Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triền tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

doc 28 trang thulinhhd34 10344
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triền tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triền tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

  1. Chẳng hạn việc trẻ nhìn, sờ nắm quả cà chua, quả khế trong tiết học “Làm quen với một số loại quả”, trẻ nhìn các loại quả một cách có chủ định, trẻ tập trung chú ý vào đối tượng mà trẻ tri giác. Trẻ có hứng thú với việc dùng đôi bàn tay để thao tác với các loại quả mà trẻ tiếp xúc. Từ việc nhận biết những dấu hiệu bên ngoài trẻ dần dần chú ý đến những dấu hiệu bên trong của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Trẻ thích tự mình khám phá xem những sự vật mình đang tiếp xúc sẽ có vị gì, mùi gì hay có âm thanh như thế nào bằng nhiều cách khác nhau. Trẻ có thể tự mình dùng tay hoặc chân phối hợp với những vận động khác để tạo ra âm thanh của các sự vật, hiện tượng khi giáo viên đặt ra yêu cầu tri giác âm thanh. Tính tích cực vận động của trẻ không chỉ dừng lại ở những vận động tay, chân mà còn thể hiện ở việc trẻ biết phối hợp những vận động tay chân với trí óc. Trong quá trình thực hiện những vận động, trẻ đã vận dụng sự tư duy, tập trung, ghi nhớ có chủ định để mang lại hiệu quả hoạt động. Trẻ còn biết chủ động, sáng tạo trong trò chơi. Trẻ biết thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của trò chơi, trẻ nhanh chóng nắm vững cách chơi, luật chơi, hình thức thưởng phạt của trò chơi. Đồng thời, trẻ biết sáng tạo trong thay đổi hình thức chơi. Chẳng hạn trong trò chơi “Mèo đuổi chuột”, có rất nhiều trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình trong việc thay đổi cách chơi. Lần 1 trẻ chơi theo cách chơi do cô giáo bày đó là trẻ đứng thành vòng tròn để cho mèo và chuột chạy. Nhưng sang lần 2 nhiều trẻ cho rằng nên chia lớp thành 5 đội tương ứng với 5 ô vuông, mèo và chuột phải lần lượt chạy qua 5 ô vuông đó mới đảm bảo đúng cách chơi. Đồng thời, nhiều trẻ còn sáng tạo trong thay đổi hình thức thưởng phạt. Có thể lần 1 là những vòng nhảy lò cò quanh lớp, nhưng sang lần 2, 3 trẻ sẽ yêu cầu người thua cuộc hát một bài hát hoặc nhảy một điệu Những tiết học làm quen với môi trường xung quanh có sự lồng ghép trò chơi dân gian khiến trẻ hoạt động rất tích cực. Điều này được thể hiện sau khi được giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi, hình thức thưởng phạt thì trẻ đã hăng hái tham gia chơi, trẻ rất năng động khi tham gia vào trò chơi. Đặc biệt, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi một cách nhịp nhàng thể hiện được tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ chơi. Như vậy, hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một trong những hoạt động mà tính tích cực vận động được thể hiện khá rõ nét mà chúng ta không thể phủ nhận vai trò của trò chơi dân gian. Vì vậy, việc đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là cần thiết và rất phù hợp. * Với môn âm nhạc: Nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi: " Tập tầm vông" , " Hát chuyền sỏi", "Đồng dao chăn trâu xứ Quảng" Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ điểm của bài dạy. 18
  2. Chẳng hạn như: - Chủ điểm " Thế giới động vật" có thể tổ chức các trò chơi: " Đồng dao hỏi tuổi xứ Quảng", " Đồng dao chăn trâu xứ Quảng", " Bịt mắt bắt dê", " Phụ đồng ếch", " Thi tìm những con vật có từ láy" - Chủ điểm " Thế giới thực vật" có thể cho trẻ chơi các trò chơi: " Trồng nụ trồng hoa", " Mít mật mít gai", " Làm nón mão bằng lá" - Chủ điểm " Tết và mùa xuân" là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như: " Ném còn", " Cướp cờ", " Bịt mắt đập niêu", " Đẩy gậy", " Chơi đu"," Múa lân" Với hoạt động góc: Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm như: “Cắp cua bỏ giỏ”, “Dệt vải”, “Ô ăn quan”, “Nu na nu nống” Ví dụ: Trò chơi dân gian “Ô ăn quan” Ô ăn quan là trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện khả năng suy