Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5–6 vào Lớp 1

docx 39 trang thulinhhd34 55481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5–6 vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5–6 vào Lớp 1

  1. Bản thân là một giáo viên có thâm niên công tác nhiều năm ở Trường nhưng không phải là người địa phương nên việc tạo các mối quan hệ, gần gũi với phụ huynh là điều rất cần thiết. Tôi đã thiết lập mối quan hệ đó qua các giờ đón, trả trẻ và trao đổi với phụ huynh về tình hình của con em họ khi ở Trường. Buổi họp phụ huynh đầu năm cũng chính là dịp để giáo viên và phụ huynh gặp mặt và có những trao đổi thiết thực về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong cuộc họp này, tôi cũng đã đưa ra bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi với 120 chỉ số phát triển mà trẻ cần đạt được trong năm học. Điều này giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường. Đưa ra những bất cập trong việc giúp trẻ tăng chiều cao, tăng cân để phụ huynh hiểu rõ và phối kết hợp cùng cô giáo và nhà Trường một cách tự nguyện. Trao đổi riêng với phụ huynh có con suy dinh dưỡng, thấp còi qua giờ đón trả trẻ hay qua điện thoại, zalo cá nhân. Để phụ huynh có hướng điều chỉnh khẩu phần ăn cho trẻ khi ở nhà. Bên cạnh đó còn có vấn đề đáng lo ngại trong lớp tôi phụ trách rói riêng, trong trường nói chung là việc phụ huynh nôn nóng, gò ép con đến các lớp luyện chữ, học đọc, học viết trước tuổi. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi cùng các bậc phụ huynh đã trao đổi đến những điều có lợi và có hại, những ảnh hưởng về mặt tâm lý khi cho con học đọc, học viết trước tuổi. Để phụ huynh thấy rõ được việc cho con học chữ trước tuổi là không cần thiết và không mang lại lợi ích cho trẻ sau này. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục, việc lao động, học tập của trẻ ở trường. Ví dụ: Có nhiều phụ huynh đã nhắn tin, gọi điện và đặt ra những câu hỏi như “ tại sao khi ở Trường các con có nề nếp tốt, lễ phép còn khi ở nhà lại tự do không có nề nếp?” . Trước những thắc mắc của phụ huynh tôi đã trao đổi và giải thích rõ để phụ huynh thấy được rằng khi trẻ đến trường cô luôn giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách thường xuyên. Hình thành cho trẻ những thói quen nề nếp tốt như cất đồ dùng đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường, giữ gìn vệ sinh lớp học Lễ phép với người lớn, đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với các bạn trong lớp qua các tác phẩm âm nhạc, bài thơ, truyện kể, hay gương người tốt việc tốt ở xung quanh chúng ta. Dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân như cách đánh răng, cách rửa tay bằng xà phòng, cách gấp quần áo, chải tóc và buộc tóc . 23
  2. Khi về với gia đình, phụ huynh bận rộn, mải mê với công việc mà ít quan tâm đến trẻ. Khi trẻ nói năng tự do, bừa bãi, không tự làm những việc phục vụ bản thân, làm những công việc vừa sức giúp gia đình mà phụ huynh không nhắc nhở , uốn nắn thì những thói quen và kỹ năng mà cô giáo đã hình thành cho trẻ ở trường sẽ mất dần đi. Sẽ rất nguy hiểm khi trong đợt nghỉ phòng dịch kéo dài này trẻ mất đi những kỹ năng giữ gìn vệ sinh bản thân. Có những phụ huynh bày tỏ sự lo ngại đến vấn đề học tập của con vì nghỉ phòng dịch kéo dài. Tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu rõ được sự nguy hiểm và cần thiết phải phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời thông qua các trang mạng internet như zalo của nhóm lớp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về dịch bệnh covid – 