SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 5 tuổi

doc 23 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_tinh_cam_va_ki_nang_xa.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 5 tuổi

  1. lắng nghe những điều cô truyền đạt trong giờ học cũng như giờ chơi, trẻ đã biết thể hiện các ý tưởng của mình cho cô và bạn hiểu bằng ngôn ngữ diễn đạt một cách rõ ràng mạch lạc, trẻ chơi tốt hơn, thuần thục hơn, còn sáng tạo trong cách giải quyết tình huống chơi, biết phối hợp với nhau trong khi chơi, biết liên kết các góc chơi với nhau, thể hiện vai chơi một cách sáng tạo, kĩ năng giải quyết các vấn đề nhạy bén hơn Từ những thành công trên bản thân tôi vẫn còn một số hạn chế nhất định - Bản thân là một giáo viên tuy có chuyên môn và nghiệp vụ bài bản nhưng đôi lúc bản thân vẫn gặp phải khó khăn, lúng túng trong quá trình giảng dạy, tổ chức hoạt động chơi cho trẻ còn máy móc chưa thực sự sáng tạo. Tôi đã cố gắng học hỏi đồng nghiệp trong trường và trường bạn để nâng cao tay nghề hơn, sáng tạo hơn. - Vẫn còn một số phụ huynh quá bận rộn nên không để ý đến sự phát triển của con trẻ, chỉ phó mặc cho cô nên việc phối hợp để giúp trẻ phát triển tốt hơn về tình cảm và kĩ năng xã hội cho một số trẻ vẫn còn hạn chế. 3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: + Đồ dùng, đồ chơi còn quá ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc hoạt động chơi ở các góc bị hạn chế, nên tiết học buồn tẻ, chưa tích cực, chưa khơi nguồn sáng tạo của trẻ không đem lại kết quả như mong muốn. + Giáo viên còn ít kinh nghiệm, máy móc trong việc tổ chức thiết kế môi trường chơi khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. - Trẻ kinh nghiệm về kĩ năng xã hội còn ít nên khi giải quyết các vấn đề của cô còn bỡ ngỡ, lúng túng, không biết cách xử lí 10
  2. III/ CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Để giúp trẻ phát triển tốt hơn về tất cả mọi mặt đặt biệt là về phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội. Thông qua hoạt động vui chơi góc trẻ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm xã hội trong các trò chơi, mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân mình thông qua các vai chơi. Thông qua các biện pháp này, giáo viên sẽ có thêm nguồn tài liệu, kinh nghiệm để áp dụng vào việc thực hiện kế hoạch giáo dục, tổ chức môi trường chơi phong phú hơn, sáng tạo hơn, phù hợp hơn với trẻ. Đồng thời tạo môi trường chơi phong phú, đa dạng, kích thích khả năng tư duy và tính sáng tạo của trẻ. - Sau khi áp dụng giải pháp, biện pháp này bản thân tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có nhiều tiến bộ rõ về mọi mặt đó là trẻ có kinh nghiệm chơi phong phú hơn, sáng tạo hơn, trẻ mạnh dạn giao tiếp với các bạn thông qua trò chơi, vai chơi mà mình thể hiện, biết nhập vai tốt hơn, biết làm việc nhóm, phối hợp giữa các nhóm chơi một cách tự nhiên. Trẻ rất vui vẻ, hào hứng trong suốt quá trình chơi và thể hiện tính đoàn kết, thân thiết giữa các trẻ với nhau, biết giúp đỡ nhau khi cần. Kinh nghiệm về các kĩ năng xã hội của trẻ cũng dồi dào hơn. Trẻ rất tự tin và hứng thú trong các hoạt động chơi ở các góc. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp: a. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chơi góc: Theo tôi các hoạt động học và chơi ở trường Mầm Non luôn gắn liền với nhau, mỗi hoạt động chúng ta đều có thể xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ, đặc biệt ở hoạt động chơi góc của trẻ dù ở bất kì độ tuổi nào, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu, cảm nhận và nhập tâm một cách thoải mái, vui vẻ nhất. - Nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội phải đưa vào các chủ đề thích hợp như chủ đề: Trường mầm non, Bản thân, Gia đình, Nghề nghiệp, Quê hương - đất nước Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non việc lồng ghép nội dung giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội vào hoạt động góc có thể được thực hiện như sau: + Góc đóng vai: Trẻ sẽ thể hiện vai chơi Cô và Trẻ, đóng vai các tình huống: bạn bị ốm, bạn mới đến lớp, cô giáo giảng bài + Góc tạo hình: Vẽ lớp học, cô giáo, các bạn 11
