Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi

doc 24 trang binhlieuqn2 07/03/2022 3102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi

  1. + Góc chơi gia đình tôi hỏi trẻ nhà con có những ai? Có tất cả mấy người? Khi bế em con bế như thế nào? Khi em bé khóc con phải làm gì, khi em bé đói con phải làm gì?. Qua đó trẻ biết tên các thành viên trong gia đình mình, biết gia đình mình có tất cả mấy người, trẻ biết cách bế em, biết dỗ em bé khi em bé khóc, biết dành tình cảm của mình cho người khác như yêu thương, quý mến em bé, biết nhường nhịn em + Góc Bác sĩ: Hôm nay con khám cho những bạn nào? Con khám cho mấy bạn? Các bạn bị làm sao? Khi bệnh nhân đến khám thì bác sĩ phải làm gì? Con khám như thế nào? Con dặn bệnh nhân của mình như thế nào? Khi chơi xong con phải làm gì? Qua những câu hỏi của cô rèn cho trẻ biết đếm, biết các thao tác chơi của góc bác sĩ Tạo cảm xúc và gây hứng thú cho trẻ không chỉ ở trong tiết học mà còn ở mọi lúc, mọi nơi. Tôi đã sử dụng các thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bài sao cho hấp dẫn. Làm thế nào để với một thời gian ngắn cô cung cấp đầy đủ kiến thức cho trẻ, trẻ tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và trẻ hứng thú tham gia hoạt động và nghĩ rằng đó là những điều có thật, đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Ví dụ: Giờ ăn tôi cho trẻ đếm số bạn ngồi ở bàn và hỏi trẻ bàn này có mấy bạn ngồi, cần có mấy cái bát, mấy cái thìa để ăn cơm? Hôm nay các con ăn món gì? Các món ăn hôm nay cung cấp chất gì cho cơ thể? Con ăn mấy bát cơm? Ví dụ: Hoạt động ngoài trời “Thăm quan khu vườn cổ tích” tôi dẫn trẻ thăm quan vườn cổ tích cùng trẻ đàm thoại dòng suối của vườn cổ tích có mấy con cá, khu vườn cổ tích có mấy khóm cọ, chúng mình cùng đến số bậc thang lên cầu nào Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn bách thú, cô dùng phương pháp đàm thoại để hỏi trẻ đặc điểm, các con vật đếm số lượng, phân biệt các nhóm con vật, khi trẻ đếm cô phải dạy trẻ đếm theo thứ tự lần lượt không bỏ sót. Cô có thể hỏi đặc điểm, hình dạng, màu sắc, cho trẻ đếm số lượng tương ứng với mỗi nhóm ví dụ có 6 con thỏ phải tìm số tương ứng là mấy. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được làm quen với thiên nhiên, tôi thấy trẻ tiếp thu bài nhanh và tích cực học hơn. Như vậy cô vừa cho trẻ lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh, được kết hợp nồng ghép giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên những kinh nghiệm dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm được điều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối, biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt động, giữa trẻ với trẻ, để trẻ tự kiểm tra lẫn nhau, hướng cho trẻ cách đọc, cách đếm, cách chơi. 11
  2. Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý, các biện pháp, biết giải quyết tình huống một cách mềm giẻo, biết vận dụng các thời cơ tình huống. *Biện pháp 5: Gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ. “Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ”, trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” Làm sao để trẻ học mà như là đang chơi. Mỗi tiết dạy làm quen với toán tôi đều có kế hoạch cho trẻ ôn luyện các kiến thức cũ có nội dung ngắn gọn, có nội dung trẻ sắp tham gia hoạt động thông qua các hoạt động vui chơi và các hoạt động khác bởi đây là cơ hội tốt để trẻ làm quen và hiểu rõ, khắc sâu hơn các kiến thúc cơ bản về biểu tượng toán Ví dụ 1: Qua các trò chơi “Tạo nhóm” trẻ tạo nhóm số lượng bạn chơi theo số lượng cô yêu cầu : Trong quá trình chơi trẻ biết đếm số lượng, biết so sánh số lượng hơn kém số lượng cô yêu cầu. Cô chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách, cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ giúp cho trẻ không nên làm thay trẻ hoặc nói hộ trẻ, có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và giúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn. Trong một giờ hoạt động giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt động một cách loogic sôi động . Ví dụ: Chủ đề “Gia đình”cho trẻ hát các bài hát “Gia đình gấu” đề để dẫn dắt vào bài, hay hát “Trời nắng, trời mưa” để dẫn dắt các bạn thỏ đi hái hoa. Trong khi tổ chức hoạt động không ngắt quãng thời gian hoạt động phải uyển chuyển làm sao cho giờ học không bị nhàm chán. Ví dụ: đưa các câu đố liên quan đến bài học, hay làm thủ thuật “giấu tay”, “Trốn cô” để trẻ lấy đồ dùng của mình Luôn khen ngợi, động viên khích lệ trẻ Trong khi học tạo không khí sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động vào giờ học đạt hiệu quả Lựa chọn các thủ thuật cho phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động: Đếm đến 9 Thưởng cho trẻ 9 tiếng vỗ tay Các trò chơi thi đua cũng giúp cho không khí tiết học sôi nổi. Có thể cho trẻ thi đua cá nhân “Ai nhanh nhất” trẻ tìm nhóm đối tượng có số lượng theo yêu cầu xung quanh lớp; hay thi đua theo tổ, nhóm. 12
  3. Ví dụ: Trò chơi “Đội chăn nuôi giỏi” các thành viên trong đội lần lượt bật qua vật cản, khoanh, nối nhóm con vật với số phù hợp, trong khoảng thời gian, đội nào khoanh và nối đúng được nhiều nhóm đối tượng là đội chiến thắng. Để tăng tính hấp dẫn của giờ học toán tôi áp dụng những trò chơi sáng tạo vào các giờ học có tác dụng khích lệ trẻ tốt hơn. Song việc sáng tạo ra các trò chơi quả là khó, các trò chơi vừa hấp dẫn trẻ, vừa mang tích tư duy và thông qua trò chơi trẻ phải áp dụng những kiến thức khác nhau trong tiết học quả thật là khó. Ví dụ: Đếm đến 8 nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Chủ đề: Thế giới động vật. Cô chuẩn bị hình các con vật. Vào bài cô gây hứng thú cho trẻ, đội mũ các con vật để trò chơi "Khi lấy các con vật theo yêu cầu của cô" cô nói cách chơi luật chơi cho trẻ chơi và thực hiện theo yêu cầu của cô. Trẻ nhận xét và đếm các nhóm đã thực hiện được trong quá trình chơi cô luôn động viên khen ngợi, để trẻ hứng thú khi chơi và cố gắng chơi đúng, tích cực để được cô khen. Qua sử dụng phương pháp này tôi thấy trò chơi không những giúp trẻ khắc sâu kiến thức, mà qua đó còn sửa được những nhầm lẫn, lỗi của các cháu một cách dễ dàng hơn. Phương pháp dùng lời hỗ trợ cho phương pháp khác bao giờ cô giáo cũng là người hướng dẫn trẻ, một số kỹ năng và thói.quen trong giờ học. Khi hướng dẫn vào bài mới, có thể kể một câu chuyện hoặc một bài thơ, hoạt động với đồ vật như để dẫn dắt đến bài mới, các hình thức dẫn dắt phải gần gũi sát với nội dung của bài gây hứng thú cho trẻ, giới thiệu một cách tự nhiên, thoải mái, cô phải sử dụng hợp lý các phương pháp dùng lời khi hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật. Ví dụ: Cô kể câu chuyện “ Mèo thi câu cá” Một hôm trời mát mẻ các chú mèo rủ nhau thi câu cá, nhưng có 7 chú mèo câu được cá. (Mỗi trẻ xếp 8 con mèo thành hàng ngang tương ứng với 7 con cá). Cho trẻ xếp tương ứng 1/1 và phép đếm chỉ là đưa ra mối quan hệ nhiều hơn ít hơn, số cá ít hơn số mèo là mấy? Số mèo nhiều hơn số cá là mấy? Muốn số mèo và số cá bằng nhau ta phải làm như thế nào? Lúc này số mèo và số cá như thế nào với nhau, đều bằng mấy? Khi vấn đáp câu hỏi rõ ràng chú ý, nêu bật được ý mình hỏi phải có tác dụng gợi ý phát huy được tính sáng tạo của trẻ, phải đa dạng vào hình thức, số lượng câu 13