19. Sự nguy hiểm và cách phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ y tế. Với trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý hướng dẫn, giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ có sẵn bệnh mạn tính thì phải chăm sóc cẩn thận hơn. + Rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy ít nhất 30 giây ( thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay theo 6 bước mà cô đã dạy ở trường theo khuyến cáo của Bộ y tế) hoặc dung dịch có cồn. Rửa tay nhiều lần trong ngày sau khi ho, hắt hơi, tháo khẩu trang, tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng, ho, hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, tiếp xúc chất thải của động vật, đi vệ sinh, đi từ bên ngoài về nhà và trước các bữa ăn. Cha mẹ trước khi chế biến hay cho trẻ ăn cũng phải rửa tay sạch sẽ. + Súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh; vệ sinh nơi ở sạch sẽ. + Tránh hoặc hạn chế mức thấp nhất trẻ đi đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính ( sốt, ho, khó thở, đau đầu, chảy nước mắt, nước mũi). Trong trường hợp phải đi đến nơi tập trung đông người phải đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc( ít nhất 2mét). Khi đi từ bên ngoài về cha mẹ nên thay quần áo trước khi chăm sóc và tiếp xúc với trẻ nhỏ. + Đeo khẩu trang phòng bệnh Khẩu trang y tế chỉ được đeo trong các trường hợp sau: Khi tiếp xúc với người nhiễm 24
  3. hoặc nghi ngờ nhiễm covid – 19. Khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, khó thở Khi được chỉ định theo dõi cách li tại nhà, hoặc đi khám, điều trị tại các cơ sở chữa bệnh. Không được tái sử dụng khẩu trang y tế. Khẩu trang vải: Hãy che mũi và miệng ( khẩu trang phải được giặt ủi và khử trùng qua nước sôi trước khi tái sử dụng) để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với virus. Nếu không có khẩu trang, hãy hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Hướng dẫn trẻ không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. + Cho trẻ uống đủ nước, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. + Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhiệt độ phòng từ 25 0C trở lên, tốt nhất là từ 27 0C trở lên. Bên cạnh đó cần tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lí. + Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Các đồ vật trẻ hay tiếp xúc như đồ chơi, vật dụng học tập thậm chí điện thoại cũng cần được vệ sinh để phòng tránh lây bệnh. + Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở và có tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần thông báo ngay cho Trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện. Trước khi đến hãy gọi điện thông báo biểu hiện bệnh và tiền sử tiếp xúc, đi lại với cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất. Nhắc phụ huynh động viên trẻ ăn hết suất, ăn đủ chất, không kén chọn thức ăn, bổ sung vitaminc, các vitamin thiết yếu cho trẻ và những người trong gia đình nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng dịch cho bản thân và gia đình. Tuyên truyền tới phụ huynh việc thực hiện phương châm “ Tạm dừng đến trường, không dừng học” theo hướng dẫn dạy và học qua internet, trên truyền hình của Bộ giáo dục và đào tạo. Ngoài những giờ học trên kênh truyền hình VTV1 và VTV7 mà tôi đã tuyên truyền tới phụ 25