  3. + Góc âm nhạc: Thể hiện các bài hát trong chủ đề một cách sáng tạo theo ý thích của mình thông qua các dụng cụ âm nhạc. + Góc khám phá khoa học: Xem tranh ảnh về lớp học, các bạn, các hoạt động của lớp + Góc sách/thư viện: Làm sách tranh truyện về lớp học, những hình ảnh về các bạn trong lớp một cách sáng tạo theo ý tưởng của riêng trẻ. + Góc xây dựng - lắp ghép: Lắp ghép các đồ chơi, xây dựng lớp học của bé. • Nội dung giáo dục cần đạt đó là trẻ biết chơi với bạn một cách thân thiện, biết thể hiện các vai chơi sao cho phù hợp với tình huống cô đặt ra (đóng vai cô giáo: nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng, dỗ trẻ mới đến lớp, biết chăm sóc trẻ khi trẻ bị ốm ; đóng vai trẻ: lễ phép với cô, nói chuyện với cô phải “dạ, vâng” không được nói trổng, chú ý nghe lời cô khi giảng bài ). • Giáo dục trẻ yêu thích đến trường, lớp, biết nghe lời cô giáo và người lớn, giúp cô những công việc vừa sức với bản thân mình. Cử chỉ, lời nói lễ phép, biết nói 12
  4. cảm ơn, xin lỗi. Thực hiện tốt các quy định của lớp, trường; biết giữ gìn để lớp luôn sạch, đẹp. • Nhận biết được các trang thái cảm xúc: vui, buồn thông qua hình ảnh được xem; thể hiện cảm xúc của mình với các bạn, cô giáo Biết hợp tác, chia sẻ yêu thương, giúp đỡ bạn trong khi chơi. Biết chấp nhận và biết phân công nhiệm vụ, điều hành hoạt động của các thành viên trong nhóm. • Giao tiếp tích cực, mạch lạc trong giao tiếp với nhau: kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, tình huống Ví dụ: Ở chủ đề Gia đình + Góc phân vai: Chơi trò chơi đóng vai mẹ con, bác sĩ, y tá + Góc xây dựng, lắp ghép: Xây nhà của bé, lắp ghép hình ngôi nhà + Góc sách/ thư viện: Cho trẻ xem tranh về các thành viên trong gia đình, ngôi nhà của bé, tranh giữ gìn vệ sinh thân thể + Góc âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về chủ đề + Góc tạo hình: Vẽ người thân trong gia đình + Góc thiên nhiên: Cô hướng dẫn trẻ chăm sóc cây cảnh ở lớp cho đẹp • Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội tích hợp cần đạt được là: Trẻ biết chơi thân thiện, vui vẻ, đoàn kết, nhường nhịn nhau, không tranh giành đồ chơi với nhau. • Trẻ biết nhập vai chơi bố mẹ, con cái, biết thể hiện tình cảm của mọi người trong gia đình đến nhau như: Chăm con khi con bị ốm, đưa con đi khám, nấu cơm cho cả nhà cùng ăn, giúp đỡ mọi người trong gia đình các công việc vừa sức, con biết chăm sóc em bé nhỏ cho mẹ khi bố mẹ bận Trẻ hiểu biết về công việc cụ thể của bố, mẹ, người than trong gia đình. Biết công việc 13
  5. hằng ngày của bố, mẹ khi ở nhà (mẹ thường nấu cơm, bố lau chùi nhà cửa ). Nhập vai bác sĩ, y tá biết chăm sóc cho người bệnh, khám bệnh, kê đơn thuốc, dặn dò bệnh nhân • Biết nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của mọi người trong gia đình, nhu cầu quan tâm, chia sẻ, yêu thương, chăm sóc • Trẻ biết yêu quý, bảo vệ ngôi nhà của mình, biết cất dọn đồ chơi, đồ dùng đúng quy định, biết chăm sóc cho ngôi nhà sạch đẹp (dọn dẹp nhà cửa, không xả rác ra nhà, biết trồng thêm cây xanh, hoa cho ngôi nhà thêm đẹp ) • Trẻ biết yêu quý các sản phẩm mà mình tạo ra, cẩn thận, giữ gìn sản phẩm, biết phối hợp nhiều màu sắc khác nhau để tạo thành sản phẩm đẹp. - Nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội phải được lựa chọn phù hợp với trình tự thực hiện chủ đề trong năm. Đến chủ đề nào thì lồng ghép nội dung giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội ấy sao cho phù hợp tránh đưa các kĩ năng lộn xộn, làm trẻ khó tiếp nhận. - Không nên lồng ghép quá nhiều nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội vào một trò chơi. b. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi theo chủ đề: - Giáo viên đưa ra các dự kiến về đồ dùng, đồ chơi, không gian của các góc chơi phù hợp với trẻ, kích thích trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi. Dự kiến về nội dung chơi, biện pháp trên hoạt động chơi. Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi dựa trên việc thực hiện kế hoạch hoạt động theo chủ đề (Nhà trẻ: 5 chủ đề, MG: 10-11 chủ đề) + Lựa chọn nội dung và sắp xếp tích hợp theo chủ đề. + Lựa chọn thời gian, không gian, thiết bị và nguyên vật liệu để tổ chức hoạt động vui chơi. + Mỗi loại trò chơi giáo viên có thể xây dựng nhiều nội dung và sắp xếp theo thời gian thực hiện chủ đề nhánh để đưa vào cho phù hợp: GV lựa chọn và đưa những nội dung nào vào trong kế hoạch hoạt động (ngày), (tuần) sao cho phù hợp với chủ đề đang thực hiện nhằm giúp trẻ củng cố và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng khác. + Xây dựng kế hoạch vui chơi cho từng chủ đề, cả năm học phải thoã mãn tính liên kết của chủ đề, phù hợp với đặc điểm tình hình của trẻ, của lớp. Việc xây dựng kế 14
  6. hoạch giáo viên có thể thay đối linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung chủ đề đang thực hiện và mang lại hiệu quả cao trên trẻ. Ví dụ: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi theo chủ đề Gia đình hoặc chủ đề Nghề nghiệp, chủ đề nào thì có đồ chơi, dụng cụ chơi phù hợp với chủ đề đó. Trang trí đồ chơi góc gia đình dành cho chủ đề “Gia đình” 15
  7. Trang trí đồ chơi góc phân vai chủ đề “Nghề nghiệp” - Giáo viên quan sát, ghi chép các biểu hiện của trẻ để điều chỉnh kế hoạch thực hiện nội dung, thực hiện các biện pháp, xây dựng một số tình huống mới để trẻ tham gia vào các hoạt động theo nhóm. c. Thiết kế môi trường hoạt động trong các góc: - Giáo viên cần tạo ra góc chơi phu hợp với kinh nghiệm của trẻ. - Các góc chơi cân bố trí không gian phù hợp cho việc đi lại, đủ không gian khuyến khích trẻ cùng hoạt động, giao tiếp qua lại với các nhóm chơi. Ví dụ: Góc Gia đình nên sắp xếp gần góc chơi Bán hàng, góc Bác sĩ để khuyến khích các thành viên trong gia đình đi mua sắm, đi khám bệnh. - Bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đa dạng, mang tính mở. Đồ dùng, đồ chơi bố trí ở các góc chơi luôn được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội dung chơi, các quan hệ giao tiếp (trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng xử trong giao tiếp). Ví dụ: Một số đồ chơi của trẻ đã được sử dụng lâu ở góc chơi Gia đình như bộ ấm chén hoặc đồ dùng, trang phục cho em bé, búp bê có thể chuyển sang để chơi trò chơi “Bán hàng”, trong “Cửa hàng đồ dùng gia đình” - Lên kế hoạch để bổ sung thêm đồ chơi mới ở các góc chơi thích hợp. Ban đầu giáo viên chỉ đưa ra một số đồ chơi, dần dần bổ sung thêm các đồ chơi còn lại, như vậy sẽ tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn, đồng thời làm phong phú thêm nội dung chơi. 16
