Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

doc 24 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6636
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hoat_dong_am.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. nâng con bướm dậy nếu các con vật không hợp tác với nhau, cẩn thận nâng hai cánh của con bướm lên, kéo dãn ra và giúp hai cách đập lên đập xuống, nâng thân mình con bướm lên. Mọi con vật cùng nhau nhảy múa chúc mừng và vẫy tay chào tạm biệt con bướm. thường trẻ sẽ yêu cầu làm lại khi tham gia vở kịch này, có thể tạo trang phục và mặt nạ giản dị để giúp màn kịch thêm ấn tượng. 4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng ( Hát, múa, vận động ) và kích thích sự sáng tạo cho trẻ. 4.1. Đối với hoạt động hát: - Tôi cho trẻ luyện tập với nhiều hình thức tổ, nhóm, các nhân, hát nối tiếp, hát đối đáp, hát to, hát nhỏ, nhanh chậm theo hiệu lệnh của cô. Nhóm bạn trai bạn gái xen kẽ, hát theo sự đánh nhịp của cô trẻ được luyện tập nhiều lần, vô cùng phong phú. - Đặc biệt khi hát tôi rất chú ý đến sửa sai cho trẻ, sai câu nào tôi sẽ cho trẻ hát ngay lại câu hát đó. Ví dụ như bài hát “ Những khúc nhạc hồng” Trẻ hay hát sai về cao độ, tiết tấu “ Rồi đàn chim xa bay về chung tiếng hát” tôi cho trẻ hát lại câu đó vài lần. Khi luyện cho trẻ hát tôi thường cho trẻ ngồi hoặc đứng kết hợp các động tác vận động như vỗ tay, nhún nhảy, giậm chân, lắc lư, đụng đưa theo bài hát, trẻ lớp tôi rất hứng thú học hát. Tôi còn thường xuyên nhắc nhở trẻ ngoài việc hát đúng, hát thuộc bài hát còn cần thể hiện sắc thái tình cảm bài hát, hát rõ lời, hát đều , nhịp nhàng, hát ngân giọng, ngắt giọng tùy theo tùng bài mà tôi yêu cầu. 4.2. Đối với hoạt động vận động theo nhạc, vận động minh họa, múa: * Trong khi trẻ luyện tập vận động theo nhạc, vận động minh họa, múa, tôi luôn làm với trẻ từ đầu đến cuối bài hát. Những cháu thực hiện chưa đúng tôi sửa sai luôn, tôi cho các tổ nhóm đan xen tập luyện, ngoài ra còn cho trẻ tập luyện với nhiều đội hình khác nhau để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau: - Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng tròn múa cùng trẻ). Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng tròn. (hai vòng tròn đồng tâm). Trẻ múa từng đôi. (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa). Trẻ múa theo nhóm nhỏ. Cá nhân múa Đội hình đôi một Đội hình vòng cung Đội hình chữ V xuôi Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau: * Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện tập cô 11/19
  2. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát ( Bản nhạc). Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát. * Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động độc lập. * Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng): Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh” Trong bài “Múa cho mẹ xem” của nhạc sỹ Xuân Giao. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa riêng động tác hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ động tác và trẻ tự điều chỉnh động tác của mình cho đúng. * Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ vận động. Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi và giúp trẻ làm chính xác lại. * Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, vận động minh hoạ, múa Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô làm mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ. - Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp. Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống. Hoặc dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách. *Kích thích sự sáng tạo ở trẻ: Để trẻ có thể nghĩ sáng tạo ra vận động theo nhạc theo ý mình, biết đặt lời cho bài hát, vẽ về nội dung bài hát Tôi luôn dùng những câu hỏi gợi mở “ Các con hãy chọn cho mình vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát nào” bên cạnh đó tôi còn gợi ý gợi mở cho trẻ có thể lắc mông, đung đưa, vẫy Ví dụ: Bài hát “ Đố bạn” Trẻ có thể mô phỏng dáng điệu của các con vật phù hợp với nhịp điệu bài hát. - Vận động theo nhạc trong thời gian chơi trò chơi sáng tạo: Có thể cho trẻ vận động theo nhạc trong khi trẻ chơi trò chơi sáng tạo. Ví dụ: Trẻ chơi đóng kịch có kèm với biểu diễn. Hoặc có trong trò chơi phân vai cô giáo, trẻ nhập vai mình là cô giáo hay là trẻ mẫu giáo thể hiện hát, múa, gõ đệm, vận động minh hoạ tuỳ theo ý thích. 12/19
  3. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. - Vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều đặc biệt qua hoạt động nêu gương bé ngoan, nhận xét cuối tuần. Tôi có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát Tôi khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca, điệu múa thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, là cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ. * Đa dạng hoá các vận động: Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi nghiên cứu và thấy cần phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ. Ví dụ: Dạy trẻ vận động gõ đệm theo tiết tấu chậm. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ. Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải vận động giống nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. * Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài tập. Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo. 5. Biện pháp 5: Lồng ghép và tích hợp các hoạt động vào giờ dạy âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi. 5.1. Trong hoạt động làm quen văn học: Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu. Bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý. Ngoài ra tôi còn chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: “Chim chích bông” của Nguyễn Viết Bính, “Mẹ và cô” của Trần Quốc Tuấn Khi đọc ban giám khảo sẽ cho là bình thường nhưng trong quá trình thực hiện đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng 13/19