  4. huynh thì nhà trường và các cô giáo còn làm các vi deo hướng dẫn trẻ như: Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, nội dung học tập vui chơi, làm quen chữ cái, hay sưu tầm những vi deo bổ ích, thiết thực. Tất cả những vi deo đó tôi đã gửi vào zalo nhóm lớp, hay cá nhân phụ huynh, khuyến khích phụ huynh mở cho các con học tập cùng cô qua vi deo. Đồng hành cùng con trong thời gian nghỉ dịch. Nếu phụ huynh có sự phối hợp tốt với cô giáo và nhà Trường, khi ở nhà phụ huynh luôn nhắc nhở trẻ như rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước theo 6 bước mà cô đã dạy. Cha mẹ, người lớn trong gia đình cùng rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch chứa cồn cùng trẻ. Làm gương trước trẻ từ những lời ăn, tiếng nói đến hành động. Luôn động viên, khích lệ trẻ thì sẽ phát huy ở trẻ những thói quen, kỹ năng, kỹ sảo theo hướng tích cực. Để có một kết quả tốt trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt, sẵn sàng đến trường sau thời gian nghỉ dịch thì việc phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh với cô giáo và nhà trường là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ khiến cho trẻ có cảm giác gần gũi, trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ những người mẹ cả khi ở trường và ở nhà. 7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến. Qua quá trình áp dụng một số biện pháp trên đây vào lớp mình phụ trách và các lớp 5 – 6 tuổi trong trường, chất lượng các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp một được nâng cao rõ rệt, được áp dụng và nhân rộng trong toàn trường và có thể nhân rộng và áp dụng trong toàn thành phố. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Về giáo viên: Có trình độ chuyên môn trên chuẩn, yêu nghề, yêu trẻ, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Về cơ sở vật chất: Ban giám hiệu đã rất quan tâm và tạo điều kiện bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lớp. Ngoài ra giáo viên ở lớp cũng tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Phối kết hợp với Ban giám hiệu để việc áp dụng các biện pháp vào tổ chức hoạt 26
  5. động cho trẻ được thuận tiện, tạo điều kiện cho giáo viên và trẻ đi tham quan Trường tiểu học. Phụ huynh: Đã quan tâm và ủng hộ, phối hợp tốt với cô giáo để trao đổi, trò chuyện với trẻ về nội dung các hoạt động một cách có hiệu quả tại gia đình. Phối hợp với nhà trường và tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp. Đối với trẻ: 100% trẻ trong lớp tham gia vào các hoạt động, khi áp dụng các biện pháp trên thì trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt. Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật trong các hoạt động. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức cá nhân tham gia áp dụng lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có) theo nội dung sau 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, cần có sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các biện pháp và giải pháp. Biện pháp xây dựng chương trình, kế hoạch được dựa trên tình hình thực tế của lớp phù hợp với trẻ và là biện pháp nòng cốt của đề tài. Cùng với những biện pháp bổ trợ tích hợp đan xen lẫn nhau giữa các hoạt động. Mỗi một biện pháp đều có một ý nghĩa và tác dụng riêng nhưng đều nhằm giải quyết vấn đề của thực trạng, nhưng đều mang một nhiệm vụ chung là chuẩn bị cho trẻ một tâm thế hứng thú, tự tin, sẵn sàng và mong muốn được trở thành học sinh. Đây cũng là kết quả và sự thành công của sáng kiến và hướng tới mục tiêu giúp cho trẻ học tốt và thể hiện được tiềm năng của bản thân mình trong học tập và cũng như trong cuộc sống sau này của trẻ. Khi các biện pháp trên được giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, phù hợp sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. +Kết quả khảo nghiệm: Trong thời gian trẻ nghỉ phòng dịch kéo dài không thể đến trường nên tôi đã vận dụng các biện pháp trên trẻ lớp 5TA qua mạng internet, gọi vide qua zalo, messenger để trò chuyện, trao đổi và đưa ra những câu hỏi nhằm khảo nghiệm trẻ và khi trẻ trở lại trường, kết quả thu được làm tôi rất hài lòng. + Giá trị khoa học của đề tài: Mong rằng các biện pháp trên đây sẽ giúp ích cho giáo 27