nghĩ logic, tính toán nhanh và đoàn kết tập thể. Vì vậy, người lớn nên tổ chức trò chơi này cho các bé. - Mục đích: + Luyện ngón tay của trẻ và trẻ biết đếm đúng 5 quân đặt vào từng ô. + Rèn khả năng tư duy về toán học của trẻ 5-6 tuổi. + Luyện cho trẻ khả năng phán đoán và tính toán nước cờ. + Giáo dục cho trẻ tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thậna và thật thà khi chơi. - Chuẩn bị: Có từ 2 – 4 trẻ, nếu đông hơn thì phân thành nhiều đội chơi. Diện tích chỗ chơi không đòi hỏi rộng rãi như các trò chơi khác nhưng cần bằng phẳng. Dùng 50 viên sỏi rửa sạch hoặc hạt của một vài loại quả đã rửa sạch (hạt trám, hạt vải, hạt mít, hạt hồng, ) làm quân và 2 viên to hơn (khác về hình dạng hoặc màu sắc) để làm quân cái (quan). Vẽ một hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 40cm, chiều dài khoảng 90 cm. Ở hai đầu của hình chữ nhật vẽ hình bán nguyệt. Chia hình chữ nhật thành 10 ô nhỏ. Ô bán nguyệt ở 2 phía đầu gọi là ô quan. Ngoài ra có thể thay đổi thành hình tam giác, hình vuông để phù hợp chơi 3 và 4 người. - Luật chơi: Mỗi người ngồi một bên của hình chữ nhật và được sở hữu 5 ô nhỏ trước mặt của mình, chỉ được quyền di chuyển những quân trong ô của mình, không được bốc quân ở ô cái để đi, mỗi lần đạt vào ô 1 quân. Ván chơi kết thúc khi 2 ông quan bị ăn hết (không còn ô cái). Ai ăn được nhiều quân là thắng. Ai ít quân hơn là thua. - Cách chơi: 19
  3. Chia đều số quân và quan cho mỗi người : 25 quân và 1 quan. Mỗi quan có giá trị bằng 10 quân. Đầu tiên mỗi người xếp vào mỗi ô hình chữ nhật của mình 5 quân và 1 quan, sau đó, chơi oẳn tù tì để lựa chọn người được đi trước. Người chơi đầu tiên bốc quân trong một ô tùy theo sự tính toán của mình rồi rải vào mỗi ô 1 viên theo chiều đi bên phải hoặc bên trái cho đến hết lượt. Khi rải hết quân trên tay đến đâu thì lại bốc quân của ô kế tiếp để rải. Nếu rải đến ô cuối cùng mà ô kế tiếp là ô quan thì không được đi nữa mà phải nhường quyền cho người đối diện chơi.Nếu rải đến viên cuối cùng mà gặp ô trống thì được quyền ăn ô tiếp theo của ô trống đó. Nếu tiếp theo ô vừa ăn là ô trống và liền kề lại là ô có quân thì người chơi lại được ăn liên tục một ô nữa (kể cả ô cái), có thể ăn một lúc liên hoàn nhiều ô nếu biết tính toán cách đi thông minh. Trong khi chơi, nếu những ô trước mặt mình không còn quân nhưng vẫn còn ô quan thì người chơi phải lấy viên của mình ra tiếp tục rải mỗi ô 5 viên để chơi tiếp cho đến khi 2 ô quan bị ăn hết mới coi là kết thúc ván chơi. Nếu người thiết quân thì phải vay người cùng chơi theo thỏa thuận về cách trả nợ (ví dụ một ô chữ nhật nhỏ của nhà mình sẽ đổi lấy 20 – 30 viên quân). Cuộc chơi kết thúc khi một bên phải bán hết nhà hoặc không đủ quan để tham gia chơi. Hình ảnh minh họa cô và trẻ chơi trò chơi dân gian: “Ô ăn quan” Ví dụ: Trò chơi “Cắp cua bỏ giỏ” - Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo của các ngón tay. - Chuẩn bị: Một số loại hột hạt nhỏ (nhãn, vải, viên sỏi, vỏ ngao ). - Cách chơi: Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Hai bàn tay nắm lại, các ngón tay đan vào nhau, ngón trỏ duỗi thẳng (trẻ nào không tự làm được, cô trực tiếp cầm tay trẻ làm rồi cho trẻ tập phối hợp vận động giữa hai ngón tay trỏ với nhau). Sau đó, cô cho trẻ tập “cắp hạt bỏ giỏ” bằng cách: dùng hai ngón tay trỏ gắp lấy hạt rồi bỏ vào giỏ, vừa làm vừa nói “cắp hạt bỏ giỏ”. Lưu ý: để trẻ hứng thú với trò chơi, lúc ban đầu, cô nên cho trẻ gắp những hạt có kích thước lớn và dễ gắp (mẫu giấy vo tròn lại, hòn sỏi to ). Sau khi trẻ đã thành thục hơn, cô cho trẻ gắp những hạt bé, trơn, khó (hạt na, hạt nhãn, viên bi, nắp chai, vỏ ngao ). Cô có thể tổ chức dưới hình thức thi đua giữa các tổ. Hình ảnh minh họa cô và trẻ chơi trò chơi dân gian: “Cắp cua bỏ giỏ” 20