  8. - Khai thác ưu thế của từng góc chơi nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội một cách có hiệu quả. Ví dụ: + Góc xây dựng: Trong quá trình xây dựng giáo viên tạo cho trẻ nhiều cơ hội để hợp tác với bạn, giúp đỡ bạn khi cần. Trước khi xây dựng giáo viên gợi ý cho trẻ biết phân công, biết phối hợp hoạt động cùng nhau. Trong quá trình hoạt động, giáo viên tạo tình huống để trẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ, hợp tác với nhau. Giáo viên khích lệ trẻ để tạo niềm say mê, kiên trì hoàn thành công trình xây dựng, trẻ cảm thấy tự hào về công trình của mình và cùng các bạn chia sẻ niềm vui. + Góc đóng vai: Được nhập các vai khác nhau giúp trẻ thể hiện tình cảm yêu mến những người thân trong gia đình và những người xung quanh. Từ đó, giúp trẻ có những hành động đúng trong cuộc sống như biết vâng lời ông bà, cha mẹ; biết quan tâm, chăm sóc những người xung quanh. Giáo viên cần khai thác các tình huống khi trẻ thể hiện vai chơi, hướng dẫn trẻ thực hiện những hành vi tốt. Ngoài ra, cô cũng có thể đóng vai điều chỉnh hành vi của trẻ một cách tự nhiên. Kết thúc trò chơi, cô nhận xét việc thể hiện vai chơi của trẻ giúp trẻ điều chỉnh vai chơi ở buổi chơi tiếp theo. 17
  9. d. Tạo môi trường tâm lí: - Giáo viên tạo bầu không khí lớp học thoải mái, hào hứng khi bước vào trò chơi. Có thể lôi cuốn trẻ bằng cách sử dụng các bài hát, bài thơ, câu chuyện hay tạo một tình huống gây hứng thú cho trẻ. - Trang trí các góc hoạt động mang tính thẩm mĩ, gần gũi với trẻ để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi tham gia vào các hoạt động. Giáo viên cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, trình bày các sản phẩm. Điều đó sẽ giúp trẻ có cảm giác tự tin, hứng thú, sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, thể hiện những cử chỉ, hành vi đẹp với mọi người xung quanh. e. Tạo tình huống chơi phù hợp và giải quyết xung đột: - Khi trẻ đã biết thực hiện theo yêu cầu của trò chơi, cô đưa ra các tình huống chơi để mở rộng nội dung chơi, giúp trẻ có cơ hội thể hiện hành động trong các mối quan hệ khác nhau của trò chơi. Các tình huống chơi phải phù hợp nội dung chơi và hoàn cảnh chơi. Ví dụ: Tổ chức sinh nhật cho trẻ nhằm giúp trẻ hiểu về các mối quan hệ, tình cảm bạn bè, bố/mẹ - con, ông/bà – cháu Tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với khách, thể hiện lòng hiếu khách qua việc mời nước, mời bánh kẹo - Quan sát biểu hiện của trẻ để kịp thời tạo tình huống nhằm duy trì hứng thú chơi cho trẻ. Ví dụ: Ở góc Gia đình, trẻ đóng vai mẹ, trẻ lúng túng chưa biết cách chơi cứ loay hoay với đồ chơi búp bê. Cô tạo tình huống mới “Cửa hàng bách hoá đang có khuyến mãi hấp dẫn” để thu hút các “gia đình” đi mua sắm. Từ đó, tạo thêm cho trẻ ý tưởng và hứng thú về trò chơi. 18
  10. - Trong quá trình chơi, giáo viên động viên, khen ngợi trẻ sẵn sàng nhường vai chơi cho bạn và khuyến khích, động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn đóng vai chính của trò chơi. f. Tăng cường kinh nghiệm cho trẻ về các mối quan hệ xã hội: - Tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về các mối quan hệ giao tiếp trong hoạt động, sinh hoạt của người lớn. Giáo viên có thể thực hiện biện pháp này vào các thời điểm khác nhau như: lúc đón – lúc trả trẻ, lúc trẻ chơi ở ngoài trời và vào buổi chiều trong thời gian hoạt động ở góc Sách - Kể cho trẻ nghe những câu chuyện, bài thơ, câu đó có nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội tuỳ theo chủ đề đang triển khai và việc mở rộng nội dung chơi. Các câu chuyện, bài thơ giáo viên kể và đọc cho trẻ nghe như: Khách đến rồi”, “Sáo học nói”, “Bác Voi tốt bụng” hay những câu đố có nội dung gắn với từng mảng hoạt động của người lớn trong cuộc sống hằng ngày. - Chú ý tổ chức cho trẻ tham quan, tiếp xúc, quan sát các hoạt động sản xuất, các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử của người lớn: đi tham quan cửa hàng mua bán, phòng khám bệnh Trong quá trình đó, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi gợi mở, hướng sự chú ý của trẻ tới mối quan hệ tốt đẹp, những mẫu hành vi đúng và đẹp cũng như cách ứng xử hay. Đồng thời, hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ liên hệ và vận dụng những cách giao tiếp, ứng xử hay với những người xung quanh cho bản thân mình. 19