  6. viên trong trường có một cái nhìn mới, cách thức để chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp 1 đạt hiệu quả cao, hướng tới và đạt được mục tiêu chung của ngành giáo dục. Bảng khảo sát vào tháng 4/ 2020 STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Sức khỏe của trẻ 39/40 97,5 1/40 2,5 2 Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn 29/40 72,5 11/40 27,5 ngữ rõ ràng mạch lạc 3 Khả năng thích ứng với môi 33/40 82,5 7/40 17,5 trường học tập của trẻ 4 Khả năng thực hiện các bài tập 35/40 80 5/40 20 vận động 5 Khả năng nhận thức của trẻ về 34/40 85 6/40 15 chữ cái và chữ số Bảng so sánh kết quả chất lượng khảo sát của trẻ trước và sau khi áp dụng đề tài Kết quả khảo sát ST Tiêu chí Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài T Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ Số trẻ Tỷ Số trẻ Tỷ Số Tỷ lệ lệ lệ % trẻ lệ % % % 1 Sức khỏe của trẻ 38/40 95 2/40 5 39/40 97,5 1/40 2,5 2 Trẻ có kỹ năng sử 22/40 55 18/40 45 29/40 72,5 11/40 27,5 dụng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc 3 Khả năng thích ứng 24/40 60 16/40 40 33/40 82,5 7/40 17,5 28
  7. với môi trường học tập của trẻ 4 Khả năng thực hiện 25/40 62,5 15/40 37,5 35/40 80 5/40 20 các bài tập vận động 5 Khả năng nhận thức 26/40 65 14/40 35 34/40 85 6/40 15 của trẻ về chữ cái và chữ số *Đối với trẻ: Nhìn vào bảng so sánh kết quả khảo sát đã cho thấy khả năng thích ứng của trẻ đã được nâng lên rõ rệt, sức khỏe của trẻ trong lớp cũng được nâng lên giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm học. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ rõ ràng mạch lạc hơn. Trẻ có một tâm thế tốt, tự tin, mạnh dạn hơn, hứng thú và sẵn sàng cho việc học ở Trường tiểu học. Đặc biệt là khả năng nhận thức của trẻ đã được nâng lên trong các môn học ở Trường mầm non, nhận thức về chữ cái và chữ số của trẻ đã tăng lên vượt bậc so với đầu năm. *Đối với giáo viên: Mang lại cho giáo viên nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn trong việc thiết kế bài dạy phù hợp với trẻ hơn, tạo được tâm thế thoải mái hơn trong mỗi hoạt động, chuẩn bị cho trẻ một hành trang tốt trước khi bước vào lớp 1. Giáo viên tích cực tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt hơn trong thiết kế các hoạt động. Tích cực sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phục vụ bài học. *Đối với cha mẹ trẻ: Cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của ngành giáo dục mầm non trong thời đại mới, đặc biệt là có cái nhìn mới về vai trò và trách nhiệm với trẻ, an tâm khi gửi con đến trường. Cha mẹ trẻ đã tạo điều kiện và phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo ở lớp và phối kết hợp với nhà trường để trẻ được tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, hoạt động ngoại khóa cho trẻ trải nghiệm, khám phá ở trường một cách tốt nhất. Phối kết hợp với 29