  4. hỏi phải vữa đủ, không nêu đòi hỏi quá nhiều, quá đơn giản vì hỏi quá đơn giản trẻ sẽ nhàm chán. Sau khi vấn đáp, cần tạo điều kiện cho trẻ trả lời diễn đạt sử dụng từ ngữ đúng chính xác, không nên áp đặt trẻ chỉ hoàn toàn nói theo yêu cầu của cô * Biện pháp: 6: Ứng dụng công nghệ thông tin. Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. - Nhưng Ứng dụng CNTT vào bài dạy như thế nào cho hiệu quả, nếu ứng dụng CNTT nhiều tiết học sẽ tĩnh, không sôi nổi, trẻ ít được trải nghiệm cần lựa chọn nội dung sao cho phù hợp. Trong khi đó tiện ích của Ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy rất rõ rệt. + Giáo viên có thể soạn bài, và lên kế hoạch trên máy tính. + Khai thác mạng để lấy tài liệu dạy học: Tranh, ảnh, nhạc + Trình chiếu bài dạy bằng phần mềm PowerPoint để thu hút trẻ. + Tạo hình ảnh động trên màn hành, cho trẻ thao tác với máy góp phần thu hút trẻ tích cực hoạt động Ví dụ: trẻ tìm đối tượng trên hình, khi trẻ trả lời đúng có tiếng vỗ tay, trả lời sai là khuôn mặt mếu. Trên đây là một số giải pháp biện pháp tôi ứng dụng vào dạy trẻ nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. Muốn thự hiện được giải pháp, biện pháp thì việc đầu tiên tôi phải nghiên cứu các giải pháp phù hợp với độ tuổi của trẻ. Có đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất thiết yếu đáp ứng với thực tế, khi trẻ hoạt động . Sau đây là một vài điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp sau: Để thực hiện giải pháp có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, trước tiên tôi phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, phòng học rộng rãi thoáng mát, có đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông, mát về mùa hè 14
  5. Đồ dùng học tập phải đầy đủ phục vụ cho môn học, chuẩn bị thêm đồ dùng đồ chơi, có hình dạng số lượng, kích thước, có nội dung liên quan đến bài dạy. Nên chương trình, kế hoạch, sắp xếp thời gian biểu, thời khóa biểu phù hợp. Giáo án soạn đầy đủ, tham dự các chuyên đề của trường, dự các tiết mẫu về môn toán, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy nhằm ngây sự hứng thú cho trẻ, thường xuyên cập nhật các thông tin trên mạng Internet, nghiên cứu qua sách báo, nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo môi tường học tập, rèn luyện cho trẻ một cách hợp lý, sắp xếp các đồ dùng đồ chơi khoa học để cho trẻ quan sát. Nồng nghép môn toán vào các hoạt động phù hợp vừa sức với trẻ. * Tăng cường cơ sở vật chất : - Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi A2 tôi trực tiếp tham mưu với ban giám hiệu trường, Các đoàn thể đóng trên địa bàn, phụ huynh, đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất thiết yếu để phuc vụ cho nhu cầu dạy và học trong lớp, cho các tiết dạy được đảm bảo chất lượng tốt hơn, cần thay thế tu sửa các trang thiết bị hư hỏng cũ nát Như bàn học, nghế Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị dạy học như vi tính, các công trình lớp học, phòng nhóm, an toàn cho các cháu học tập, đặc biệt khi tham gia các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nhằm nâng cao chất lượng học tập và vui chơi của trẻ ở lứa tuổi này. * Kiểm tra đánh giá; Thường xuyên kiểm tra đánh giá trên trẻ. Đánh giá theo nhóm lớp, từng cá nhân trẻ. Đánh giá theo tiêu trí năm lĩnh vực phát triển và từng mục theo yêu cầu độ tuổi mà yêu cầu đưa ra các tiêu chí khác nhau, đánh giá theo năng lực theo nhận thức của từng cá nhân trẻ, để làm cơ sở đánh giá theo giai đoạn trong năm. -Về cơ sở vật chất : Kiểm tra cơ sở vật chất ở lớp, các khu vực cụ thể để báo cáo kịp thời về trường để nhà trường có biện pháp khắc phục số lượng hao mòn ở từng nhóm lớp, đưa ra kế hoạch kịp thời để đảm bảo việc dạy học ở trên lớp đạt hiệu quả. * Phê phán rút kinh nghiệm : Trên thực tế bài dạy của tôi còn một số phương pháp và biện pháp cần rút kinh nghiệm: Về phương pháp tôi cần linh hoạt ngắn gọn, cụ thể xúc tích hơn. Các 15
