SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình

pdf 12 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5583
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_3_tuoi_thu.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình

  1. PHẦN II: BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. TÊN SÁNG KIẾN: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” 2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Lĩnh vực phát triển nhận thức III. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Thực trạng giải pháp đã biết. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạị hóa đất nước giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục mầm non còn là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trường mầm non là nơi trẻ được học, được chơi, được giao tiếp với nhiều bạn bè, cô giáo. Đặc biệt là trẻ 3 tuổi, ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Bởi vì thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn mà trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khi trẻ được thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá sẽ mang lại cho trẻ nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, đầy sinh động, hấp dẫn với trẻ thơ từ môi trường tự nhiên như: (cỏ cây, hoa, lá các loài vật ) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ con người với nhau). Từ đó trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên và xã hội. Khám phá khoa học, khám phá xã hội còn là công cụ và phương tiện để trẻ được giao tiếp và bày tỏ nguyện vọng của mình để hình thành nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh. Qua đó giáo dục trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, con người và xã hội. Thông qua hoạt động khám phá khoa học, trẻ được khám phá và trải nghiệm, trẻ tích cực được sử dụng năng lực quan sát, tư duy, khả năng so sánh, phân tích, phán đoán nhận xét tổng hợp. Qua những thực hành, trải nghiệm nhỏ, trẻ được tự mình được thực hiện trẻ rất hào hứng và say mê. Chính vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về chúng. Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế hoạt động học, chơi và sử dụng trò chơi chưa linh hoạt phù hợp, chưa quan tâm để trẻ hoạt động theo nhóm, việc tổ chức khám phá và trải nghiệm còn rất hạn chế, còn ngại khi tổ chức cho trẻ thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá. Một mặt do quá trình tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá và trải nghiệm thường tốn công sức mất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các hoạt động này còn sơ sài, 1
  2. đơn giản chưa thu hút được sự chú ý tham gia của trẻ, thí nghiệm còn sơ sài chưa phong phú Để thực hiện hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc tổ chức thu hút được sự tham gia của trẻ tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì? Làm như thế nào? Để hoạt động này không nhàm chán nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực nhất, trẻ được tham gia trải nghiệm, khám phá ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các hoạt động hàng ngày, giúp trẻ có nhận thức đúng đắn về môi trường thiên nhiên xã hội con người xung quanh mình. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. 2.1. Mục đích của giải pháp. Thông qua hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội trẻ được lĩnh hội tiếp thu kiến thức về môi trường xã hội, thế giới xung quanh Trong hoạt động khám phá khoa học thì các hình thức tổ chức cho trẻ khi trải nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Qua những thực nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện từ đó sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên, thế giới xung quanh trẻ. Nhiệm vụ của cô giáo là tổ chức cho trẻ trải nghiệm như thế nào để trẻ phát huy tính tích cực và chủ động sáng tạo, cung cấp cho trẻ kiến thức đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ nhưng đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động khám phá trẻ được tìm hiểu đặc điểm nổi bật mối liên hệ đơn giản giữa sự vật hiện tượng, tìm tòi sáng tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi hợp tác, chia sẻ, khơi dậy ở trẻ tính tò mò tìm hiểu ích lợi của chúng. Đó chính là tiền đề sau này của trẻ với môi trường xung quanh. 