  8. nhà trường nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ, tạo cho trẻ có một cảnh quan, môi trường hoạt động đảm bảo an toàn, khang trang và xanh- sạch – đẹp. => Kết Luận: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan” Thật đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, trẻ em như chiếc búp non trên cành nếu được chăm sóc cẩn thận thì chồi non đó sẽ phát triển. Cũng giống như con người nếu được chăm sóc, dạy dỗ và chỉ bảo từ khi mới được sinh ra ở gia đình cho tới khi tới trường, tới lớp được các cô giáo mầm non chăm sóc và giáo dục thì trẻ không những sẽ phát triển toàn diện về “ Đức, trí, lao, thể, mỹ” mà còn giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được của các tổ chức cá nhân Với những biện pháp đã nêu trong bản sáng kiến, Ban giám hiệu nhà trường đã thành công trong công tác phối kết hợp và tuyên truyền với phụ huynh quan tâm tới công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức thấp nhất có thể. Giúp cho trẻ có một tinh thần thoải mái, tự tin khi đến trường, làm phong phú và giàu cảm xúc hơn trước cái đẹp. Tự tin, thoải mái giao tiếp trong các mối quan hệ xung quanh trẻ. Phát huy tính tích cực, ham hiểu biết, sự sáng tạo của trẻ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Giúp cho giáo viên và phụ huynh có kinh nghiệm hơn trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 30
  9. STT Tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Bùi Thị Sáu Lớp 5TA Trường Công tác chăm sóc giáo dục trẻ MNThanh Trù trong các hoạt động hàng ngày 2 Bùi Thị Thái Hòa Lớp 5TC Trường Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ MN Thanh Trù năng xã hội: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thi trò chơi dân gian, làm thí nghiệm Thanh Trù, ngày tháng năm 2020 Thanh Trù, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Người nộp đơn PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH Phùng Thị Hương Nguyễn Thị Huyền 31
  10. PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên tác giả Tên sách và nhà xuất bản Chương trình giáo dục mầm non. NXB giáo dục Việt 1. Bộ GD&ĐT Nam ( 2017) Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông. NXB 2. Nguyễn Ánh Tuyết Giáo Dục ( 1998) 3. Kato kumiko Giúp con phát triển ngôn ngữ. NXB Văn Học 4. Michele Borba Đừng tỏ thái độ với con tôi. NXB Văn Học 5. Ngô Công Hoàn Tâm lý học trẻ em. NXB Hà Nội Tạ Thúy Lan- Trần Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB 6. Thị Loan Giáo Dục ( 2008) 7. Gilbert Tordjman Giới tính theo cuộc đời. NXB Phụ Nữ (2013) PGS_TS Trần Bài viết về thực trạng phụ huynh chuẩn bị cho con 8. Quốc Thành vào lớp 1. Báo Giáo Dục Và Thời Đại. PGS_TS Huỳnh Bài viết Tâm lý lứa tuổi mầm non. Báo Giáo dục 9. Văn Sơn 10. Vũ Thị Nho Tâm lý học phát triển. NXB giáo dục GIÁO ÁN Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội Đề tài: Dạy trẻ nhận biết hành vi tốt – xấu, đúng – sai với môi trường. Đối tượng:Trẻ 5-6 tuổi Thời gian: 30 -35 phút Ngày thực hiện: 26/12/2019 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết được một số hành động giữ gìn vệ sinh môi trường như: Quét nhà, lau nhà, lau đồ dùng, vật dụng trong nhà, không vẽ bậy lên tường, bỏ rác đúng nơi quy định. 2. Kỹ năng 32
  11. - Rèn thói quen bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường: Biết nhặt rác và bỏ rác đúng nơi quy định. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học - Giáo dục trẻ có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường . II. Chuẩn bị - Máy tính, máy chiếu, hình ảnh 1 số hành vi bé tham gia bảo vệ môi trường. - Hình mặt cười, tức giận, buồn. - Nhạc bài hát “ Bé quét nhà”, “ Em yêu cây xanh” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú, giới thiệu bài Cô xin chào tất cả các con! - Cô rất vui hôm nay đến lớp bạn nào cũng vui tươi - Chúng con chào các cô ạ. và khỏe mạnh, các con đã sẵn sàng cho bài học - Sẵn sàng ạ ngày hôm nay chưa? - Bây giờ các con hát thật hay bài hát “Bé quét -Trẻ hát nhà” nhé. - Các con vừa hát bài hát gì? - Khi tham gia bảo vệ môi trường các con cảm thấy -Trẻ trả lời theo ý hiểu thế nào? - Các con ạ Bác Hồ đã dạy “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” các con còn nhỏ có thể giúp gia đình mình làm những công việc vừa - Trẻ chú ý lắng nghe sức như quét nhà, lau đồ dùng trong nhà là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rồi đấy. -Bây giờ cô mời các con hãy nhìn lên màn hình và quan sát hành vi của mọi người khi tham gia bảo vệ môi trường nhé. 2. Nội dung - Đây là hình ảnh gì?các bạn đang làm gì? - Bạn nhỏ dùng cái gì để quét nhà? -Trẻ quan sát ,nhận xét và trả -Vì sao chúng ta phải quét nhà, quét lớp hàng ngày lời câu hỏi. 33
  12. cho sạch sẽ? - Cô cho trẻ cầm chổi cô chuẩn bị sẵn để trẻ thực hiện công việc quét dọn. * Slide: Một số hình ảnh hành vi đúng – sai , tốt – xấu với môi trường. - Trong hình ảnh vừa rồi con thấy tình huống nào - Trẻ kể có hành vi tốt, hành vi đúng? - Cô cho trẻ trả lời và cô chiếu lên máy chiếu - Con có nhận xét gì về việc làm của bạn trong - Trẻ nhận xét tranh? - Theo con đây là hành động đúng hay sai? - Còn con thì sao, khi có bạn mới đến lớp vứt rác - Con sẽ nhắc nhở bạn bỏ rác bừa ra lớp, ra sân trường con sẽ làm gì? vào thùng rác - Những việc làm đúng là việc làm tốt hay xấu? - Việc làm tốt - Khi làm được việc tốt con cảm thấy như thế nào? - Hàng ngày con đã làm được những việc tốt như - Trẻ kể thế nào kể cho cô cùng nghe? => Các con ạ trong cuộc sống hàng ngày có rất - Trẻ nghe nhiều tình huống xảy ra, có những việc làm đúng là những việc làm tốt luôn luôn được mọi người yêu thương, quý mến và tôn trọng, Các con còn nhỏ các con cũng học cách làm việc tốt tùy theo sức của mình để trở thành người tốt góp phần bảo vệ môi trường các con có đồng ý không nào. Hoạt động 2: Giải quyết tình huống. - Các con rất là giỏi bây giời chúng mình cùng giúp cô giải quyết 1 số tình huống sau bằng cách - Bức tranh chọn khuôn mặt cười cho hành vi tốt và đúng, mặt - Trẻ trả lời mếu cho hành si sai và xấu - Tình huống 1: Khi đi học bạn bẻ cành, ngắt lá trong trường là hành vi đúng hay sai? Tốt hay xấu? + Tình huống 2: 2 bạn đang cùng chơi đồ chơi rât vui vẻ, ăn đồ ăn vặt rồi vứt rác ra sân trường, ra đường. Hành vi của 2 bạn đúng hay sai? 34
  13. + Tình huống 3: Khi thấy có vỏ bim bim trước mặt ở trên sân trường, hành vi của bạn là tốt hay xấu? Hoạt đông 3: Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh. - Chia trẻ thành 2 đội + Đội 1: Tìm lô tô có hành vi tốt và đúng gắn vào bên khuôn mặt cười, hành vi xấu và sai gắn vào khuôn mặt mếu - Trẻ chơi theo nhóm + Đội 2: Nối hành vi tốt và đúng với khuôn mặt cười, hành vi sấu và sai nối với mặt mếu Luật chơi: Đội nào tìm nhanh và đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc - Thời gian là 1 bản nhạc. - Tổ chức cho trẻ chơi * Kết thúc: Cô cho trẻ ra sân thực hành tập làm vệ -Trẻ xuống sân trường nhặt lá, sinh môi trường . Trẻ đọc bài thơ: nhặt rác bỏ vào thùng Sân trường bé chơi Thấy lá vàng rơi Vung vãi khắp nơi Cùng đi nhặt lá Bỏ vào thùng rác Các nơi đều sạch Không khí trong lành Giúp bé học hành Chăm ngoan khỏe mạnh. 35
  14. Một số hình ảnh về hoạt động của trẻ ở trường Giờ học: Dạy trẻ nhận biết hành vi tốt – xấu, đúng – sai với môi trường. Dạy trẻ biết đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với bạn 36
  15. Bé với tác phẩm văn học Bé học luật giao thông đường bộ 37
  16. Bé học tạo hình Bé với âm nhạc 38