ứng rầm rộ phụ huynh cung cấp một số nguyên vật liệu như các loại chai, vải vụn, sân khấu rối, tranh ảnh củ, một số phụ huynh cùng giáo viên làm đồ dùng. Với sự tham gia hổ trợ của lực lượng phụ huynh mà đồ dùng, đồ chơi phục vụ bộ môn văn học đã tăng lên đáng kể. Bốn là: Chuẩn bị tốt mọi phương tiện cho trẻ trước giờ học - Một trong những công việc góp phần vào thành công của tiết dạy “kể chuyện” đó là chuẩn bị tốt mọi phương tiện cho trẻ trước giờ học. - Trước giờ học tôi luôn tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái, chuẩn bị tốt tinh thần cho trẻ, không gò bó áp đặt trẻ. Tôi nghỉ trẻ có tâm thế thoải mái hứng thú mới thể hiện hết khả năng và năng khiếu của mình nhất là tiết học “Kể chuyện” - Vào đầu tiết học tôi mở đài cho trẻ nghe, có nọi dung gần gủi với tiết học sắp tói của trẻ. Tôi hướng trẻ tới tiết học bằng cách tạo môi trường xung quanh lớp đa dạng và phomg phú như chuẩn bị tranh chuyện, sa bàn, sân khấu rối, máy quay phim cách bố trí lớp học sao cho phù hợp với lớp mình. Trẻ đống kịch tôi chuẩn bị trang phục cho trẻ. Một điều quan trong nửa là tôi luôn tìm hiểu về suy nghĩ và mong muốn của trẻ xem trẻ sẻ kể lại câu chuyện trẻ sắp học bằng hình thức nào? Kể một đoạn chuyện, kể cả câu chuyện hay tham gia đống kịch. Nếu cháu đống kịch cháu sẻ nhận vai gì? Thể hiện vai diễn đó như thế nào? Như vậy sẻ phát huy được tính tích cực và sáng tạo của trẻ, trẻ được tích cực hoạt động. - Với sự chuẩn bị như vậy trẻ sẻ hào hứng muốn được tham gia vào tiết học, muốn thể hiện chính mình thông qua tiết học đó. Không những thế trẻ còn biết thi đua nhau thể hiện năng kiếu của mình làm thế nào để được cô giáo và các bạn khen ngợi. Mặt khác trẻ Trang 8
  7. thích nhập vai một cách như thực. Lớp học lúc nào củng vui tươi nhộn nhịp và nó đã trở thành công việc thường xuyên đầy niềm vui của cô và trẻ. Năm là: Tổ chức tiết dạy trên lớp - Đây là hình thức quan trọng nhất trong việc dạy trẻ kể chuyện. Bởi tiết học trên lớp nhằm giúp trẻ chính xác hóa, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản mà trẻ được làm quen mọi lúc, mọi nơi dưới sự hướng dẩn của cô giáo. Tiết học trên lớp là tiết học bắt buộc diễn ra trong một thời gian nhất định. Trình tự của tiết học theo một hệ thống với nhiều nội dung nhằm cung cấp đầy đủ nhất kiến thức cho trẻ. Đây củng là công việc để trẻ được trao đổi ý kiến nêu lên nhận xét của mình với cô giáo và các bạn trong lớp. - Sau khi đã chuẩn bị tốt mọi phương tiện tiết học “Kể chuyện” được diễn ra với nhiều nội dung như sau: + Giới thiệu bài, giới thiệu trược tiếp hoặc dán tiếp + Cô kể chuyện cho trẻ nghe với nhiều hình thức khác nhau kể bằng lời, tranh, sa bàn + Đàm thoại nội dung câu chuyện + Tùy thuộc vào nhận thức của trẻ trong lớp mà cô có thể: Dạy trẻ kể lại chuyện, đống kịch (Kể bằng nhiều hình thức sao cho phù hợp) + Kết thúc, củng cố và giáo dục: - Tất cả các nội dung trên liên kết với nhau như một kịch bản, kịch bản đó sao cho mầm mại, uyển chuyển như một chương trình biểu diễn giữa các diển viên trên sân khấu và khán giả, mà mổi tiết mục mổi buổi diễn mang một màu sắc riêng. Tuy nhiên chương trình biểu diễn đó trọn vẹn hoàn hảo về mọi mặt có đầy đủ nội dung, phương pháp hình thức tổ chức một cách có hiệu quả. - Chính vì vậy qua mổi tiết dậy, mổi câu chuyện tôi phải nghiên cứu kỷ về nội dung của cốt chuyện, dung lượng dài hay ngắn, hình thức tổ chức như thế nào cho phù hợp từ đó tôi mới thiết kế chương trình phù hợp có hiệu quả. + Ví dụ: Câu chuyện “Ba cô gái” đây là câu chuyện dài mang tính giáo dục cao, với nhiều nhân vật tham gia vào chuyện khi đống kịch tôi tiến hành như sau. Trang 9