  4. * Với hoạt động ngoài trời: không gian rộng rãi, thoáng mát hơn thì lựa chọn các trò chơi thiên về vận động để rèn luyện và phát triển thể chất cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Kéo co”, “Ném còn”, “Nhảy dây”, “Nhảy bao bố” Hình ảnh minh họa cô và trò chơi trò chơi dân gian: “Nhảy bao bố” Hình ảnh minh họa cô và trò chơi trò chơi dân gian: “Ném còn” * Với hoạt động chiều: Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, tôi dạy trẻ thuộc những bài đồng dao, bài vè gắn liền với các trò chơi để dạy trẻ, giúp trẻ hứng thú và dễ nhớ cách chơi, luật chơi của các trò chơi hơn. d. Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian thông qua hoạt động trải nghiệm: * Tạo tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào trò chơi một cách tích cực - Mục đích: Tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn nhằm làm cho không khí chơi được tự nhiên và thoải mái hơn, đưa trẻ vào trò chơi dân gian một cách tự nhiên, nhẹ nhàng đầy hứng thú, tích cực. Các trò chơi dân gian được tổ chức dưới nhiều tình huống chơi khác nhau luôn là nguồn cổ vũ động viên giúp trẻ tham gia chơi một cách hăng say, kiên trì và tích cực vận động hơn. Việc chơi trò chơi dân gian lúc này không chỉ đơn thuần là vui chơi nữa mà trẻ sẽ được trải nghiệm tình huống thật, thú vị và hấp dẫn hơn. + Giáo viên sẽ chủ động, có nhiều ý tưởng mới trong vấn đề tự nâng cao khả năng sử dụng các biện pháp kích thích tính tích cực của trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục của mình. - Yêu cầu: Chọn trò chơi dân gian có nội dung vận động phù hợp với trẻ; Căn cứ vào trò chơi dân gian, giáo viên chủ động đưa ra ý tưởng cụ thể về các tình huống chơi phù hợp, có sức hấp dẫn với trẻ; Khơi gợi tình huống trước khi chơi và trong quá trình chơi. - Cách tiến hành: Căn cứ vào trò chơi đưa ra ý tưởng về các tình huống chơi phù hợp nhằm vận dụng tổ chức kích thích tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian. Hiện thực hóa các ý tưởng vào việc soạn kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian nhằm kích thích trẻ tích cực vận động. Chuẩn bị sẵn sàng các tình huống nảy sinh trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ: - Tôi chủ động đưa ra ý tưởng cụ thể về các tình huống chơi phù hợp, có sức hấp dẫn với trẻ. Khơi gợi tình huống trước khi chơi và trong quá trình chơi. - Đặt câu hỏi đưa trẻ vào hoạt động tìm kiếmđơn giản, đưa them các dấu hiệu bổ sung, hướng sự chú ý của trẻ vào tình huống đặt ra buộc trẻ phải huy động 21
  5. các chức năng tâm lý để giải quyết tình huống, từ đó kích thích trẻ tích cực vận động. * Khuyến khích trẻ luân phiên vai chơi, nhóm chơi trong quá trình chơi: - Mục đích: Trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian nhằm kích thích tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được luân phiên vai chơi và nhóm chơi nhằm giúp tất cả trẻ đều được trải nghiệm ở các vị trí chơi khác nhau. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo hứng thú chơi cho trẻ trong các vai chơi mới mà còn giúp trẻ có sự vận động hợp lý. - Yêu cầu: Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian giáo viên cần chú ý theo dõi và ghi nhớ các vai chơi của trẻ để kịp thời điều chỉnh, luân chuyển vai chơi, nhóm chơi; Luân chuyển vai chơi sau mỗi lần chơi; Luân chuyển vai chơi khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi hoặc nhàm chán. - Cách tiến hành: Trong quá trình theo dõi trẻ ở các buổi chơi, tôi đưa ra cách đánh giá khả năng chơi của từng trẻ, trẻ thích chơi ở những vị trí nào, trẻ có tích cực vận động không vàở mức độ nào, từ đó có những tác động để trẻ luân phiên vai chơi, nhóm chơi khác nhau. Việc luân chuyển vai chơi, nhóm chơi là rất cần thiết, tạo cơ hội cho tất cả trẻ được tham gia vào vận động và kích thích hứng thú của trẻ, giúp trẻ tích cực vận động hơn. * Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian thông qua hoạt động ngoại khóa: - Tham mưu với Ban giám hiệu tổ chức cho các lớp tham gia thi các trò chơi dân gian nhằm tạo sân chơi vui vẻ, sôi nổi cho trẻ; động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi để phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin ở trẻ. Và có phần thưởng động viên trẻ kịp thời. + Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi: Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng nụ trồng hoa” Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Chuyền thẻ”, Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. + Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi. Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất 22