  11. 3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: - Để thực hiện tôt các giải pháp trên thì đòi hỏi giáo viên cần phải tham khảo them các tài liệu chuyên ngành, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước, cập nhật thông tin trên trang web Giáo dục điện tử để nắm bắt kịp thời những cái mới trong giáo dục Mầm non hiện nay. Tham khảo một số tài liệu của các nhà tâm lý Giáo dục để bổ sung cho đề tài của mình thêm phong phú. - Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao thói quen tự phục vụ, kĩ năng xã hội cho trẻ, tạo môi trường thân thiện, tích cực qua các hoạt động hằng ngày để trẻ nhìn theo và học tập. 20
  12. - Đối với trẻ 5-6 tuổi ở lứa tuổi này trẻ đã có những kiến thức nhất định của bản thân về ngôn ngữ, nhận thức, thể chất và tình cảm xã hội đối với mọi vật xung quanh, trẻ đã nhận định được cái đúng cái sai khi cô đưa ra tình huống giả thuyết. Bởi lẽ ở lứa tuổi này tâm sinh lý trẻ đang dẫn phát triển theo từng ngày, để các giải pháp trên được thực hiện một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả cao thì cô nên sắm vai cùng trẻ như một người mẹ, người chị, người bạn gần gũi để giúp trẻ bày tỏ những suy nghĩ buồn vui trong lòng trẻ và cùng chia sẻ với trẻ khi trẻ gặp khó khăn vướng mắc hàng ngày, tạo môi trường lớp thân thiện, hoà đồng, vui vẻ để trẻ cảm thấy hứng thú mỗi khi đi học, mỗi khi chơi. - Muốn cho hoạt động Góc đạt kết quả như mong muốn thì giáo viên cần phối hợp vận động phụ huynh sưu tầm tìm kiếm một số đồ dung, đồ chơi từ nguyên vật liệu đã được tái chế như: bìa cát tông, hộp thuốc, hộp bánh, kẹo ,ống hút nhựa, giấy xốp, ống lon sữa các loại, chai sữa Yumi, chai nước khoáng để giáo viên hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng phục vụ cho các góc trong lớp tạo thêm sự sáng tạo và thích thú cho trẻ, giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm do mình tạo ra. 4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các biện pháp mà tôi đề xuất ở phía trên đều có môi quan hệ mật thiết với nhau, các biện pháp cần thực hiện song hành không bỏ thì hiệu quả của giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội qua hoạt động góc sẽ cao hơn. Để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi được phù hợp, rõ ràng thì phải lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi theo chủ đề cũng phải phù hợp để có thể giúp trẻ tham gia chơi một cách tự nhiên không bị lung túng, kích thích trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi. Để kế hoạch chơi thực hiện được tốt nhất, đem lại được hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải biết thiết kế môi trường hoạt động trong các góc sao cho phù hợp với trẻ, thuận tiện cho quá trình chơi của trẻ, bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đa dạng, mang tính mở để kích thích trẻ hoạt động. Bổ sung thêm các góc chơi sáng tạo, kích thích sự ham hiểu biết của trẻ, phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội một cách tự nhiên nhất. Đồng thời giáo viên cần tạo một môi trường tâm lí, tạo ra tình huống chơi phù hợp với kinh nghiệm của trẻ đòi hỏi trẻ tự giải quyết như vậy sẽ tăng cường kinh nghiệm cho trẻ về các mối quan hệ, kĩ năng xã hội được nâng cao, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi được nhập vào các vai trong xã hội giúp trẻ có ửng xử văn minh hơn, giao tiếp tốt hơn, có các hành vi tốt hơn. Để thấy được ý nghĩa của mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp vì thê tôi luôn tìm 21