  8. - Cô có thể giới thiệu: Cho các cháu hát bài “ Cả nhà thương nhau” chủ đề Gia đình Bài hát nói về ai? Thế tình cảm của ba, mẹ đối với các con như thế nào? Vậy các con có yêu quý ba, mẹ của mình không? Ba mẹ là người đã sinh ra các con và nuôi các con khôn lớn, ba, mẹ luôn dành những tình cảm cho các con. Nhưng củng có những người con chưa thật sự yêu thương mẹ mình khi mẹ ốm. Các con đoán xem đó là ai? trong câu chuyện gì? Đúng rồi, đó là chị cả và chị hai trong câu chuyện “Ba cô gái”. Để biết được ba cô gái cô nào yêu thương mẹ và về thăm mẹ, khi mẹ bị ốm. Cô cháu mình một lần nửa đến với câu chuyện “Ba cô gái” qua sự trình bày của cô và cháu. - Với hình thức giới thiệu như vậy để đưa trẻ đến với câu chuyện một cách nhẹ nhàng. Sau khi giới thiệu xong cô nói giờ cô cháu mình hảy đến thăm nhà “Ba cô gái” nhé. Cô kể cho trẻ nghe một lần qua sa bàn. - Sau khi kể xong cô đàm thoại: - Cô vừa kể câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những ai? - Như một trình tự tôi đưa ra câu hỏi theo một hệ thống từ để đến khó, cho trẻ trao đổi, nhận xét nêu lên ý kiến của mình, giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện. - Cô hỏi giọng của bà như thế nào? - Giọng của Sóc con ra sao? - Giong của cô cả, cô hai, cô út ? - Khi trẻ đã có vốn kiến thức rồi, đã đến lúc trẻ thể hiện năng khiếu của mình. Cô nói Sau khi đã đến thăm nhà Ba cô gái chúng ta đã phần nào hiểu được cuộc sống của Ba cô gái. Giờ cô cháu mình cùng trở lại sân khấu biểu diển để các bạn có cơ hội thể hiện năng khiếu của mình qua câu chuyện “Ba cô gái” với sự tham gia của tập thể lớp mẫu giáo lớn. Cô cho trẻ nhận vai theo sở thích về khả năng của trẻ và đống kịch, cô làm người dẫn chương trình cho cháu diễn, luân phiên thay đổi lẩn nhau. Khán giả là nguồn cổ vủ động viên cho các diễn viên. Trẻ diễn xong cổ vủ động viên trẻ bằng những tràng vỗ tay Trang 10
  9. - Kết thúc chương trình là lời cảm ơn nhẹ nhàng đến các diễn viên đồng thời là những lời giáo dục thông qua vỡ kịch đó. Câu chuyện Ba cô gái như muốn nói với chúng ta rằng. Chúng ta hạnh phúc vì đã có mẹ, hảy cảm ơn mẹ đã sinh ra con. Chúng ta hảy làm tất cả những gì cho mẹ để mẹ được vui, sống lâu bên chúng ta. - Mổi câu chuyện, mổi vở kịch tôi luôn thiết kế chương trình sao cho phù hợp về cách giới thiệu, cách truyền tải nội dung, phương pháp, hình thức để trẻ khỏi nhàm chán đem lại kết quả tốt. 2.3. Kết quả đạt được - Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, triển khai áp dụng các giải pháp nêu trên vào hoạt động cho trẻ kể chuyện tôi đã thu được kết quả như sau. * Đối với bản thân: - Đã nắm chắc nội dung, phương pháp hình thức thiết kế tổ chức linh hoạt vào các giờ cho trẻ hoạt động kể chuyện. - Bản thân đã có kinh nghiệm trong việc sữ dụng và làm các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động kể chuyện. Đồ dùng, đồ chơi phong phú và đa dạng thay đổi theo từng chủ đề phù hợp với từng nội dung câu chuyện sắp cho trẻ làm quen đã tập trung được sự thu hút của trẻ vào hoạt động "Kể chuyện" được nhiều trẻ thích tham gia vào hoạt động, trẻ tích cực quan sát tìm tòi, khám phá phát hiện ra những câu trả lời chính xác. * Đối với trẻ - Thông qua sự vận dụng phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ kể chuyện, trẻ đã tự nắm bắt một số kĩ năng nghe, nhìn, kể, đống kịch, thể hiện giọng điệu, cử chỉ, tính cách của từng nhân vật. Thông qua kể chuyện trẻ biết yêu quê hương đất nước, yêu cái hay, cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác. - Trẻ đã linh hoạt trong việc đọc tên, gọi tên các sự vật xung quanh. - Kết quả ở trẻ lĩnh hội về tiết kể chuyện ngày càng được nâng cao. Cụ thể là : + 100% trẻ hứng thú kể lại chuyện + 96% Trẻ mạnh dạn, tự tin biết thể hiện được ngữ điệu giọng, tính cách của từng nhân vật Trang 11
