SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc tại trường Mầm non

docx 29 trang binhlieuqn2 08/03/2022 20125
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_ca_hat_cho_tre_5_6_tuoi_th.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc tại trường Mầm non

  1. - Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi đã tìm hiểu và phân tích bài hát trên cơ sở đó luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó tôi luyện kỹ năng những hứng thú sở thích của trẻ. + Tư thế ngồi hát hay đứng hát phải thoải mái để tạo hơi thở tốt, không căng cứng, gò bó mà phải hoàn toàn tự nhiên. + Lấy hơi nhanh, sâu, không hổn hển, thở ra từ từ đủ để hát một câu hát ngắn. + Tạo âm: Giọng hát trẻ phải tự nhiên, âm thanh vang sáng, không ức chế, phải nhẹ nhàng nhưng có độ vang nhất định. + Hát rõ lời: Liên quan đến vị trí đúng của lưỡi và môi, hàm dưới cử động tự nhiên, dấu giọng có liên quan đến ngữ điệu + Sự chính xác: Trẻ hát đúng âm điệu nhịp điệu bài hát không phụ thuộc vào nghe và phát âm. + Sự hòa hợp: Khi hát tập thể trẻ phải hòa giọng mình trong giọng hát chung với các bạn. Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài hát có nội dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm. Ví dụ: Chủ đề ''TG ĐV'' tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích như ''Bài hát của chuồn 2'' Hoàng Lương; ''Con vịt bầu'' - Hoàng Long và Hoàng Lân; ''Con còng con cua'' - Lê Quốc Tháng; ''Con cào cào'' - Lê Thương; ''Con ve, con kiến'' - Y Vân., bài hát; “ Chú mèo con”- Nhạc và Lời: Nguyễn Đức Toàn,bài hát “Hai chú cún con”. + Chủ đề ''Tết và mùa xuân'' tôi chọn bài ''Bé chúc xuân'' - Vũ Hoàng; ''Sắp đến tết rồi'' + Chủ đề ''Trường mầm non'' tôi chọn các bài,''Sáng đến trường''; ''Bé múa'' của Hoàng Tiến, bài hát: “ Ngày vui của bé”, “Chào ngày mới” Nhạc và Lời – Hoàng Văn Yến. 14
  2. Tôi lựa chọn các bài hát phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ như những bài dân ca, đồng dao hoặc các bài hát vui tươi trong sáng phù hợp với trẻ. Ví dụ: + Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''; “Rềnh rềnh ràng ràng” + Dân ca '' Lý cây khế''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài'' + Các bài có t/c vui vẻ ''Đèn đỏ đèn xanh'';''Bong bóng bay'';''Chú ếch con'' *Biện pháp 2: Rèn kỹ năng ca hát trên tiết học - Hình thức trên tiết học là hình thức cung cấp kiến thức cho trẻ một cách chính xác và đầy đủ nhất. Ở giờ hoạt động này tất cả đều được tham gia, trước khi tiến hành dạy trẻ một bài hát nào đó thì giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học, về đồ chơi, lựa chọn nội dung bài hát. - Đặc biệt ở lứa tuổi này trẻ có thể hát được những bài ca có âm vực vừa phải, câu hát đơn giản không luyến láy nhiều, vì vậy tôi phải lựa chọn bài hát và rèn kỹ năng hát cho trẻ tốt hơn. - Khi tiến hành trên lớp: Phần thực hiện hát mẫu của cô thì cần nhất là: + Cô hát đúng. + Cô hát rõ lời. + Hát đúng giai điệu của bài hát. - Có như vậy trẻ mới tri giác chọn vẹn bài hát của cô một cách chính xác. Bởi ở lứa tuổi này trẻ đang bắt chước và làm theo người lớn nên mọi cử chỉ việc làm của cô phải chuẩn mực để làm gương cho trẻ học tập và noi theo, nếu cô hát không đúng giai điệu, không chuẩn lời thì trẻ sẽ bắt chước hát như vậy vì thế sẽ rất khó bắt trẻ sửa đúng giai điệu bài hát vì cô giáo là khuôn mẫu của trẻ. - Ví dụ: Tôi dạy trẻ hát bài “Mùa xuân đến rồi” qua tiết dạy tôi thường thấy trẻ hát sai về giai điệu câu hát” Mùa xuân đến hát ca reo vui mừng” vì câu hát này có dấu luyến cho nên tôi có thể đánh lại câu hát đó trên nền nhạc và cho trẻ hát lại nhiều 15
