SKKN Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

doc 18 trang binhlieuqn2 07/03/2022 16142
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_nhan_thuc_cho_tre_5_6_tuoi.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

  1. gặp trẻ sẽ tự mình khám phá, so sánh hay phân loại, phân nhóm Như vậy giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và đặc biệt tính tự lập ở trẻ. 2.2.4. Lựa chọn hoạt động khám phá khoa học: Lựa chọn hoạt động khám phá khoa học là bước không thể thiếu để phát triển nhận thức một cách có hệ thống cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Hoạt động khám phá khoa học có thể tiến hành nhiều cách khác nhau. Có khi trẻ được khám phá bằng cách sử dụng những giác quan để tìm ra đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng, nhưng cũng có khi trẻ phải thực hiện những thí nghiệm để biết được sự thay đổi của mọi vật xung quanh. Ví dụ: Khám phá khoa học bằng giác quan. Đề tài: Quả chanh. Chủ đề: Một số loại quả. * Mục tiêu: Cho trẻ biết một số đặc điểm, công dụng của quả chanh. * Giáo viên tiến hành các bước như sau: - Cho cả lớp được cầm, sờ (xúc giác) vỏ quả chanh phát hiện ra rằng một số quả chanh có vỏ nhẵn, trơn nhưng có một số quả chanh thì có vỏ sần sùi. - Cho trẻ dùng mũi (Khứu giác) ngửi quả chanh đã bị cắt làm đôi xem có mùi như thế nào? - Cho trẻ dùng mắt (thị giác) để quan sát xem quả chanh còn giống với một số quả nào khác, giống ở đặc điểm gì? - Cho trẻ nếm (vị giác) thử xem chanh có vị như thế nào? - Cho cả lớp tự pha cho mình một cốc nước chanh và uống thử. Sau đó trẻ nêu ý kiến của mình. Khám phá khoa học không chỉ là những hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn, có kết quả trong chốc lát mà còn có những hoạt động là cả một quá trình kéo dài 10 đến 15 ngày. VD: Trẻ làm thí nghiệm để phân biệt quả cam, quả xoài, quả chanh Ví dụ: khám phá khoa học diễn ra trong thời gian ngắn. Đề tài: Đá chìm hay nổi - Chủ điểm: Cát, sỏi và nước. * Mục đích: Yêu cầu: Trẻ biết được đặc điểm đá luôn chìm trong nước. * Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện: 5
  2. Cho trẻ thả lần lượt 3 viên đá có độ to, nhỏ khác nhau vào cốc nước trong. Trẻ quan sát quá trình thả và nói lên điều mà trẻ nhìn thấy. Quan sát vật chìm nổi Ví dụ: Khám phá khoa học diễn ra trong thời gian dài. Đề tài: Bé hiểu gì về hạt nảy mầm. Chủ đề: Cây xanh quanh bé * Mục tiêu: Trẻ biết được sự phát triển của cây qua các giai đoạn. * Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện: Giai đoạn 1: Cho trẻ gieo hạt xuống đất (thời gian 1 đến 2 ngày) Quá trình gieo hạt: Làm đất mịn nhỏ, sau đó cho trẻ gieo hạt. Giai đoạn 2: Quan sát sự nảy mầm của hạt (thời gian 5 đến 7 ngày) Hàng ngày cho trẻ tưới nước và quan sát khi hạt nảy mầm lên khỏi mặt đất thành mầm xanh mới. Giai đoạn 3: Mầm phát triển thành cây. (thời gian 10 đến 15 ngày) Khi hạt thành mầm cây được sự chăm sóc tưới nước hàng ngày, mầm xanh phát triển thành cây và trưởng thành đầy đủ thân, cành, lá sum suê. Giai đoạn 4: Kết quả Khi cây trưởng thành ra hoa, nhờ gió hoa sẽ thụ phấn tạo ra quả. Qua quá trình sinh trưởng và được chăm sóc quả lớn dần và chín. Với những đặc thù riêng của hoạt động khám phá khoa học như vậy thì giáo viên cần linh hoạt sáng tạo lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với chủ điểm, với từng thời điểm khác nhau để trẻ hoạt động một cách thoải mái, hứng thú. Ngoài ra hoạt động đó cũng cần phải xuất phát từ khả năng nhận thức của trẻ. Cùng một lứa tuổi nhưng mỗi đứa trẻ được sinh ra trong gia đình khác nhau, sống trong hoàn cảnh khác nhau nên khả năng, ý kiến, suy nghĩ sự sáng tạo, phán đoán ở từng trẻ cũng có sự khác biệt, Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của từng cá nhân để phát huy tính tò mò và sự sáng tạo của trẻ. 6