  6. định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “ Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “ Thả đỉa ba ba”, “ kéo co”, “ Ném bóng trúng đích”, “Nhảy dây”, “Nhảy bao bố”, “Gánh nước đổ vào bình” cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. Hình ảnh minh họa hoạt động ngoại khóa cô và trò chơi trò chơi dân gian: Gánh nước đổ vào bình, e. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ chơi TCDG: Nhiều bậc phụ huynh ngày nay đã quên mất tầm quan trọng của các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè. Khi đón trẻ về nhà, nhiều phụ huynh thường cho trẻ xem các băng đĩa hoạt hình, siêu nhân, các trò chơi điện tử, youtube, đã lãng quên bản sắc dân gian của dân tộc. Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục trẻ phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường mới đạt được kết quả tốt. Chính vì vậy tôi đã tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh đưa ra những biện pháp cụ thể sau: 23
  7. - Tôi tuyên truyền với phụ huynh về vai trò, ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với trẻ thông qua góc tuyên truyền, buổi họp phụ huynh đầu năm, giờ đón, trả trẻ. - Mời phụ huynh tham gia trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm của trẻ. - Khuyến khích phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, sẵn có để làm đồ chơi phục vụ trò chơi dân gian của trẻ. - Giới thiệu cho phụ huynh những trò chơi gì, chuẩn bị cho con đồ chơi nào khi ở nhà; cùng chơi với trẻ để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vui chơi ở lớp cùng bạn. 7.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến. Qua quá trình áp dụng “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triền tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” tại các lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Thanh Trù, chất lượng tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian cho trẻ được nâng cao rõ rệt, tăng cường tính tích cực vận động cho trẻ và có thể áp dụng nhân rộng ở tất cả các độ tuổi mầm non trong nhà trường và toàn thành phố. 8. Những thông tin cần được bảo mật (không) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ: Máy tính, máy chiếu, đồ dùng trong và ngoài các lớp; các đồ dùng học liệu: tranh, ảnh, mô hình, những tài liệu liên quan đến đề tài - Về phía Ban giám hiệu: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, vật chất, bồi dưỡng giúp giáo viên hoàn thành đề tài. - Về phía Tổ chuyên môn: Luôn phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ bản thân hoàn thành đề tài. - Về phía phụ huynh: Ủng hộ nhiệt tình và phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa - Về phía trẻ: Trẻ ngoan, có nề nếp, đi học đều và tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, biết chia sẻ và hợp tác với bạn trong khi chơi. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. 24
  8. Qua quá trình áp dụng một số biện pháp nêu trên, việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đã đạt được kết quả đáng khích lệ: (1) Về phía giáo viên: - Tích cực lồng ghép các trò chơi dân gian trong các hoạt động giáo dục trẻ. - Sưu tầm, lựa chọn được 105 trò chơi dân gian phù hợp và đưa vào các chủ đề để dạy trẻ. - Xây dựng được môi trường đẹp, phong phú, đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ. - Làm được 20 bộ đồ chơi dân gian cho trẻ chơi. - Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa: thi trò chơi dân gian: “kéo co”, “ném bóng vào rổ”, “nhảy bao bố”, “gánh nước đổ vào bình”. Hình ảnh minh họa kết quả đạt được sau khi áp dụng (2) Về phía trẻ: - Trẻ rất hứng thú khi tham gia các trò chơi dân gian. Tích cực vận động, tang cường thể lực, nâng cao nhận thức và phát triển các