2.2. Nội dung của giải pháp. Để nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động KPKH, KPXH tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: * Một là: Xây dựng kế hoạch cho trẻ thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá. Để xây dựng được kế hoạch xuyên suốt từ đầu năm học đến cuối năm học, tôi phải nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục dành cho trẻ 3 tuổi. Đặc biệt là nội dung giáo dục trong hoạt động khám phá trải nghiệm sao cho phù hợp và xuyên suốt trong năm học. Tôi căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, tình hình thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Khi lựa chọn đề tài bản thân tôi luôn suy nghĩ lựa chọn đề tài cho trẻ phải sát thực tế và phù hợp với khả năng của trẻ. Với bất kì hoạt động khám phá xã 2
  3. hội hay khám phá khoa học tôi phải nghiên cứu kỹ nội dung. Khi lên kế hoạch cho trẻ trải nghiệm, phải xác định rõ mục tiêu, kiến thức kỹ năng xem những hoạt động đó đưa ra cho trẻ quan sát và thực hiện thể loại nào, nội dung ra sao, có phù hợp không. VD: Chủ đề nghề nghiệp hoạt động khám phá xã hội đề tài “Bé với chú bộ đội Hải Quân” cô cho trẻ quan sát vi deo hình ảnh công việc dụng cụ, phương tiện của chú bộ đội Hải Quân. Cô cho trẻ kể lại công việc mà chú Hải quân làm. Sau đó cho trẻ tập làm các chú bộ đội bằng các động tác đơn giản như dậm chân, vung tay hành quân giống chú bộ đội, tổ chức cho trẻ chui qua hầm, chuyển nước ra đảo. Qua hoạt động này không chỉ cung cấp cho trẻ kiến thức mà còn giáo dục trẻ có ý thức rèn ruyện sức khỏe. Gioqwf học “ Be voi chu bộ đội Hải Quân” Với từng chủ đề khác nhau tôi lại lựa chọn các hình thức thực hành trải nghiệm khác nhau. VD: Chủ đề “Thế giới động vật” khi tôi cho trẻ khám phá khoa học “con chó, con mèo” tôi đã cho trẻ clip con mèo rình bắt chuột, con chó đang sủa khi có người lạ tới nhà? - Hoặc chủ đề “ Gia đình của bé” hd khám phá xã hội đề tài dạy trẻ “Ngôi nhà em yêu” tôi chọn quay hình ảnh ngôi nhà, vườn cây, ao cá. Cho trẻ qs video hình ảnh về ngôi nhà để dẫn dắt vào bài. Kết hợp đàm thoại theo nội dung hình ảnh để trẻ hiểu vẻ đẹp của ngôi nhà., goqwj yas de tre noi ve tình yêu của trẻ dành cho ngôi nhà của mình. 3
  4. Kết thúc tôi cho trẻ quan sát bác thợ xây để trẻ biết, muốn có ngôi nhà đẹp thì các bác thợ xây phải làm việc như thế nào. Sau đó cho trẻ trải nghiệm là tập Để trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động khám phá khoa học cô giáo phải luôn có thủ thuật và thay đổi phương pháp hình thức khi cho trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực và khéo léo. Hai là: Những biện pháp cho trẻ thực hành trải nghiệm * Cho trẻ tham gia thí nghiệm. Để có được những hoạt động cho trẻ trải nghiệm phù hợp và xuyên suốt, thì đòi hỏi cô giáo phải có sự linh hoạt, sáng tạo xắp xếp trình tự khoa học. Làm sao để khi trẻ được tham gia trải nghiệm đạt kết quả cao nhất. Tôi luôn thay đổi hình thức tổ chức, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau khi trẻ hoạt động như: Phương pháp quan sát, làm mẫu, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành, trực quan nêu gương Đây là những biện pháp quan trọng nhất trong hoạt động khám phá. VD: Khi cho trẻ thực nghiệm vật chìm vật nổi + Mục đích: Giúp trẻ thỏe mãn nhu cầu tìm tòi, sáng tạo khi được khám phá - Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự vật, hiện tượng. + Chuẩn bị: - Các mẫu vật thí nghiệm như xốp bitis, sỏi, miếng nhựa hình con vịt, miếng sắt, miếng gỗ, bông hóa học, bông y tế, lá cây khô, xốp bọt biển miếng sắt + Cách làm: Cho trẻ làm theo nhóm lần lượt thả từng đồ vật vào chậu nước và quan sát xem vật nào nổi, vật nào chìm. Các cháu lớp 3A2 đang trải nghiệm về sự chìm nổi của đồ vật 4
  5. - Khi trẻ tự mình được tham gia làm thí nghiệm trẻ sẽ được khắc sâu những điều mà trẻ nhìn thấy, sờ thấy, khám phá được từ đó trẻ có vốn kiến thức nhất định về môi trường xung quanh. VD: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt. + Mục tiêu: Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng và nước mới sinh trưởng được. + Chuẩn bị: Một vài hạt đậu tương, đậu đen 2 khay nhỏ, một ít đất, bình nước tưới. + Tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên . + Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ và ngược lại cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được * Cho trẻ tham gia trải nghiệm dưới hình thức trò chơi. - Trò