  3. Sự phát triển của cây Ví dụ 6: Trẻ nhút nhát Đề tài: Chơi với cát * Mục tiêu: Trẻ biết tính chất của cát không tan được trong nước. * Chơi các trò chơi với cát: đi trên cát, nặn tượng cát, xây lâu đài trên cát. Cùng một đề tài nhưng đối với trẻ nhút nhát giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ có thể chơi cùng trẻ, gợi mở để trẻ nói lên ý kiến của mình, mỗi trẻ có ý kiến khác nhau có thể sai, có thể đúng nhưng giáo viên không nên bác bỏ ý kiến của trẻ làm như vậy trẻ càng mất tự tin, càng trở nên nhút nhát hơn. Cần nhẹ nhàng, từ từ chứng minh để trẻ tìm ra kết quả đúng. Trẻ chơi với cát nước 2.2.5. Tạo tình huống có vấn đề: Trẻ rất thích được trải nghiệm, được tự mình hoạt động để tìm ra kết quả mà mình thắc mắc hay ngạc nhiên thích thú khi chính bản thân mình làm thay đổi sự vật hiện tượng. Muốn làm cho trẻ biết thắc mắc, biết ngạc nhiên giáo viên cần tạo ra "tình huống có vấn đề " để tăng cường sự hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ đến hoạt động, giúp trẻ suy nghĩ, tư duy một cách tích cực. Ví dụ 1: Đề tài: Cây cần gì để sống. Chủ đề - cây xanh 7
  4. * Yêu cầu: Trẻ biết cây cần ánh sáng, không khí và nước. * Tình huống có vấn đề: Giáo viên cho trẻ xem một cái cây bị khô héo, cô và trẻ trò chuyện xem vì sao cây bị héo, cây cần gì để sống. Sau đó cho trẻ làm thí nghiệm để biết cây cần ánh sáng, không khí và nước. Cây cần gì để lớn lên Ví dụ 2: Đề tài: Quả trứng. Chủ đề: Một số con vật nuôi trong gia đình. * Yêu cầu: Trẻ biết lòng trắng và lòng đỏ của quả trứng. * Tình huống có vấn đề: Cho trẻ nhìn qua vỏ quả trứng và nói xem đã nhìn thấy gì bên trong. * Tiến hành làm thí nghiệm: Đặt quả trứng vào cốc giấm. Ngâm rửa lại bằng nước máy, giơ quả trứng ra ánh sáng. Lúc này quả trứng mềm như cao su, giơ ngược chiếu ánh sáng có thể nhìn xuyên qua làn da bên ngoài mà phân biệt được đâu là lòng trắng, đâu là lòng đỏ. Tạo ra được những tình huống gây hứng thú cho trẻ đã khó, giữ được sự hứng thú đó trong suốt quá trình hoạt động càng khó hơn. Khó nhưng không phải là không làm được, giáo viên sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn đó bằng cách đặt ra những “câu hỏi có vấn đề" thì chắc chắn giữ được hứng thú, kích thích suy nghĩ và phát triển nhận thức cho trẻ. 2.2.6. Đa dạng hoá các hình thức trải nghiệm. Khám phá khoa học không tách khỏi các hoạt động trong ngày, nếu tìm ra được các hoạt động khám phá khoa học thì giáo viên nên tích hợp chúng vào từng hoạt động phù hợp; hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều. Như vậy sẽ tạo cho trẻ cơ hội được khám phá khoa học mọi lúc mọi nơi, nhận thức của trẻ cũng được phát triển một cách tự nhiên, thoải mái. Ví dụ 1: Hoạt động chung * Đề tài: Sự kỳ diệu của nước "Chủ đề: nước" * Mục đích tiêu: Trẻ biết được đặc điểm của nước: không màu, không mùi, không vị, tính chất của nước: lỏng, rắn, hơi. 8