  3. lần. Để tránh cho trẻ sự nhàm chán, tôi cho thi đua hát giữa các nhóm, các tổ xem nhóm nào, tổ nào hát đúng nhất, hay nhất, có như thế mới kích thích được trẻ tích cực rèn luyện và gây hứng thú cho trẻ trong học tập. * Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ. Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo viên hay sửa sai cho trẻ theo dự kiến của mình 1 cách máy móc mà chưa nghĩ đến kỹ năng cho trẻ. Vì vậy giáo viên sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn bài nên chú ý sửa khi trẻ hát sai về một số lỗi sau: + Sai về tiết tấu, giai điệu + Sai về âm điệu luyến láy + Sai về lời ca + Sai về âm thanh, phong cách thể hiện. Ví dụ 1: Bài hát ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết tấu nhanh hơn so với các bài hát. Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo cho đúng. Ví dụ 2: Bài hát ''Đi học về'' Khi hát trẻ chưa hát luyến được lùi ''Cha mẹ'' trong bài tôi đã hát mẫu lại cho trẻ nghe và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát lại cả câu hát. Ví dụ 3: Bài hát ''Cô và mẹ'' Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát thành ''Cô và mẹ và các cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần sau đó hát lại kết hợp với đàn để cho trẻ hát theo cho đúng. Ví dụ 4: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải t/c trìu mến vì đó là t/c mà trẻ dành cho cô giáo của mình. *Biện pháp 4: Kết hợp với nhà trường và nhà trường * Đối với nhà trường: 16
  4. Để việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 5-6 tuổi được tốt, tôi đã tham mưu với nhà trường: - Luôn luôn tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ, qua đó trẻ sẽ được rèn luyện kỹ năng ca hát, kỹ năng biểu diễn bài hát theo nhạc đệm và làm quen với trang phục khi biểu diễn, qua đó rèn cho trẻ thói quen mạnh dạn, tự tin, tạo cho trẻ hứng thú say mê yêu thích môn học. - Thực hiện, cộng tác, tuyên truyền, phối kết hợp tới các bậc phụ huynh là việc ô cùng quan trọng, ngoài bài giảng trên lớp, trẻ cần được ôn luyện mọi lúc, mọi nơi, được thể hiện cho mọi người xem. - Tuyên truyên thông qua các bảng tin được ghi lại những hình ảnh hoạt động của chủ đề, v à thay đổi hàng tuần để phụ huynh biết v à phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. *Với phụ huynh : -Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết vì âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc từ yêu thích. - Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu mở: Thùng giấy, ống lon, hộp sữa, bảng trai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang -Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp. Nhờ sự kết hợp đó mà : *Trẻ lớp tôi hát tự nhiên, rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh. Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của lớp được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội dung cũng như giai điệu 17
  5. *Giáo viên nâng cao được nghệ thuật ca hát khi thể hiện âm nhạc. sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ. tạo được hưng thú cho trẻ khi hoạt động ca hát, có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt. * Về phía phụ huynh: Phụ huynh có biểu biết về kiến thức âm nhạc, đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc nêu kỹ năng ca hát cho trẻ. thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp. Có thể nói: Sự kết hợp chặt chẽ giữa giaó viên với nhà trường và phụ huynh trong việc rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ là điều kiện tốt nhất để trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc. * Biện pháp 5: Vận dụng mọi lúc mọi nơi. - Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội cô giáo có thể tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả trẻ được tham gia, nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc : Ví dụ khai giảng, chào mừng 20/11, noel, tết dương lịch, mừng ngày 8/3, lễ tổng kết - Ví dụ: Trẻ nghe nhạc, xem video, đài băng, múa hát theo từng nhóm, cô dành cho một thời gian của hoạt động góc, giúp trẻ luyện tập kỹ năng ca hát, nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động âm nhạc trong giờ hoạt động chung. - Trong các giờ đón trẻ, cuối buổi trả trẻ: Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ. -Tích hợp vận động theo nhạc vào tiết học. Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên. -Tuổi Mẫu giáo là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học” do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung 18
  6. vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào vận động. 3.3: Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. Để việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ là một môn học giúp trẻ phát hiện tố chất nhanh nhẹn và phát hiện năng khiếu tài năng của trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất thì có rất nhiều biện pháp để giúp trẻ nắm bắt rõ. Gia đình và nhà trường phối hợp chặt chẽ, để có phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ cùng thống nhất với nhau, từ đó chất lượng dạy trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tìm ra những mặt ưu điểm và nhược điểm của trẻ, những biện pháp giáo dục có hiệu quả. Động viên các bậc phụ huynh nên động viên khuyến khích trẻ cho trẻ tham gia các chương trình mà địa phương tổ chức. - Phụ huynh có hiểu biết về kiến thức âm nhạc. - Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc nêu kỹ năng ca hát cho trẻ. - Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp. 3.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Qua điều tra thực trạng trẻ thể hiện kỹ năng ca hát đầu năm tôi thấy: + 6/36 trẻ thể hiện tốt kỹ năng ca hát 17%. + 10/36 trẻ đã thể hiện được kỹ năng ca hát 28% + 30/39 trẻ chưa thể hiện được kỹ năng ca hát 83%. Là do khi cô dạy: - Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc. - Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo kiểu ''Học thuộc lòng'' - Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát. 19
  7. - Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, nó nội dung hấp dẫn ngoài vì đưa vào dạy trẻ. +Kết quả thu được: Đến nay, qua quá trình thực hiện các biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ trên tôi đã đạt được một số kết quả sau. Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Số trẻ 36 trẻ Số trẻ % Số trẻ % Trẻ hứng thú 26 72,2% 31 86% Thể hiện NT 15 41,6% 30 83,3% khi biểu diễn Thể hiện tốt kỹ năng ca 10 27,7% 32 88,8% hát + So sánh với cùng kỳ năm trước. Để khảo sát và đánh giá rèn kỹ năng ca hát cho trẻ. Tôi ra 2 bài tập cho 36 cháu Mẫu giáo 5 tuổi A3 thực hiện. Bài tập1: Con hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài Hoà bình cho bé tác giả Huy Trân. Bài tập 2: Con hãy múa bài Múa cho mẹ xem của tác giả Lê Xuân Thọ. BẢNG : KHẢO SÁT KỸ NĂNG CA HÁT CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI STT Họ và tên trẻ Bài tập 1 Bài tập 2 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Phùng Ngọc Anh * * 2 Trần Thị Ánh * * 3 Hoàng Ngọc Ánh * * 4 Nguyễn Phạm Ngọc Băng * * 20
  8. 5 Nguyễn Ngọc Bích * * 6 Hoàng Hà Châu * * 7 Nguyễn Tiến Dũng * * 8 Nguyễn Phúc Hải Đăng * * 9 Nguyễn Trường Giang * * 10 Vũ Anh Hà * * 11 Mạc Khánh Hà * * 12 Nguyễn Thị Thu Hằng * * 13 Trần Đức Hoàng * * * 14 Trần Gia Huy * * 15 Vũ Gia Huy * * 16 Nguyễn Quang Huy * * 17 Hoàn Trung Kiên * * 18 Nguyễn Quang Khải * * 19 Nguyễn Minh Khang * * 20 Mạc Đăng Khang * * 21 Phùng Khánh Khôi * * 22 Hoàng Bảo Ngọc * * 23 Nguyễn Long Nhật * * 24 Đào Bích Phượng * * 25 Đòa Thị Như Quỳnh * * 26 Hoàng Như Quỳnh * * 27 Nguyễn Đoàn Duy Tân * * 28 Hoàng Tuấn Tú * * 29 Nguyễn Huy Tưởng * * 30 Lê Thanh Thanh * * 31 Hoàng Thị Thanh Thúy * * 32 Nguyễn Hạnh Thương * * 33 Nguyễn Huyền Thương * 21