  6. thủ thuật vào bài cần hấp dẫn cuốn hút trẻ, các đồ dùng đồ chơi cần bổ xung sinh động hơn, trẻ hứng thú học thì bài giảng mới đạt kết quả. Biện pháp: Cần giúp đỡ những trẻ nhút nhát, yếu, kém, trẻ nói chưa sõi Trong quá trình dạy học tôi còn thấy cơ sở vật chất ở lớp tôi điều tra nghiên cứu còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu dạy và học của trẻ, các đồ dùng đồ chơi của trẻ ở lớp tôi còn hư hỏng hao mòn nhiều Đôi khi báo cáo chưa kịp thời, công việc chưa đạt hiệu quả. Cần rút kinh nghiệm cho việc báo cáo lần sau được kịp thời hơn. *Biểu dương tuyên truyền Tuyên truyền với các bậc phụ huynh, về tầm quan trọng của bậc học mầm non trong trường nói chung và ngoài trường nói riêng. Tuyên truyền vào các cuộc họp phụ huynh thường kỳ. Việc kết hợp với phụ huynh chăm sóc và giáo dục trẻ là vô cùng cần thiết đặc biệt là tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong trường mầm non. * Hình thức phối kết hợp với phụ huynh. Thông qua buổi họp phụ huynh, những giờ đón trả trẻ, tôi tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của bộ môn toán. Những hình thức có thể ôn luyện về số lượng ở gia đình. Thông qua cách tuyên truyền này, tôi thấy phụ huynh đã quan tâm đến con em mình hơn, cách làm này rất nhẹ nhàng mà lại rất thích thú bởi vì mình đã làm việc có ích, việc tốt được người lớn khen ngợi. Từ đó trẻ khắc sâu kiến thức về biểu tượng số lượng được sâu hơn. 3.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. *Kết quả thu được qua khảo nghiệm. Qua khảo nghiệm 35 học sinh lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Hồng Thái Tây tôi thấy: Số trẻ biết đếm thành thạo từ 1 - 10 nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 10 là: 100% - Số trẻ biết ghép tương ứng 1/1 là 100% 16
  7. - Số trẻ biết thêm bớt, so sánh chia nhóm trong phạm vi 10 là 95 % - Trẻ biết số lượng các nhóm và phân nhóm đối tượng theo yêu cầu gắn số tương ứng giữa các nhóm phù hợp với số lượng tương ứng là 97%. - Số trẻ biết tô, viết số từ 1 - 10 là 100% Qua kết quả khảo nghiệm trên, tôi nhận định: Đa số trẻ có kiến thức về tập hợp số lượng phép đếm có kỹ năng học toán. Các biểu tượng về số lượng của một số trẻ chuẩn xác, các biện pháp phù hợp đối với trẻ để trẻ học tốt hơn trong việc hình thành biểu tượng số lượng toán học cho trẻ. Với những kinh nghiệm và sử dụng các phương pháp, tôi đưa ra ở trên qua thời gian thực hiện trong thời gian dài tôi thấy trẻ có những biểu hiện tích cực và đạt kết quả cao trong tiết học. * Về thái độ: - Trẻ mạnh dạn hứng thú tham gia vào hoạt động chơi chung cả lớp. - Thích được phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi của cô. * Kết quả cụ thể: Kết quả thực nghiệm phân tích trên thực nghiệm mà tôi tiến hành đã có kết quả và giải quyết một cách khoa học, xây dựng ban đầu là hoàn toàn đúng đắn, mức độ hình thành biểu tượng số lượng ở trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) giáo viên xây dựng được nội dung kiến thức hợp lý và sử dụng các biện pháp dạy học thích hợp ở mọi lúc mọi nơi, thì khả năng của trẻ trong lĩnh hội các biểu tượng số lượng sẽ được nâng cao, cụ thể hơn về mức độ hình thành biểu tượng số lượng của từng nhóm trẻ, bài tập cụ thể như sau: Bảng đánh giá kết quả sau khi thực hiện giải pháp. Nội dung Nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt Số Tốt Tỷ Khá Tỷ Trung Tỷ Yếu Tỷ lượng lệ % lệ % bình lệ% lệ% trẻ Kỹ năng nhận 37 35/37 94,5% 2/37 5,4% 0 biết số lượng và 17