  5. * Tiến hành: Cho trẻ quan sát nước đang sôi để biết nước có thể bốc hơi, trở lại thành nước khi không sôi được nữa bằng cách cho hơi nước bám vào mặt kính và cho trẻ sờ. Cho trẻ múc nước ra cốc và nhìn, ngửi, nếm để biết nước không màu, không mùi, không vị. Cho trẻ phát hiện ra đá lạnh vì sờ thấy lạnh và cứng biết nguồn gốc của đá lạnh là cho nước vào khay rồi cho vào tủ lạnh, nhiệt độ quá lạnh sẽ làm cho nước đông lại thành đá. Bỏ đá vào nước đá sẽ tan ra làm cho nước mát. Ví dụ 2: "Cây cần gì ? ". Chủ đề: Cây xanh * Mục tiêu: trẻ biết cây cần ánh sáng, không khí và nước. * Tiến hành: Cho trẻ chia thành 5 nhóm làm thí nghiệm trên 5 cái cây được đánh giấu theo thứ tự từ 1 đấn 5. - Cây số 1: Để ngoài nắng, tưới nước hàng ngày. Cây đủ nước đủ ánh sáng - Cây số 2: Bịt kín bằng bao bóng màu đen, có tưới nước hàng ngày (chứng minh cây không sống được nếu thiếu ánh sáng). - Cây số 3: Bịt kín bằng bao bóng trong suốt, có tưới nước hàng ngày (chứng minh cây không sống được nếu thiếu không khí) - Cây số 4: Không tưới nước, vẫn để ngoài trời (chứng minh cây không thể sống nếu thiếu nước) 9
  6. Cây thiếu nước - Cây số 5: Úp toàn thân cây bằng chiếc xô màu đen có khoét một lỗ nhỏ sau 3 ngày cho trẻ quan sát kết quả. Cây hướng về ánh sáng - Cây 1: xanh tốt - Cây 2, 3, 4: héo khô - Cây 5: ngọn hướng về cái lỗ của chiếc xô. Ví dụ 3: Hoạt động góc. * Đề tài: "Mỗi người một vị" Chủ điểm: "Bản thân" * Mục tiêu: Cho trẻ biết chức năng của lưỡi có thể phát hiện ra các vị của thức ăn. * Tiến hành: Cho trẻ tự pha đường, chanh, muối, gừng vào 4 cốc nước đun sôi để nguội khác nhau, sau đó nếm lần lượt các cốc xem có vị gì ; 2.2.7. Xây dựng một số trò chơi học tập giúp trẻ khám phá khoa học: Các nhóm trò chơi: * Các con vật trên trời (trên không) Trò chơi 1: Trò chơi: Ai nhanh hơn. 10
  7. Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với con vật sống trên trời để nắm được các đặc điểm của từng con vật, dùng tình huống chơi để giúp trẻ nhận biết, phân biệt đặc điểm của từng con vật. Luật chơi: Trẻ chọn các con vật đúng yêu cầu, gọi tên con vật được chọn và đưa chúng về đúng chổ của các con vật. Tiến hành: - Chuẩn bị: Mổi trẻ một rổ đựng tranh, lô tô các con vật, (chim Én, chim Hải Yến, Chim sâu, Quạ, Cò bằng xốp. Đài Catsec, băng và những bài hát về những con vật sống trên trời). Lần 1: giáo viên có thể lần lượt đưa ra từng con vật cho trẻ quan sát và hỏi trẻ. Mỗi con vật nhấn mạnh đặc điểm riêng của từng con, tác dụng, lợi ích của các con vật đó. Ví dụ: - Chim Én sống ở vùng thời tiết ấm áp. - Chim Hải Yến sống ở vùng trời ngoài biển. Giới thiệu tên trò chơi, cô hướng dẫn trẻ ngồi theo hình chữ U, cô bật băng: “Cánh én tuổi thơ”, cô điều khiển trò chơi, cho trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô: + Con vật sống trên trời ở ngoài biển. + Con vật sống trên trời ở nơi ấm áp. + Con vật sống trên trời ở ngoài đồng. Lần 2: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, cho trẻ chọn con vật và đưa chúng về đúng tổ của nó trong thời gian 3 phút. Đội nào đưa về đúng tổ được nhiều con vật thì đội đó thắng và được tặng 1 con vật. Lần 3: Tương tự lần chơi thứ 2, nhưng yêu cầu trẻ cõng các con vật trên mu bàn tay, đi theo đường dích dắc đưa các con vật về tổ. Trong quá trình chuyển không đi theo đường dích dắc, không cõng con vật trên mu bàn tay thì con vật đó không được tính. Trong lượt chơi, đội nào đưa được nhiều con vật về đúng tổ thì đội đó sẽ thắng cuộc. Trò chơi 2: Trò chơi: Ai thông minh. Luật chơi: Khi nghe câu đố, tiếng kêu, câu chuyện ngắn hoặc nêu đặc điểm của con vật nào, thì trẻ chọn con vật đó ở tranh lô tô giơ lên và gọi tên, nói hình dáng và ích lợi của chúng. Nếu ai chọn đúng và nói nhanh thì sẽ thắng cuộc. Lần 1: Yêu cầu trẻ chọn con vật đẻ trứng sống trên trời, ở vùng biển hải đảo. Trẻ chọn con vật đó và giơ lên nói tên, đặc điểm của chúng. Lần 2: Yêu cầu trẻ chọn các con vật chân dài, mỏ dài sống trên trời ở ngoài đồng, nói được đặc điểm của chúng. 11