  9. 34 Bùi Bảo Trâm * 35 Nguyễn Thanh Trúc * * 36 Trần Kiên Trung * * Nhận xét: Bài tập 1 và Bài tập 2 Bài tập 1: số cháu thực hiện đạt là 20 cháu chiếm 55,5%. Số cháu chưa đạt là 16 chiếm 44,4%. Các cháu thường mắc lỗi sau: + Trẻ vỗ tay theo phách. + Vỗ tay lúc theo nhịp, lúc theo phách. + Vỗ tay vào phách nhẹ, đưa tay ra vào phách mạnh. + Trẻ không tự thực hiện. Bài tập 2: Số cháu thực hiện đạt là 19 cháu chiếm 52,7%. Số cháu chưa đạt là 17 cháu chiếm 47,2%. Các cháu thường mắc lỗi sau: + Trẻ không thuộc động tác. + Trẻ múa còn lẫn lộn động tác. + Động tác của trẻ chưa chính xác. + Trẻ múa không khớp với nhạc có thể nhanh hơn nhạc, có thể múa chậm hơn nhạc. + Trẻ không tự thực hiện. Đạt được kết quả trên là do trong suốt thời gian tác động sư phạm trẻ được làm quen với phương pháp tổ chức mới, phương pháp tổ chức quan sát bằng những câu hỏi phát huy tính tích cực và chủ động quan sát của trẻ, vì vậy trẻ thấy tự tin và chủ động hơn. Đem lại kết quả quan sát đạt hiệu quả hơn. *Nhận xét: Bài tập 1: + Có 33 trẻ thực hiện đạt chiếm 91,6% + Có 3 trẻ thực hiện chưa đạt chiếm 8,3% Bài tập 2: + Có 34 trẻ thực hiện đạt chiếm 94,4% 22
  10. + Có 2 trẻ thực hiện chưa đạt chiếm 5,5% TỪ BẢNG TRÊN ĐÁNH GIÁ % RÈN KỸ NĂNG CA HÁT CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Kỹ năng vận động BÀI TẬP 1 BÀI TẬP 2 Đạt Không đạt Đạt Không đạt Sử dụng biện pháp Sử dụng các biện pháp bình 55,5% 44,4% 52,7% 47,2% thường Sử dụng các biện pháp nâng 91,6% 8,3% 94,4% 5,5% cao Kết quả của trẻ sau thử nghiệm cao hơn hẳn trước thử nghiệm đã khẳng định bước đầu đúng đắn của 04 biện pháp sư phạm được thử. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1, Kết luận. Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Qua thời gian nghiên cứu tìm tòi ,thể nghiệm tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ thông qua hoạt động âm nhạc của trẻ tại lớp5- 6 tuổi A3 Trường Mầm non Hồng Thái Tây, cụ thể như sau - 97 % Trẻ thuộc bài hát và thể hiện tình cảm, biểu hiện cường độ, sắc thái phù hợp với nội dung bài hát. - 85% Trẻ biết sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo bài hát, trẻ có được cảm giác nhịp điệu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất. - 90% Trẻ mạnh dạn tự nhiên hát song ca, đồng ca, tốp ca, hát có lĩnh xướng to nhỏ, nhanh chậm, nhảy múa theo theo nhịp điệu âm nhạc. 23
  11. - 100% Phụ huynh ủng hộ cho trẻ tham gia các hoạt động của lớp, của trương và tham ra nhiệt tình, đầu tư trang phục, đạo cụ và các hoạt động ngoại khóa cho các cháu. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học .Đặc biệt để việc rèn ký năng ca hát cho trẻ thành công, người giáo viên mầm non phải làm tốt các vấn đề sau: -Tạo môi trường giáo dục âm nhạc phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạỵ Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ. - Trước khi lên lớp, giáo viên phải chuẩn bị bài kỹ, tự luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với nội dung bài hát để truyền đạt chính xác, hấp dẫn, truyền cảm, đồng thời chẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học , đồ chơi phù hợp với nội dung bài hát để thu hút, hấp dẫn trẻ. - Trong tiết học, ngoài việc truyền thụ nội dung bài hát, (hát đúng , hát rõ lời và giai diệu bài hat, cô phải chú ý rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, khuyến khích động viên, tạo cho trẻ niềm say mê hoạt động âm nhạc. - Trong quá trình dạy hát, trẻ thường hay mắc các lỗi sai về tiết tấu, giai điệu, lời ca, âm thanh cô phải sửa sai cho trẻ . Từ đó giúp trẻ hát đúng, tiến tới hát hay, thể hiện được phong cách biểu diễnđúng với khả năng của trẻ. Việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ có thể tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi. - Làm tốt công tác kết hợp với nhà nhà trường và phụ huynh về công tác giáo dục âm nhạc, làm phong phú thêm trang thiết bị, cũng như thu hút sự quan tâm nhiều mặt, thống nhất quan điểm giáo dục, để có điều kiện giáo dục âm nhạc cho trẻ ngày càng tốt hơn. - Việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ có thể vận dụng mọi lúc, mọi nơi. Thông qua các hoạt động lễ hội, các hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu 24
