SKKN Tổ chức giờ đón trẻ tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Tân Thủy có hiệu quả

doc 5 trang binhlieuqn2 08/03/2022 4121
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức giờ đón trẻ tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Tân Thủy có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_gio_don_tre_tai_lop_mau_giao_5_6_tuoi_tai_truon.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Tổ chức giờ đón trẻ tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Tân Thủy có hiệu quả

  1. Tên biện pháp: “Tổ chức giờ đón trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Tân Thủy có hiệu quả”. 1. Lý do chọn biện pháp Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình chăm sóc, giáo dục mần non. Đón trẻ là hoạt động đầu tiên một ngày trẻ ở trường mầm non, đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non. Vì đó là thời điểm mà giữa cô giáo và phụ huynh có thể trao đổi những thông tin cần thiết của trẻ để cô giáo nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ trong ngày, đồng thời đó cũng là thời điểm để cô quan sát rõ nhất về những biểu hiện rõ nét của trẻ như các viết xước, viết cào, viết bầm tím, hay những biểu hiện mệt mỏi và đặc biệt cô có thể phát hiện những biểu hiện của các bệnh như: Sốt, Thủy đậu, đau mắt, để cô giáo trao đổi luôn với phụ huynh tránh việc không biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ dẫn đến những hiểu nhầm đáng tiếc xảy ra khi trẻ ở trường. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để cô giáo trao đổi với phụ huynh những kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra giờ đón trẻ cô giáo có thể tận dụng để hướng dẫn trẻ các kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử với người lớn, với bạn bè. Nhưng một thực tế hiện nay đó là mỗi chúng ta còn xem nhẹ, thờ ơ với công việc đón trẻ hàng ngày, trẻ đến lớp giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc hướng dẫn trẻ cất đồ dùng, hỏi thăm về sức khỏe trẻ, thậm chí còn làm việc riêng trong lúc đó trong kế hoạch hàng ngày soạn thảo nội dung đón trả trẻ rất đầy đủ. Với những lý do trên với vai trò là giáo viên dạy lớp 5 tuổi tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi hình thức khi đón trẻ, thay vào đó là những cử chỉ ân cần những cái vuốt ve nhẹ nhàng, những cái ôm tình cảm và những lời nói yêu thương, để trẻ luôn có cảm giác ấm áp vui vẻ thân thiện, để trẻ luôn thấy rằng cô giáo cũng giống như mẹ của trẻ từ đó trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp. Vì vậy bản thân tôi đã nghiên cứu, học hỏi và mạnh dạn lựa chọn biện pháp “Tổ chức giờ đón trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường mầm non Tân Thủy có hiệu quả”. Trong quá trình thực hiện biện pháp bản thân tôi đã nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: Về thuận lợi. Ban giám hiệu sát sao về chuyên môn, quan tâm về tinh thần, động viên, khích lệ giáo viên trong công tác. Bản thân tôi là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động. Luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do nhà trường và do các cấp tổ chức. Luôn yêu nghề, mếm trẻ coi trẻ như con em của mình. Về khó khăn: 1
  2. Nhiều trẻ quá nhút nhát, ngại ngùng chưa giám thể hiện nhiều các tình cảm yêu thương cùng cô. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp mẫu giáo 5 tuổi tôi nhận thấy khi trẻ đến lớp luôn có tâm thế bị ép buộc, trẻ không cảm thấy tự tin, vui vẻ và thích thú khi đến lớp. Phụ huynh thấy lo lắng, băn khoăn khi con không thấy vui vẻ khi đến lớp, còn ngần ngại chưa tin tưởng cô giáo, chưa nhiệt tình quan tâm trao đổi với cô về tình hình của con ở trên lớp. 2. Mục đích của biện pháp: Nhằm tạo cho trẻ cảm xúc muốn đến lớp, khi đến lớp trẻ sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Biện pháp tưởng chừng như nhỏ bé và đơn giản lại góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo được môi trường thân thiện, gần gũi giữa cô và trẻ mỗi khi trẻ đến lớp, làm tăng lòng tin của phụ huynh với cô giáo mầm non, và cũng là động lực để bản thân không ngừng cố gắng tạo cho trẻ tinh thần thoải mái khi đến trường, đúng với tiêu chí “Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui”. Giúp cho giáo viên tổ chức giờ đón trẻ ở trường mầm non có hiệu quả. 3. Cách tiến hành: Để tạo được môi trường thân thiện trong giờ đón trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Tân Thủy bản thân tôi đã tiến hành thực hiện như sau: * Tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ: Bản thân tôi luôn trang trí nội dung các chủ đề phong phú, hình ảnh sống động, môi trường trong lớp luôn làm mới theo chủ đề và có sự tham gia của trẻ trong quá trình trang trí để trẻ hào hứng. Đồng thời xây dựng góc tuyên truyền có nội dung phong phú và thường xuyên bổ sung thay đổi các nội dung hang tháng để phụ huynh quan tâm, làm tốt công tác phối hợp các nội dung tuyên truyền của lớp cũng như nhà trường. * Chuẩn bị trước giờ giờ đón trẻ: - Hàng ngày bản thân tôi phải đi sớm 15 phút để làm công tác vệ sinh phong quang trường lớp, mở cửa thông thoáng, kiểm tra lại sự an toàn của lớp đối với trẻ. - Chuẩn bị đầy đủ ghế ngồi cho cô và trẻ. - Mặc áo quần sạch sẽ, gọn gàng và đẹp. - Trang điểm nhẹ nhàng một tí nhằm tạo cho khuôn mặt tươi trẻ. * Trong giờ đón trẻ: - Ngồi và đón trẻ ngay ở của lớp. - Đón trẻ luôn ân cần với trẻ, nhẹ nhàng với phụ huynh. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà và một số nội dung cần thiết trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Hướng dẫn cho trẻ cất đồ dung cá nhân đúng nơi quy định rồi vào lớp. - Không được làm việc riêng trong thời gian đón trẻ 2
  3. - Quan sát nhanh biểu hiện của trẻ, nếu trẻ có biểu hiện khác thường để trao đổi trực tiếp với phu huynh nhằm tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. - Nhắc nhở nhẹ nhàng nếu có trường hợp trẻ mang tiền, đồ chơi, bánh kẹo, đến lớp. * Tạo tiếng cười thân thiện ngay khi trẻ tới lớp. Hình thức này là cô và sẽ có màn chào hỏi cùng nhau vô cùng thú vị và thoải mái trong giờ đón trẻ, đặc biệt trẻ sẽ chọn cho mình một cách chào hỏi mà trẻ thích để thể hiện với cô giáo, còn cô giáo phải luôn nở nụ cười thật tươi dành cho trẻ. Tôi dán sẵn trước cửa lớp là 1 số hình ảnh minh họa như hình trái tim, hình đôi bàn tay, hình nốt nhạc, hình 1chiếc môi xinh và trẻ sẽ chọn một trong các hình ảnh. Hình ảnh bàn tay: Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô giáo sẽ đập tay, cụng tay hay bắt tay với trẻ và quan trọng hơn nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ lúc đó trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí thoải mái giống như là với những người bạn thân thiết với nhau Hình ảnh trái tim yêu thương: Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm “Chào mừng con đã đến lớp” hoặc cô nói “Cô yêu con nhiều lắm”, Chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàng và một lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc cả ngày luôn. Hình những nốt nhạc: Cô và trẻ có thể cùng nhau thể hiện những cảm xúc yêu thương cùng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhún nhảy tùy theo cảm hứng của trẻ mà các cô sẽ hưởng ứng theo. Khi đó những đứa trẻ có thể nhảy cẫng lên vì sung sướng, chao ôi đến lớp thật là vui. Hình chiếc môi xinh: Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và chạm nhẹ má cô vào má trẻ, trẻ sẽ cảm nhận được hơi ấm của cô như chính của mẹ hiền Và theo tôi thì “Nụ cười tạo nên cảm xúc” vì vậy mà khi trẻ đến lớp cô giáo hãy luôn trao cho trẻ những nụ cười thật tươi để đứa trẻ cảm nhận được sự ấm áp tin tưởng yêu thương mà cô sẽ đem lại cho trẻ. Hạnh phúc không phải là cái gì đó to tát cả, không phải là những món quà tặng trẻ, chỉ đơn giản những cái ôm ấm áp, những nụ cười yêu thương, những cử chỉ thân mật trẻ sẽ thấy vô cùng vui vẻ khi đến lớp. (Một số hình ảnh minh họa) 3
  4. 4. Kết quả đạt được Qua thực hiện các biện pháp trên đã đem lại nhiều kết quả cụ thể như: Nội dung Trước khi thực hiện biện pháp Sau khi thực hiện biện pháp Trẻ hứng thú, Trẻ chưa hứng Trẻ hứng thú, Trẻ chưa hứng tích cực thú, tích cực tích cực thú, tích cực Trẻ vui vẻ tự giác 18 45% 22 55% 40 100% chào cô, bố mẹ và đi vào lớp. Trẻ vô tư thể hiện 15 37,5% 25 62,5% 38 95% 2 5% nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. Trẻ hoà đồng, yêu 19 47,5% 21 52,5% 38 95% 2 5% thương bạn bè, cô giáo. Trẻ cảm thấy 18 45% 22 55% 40 100% hứng thú khi được đi học Nhìn vào bảng trên thấy sau khi áp dụng biện pháp trên thì kết quả đạt được trên trẻ tăng lên rõ rệt: Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, bố mẹ và đi vào lớp tăng 60%. Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân tăng 70%. Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn bè, cô giáo tăng 51%. Trẻ cảm thấy hứng thú khi được đi học 55 %. Phụ huynh cảm thấy rất vui vẻ, khi con thích đến lớp, yên tâm tin tưởng cô giáo, trao đổi quan tâm nhiệt tình tới các hoạt động của lớp, hăng hái giúp đỡ ủng hộ các cô nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Sau một thời gian áp dụng biện pháp “Tổ chức giờ đón trẻ tại lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non Tân Thủy có hiệu quả”, tôi thấy biện pháp có hiệu quả vô cùng 4
  5. lớn và ý nghĩa với cả cô và trẻ, các trẻ của lớp tôi vô cùng thích thú khi đến lớp, lớp học lúc nào cũng vui vẻ ngập tràn tiếng cười, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục nâng cao. Trên đây là biện pháp“Tổ chức giờ đón trẻ tại lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non Tân Thủy có hiệu quả”, tuy đã thu được những kết quả đáng kể song cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban giám khảo để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Dương Thị Thúy Hà Lê Thị Lệ Thu 5