  4. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay. Ngoài ra tôi còn tìm một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác phổ nhạc và cũng từng được xoay chuyển thành lời hát như:“Gánh gánh gồng gồng”“Chi chi chành chành” “Rềnh rềnh ràng ràng”Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của trẻ. 5.2. Giờ hoạt động khám phá khoa học: Trong giờ HĐKP để giúp trẻ trau rồi kinh nghiệm, hiểu biết cuộc sống xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ. Khi cho trẻ làm quen với thể giới thực vật như cỏ cây hoa, lá thế giới động vật, một số hiện tượng tự nhiên thiên nhiên Tôi đã kết hợp vận động theo nhạc trong giờ học để góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc Ví dụ 1: Khi cho trẻ học về chú bộ đội, tôi giải thích cho trẻ biết chú bộ đội dũng cảm gan dạ, có mặt khắp mọi nơi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và dạy trẻ vận động múa theo nhạc bài “Cháu thương chú bộ đội” của tác giả Hoàng Văn Yến. 5.3. Trong giờ đón trẻ: Đây là khoảng thời gian cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bước ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn, một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như: ca khúc “Em đi Mẫu giáo” ST Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : “ Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo mừng vui đón em vào trường ” Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn giáo dục trẻ biết ơn cô giáo vì cô đã chăm sóc trẻ, chăm từng bữa ăn giấc ngủ: “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện. - Hát, Vận động theo nhạc trong giờ thể dục sáng: Vào giờ thể dục sáng thay thế cho lời hô tôi đã thay đổi bằng cách kết hợp với vận động theo nhạc. “ Tập đi đều “ “ Đoàn tàu nhỏ xíu, ” hoặc khi cho các cháu giả tiếng làm gà gáy vừa vận động minh hoạ theo bài hát “ Tiếng chú gà trống gọi”. - Hát, Vận động theo nhạc trong lúc hoạt động ngoài trời: Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể cho trẻ hát, vận động theo nhạc nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. 14/19
  5. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Ví dụ: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về con chim xong. Cô có thể cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa, hát bài Thật là hay. - Hát, Vận động theo nhạc trong thời gian chơi trò chơi sáng tạo: Đối với trẻ thơ, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi âm nhạc là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học. Để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ, tôi cần phải lựa chọn trò chơi một cách phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận của trẻ. 6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biệt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trong phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học. Ví dụ: Dạy múa bài Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Để chuẩn bị cho bài giảng, ý tưởng của tôi tạo cho trẻ hứng thú và khơi gợi tình cảm của cháu đối với bà của mình bằng cách cho trẻ xem video clip vở kịch rối tóm tắt theo truyện Tích Chu. Tôi tập kể diễn cảm tóm tắt nội dung cốt truyện, sưu tầm rối hình cậu bé Tích Chu, Bà cụ, Bà tiên, tập đóng kịch, dựng cảnh. Sau đó được quay làm đĩa CD và lưu vào máy vi tính, khi dạy có thể cho xem trên đầu đĩa ti vi hoặc dùng máy vi tính để mở. Ví dụ: Với những bài hát, múa vận động của đồng bào các dân tộc, tôi đưa hình ảnh về các lễ hội của đồng bào các dân tộc: Thái, Tây nguyên . Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như vậy, tôi thấy các cháu thích thú khi được thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và tích cực vào vận động theo nhạc. 7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh cùng dạy trẻ hát, vận động để phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ: 15/19
  6. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Trong các giờ đón trẻ, trả trẻ tôi thường trò chuyện với phụ huynh về chủ điểm trẻ đang học và những bài hát có vận động trong chủ điểm để phụ huynh về nhà vận động cùng trẻ. Mặt khác tôi luôn tìm hiểu nội dung các bài vận động theo nhạc để trao đổi với phụ huynh để phụ huynh vẽ giúp tôi những bức tranh dùng để gây hứng thú, giảng nội dung. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt với các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, do đó khả năng âm nhạc của từng trẻ khác nhau.Trong đó có một số trẻ có năng khiếu âm nhạc. Trong quá trình giảng dạy phát hiện có một số cháu có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ năng âm nhạc như hát, múa, vận động và có khả năng thể hiện đúng, đẹp các vận động theo nhạc. Ví dụ cháu: Tuấn Anh, Huyền Trang với các cháu này tôi thường giành thêm thời gian để giúp các cháu tập luyện và phát triển năng khiếu của mình. Tôi thường cho các cháu để tập luyện các tiết mục múa, thể dục nhịp điệu, erobic, để biểu diễn trong các hội thi, hội diễn và trong các ngày lễ lớn, còn những trẻ khác sẽ là những thành viên cùng tham gia. Và nhiều tiết mục đặc sắc đã được mời đi biểu diễn tại huyện III. Kết quả thực hiện: Sau khi thực hiện đề tài cuối năm tôi đánh giá kết quả 36 trẻ và đạt kết quả như sau: Trẻ hứng thú Trẻ hát rõ Trẻ vận động Trẻ nói được tham gia vào lời, đúng giai và minh họa tên bài hát, tác Nội dung tiết học. điệu bài hát. theo nhạc giả. Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đầu năm: Số trẻ 20 16 12 24 10 26 18 18 Tỉ lệ % 56 44 33 67 27 73 50 50 Cuối năm: Số trẻ 34 02 31 05 30 06 32 04 Tỉ lệ % 94 6 86 14 83 17 89 11 1/ Về trẻ: - Cháu hứng thú và tích cực thể hiện khả năng âm nhạc. - Qua một năm tiến hành và tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho cháu khi hoạt động âm nhạc tôi thấy đa số cháu đã trở nên nhanh nhẹn, tự tin, mạnh dạn sáng tạo trong mọi hoạt động rõ rệt. 16/19
  7. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Mặt khác những cháu có kỹ năng âm nhạc tốt ngày càng nhiều, được nâng cao và nhiều cháu tham gia trong đội tuyển văn nghệ của trường. 2/ Về bản thân: - Tôi thấy mình đã nâng cao được cách tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ. - Rút được kinh nghiệm trong việc chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động âm nhạc đã gây hứng thú và giúp trẻ phát huy được khả năng âm nhạc của mình. - Tìm tòi và sưu tầm được rất nhiều những đề tài hay, tận dụng sáng tạo hơn trong những đồ dùng các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ hướng trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động. - Tôi đã có nhiều hình thức tổ chức phong phú thu hút trẻ tham gia hoạt động. 17/19
  8. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. I. Kết luận: Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc giáo duc âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết trong trường mầm non. Bởi vì nó rất gần gũi, thiết thực đối với trẻ, góp phần vào sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Thông qua việc GDÂN giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Âm nhạc thực là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Âm nhạc tạo cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng 1 số kỹ năng cơ bản cần thiết như: Trẻ hứng thú và thể hiện cảm xúc với tác phẩm nghệ thuật. Trẻ hát đúng giai điệu, hát diễn cảm. Trẻ có kỹ năng vận động bài hát, bản nhạc. Trẻ thể hiện sáng tạo khi hoạt động âm nhạc. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài sáng kiến đã thu được kết quả nhất định. Để hình thành kỹ năng hoạt động âm nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc. Qua sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN". tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo rất hứng thú, và có khả năng hoạt động âm nhạc rất tốt. Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người sáng tác đem âm nhạc đến cho trẻ. Nếu làm tốt những điều trên đây, tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng hát, múa, vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ tốt hơn rất nhiều. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên 18/19
  9. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. * Từ việc áp dụng một sốkinh nghiệm nhằm nâng cao tính tích cực hoạt động âm nhạc cho trẻ đạt kết quả, tôi tự rút cho mình một bài học như sau: - Giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức, hiểu biết kỹ năng âm nhạc, nắm vững và hiểu được giá trị của âm nhạc đối với thể giới tâm hồn của trẻ nói riêng và đời sống con người nói chung. - Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn, luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm bài hát, thay đổi theo từng chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ. - Xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, không gò ép. Đưa các câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng quan sát, tư duy tưởng tượng, cảm thụ âm nhạc của trẻ. - Cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi để trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc. - Làm tốt công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. II. Khuyến nghị: 1. Với phòng giáo dục và đào tạo: - Phòng giáo dục tổ chức các lớp học năng khiếu: Hát, múa, đàn cho giáo viên tham gia để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng âm nhạc . 2. Với nhà trường: - Tổ chức học tập nâng cao kiến thức âm nhạc cho giáo viên. Trên đây là một số "Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN". Kính mong sự giúp đỡ và góp ý kiến của Hội đồng khoa học Nhà trường, Hội đồng thi đua cấp trên, cùng bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. Xin trân thành cảm ơn! 19/19
  10. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường CĐSP . - NXB: Đại học sư phạm Hà Nội ( H.ảnh1) 2. Nhạc vui thiếu nhi và bài hát mầm non - NXB Văn hóa-Thông tin. (H.ảnh 2) 3. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề. - Viện chiến lược và chương trình giáo dục.( H.ảnh 3) 4. Giáo dục âm nhạc tập 1-2-3. Tác giả Phạm Thị Hoà. ( H.ảnh 4) 5. Tuyển tập bài hát tuổi mầm non và nhi đồng ( H.ảnh 5) 6. Bé đến với âm nhạc qua trò chơi. ( H.ảnh 6 - NXB Giáo dục Việt Nam Hình ảnh 1 Hình ảnh 2 Hình ảnh 3 Hình ảnh 4 Hình ảnh 5 Hình ảnh 6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 20/19
  11. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. 21/19
  12. Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. 22/19