  8. Lần 3: Yêu cầu trẻ chọn các con vật có tên gọi với con vật có trong chuyện: “Quả bầu tiên”. Kết thúc trò chơi giáo viên lồng giáo dục trẻ và giáo dục dinh dưỡng. * Nhóm các trò chơi của các con vật sống dưới đất. Trò chơi: Tìm hiểu rừng xanh. Luật chơi: Trẻ phải nhớ được tên các con vật về đặc điểm, hình dáng, lợi ích, so sánh đặc điểm giống và khác nhau của chúng. Chuẩn bị: Cây to, nhỏ để làm rừng, các con vật (Khỉ, Hươu, Nai, Gấu, Hổ, Voi, ) bằng nhựa. - Cho trẻ chơi: “Tìm hiểu rừng xanh” bằng cách cô đưa dần các con vật đi vào rừng sâu có nhiều cây xanh che khuất, cô đưa khuất con vật nào trẻ nói tên con vật đó. Tìm lô tô và nói tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chúng. Nếu trẻ nào chọn đúng, giơ nhanh, nói đúng trẻ đó sẽ thắng cuộc. Lần 1: Trẻ gọi đúng tên các con vật sống trong rừng, biết được đặc điểm, lợi ích của chúng. Lần 2: Trẻ chọn đúng tranh lô tô đưa lên. Lần 3: Trẻ chọn nhanh, đúng. Trò chơi: Ai đoán giỏi. Luật chơi: Trẻ lắng nghe câu đố, hoặc tiếng kêu, cô giáo vận động trẻ tìm đúng con vật đó, nói tên gọi của con vật mà trẻ tìm được. Ai đoán nhanh, đúng người đó sẽ thắng cuộc. Lần 1: Cô đưa câu đố Voi, Trâu, Bò, Mèo, Vịt, trẻ đoán và chọn tranh lô tô đưa lên. Lần 2: Cô làm tiếng kêu, vận động trẻ tìm đúng tên con vật. Lần 3: Cô nói đặc điểm, trẻ chọn các con vật theo nhóm. * Động vật sống dưới nước. Trò chơi: Ai đó nhỉ. Luật chơi: Cô đưa câu đố, nêu hình dáng, nơi sống của con vật. Trẻ chọn lô tô giơ lên, trẻ biết phân loại động vật sống dưới nước theo nhóm. Lần 1: Cô đọc câu đố: Tôm, Cua, Cá, nói đặc điểm của nó, để trẻ nói tên các con vật đó. Lần 2: Trẻ chọn đúng tranh lô tô theo yêu cầu, cô xếp lô tô theo nơi ở nước ngọt, nước mặn. Lần 3: Cho trẻ thi nhau dán tranh các con vật, trẻ nào dán đúng, dán nhanh trẻ đó sẽ thắng cuộc. * Nhóm trò chơi về Thực vật. Trò chơi: Thi tài nội trợ. 12
  9. Luật chơi: Trẻ đi chợ mua các loại rau theo yêu cầu của cô, sắp xếp được theo nhóm các loại rau, những loại rau nấu với nhau phù hợp. Lần 1: Sắp xếp trẻ thành 3 hàng, trong 3 phút trẻ đi chợ mua các loại rau theo yêu cầu của cô. Đội nào mua được nhiều rau, nói đúng tên loại rau đó thì đội đó sẽ thắng cuộc. Lần 2: Yêu cầu mua các loại rau mùa đông, nói được cách chế biến từ các loại rau đó. Lần 3: Yêu cầu mua các loại rau mùa hè và nói được cách chế biến từ các loại rau đó. 2. Trò chơi: Thi xem Tổ nào nhanh hơn. Luật chơi: Trẻ sắp xếp các loại hoa đúng theo yêu cầu của cô. Đội nào sắp xếp nhanh, nói được đúng tên các loài hoa thì đội đó thắng cuộc. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội. Lần 1: Yêu cầu trẻ lấy các loại hoa theo yêu cầu của cô bỏ vào lọ. Trong thời gian 3 phút, đội nào lấy đợc nhiều, nói được đúng tên loại hoa đội đó sẽ thắng cuộc. Lần 2: Cho trẻ ngồi theo hình chữ U, xếp được các lô tô theo loại hoa cô yêu cầu hoa cắm bông, hoa cắm cành, nói được tên các loại hoa đó. Lần 3: Thi cắm hoa, trong thời gian 3 phút đội nào cắm được nhiều loại hoa, đẹp đội đó sẽ thắng cuộc. * Trò chơi: Làm quen với môi trường xã hội. 1. Trò chơi: Về đúng bến. Luật chơi: Các phương tiện về đúng bến của mình, ai về đúng bến thì người đó sẽ thắng cuộc. Cách chơi: Cho cả lớp chơi, mỗi trẻ phát một phương tiện, khi chơi hát một số bài hát về luật lệ giao thông. Khi yêu cầu trẻ về đúng bến thì trẻ đi nhanh về bến. 2. Trò chơi: Bé khéo tay. Luật chơi: Trẻ vẽ được các phương tiện theo yêu cầu của cô. Khi nghe hiệu lệnh trẻ chọn một phương tiện giao thông, gọi tên và gọi các bộ phận của phương tiện đó. Lần 1: Yêu cầu trẻ chọn lô tô và giơ lên. Lần 2: Phân nhóm các phương tiện giao thông. Lần 3: Vẽ các phương tiện giao thông. 3. Trò chơi: Tìm bạn. Luật chơi: Chọn đúng đồ dùng phù hợp với nghề nghiệp, nói lên lợi ích của đồ dùng đó. 13