  12. diễn văn nghệ mà trẻ được tham gia sẽ giúp cho trẻ hiện hết khả năng âm nhạc của mình. Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng ca hát, vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cai đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. 2, Kiến nghị. Để việc Giáo dục Âm nhạc nói chung , việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường Mầm non có hiệu quả cao, tôi đề nghị: - Các cấp quản lý giáo dục cần thường xuyên tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi môn âm nhạc, tổ chức học tập nâng cao kiến thức âm nhạc cho giáo viên. để giáo viên có nhiều cơ hội học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn âm nhạc, mỗi lớp một máy chiếu để giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. -Tôi rất mong các cấp lãnh đạo có thẩm quyền quan tâm giúp đỡ cho bậc học mầm non nói chung và cho trường mầm non Hồng Thái Tây nói riêng, cũng như các vấn đề tôi nói ở trên,tạo cảnh quan môi trường học tập âm nhạc . Giúp trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cai đẹp. - Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được nghiên cứu và đưa vào vận dụng tại lớ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Hồng Thái tây đến nay đã thu được kết quả nhất định. Việc áp dụng sáng kiến này vào công tác 25
  13. giảng dạy của tôi chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để việc giảng dạy của tôi đạt kết quả ngày càng cao hơn. Thực sự mang đến cho trẻ những hiểu biết và hoàn thiện phẩm chất đạo đức, thế giới xung quanh, cung cấp cho trẻ những điều mới mẻ cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. Kính mong nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo tạo điều kiện giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN ĐỀ NGHỊ NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Đỗ Thị Hai Trần Thị Nga 26
  14. IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện. 2.“Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề “ của viện chiến lược và chương trình giáo dục, tác giả PGS,TS lê Thị Ánh Tuyết. 3.“Giáo dục âm nhạc tập 1-2-3” của tác giả Phạm Thị Hoà. 4.“Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc”lớp mẫu giáo 5-6 tuổi( Theo đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non) 5.“Tâm lý học mầm non” 6.“Chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II” của vụ giáo dục mầm non. 27
  15. V. PHỤ LỤC Nội dung Trang I.PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. lý do chon đề tài 1-2 2. Mục tiêu nhiệm vụ củ đề tài 3-4 3.Đối tượng nghiên cứu 5 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6 5.Phương pháp nghiên cứu . 6 II.PHẦN NỘI DUNG . 6 1.Cơ sở lý luận 6-7 2.Thục trạng . 7-13 3.Giải pháp biện pháp . 13 3.1.Mục tiêu của các giải pháp , biện pháp 13-14 3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp 14-19 3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp biện pháp . 19 3.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm , giá trị khoa học của 20-23 vấn đề nghiên cứu . III.KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ . 24 1.Kết luận . 24-25 2.Kiến nghị . 25-26 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 27 V.MỤC LỤC . 28 28