  8. so sánh Kỹ năng vận 37 35/37 94,5% 2/37 5,4% dụng vào thực tế Kỹ năng sử dụng 37 37/37 100% ngôn ngữ mạch lạc Nhìn vào bảng trên ta dễ dàng nhận thấy, khả năng hình thành biểu tượng số lượng ở trẻ tăng lên đáng kể, trẻ có khả năng so sánh số lượng các nhóm vật và khả năng chia một nhóm vật thành 2 phần theo các cách khác nhau là tăng cao tỉ lệ là trẻ xếp loại giỏi tăng trẻ rất hứng thú trong việc thực hiện các bài tập hầu hết trẻ hoàn thành bài tập theo đúng thời gian qui định đạt kết quả cao Bằng tất cả những kết quả trên tôi khẳng định rằng các biện pháp dạy học mà chúng tôi đã thực hiện có kết quả tốt phù hợp với hình thức đổi mới giáo dục trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). *Gía trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Nhằm đưa ra một số biện pháp mới, phù hợp vừa sức với trẻ, phát huy được trí tuệ , khơi dậy ở trẻ tính tự giác tư duy .Cải thiện từng bước chất lượng trong giảng dạy và sự tích cực hứng thú của trẻ đối với toán học, trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A2 trường mầm non Hồng Thái Tây nói riêng và trẻ 5-6 tuổi nói chung, việc cho trẻ làm quen với toán, biểu tượng tập hợp số lượng ban đầu là rất cần thiết, từ đó có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và tiếp thu của trẻ ngày càng tốt hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được trên trẻ, điều đáng phấn khởi là các bậc phụ huỳnh đã có những hiều biết về tầm quan trọng của môn toán ở trường mầm non, chính vì thể tôi đã nhận được sự ủng hội tin tưởng của phụ huynh. Từ đó phụ huynh đã đóng góp, mua đồ dùng đồ chơi đầy đủ, để phục vụ bộ môn học. Cho trẻ học tập tốt hơn bằng những thực nghiệm trên có thể khẳng định rằng: Các biện pháp dạy học mà chúng tôi thực nghiệm là hoàn toàn có kết quả tốt phù hợp với giai đoạn đổi hình thức giáo dục trẻ mầm non, đặc biết là với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
  9. 1. Kết luận: Qua quá trình thực nghiệm của kết quả kiểm tra trên, tôi rút ra một số kết luận sau: Phương pháp dạy trẻ làm quen với tập hợp số lượng và những phương pháp, biện pháp phong phú, đa dạng, có hệ thống xiên suốt quá trình hoạt động Trẻ dễ dàng có khả năng tiếp thu lĩnh hội tri thức kỹ năng đó. Kết quả trên đây cho chúng ta thấy rõ, vai trò của việc dạy học đối với việc dạy trẻ làm quen với tập hợp số lượng ở mẫu giáo lớn. Nó chứng minh rằng đây là nhiệm vụ khó khăn đối với sự nhận biết của trẻ, nhưng nó trở lên vừa sức với trẻ nếu chúng ta biết đưa phương pháp, biện pháp và hình thức dạy học phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ, nó sẽ làm cầu lối tăng sự hiểu biết của trẻ lên tầm cao mới và nó giúp cho trẻ phát huy vốn hiểu biết của mình được tốt hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn tạo điều kiện cho trẻ phát triển tri thức toán học có cơ sở khoa học. Bên cạnh đó - Giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, có lòng nhiệt tình và có lòng ham muốn môn học. - Giáoviên phải là người giàu kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, học hỏi. - Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng về hình thức giáo dục về toán đổi mới. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho trẻ, thường xuyên sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp tích hợp vào giờ dạy.Có trình độ ứng dụng Công nghệ thông tin, khai thác mạng. - Biết chọn bài kết hợp phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp bài dạy hợp lý, giờ hoạt động phải biết sử dụng đồ dùng phù hợp, gây hứng thú cho trẻ. Biết chọn nội dung tích hợp, trình bày, hấp dẫn và phù hợp trẻ. Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng trẻ để có phương pháp dạy phù hợp. Phát triển khả năng nhận thức về toán cho trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục đồng bộ. Kết hợp trong giờ khéo léo, sinh động gây hứng thú cho trẻ. Quá trình dạy, giáo viên phải quan tâm đến kiến thức cá nhân để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.Phải tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Các bài tập chuẩn bị cho giờ hoạt động chung cũng như dạy các kỹ năng về toán cho trẻ.Giáo viên phải có sự tham mưu với nhà trường và vận động phụ huynh để có đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động về toán. 19
