Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp cho trẻ làm quen với văn học trẻ 3-4 tuổi

doc 20 trang binhlieuqn2 03/03/2022 7282
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp cho trẻ làm quen với văn học trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_cho_tre_lam_quen_voi_van_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp cho trẻ làm quen với văn học trẻ 3-4 tuổi

  1. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi Do trình độ nhận thức không đồng đều, có 50% trẻ tới lớp mới lần đầu đến trường số nam nhiều hơn nữ, do đó lớp tôi gặp nhiều khó khăn. Hơn 60% chưa phân biệt được sự khác nhau của ngôn ngữ, mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung. VD: Mũ - Mũi. Khả năng chú ý của trẻ còn yếu không đồng đều, không ổn định, vì vậy trẻ chưa chú ý đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói, 70% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo làn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng, phát âm còn ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh, trẻ nói tiếng địa phương Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. VD: Trẻ chỉ nhìn vào đồ vật nào đó là được đáp ứng ngay không cần dùng lời để yâu cầu hoặc xin phép, đây cũng là một trong những nguyên nhân không cho trẻ phát triển được ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng. 2.2. Đặc điểm nhà trường. Trường mầm non Kim Sơn được công nhận trường chuẩn Quốc gia đầu tiên bậc mầm non huyện Đông Triều. Trường có 2 điểm trường, một là điểm chính, một điểm lẻ với tổng số học sinh 370 cháu gồm 11 lớp với 37 cán bộ giáo viên,nhân viên trình độ giáo viên đạt chuẩn 100% trên chuẩn 55% nhiều năm đạt trường tiên tiến suất sắc cấp tỉnh, chất lượng giảng dạy ngày một cao, được phụ huynh học sinh tin tưởng số lượng học sinh ra lớp ngày một đông. Để đạt được điều đó thì BGH nhà trường rất chú trọng tới việc dạy của cô và học của trẻ, nhà trường luôn có kế hoạch, tuần, tháng, năm để giúp giáo viên có hướng dạy tốt, hàng tháng trường tổ chức các chuyên đề thao giảng, để giúp các chị em học hỏi và có kế hoạch cụ thể cho từng tiết dạy và chuẩn bị học liệu giúp cô học tốt, giúp trẻ học tốt và nắm chác được yêu cầu của bài. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 6 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  2. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi 2.3. Đặc điểm của lớp. Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3-4 tuổi. Tại khu lẻ Nhuệ Hổ của trường với số cháu là 30 cháu, trong đó có 12 cháu nữ, 23 cháu nam, với độ tuổi đồng đều, 100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội, cảm thụ được cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ, đó là một thuận lợi để tôi tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 – 4 tuổi cho trẻ làm quen với văn học. 2.4. Đối với giáo viên. Là một giáo viên có tinh thần và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mếm trẻ bản thân tôi đã xác đinh mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng cho trẻ làm quen với văn học qua các thể loại đọc thơ, đồng dao, ca dao, truyện, để tìm ra các giải pháp hữu ích nhất. 2.5. Đối với phụ huynh. Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụ huynh là nông thôn. Hiện nay trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi người lo làm ăn kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ gần gũi trò chuyện với trẻ còn rất ít. Chình vì vậy trong trường mầm non tôi muốn đề cập tới cho trẻ làm quen với văn học để phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ, qua việc luyện cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc, thể hiện qua việc thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ đối thoại giữa trò chơi và đối thoại qua bộ môn là quen làm quen văn học thể loại truyện kể, đọc thơ, đồng dao, ca dao. nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, vốn từ được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hàng ngày của bé. Đối với lớp tôi đang phụ trách 3-4 tuổi, tiếp tục dạy trẻ làm quen với văn học để dạy trẻ kể lại các tác phẩm văn học, kể có trình tự, đọc thơ có diễn cảm, vì trẻ phải được dạy ở mọi lúc mọi nơi phải kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh một cách chặt chẽ thì mới có biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 7 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  3. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với văn học. 1.1. Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ. Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý sắp xếp các dụng cụ đội hình để tạo môi trường học thoả mái cho trẻ. Khi thực hiện các hoạt động làm quen với văn học. VD: Như thể loại kể chuyện, trọng tâm là dạy kể truyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện như sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho rễ sử dụng, kích thích trẻ tính cực hơn, bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải luyện đọc, giọng kể, cách sử dụng tranh, sách tranh, con rối, mô hình để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó là một cách tốt nhất. 1.2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt. - Tôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ. VD: Chủ điểm thế giới thực vật, tên bài dạy kể chuyện “Quả bầu tiên”, tôi sử dụng mô hình xa bàn để gây hứng thú cho trẻ. - Tổ chức hoạt động đa dạng vào các hoạt động học của trẻ. - VD: Khi kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang phục, đồ dùng phù hợp với nội dung của câu chuyện, trẻ sẽ dựa theo hình thức khác nhau. 1.3. Sử dụng các loại rối trang phục, mô hình học cụ, thu hút sự chú ý của trẻ. - Tôi sử dụng nguyên liệu như: Thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất, để làm những con vật xinh sắn, trẻ cũng thể sử dụng được để kể chuyện, đọc thơ đồng dao. VD: Bìa cứng, xốp làm những con vật ngỗ nghĩnh, đa dạng màu sắt để thu hút trẻ. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 8 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  4. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi VD: Khi đọc thơ trẻ nghe bài thơ “Cây đào” để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị một mô hình có ngôi nhà, cây đào và một số con vật được làm bằng nhựa và bìa cứng cải biên màu sắc rực rỡ. VD: Kể chuyện “Nhổ củ cải” để làm trang phục cho trẻ tôi dùng quần áo để trẻ hoá thân vào các nhân vật nhập vai. 1.4. Làm quen với các thể loại truyện, thơ, đồng dao, ca dao, để kết hợp các môn học khác: Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn khác và giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn. VD: môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài câu chuyện: “Nhổ củ cải” cho trẻ vận động theo bài: “Củ cải trắng”. VD: môn tìm hiểu môi trường xung quanh chủ đề: động vật nuôi trong gia đình câu truyện “Gà tơ đi học” trẻ biết thêm đặc điểm, nơi sống của một số con vật nuôi trong gia đình. Môn tạo hình: tên bài dạy: “Vẽ con cá” đọc bài thơ “Cá vàng bơi” trẻ áp dụng được con cá vàng sống ở đâu, có những đặc điểm gì, cá có màu vàng. 1.5 Tổ chức ôn luyện mọi lúc, mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội: Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua cách hoạt động tổ chức ngày hội, ngày lễ, tổ chức cho trẻ hoạt động đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm quen với văn học với các thể loại, thơ, truyện, đồng dao, ca dao cho trẻ. VD: Ngày 8/3 trẻ biết đọc thơ “bó hoa tặng cô” hay 22-12 trẻ biết kể truyện sáng tạo về các chú bộ đội, hay ngày 19/5 trẻ biết đọc các bài thơ nói về Bác Hồ, hoặc hội thi bé kể chuyện đọc thơ hay. 1.6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh. - Làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối kết hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ ở nhà. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 9 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  5. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi - Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, nguyên liệu như: Giấy, sách, những lọ nhựa, sốp, bìa cứng, áo cũ, vải vụn để làm đồ chơi phục vụ cho tiết dạy được tốt hơn. 2. Cách tiến hành. 2.1. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen với văn học, truyện, thơ, đóng kịch và đóng vai theo chủ đề. - Dạy trẻ kể lại truyện, đọc lại thơ, để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ được nghe, trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ có sẵn của các tác giả và của giáo viên, tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng truyện thơ mà phải nói bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung câu truyện, bài thơ. - Yêu cầu đối với trẻ: Kể nội dung truyện, thơ, đọc thơ không yêu cầu trẻ kể chi tiết, trẻ kể phải có ngữ pháp, giọng kể, đọc diễn cảm, to, rõ ràng, không ê a, ấp úng cố gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại độc thoại. - Chuẩn bị: - Tiến hành: Đàm thoại với trẻ về nội dung câu truyện, bài thơ, đàm thoại nhằm mục đích giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện, bài thơ, lựa chọn hình thức ngôn ngữ cách dùng từ đặt câu. VD: Truyện “cây khế”: Theo con tính cách của người anh như thế nào? - Yêu cầu với câu hỏi: Đặt câu hỏi về tên nhân vật, thời gian, không gian, hành động chính, lời nói, cá tính nhân vật, câu hỏi phải phù hợp với trẻ cả về hình thức về ngữ pháp. Khi đàm thoại cô cân lưu ý giới thiệu cho trẻ biết thêm về từ đồng nghĩa những cụm từ thay thế để tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ kể để kể, và đọc. - Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức thức của trẻ: cô đọc thơ, kể chuyện phải diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 10 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  6. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi - Thời gian đầu khi trẻ chưa quen, kể và đọc thơ theo mẫu câu của cô (hoặc đối với trẻ kém) khi trẻ đã quen cô khuyến khích trẻ kể, đọc bằng ngôn ngữ của mình. - Đặc biệt lưu ý khi trẻ kể chuyện, đọc thơ trẻ phải quay mặt xuống các bạn, đọc và kể với tốc độ vừa phải, giọng phải rõ ràng tư thế tự nhiên, trong đó quá trình đọc thơ, kể chuyện trẻ đứng sai tư thế, phát âm sai cô nên để trẻ kể, đọc song mới sửa lại cho trẻ - Khi cô gọi trẻ lên, trẻ không đọc bài, cô nên đặt câu hỏi, gọi ý để trẻ trả lời giúp tư thế mạnh dạn có thói quen giao tiếp tốt. - Nếu trẻ quên cô có thể nhắc nhở hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ, trẻ đọc xong, cô nhận xét, đánh giá trẻ không nên để cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu nhược điểm của mình hay của bạn. Cô cần nhận xét đúng chính xác để có tác dụng khuyến khích động viên trẻ, nhận xét cả về nội dung, ngôn từ , tác phong. + Chơi đóng vai trò theo đúng chủ đề: - Khi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai trao đổi với nhau, trong khi chơi, trẻ bắt trước các nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng. - VD: Chủ đề: Gia đình, nấu ăn: trẻ tự phân vai của mình, mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc các em, ba đi làm, ông bà kể chuyện cho cháu nghe. 2.2. Các hoạt động khác dạy trẻ kể, đọc thơ, đồng dao, lại những sự vật hiện tượng trẻ quan sát được. * Hoạt động ngoài trời: Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều đã biết, tưởng tượng trẻ phải tự lựa trọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp sếp chúng theo một trình tự nhất định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể, đọc theo dạng. VD: Kể chuyện miêu tả. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 11 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  7. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi Miêu tả hiện tượng thời tiết, thời gian, trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh, trời sắp mưa. * Hoạt động góc: - Dạy cho trẻ kể chuyện. đọc thơ theo tự giác không ngừng phát triển ngôn ngữ độc thoại nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp tư thế tác phong khi trẻ nói và phát triển các cơ quan cảm giác. Bời vì trẻ quan sát tốt miêu tả tốt. Mục đích nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát triển tư duy lôgíc, khả năng quan sát, tự tập trung đồ chơi. - Chuẩn bị: Chọn đồ dùng đồ chơi phải đẹp hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ hứng thú, rung động khi kể, chọn đồ chơi vật thật như, gương lược, khăn, chén, ly, cốc, gia súc, gia cầm, thực vật, chọ tranh nên chọn tranh có mầu sắc, đặc điểm , cách chơi cách sử dụng. VD: Búp bê của cô là người anh nhé, còn của con là gì? Khi cho trẻ đọc thơ hay kê truyện tôi thường nhắc trẻ phải đứng quay mặt về phái các bạn giọng phải rõ ràng, tốc độ hợp lý, nếu trẻ đọc sai hay ngọng cô để trẻ đọc song rồi mới sửa. - Dạy trẻ đọc thơ, kể truyện theo trí nhớ. - Mục đích: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc ghi rõ mẫu câu cần luyện, chọn đề tài phù hợp với nhận thức kinh nghiệm của mình. VD: Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm gì? Các con chú ý những việc làm hoặc đi như thế nào? Con nào hãy nói lại cho cô nghe. Tôi chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cá nhân. 2.3. Thông qua tuyên truyền phụ huynh. - Tuyên truyền dưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp thay đổi nội dung và hình thức cho phù hợp với chủ đề. VD Chủ đề: Thế giới thực vật, tết mùa xuân, bảng tuyên truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát đồng dao, có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 12 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  8. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi - Tuyên truyền bằng chuyền thanh, đài phát thanh có nội dung theo chủ đề, những bài thơ, câu chuyện hấp dẫn vào giờ đón, trả trẻ để các cháu và phụ huynh được nghe. - Tuyên truyền góc chơi, đặc biệt là góc học tập thường thay đổi, thay đổi tranh ảnh để nôi cuốn trẻ, động viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ trao đổi về khi đọc thơ, kể truyện trò chuyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, chính xác cho trẻ. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Qua biện phát cho trẻ làm quen với văn học đã đạt được một số kết quả như sau: - 90% vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng mạch lạc hơn, nói nhiều câu có nghĩa, đầy đủ, trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ. - 85% kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú tham gia học, phát biểu. - 85% trẻ đọc thơ, kẻ chuyện, theo trí nhớ tốt. - 90% trẻ phát âm chính xác hơn, mạch lạc hơn ít sử dụng ngôn ngữ địa phương. - 100% phụ huynh ủng hộ cho trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu như tranh ảnh, sách báo, khâu rối tay, giống vải, góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ làm quen với văn học môn văn học. - Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của chính bản thân mình, coi ngôn ngữ là một phương tiện giáo dục chủ đạo. - Giáo viên cần thật sự kiên trì và nhẫn lại yêu trẻ như con đẻ của mình. - Giáo viên luôn sưu tầm tranh ảnh, các đồ dùng, đồ chơi đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học, thu hút trẻ vào các hoạt động. - Phối hợp với phụ huynh để động viêm giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 13 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  9. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi * Bài học kinh nghiệm. Muốn có được kết quả tốt trong việc đưa ra biện pháp cho trẻ làm quen với văn học qua quá trình thực hiện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau. Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tự ren luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn tiếng Việt, để phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách toàn diện thì cô giáo cần phải làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc hướng dẫn trẻ vui chơi, kể truyên và đọc thơ kể truyện cho trẻ nghe, củng cố vốn từ cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội những điều mới lạ về thế giới xung quanh. Giáo viên tạo không khí vui tươi thoải mái cho trẻ, động viên trẻ đi học đều quan tâm tới những trẻ nhút nhát dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động giao tiếp nhiều hơn. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giáo viên nắm vững đặc diể tâm sinh lý của trẻ từ đố có biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, cô tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói nhiều để thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động, tích cực cho trẻ làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng quan sát của trẻ giúp trẻ củng cố và tư duy các biểu tượng bằng ngôn ngữ. Vận động phụ huynh đống góp sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi thông qua các tiết học. Tóm lại: trọng tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường, cô giáo phải tích cực trò chuyện với trẻ, cô hỏi trẻ để trẻ trả lời nếu trẻ không trả lời được cô phải nhắc lại và yêu cầu trẻ nói theo. Có như vậy vốn từ của trẻ tăng lên kỹ năng phát âm và phát triển ngôn ngữ của trẻ được mạch lạc trẻ hiểu được nghĩa của từ trẻ biết sử dụng từ trong tình huống giao tiếp. IV. KẾT LUẬN Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Chính vì vậy là một giáo viên mầm non luôn cần phải có phẩm chất đạo đức, lối sống, D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 14 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  10. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi tư tưởng, lập trường vững vàng, luôn bồi dưỡng, chau rồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ. Vì kỹ năng này đóng một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm giàu cho kho tàng kiến thức của trẻ. Luyện cho trẻ nói mạch lạc thông qua bộ môn làm quen văn học là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đã đạt yêu cầu cao về hình biểu hiện âm thanh từ diễn đạt, câu đúng ngữ pháp, cũng như mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc học tập của trẻ những năm tiếp theo. Việc cho trẻ làm quen với văn học hiện nay là một vấn đề rất quan trọng. Nên mỗi giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn tốt, mang tri thức thắp sáng thế hệ mầm non, phấn đấu tất cả vì trẻ thơ thân yêu. Trên đây là biện pháp hữu ích nhằm giúp trẻ làm quen với văn học và phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn cho trẻ làm quen văn học. Tuy nhiên trong quá trình dạy của cô và việc học của trẻ thì còn một số vấn đề chưa thực sự hoàn hảo. Tôi rất mong được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và của các lãnh đạo các cấp bổ xung và ghi nhận kinh nghiệm của tôi. V. ĐỀ NGHỊ - Theo tôi việc rèn luyện cho trẻ làm quen với văn học ở độ tuổi này còn gặp rất nhiều hạn chế về mọi mặt : - Cần tăng cường cơ sở vật chất, ngoài ra cần đầu tư trang thiết bị dạy học như: Máy chiếu, máy chiếu dạy cho giáo viên thực hiện tốt phường pháp đổi mới trong công tác giảnh dạy, gây sự hứng thú của trẻ, hiệu quả học tập của trẻ đạt kết quả cao. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về các phương pháp và hình thức giảng dạy, thường xuyên tổ chức các chuyên đề thao giảng để D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 15 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  11. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi giáo viên tham gia học hỏi trao đổi lẫn nhau và bổ xung hỗ trợ thêm những tài liệu tham khảo. Tôi xin chân thành cảm ơn Kim Sơn, ngày 25 tháng 04 năm 2012 Người viết Dương Thị Thu Hương D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 16 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  12. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - TS. Trần Thị Ngọc Trâm - TS. Lê Thu Hương – PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên). Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mấu giáo bé 3-4 tuổi. NXB Giáo dục Việt Nam. Năm xuất bản 2009. - Phương pháp dạy trẻ học nói thế nào. Tác giả Kha-Hai-Nơ-Đích NXB 1990. - Phương phát phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bộ môn làm quen với văn học - Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Tâm lý học trẻ em. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. - Ngô Công Hoàn. Tâm lý giáo dục trẻ em trước tuổi học. NXB Giáo dục Hà Nội 1996. D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 17 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  13. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 * Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu 1 * Lý do trọn đề tài 2 * Giới hạn nghiên cứu đề tài 4 * Thời gian địa điểm nghiên cứu 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1 Thực trạng 5 2.2. Đặc điểm của trường 6 2.3. Đặc điểm của lớp 7 2.4. Đối với giáo viên 7 2.5. Đối với phụ huynh 7 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8 1. Biện pháp 8 1.1. Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ 8 1.2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt 8 1.3. Sử dụng các loại rối trang phục, mô hình học cụ, thu hút sự chú ý của trẻ 8 1.4. Làm quen với các thể loại truyện, thơ, đồng dao, ca dao, để kết hợp các môn học khác 9 1.5 Tổ chức ôn luyện mọi lúc, mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội 9 1.6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh 9 2.Cách tiến hành 10 2.1. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen với văn học, truyện, thơ, đóng kịch và đóng vai theo chủ đề 10 2.2. Các hoạt động khác dạy trẻ kể, đọc thơ, đồng dao, lại những sự vật hiện tượng trẻ quan sát được 11 2.3. Thông qua tuyên truyền phụ huynh 12 D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 18 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  14. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 IV. KẾT LUẬN 14 V. ĐỀ NGHỊ 15 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 19 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n
  15. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BiÖn ph¸p cho trÎ lµm quen víi v¨n häc trÎ 3-4 tuæi VII. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN NX của HĐKH cấp trường NX của HĐKH cấp trên D­¬ng ThÞ Thu H­¬ng 20 Tr­êng MÇm Non Kim S¬n