  13. hiểu các quá trình hoạt động của lớp mình chủ nhiệm để có sự phối hợp điều chỉnh sao cho các biện pháp được áp dụng một cách tốt nhất. 5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: - Trong quá trình sử dụng các biện pháp đề ra tôi luôn nhận thấy chất lượng tham gia hoạt động góc của trẻ ngày càng nâng lên rõ rệt. - Khả năng phối hợp giữa các nhóm trẻ thật sự tự nhiên, hoà quyện vào nhau trong một chủ đề nhất định. Mối quan hệ giữa các nhóm chơi gắn kết, có tác động tương hỗ, qua lại và giúp trẻ cảm nhận được các mỗi liên hệ ràng buộc trong cuộc sống. Từ đó trẻ rát hứng thú học tập và tham gia hoạt động chơi rất tích cực. - Đầu năm trẻ tham gia vào hoạt động góc chưa được mạnh dạn, thiếu kinh nghiệm chơi ở các góc, các kĩ năng xã hội của trẻ còn rất hạn chế, trẻ chơi còn thụ động và chưa biết cách phối hợp, đoàn kết với nhau trong khi chơi. Nhưng khi áp dụng các biện pháp trên thì trẻ đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và thích thú hơn khi tham gia hoạt động chơi góc. Trẻ đã biết cách xử lí các tình huống cô đưa ra một cách tự nhiên và hay hơn, có sáng tạo trong khi chơi. Kinh nghiệm chơi của trẻ được nâng cao và thuần thục hơn, trẻ chủ động chơi không cần cô nhắc nhở. Trẻ còn biết đoàn kết, phối hợp với bạn trong khi chơi, giúp đỡ bạn khi cần. Các nhóm chơi, các góc chơi có sự gắn kết, qua lại với nhau rất tốt, trẻ thể hiện được nhiều mối quan hệ trong xã hội trong khi chơi. Trẻ thực sự đã phát triển hơn về mặt tình cảm và kĩ năng xã hội. 6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm: * Sau khi áp dụng các giải pháp, biện pháp trên qua khảo nghiệm thực tế đã thu được kết quả năm học 2018 – 2019 như sau. Khảo sát đầu năm 2018- 2019 Khảo sát giữa năm 2018 - 2019 + 20% trẻ tích cực học tập tốt. + 40% trẻ tích cực học tập tốt. + 40% khá + 50% khá + 40% trung bình + 10% trung bình 22
  14. IV/ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc cho trẻ hoạt động ở các góc là một hoạt động vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Thông qua hoạt động góc trẻ sẽ được phát triển về mọi mặt qua các góc chơi đặc biệt là phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn khi bước vào xã hội trẻ sẽ không bị quá ngỡ ngàng. Vì thế, giáo viên cần cố gắng khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động hằng ngày ở các góc chơi; cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp bé cho đến lớp lớn. Có như vậy mới phát huy hứng thú, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và sự khéo léo của bản thân. Sau khi thực hiện các giải pháp và biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua hoạt động góc tôi nhận thấy đây là một đề tài xác thực với tình hình thực tế mà thời đại nào cũng cần nhằm giúp cho trẻ tự tin thân thiện trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động để trẻ được tham gia trãi nghiệm kĩ năng sống của một công dân trong tương lai. Qua đó bản thân tôi cũng cố gắng tìm tòi, sang tạo ra các biện pháp nhằm giúp trẻ của lớp mình hoạt động tích cực hơn không chỉ trong hoạt động góc mà còn tất cả các hoạt động, chủ động lập kế hoạch theo tình hình đặc điểm của lớp mình, nhưng vẫn đảm bảo chương trình chung của ngành. Mặt khác còn giúp cho giáo viên chủ động lên lớp nhẹ nhàng thoải mái, đặc biệt trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và tích cực tham gia các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau./. 2. Kiến nghị: * Ban giám hiệu nhà trường cần tạo mọi điều kiện về môi trường hoạt động học tập cũng như về cơ sở vật chất được đầy đủ để giáo viên có điều kiện tốt hơn trong việc hướng dẫn, giáo dục trẻ một cách tốt nhất, chất lượng nhất. Buôn Ma Thuột, ngày 15/10/2018 Người viết 23