giác quan. - Trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn, thích khám phá những điều mới lạ thông qua các trò chơi. - Có ý thức kỷ luật tốt, biết đoàn kết và chia sẻ với bạn bè. Nội dung Đầu năm học Sau khi áp So sánh với dụng sáng đầu năm học kiến Trẻ hứng thú chơi trò chơi 8/35= 23% 35/35=100% Tăng 14% dân gian Trẻ mạnh dạn tự tin, đoàn 7/35=20% 34/35=97% Tăng 8 % kết Trẻ biết cách chơi và luật 8/35= 23% 34/35=97% Tăng 11 % chơi Thuộc nội dung bài đồng 8/35= 23% 33/35=94% Tăng 22% dao, bài về Tự tổ chức chơi với bạn 8/35= 23% 32/35=91% Tăng 18 % Phát triển kĩ năng nhanh 7/35=20% 33/35=94% Tăng 19 % nhẹn, léo Phát triển tính cực vận 8/35= 23% 34/35=97% Tăng 9% động cho trẻ Trẻ hạn chế trẻ sử dụng 8/35= 23% 3/35=8,5% Giảm 20% điện điện thoại, ipas, 25
  9. Nhìn vào bảng trên ta thấy chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở các mặt sau khi áp dụng sáng kiến đều đạt kết quả cao so với đầu năm học. Cụ thể: Trẻ hứng thú tăng 14%, Trẻ mạnh dạn tự tin, đoàn kết 8%, trẻ biết cách chơi và luật chơi 11%, thuộc nội dung bài đồng dao, bài về 22%, Tự tổ chức chơi với bạn tăng 18%, phát triển kĩ năng nhanh nhẹn léo 19%, Phát triển tính cực vận động cho trẻ 9%, phát triển tính cực vận động cho trẻ 14%, trẻ hạn chế trẻ sử dụng: điện điện thoại, ipas 20% so với đầu năm học. (3) Về phía phụ huynh: - Phụ huynh đã hiểu được ví trí, tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian. - Chủ động kết hợp với giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dung, đồ chơi cho trẻ. - Dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng trẻ và tham gia các hoạt động của trường, lớp. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến Sau khi đưa các biện pháp sáng kiến kinh nghiệm của tôi áp dụng vào thực tiễn, tôi đã lấy ý kiến tham gia, đánh giá của các tập thể và cá nhân tôi đã chọn áp dụng thử để nhân ra khối 4 tuổi. Các tập thể, và cá nhân áp dụng thực hiện đều có ý kiến: Các biện pháp tôi đưa ra phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Đối với học sinh đã có tiến bộ rõ rệt và đạt hiệu quả cao hơn khi chưa thực hiện các giải pháp sáng kiến kinh nghiệm của tôi. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến: Số Tên tổ chức/ cá Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng Địa chỉ TT nhân sáng kiến I Tập thể tham gia thực hiện thử nghiệm. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Lớp mẫu giáo Trường mầm non 1 dân gian cho trẻ thông qua giờ 4 tuổi A Thanh Trù đón trẻ - trả trẻ. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Trường mầm non Lớp mẫu giáo dân gian lồng ghép vào các 2 Thanh Trù 4 tuổi B hoạt động giáo dục qua giờ hoạt động học và hoạt động 26
  10. góc. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Lớp mẫu giáo Trường mầm non 3 dân gian cho trẻ ở mọi luc mọi 4 tuổi C Thanh Trù nơi. II Cá nhân tham gia thực hiện thử nghiệm Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Giáo viên phụ trách 1 Đỗ Thị Hiền dân gian cho trẻ thông qua giờ lớp 4T A Trường đón trẻ - trả trẻ. Mầm non Thanh Trù Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Giáo viên phụ trách dân gian lồng ghép vào cáchoạt Trần Thị Kim 2 lớp 4T B Trường động giáo dục qua giờ hoạt Tuyến mầm non Thanh Trù động học: Học, góc, hoạt ngoài trời, hoạt động chiều, Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Giáo viên phụ trách 3 Đỗ Thị Hồng dân gian thông qua hoạt động lớp 4T C Trường ngoại khóa. mầm non Thanh Trù Trên đây là một số biện pháp “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triền tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”. Kính mong được sự góp ý của hội đồng sáng kiến kinh nghiệm để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Xin chân thành cám ơn! 27
  11. Thanh Trù, Ngày tháng Vĩnh Yên, Ngày tháng Thanh Trù, Ngày tháng năm 2020 năm 2020 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/cơ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến quan địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Sái Thị Yến 28