  10. Cách chơi: Lần 1: Trẻ chọn tranh lô tô về dụng cụ của bác xây dựng, cô giáo, bác thợ may, bác nông dân, sắp xếp theo nhóm. Lần 2: Trẻ nói lên các công dụng của các đồ dùng khi cô đưa đồ dùng đó lên. Lần 3: Cho trẻ tặng quà đúng với nghề nghiệp. Trong quá trình chơi, trẻ nào nhanh và tặng quà đúng là thắng cuộc. * Nhóm: Làm quen với môi trường tự nhiên. 1. Trò chơi: Khám phá bầu trời. Luật chơi: Trẻ sắp xếp và nói đúng thứ tự trong ngày, lựa chọn đúng tranh ngày và đêm, công việc phù hợp với ngày và đêm. Cách chơi: Lần 1: Trẻ sắp lô tô thứ tự công việc trong ngày. Lần 2: Theo tổ sắp xếp tranh, công việc phù hợp với ngày và đêm, tổ nào sắp xếp nhanh, đúng tổ đó thắng cuộc. Lần 3: Trẻ nói được đúng khi cô sắp xếp quy luật ngày, đêm, khi có hình ảnh mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Qua những năm thực hiện tôi nhận thấy ở trẻ đã có sự hứng thú rất rõ rệt, trẻ tích cực hoạt động, giờ học không khô khan đơn điệu như trước nữa. Trẻ tập trung nhiều trong giờ học, kỹ năng thực hiện ngày càng nhanh hơn, trẻ chủ động hơn trong các hoạt động, tham gia tích cực và đầy hứng thú trong giờ học, giờ chơi cũng như hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Kết quả khảo sát trên trẻ cụ thể như sau: Kết quả Năm học Phỏng đoán, Phân loại, Kiến thức Quan sát-so sánh suy luận thí nghiệm Đầu năm 60% 65% 56% 50% 2014- 2015 Cuối năm 95% 97% 87% 96% 2015 - 2016 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Để tạo những cơ hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần: Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau. 14
  11. Cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những sự việc quan sát được bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp. Cho trẻ xem xét những nét giống nhau và khác nhau của các sự vật, hiện tượng. Cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật và hiện tượng xung quanh. Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẽ, bày tỏ ý kiến của mình. Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh. Sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình. Phải tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao khả năng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân, tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề, tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm hơn nữa với bạn bè đồng nghiệp. Tìm hiểu tạp chí, tập san, sách báo, chương trình truyền hình để tích luỹ cho mình kiến thức về môi trường xung quanh để xây dựng những hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao. Cô giáo biết lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức các hoạt động, khuyến kích trẻ tích cực tham gia, hướng dẫn cho trẻ khám phá khoa học một cách sinh động, hấp dẫn nhẹ nhàng. Cô giáo biết tạo cơ hội cho trẻ được khám phá môi trường xung quanh tạo ra các tình huống để kích thích trẻ suy nghĩ và khám phá. Như vậy hoạt động học tập trẻ mầm non nhằm hướng tới một trong những yêu cầu cần đạt đó là: Trẻ thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi, biết tập trung chú ý, nhận xét đuợc đặc điểm những mối quan hệ, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, tổng hợp, phân tích suy luận ). Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động góp phần to lớn trong việc đạt tới mục tiêu này. Trong đó việc sử dụng các hoạt động thực tiễn cho trẻ tham gia, từ đó để tiếp thu tri thức, phát hiện ra sự vận động, biến đổi của thế giới khách quan, phát hiện ra những thuộc tính mới, những mối liên hệ của sự vật hiện tượng mà con người không thể tri giác được. Một trong những biện pháp dạy học đạt kết quả cao đó là phát triển nhận thức cho trẻ thông qua khám phá khoa học. Khám phá khoa học với những thí nghiệm bổ ích và lý thú không chỉ thu hút được trẻ mà qua đó trẻ còn được hoạt động tích cực, chủ động, trẻ “vừa học vừa chơi” và lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn. 15
  12. Tôi thiết nghĩ, các giáo viên cần sưu tầm nhiều thí nghiệm hơn nữa để đưa vào giảng dạy, phát huy tính tích cực, khả năng tìm tòi phát triển óc quan sát và trí tưởng tượng của trẻ. Tôi tin rằng, các giáo viên sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và trang thiết bị để tiến hành hoạt động cho trẻ khám phá khoa học đạt kết quả cao. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Để góp phần vào việc tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: * Đối với ngành giáo dục: Đề nghị ngành và cấp trên quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm non và hỗ trợ, bổ sung thêm các đồ dùng, đồ chơi và một số tài liệu, tranh thơ, truyện nhằm tạo điều kiện cho việc dạy và học được tốt hơn. Tổ chức cho giáo viên được đi tham quan học hỏi các trường trong và ngoài tỉnh. Tổ chức nhiều hơn nữa cho giáo viên được dự các giờ dạy mẫu. Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay cho giáo viên được nghiên cứu, tham khảo. * Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ như việc làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm trò chơi, đồng dao, hò vè, thí nghiệm mới lạ ; Thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn, dự giờ rút kinh nghiệm giúp cho giáo viên nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và tiếp thu phương pháp mới để đưa ra biện pháp thực hiện hoạt động khám phá khoa học cho trẻ được tốt hơn. Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện “Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động “Phát triển nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học" mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Bản thân rất mong được sự góp ý, bổ sung của hội đồng khoa học xét để sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính khả thi cao góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác dạy học có chất lượng và hiệu quả tốt hơn đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. 16
  13. MỤC LỤC Trang 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Giả thiết nghiên cứu 3 5. Thời gian nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Dự báo đóng góp của đề tài 3 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn 4 2. Đánh giá thực trạng 5 2.1. Thuận lợi 5 2.2. Khó khăn 6 2.3. Kết quả khảo sát 6 3. Những biện pháp và giải pháp 6 3.1. Tạo cảm xúc 6 3.2. Hoạt động có mục đích học tập 7 3.3. Lựa chọn hoạt động khám phá khoa học 8 3.4. Tạo tình huống có vấn đề 11 3.5. Đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm 12 3.6. Xây dựng một số trò chơi học tập giúp trẻ khám phá khoa học 15 4. Kết quả đạt được 18 C. KẾT LUẬN 19 D. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 21 17