  10. + 0,4% Trẻ chưa thể hiện được giọng điệu nhân vật đó là những trẻ cá biệt, nói ngọng * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh tin tưởng vào cô giáo và sự chăm sóc giáo dục ở trường Mầm non ngày càng đạt chất lượng cao. Phụ huynh thể hiện sự chăm lo đến phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ khi trẻ ở nhà, có ý thức trong việc sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi và nêu ý kiến hay trong việc làm đồ dùng đồ chơi. - Thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ với giáo viên, từ đó kết hợp giữa nhà trường với gia đình trẻ ngày càng gắn bó. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi học tốt tiết kể chuyện là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang tính giáo dục cao đối với trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Đồng thời đó là một nhân tố quyết định sự hình thành cơ sở ban đầu và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non, tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp một mạnh dạn, tự tin hơn. Vì thế mổi một giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện được giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ, làm giàu vốn từ cho trẻ. - Qua quá trình thực hiện và đã đạt được kết quả như trên. Bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Trước hết giáo viên phải luôn tự học hỏi và có ý thức tự bồi dưỡng cho bản thân. Thường xuyên nghiên cứu trao đổi với bạn bè đồng nghiệp về các phương pháp, biện pháp tối ưu để thực hiện có hiệu quả trong quá trình hoạt động. - Nghiên cứu kĩ và soạn bài nắm chắc mục đích, yêu cầu để đưa ra mục tiêu, kỹ năng, kiến thức của từng loại tiết phù hợp. - Nắm được đặc điểm tâm sinh lý, trình độ của từng cá nhân trẻ. Trang 12
  11. - Giáo viên phải luôn học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luyện âm giọng của mình và phong cách khi biểu diễn mới thể hiện được đúng ngữ điệu giọng, hành động cử chỉ của nhân vật, tạo tâm thế và chuẩn bị tốt mọi điều kiện phương tiện trước lúc đi vào tiết dạy. - Giáo viên tổ chức thật tốt tiết học trên lớp theo trình tự, theo hệ thống có hiệu quả. - Tăng cường và thường xuyên cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi. - Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm, dễ kiếm để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ. - Tạo môi trường trong và ngoài lớp học với nhiều hình thức hấp dẫn và được thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề trong tháng. - Thường xuyên theo giỏi về chất lượng để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ. - Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và các tổ chức khác. - Luôn có kế hoạch trao đổi với phụ huynh trong việc bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tạo sự gần gủi, niềm tin và sự thống nhất trong việc cho trẻ kể chuyện - Qua quá trình thực hiện tôi đã vận dụng những phương pháp, biện pháp có hiệu quả trẻ thích thú, nhanh nhẹn, tiếp thu bài nhanh tạo cho giáo viên thêm khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mà bản thân tôi đang thực hiện và tiếp tục nghiên cứu lâu dài để bổ sung những kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn với mục đích mang lại kết quả cho trẻ trong tiết kể chuyện Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân. Kính mong sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu Nhà trường và hội đồng khoa học để bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ kể chuyện ngày càng hiệu quả hơn. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: - Đề nghị nhà trường, các cấp tiếp tục tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. - Mua sắm các trang thiết bị theo thông tư 02 của bộ giáo dục đào tạo qui định. Trang 13