  10. 2.Kiến nghị Để việc Chăm sóc giáo dục trẻ nói chúng cũng như việc thực hiện tốt đề tài trên tôi mạnh dạn có một vài đề xuất kiến nghị sau: * Về phía phòng giáo dục và đào tạo. + Thường xuyên mở lớp tập huấn cho giáo viên, chuyên sâu về chăm sóc giáo dục trẻ, cung cấp thêm tài liệu cho giáo viên tham khảo. + Đồ dùng đồ chơi thường xuyên thay mới, cho các cháu để kích thích sự phát triển tư duy cho trẻ. Đặc biệt là môn toán cần rất nhiều đồ dùng.Hàng ngày giáo viên bỏ ra không ít thời gian để làm đồ dùng đồ chơi xong, đồ dùng đồ chơi tự làm lại mau hỏng và thời gian làm đồ dùng đồ chơi nhiều nên ảnh hưởng về thời gian chăm sóc trẻ. *Trường mầm non. + Trường mầm non cần tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thêm đồ dùng trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy toán và chơi của trẻ được phong phú. + Tham mưu, thay thế các trang thiết bị đồ dùng đã cũ, hỏng, tu sửa hợp lý kịp thời để đảm bảo an toàn, thẩm mĩ cho trẻ khi tham gia vào hoạt động. + Nhà trường phối hợp cùng với phụ huynh trồng cây xanh, trồng hoa tạo cảnh quan trường lớp, thường xuyên thông tin về tình hình ở trường, thông tin hai chiều. qua cổng thông tin điện tử. *Lãnh đạo địa phương. Mong các lãnh đạo địa phương đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của xã nhà ngày càng chất lượng. Quan tâm hơn nữa đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ khuyết tật.Trong xã được ưu tiên và miễn phí 100% các khoản đóng góp. + Đầu tư thêm lớp giành cho trẻ khuyết tật trong xã, có giáo viên chuyên sâu và các trang thiết bị riêng cho trẻ khuyết tật . + Thống nhất và kết hợp chặt chẽ hơn nữa với trường mầm non trong các hoạt động, chăm sóc giáo dục trẻ. + Văn hóa thông tin cần kết hợp với trạm y tế để tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ béo 20
  11. phì trẻ khuyết tật. Có phương pháp chăm sóc hợp lý trong đó cũng cần quan tâm đến các bà mẹ đang mang thai, giúp cải thiện tình trạng trẻ suy dinh dưỡng và trẻ khuyết tật bẩm sinh sau này. Việc áp dụng các biện pháp trên thực tế khi thực hiện đã đạt kết quả, xong vẫn còn khiếm khuyết và thiếu sót, rất mong sự góp ý kiến quý báu của hội đồng các cấp, nhà trường, đồng nghiệp. Để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hồng Thái Tây, ngày tháng . năm 2017 THỦ TRƯỞNG ĐỢN VỊ XÁC NHẬN NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Tẹo Hoàng Hương Giang 21
  12. VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi do Bộ giáo dục phát hành năm 2009 2. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên. 3. Tham gia các lớp học tập huấn hè do phòng giáo dục tổ chức 4. Nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi mầm non 5. Tra cứu mạng, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp 22
  13. MUC LỤC TRANG I.PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Giới hạn phạn phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. PHẦN NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận. 3 2. Thực trạng 5 3. Giải pháp, biện pháp 6 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 7 3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp, giải pháp 14 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 16 vấn đề nghiên cứu. III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 18 1.Kết luận: 18 2. Kiến nghị 19 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 V. MỤC LỤC 203 23