chơi là một trong những hình thức quan trọng nhất trong hoạt động khám phá khoa học thông qua trò chơi trẻ được tiếp xúc gần gũi hơn với sự vật hiện tượng mà trẻ tò mò thích khám phá. VD: Khi cho trẻ khám phá về một số loại hoa tôi quay vi deo bông hoa nở cho trẻ quan sát và khi chơi cô cho mỗi trẻ bông hoa thật cho trẻ sờ cánh hoa, ngửi hoa cho trẻ chơi “cắm hoa” trẻ cắm hoa vào lọ có nước và cắm hoa vào lọ không có nước và theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra. Thông qua nhiều lần chơi, nhiều trò chơi khác nhau đã giúp trẻ tích lũy thêm nhiều kiến thức môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. VD: Tổ chuc cho tre choqwi trò choqwi “Muqwas nhỏ, muqwas to” Trong khi trẻ choi tôi kêt hop hỏi trẻ. - Khi trời chuẩn bị mưa bầu troi như thế nào? - khi het muqwas báu troi nhuqw the nào? - Nêu gạp troi múa các con se làm gì? - Khi trẻ được tham gia vào trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, khéo léo có thể lực tốt. VD: Khi chơi với cát, cho trẻ làm tranh cát với cát đã được nhuộm màu thì trẻ biết thêm được tác dụng của cát không phải chỉ làm vật liệu xây nhà. 5
  6. - Ngoài ra cô còn tổ chức cho trẻ chơi đổ hình con vật, chơi cắp cua bỏ giỏ, nhặt sỏi to xếp bông hoa to, sỏi nhỏ xếp bông hoa nhỏ * Sử dụng câu đố, ca dao, đồng giao khi cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ. Qua bài đồng dao ca dao giúp các em có những cảm xúc tốt đẹp, giáo dục các em trở thành người có ích trong tương lai. VD: Ở chủ đề “Thế giới động vật” Tôi dạy trẻ bài “con gà, con vịt”. Tôi cho trẻ đọc bài đồng dao: “Con gà cục tác, cục te Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay” - Những hình ảnh qua đôi mắt trẻ thơ thiên nhiên gắn bó với các em như: “chị lúa”, “cô đậu lành”, “anh dưa chuột” vv Ngoasi ra để gây huqwng thú cho trẻ trong hoạt động khám phá t«i cßn sö dông các c©u ®è ®Ó cho trẻ đoán nhàm kÝch thÝch t• duy, ãc ph¸n ®o¸n cho trÎ, đồng thoi giup trẻ chú y vào bài học. * Ba là: Hệ thống câu hỏi đàm thoại: Một trong những thành công của việc cho trẻ được thực hành, trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội thì việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi cũng hết sức quan trọng. Mục tiêu của phương pháp đổi mới là trẻ được tích cực chủ động tham gia được thực hành trẻ tự mình khám phá tham gia thực hiện các hoạt động và trả lời câu hỏi mà trẻ muốn khám phá. Nhờ có sự ham hiểu biết mà tư duy của trẻ phát triển nhưng làm thế nào để kích thích được hoạt động nhận thức và tư duy đó của trẻ. Mục đích của quá trình đàm thoại chính là cung cấp, củng cố kiến thức cho trẻ., song không phải vì thế mà chúng ta sử dụng quá nhiều câu hỏi trong cùng một lúc. Tôi luôn căn cứ vào mục đích yêu cầu của từng hoạt động cho trẻ khám phá để đưa ra hệ thống câu hỏi với trẻ sao cho phù hợp. VD: Đề tài: “Khám phá sự kỳ diệu của nước” Tôi cho trẻ thực hành thí nghiệm nước đổi màu. - Cô chuẩn bị 3 cái cốc, cam đường, mực tím và chia trẻ thành 3 nhóm và cho trẻ làm thí nghiệm. Tổ 1 pha nước cam, tổ 2 hòa mực tím , tổ 3 pha nước đường sau đó cho trẻ quan sát và nhận xét từng cốc nước. - Các con có nhận xét gì về những cốc nước? - Vì sao cốc nước này lại có màu tím? - Khi pha đường vào trong nước các con thấy như thế nào? Dù ở hình thức nào, hệ thống câu hỏi cũng phải đảm bảo các nguyên tắc vừa sức, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nội dung mà trẻ được trải 6
  7. nghiệm. Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” tôi luôn luôn chú ý đến từng trẻ đặc biệt là trẻ yếu kém. Với những trẻ này, tôi đưa ra câu hỏi vừa sức khuyến khích trẻ trả lời và cô, tham gia cùng với trẻ để trẻ mạnh dạn và tự tin, tôi luôn quan sát lắng nghe giúp trẻ mạnh dạn, bộc lộ những suy nghĩ cảm nhận của mình về nội dung bài học * Bốn là: Tạo môi trường và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Môi trường hoạt động. Môi trường hoạt động rất quan trọng đối với trẻ đặc biệt là môi trường thiên nhiên, cỏ, cây hoa lá các loài vật môi trường sống xung quanh trẻ. Khi tạo môi trường cho trẻ thí nghiệm tôi luôn chú ý lựa chọn những hình ảnh đẹp, sinh động màu sắc hấp dẫn, tạo môi trường phải kích thích được trí tò mò, thích khám phá của trẻ. VD: Hoạt động ở bể, cho trẻ chơi vật thấm nước, vật không thấm nước, chơi thả thuyền, con vật phun nước, câu cá, mò cua, bắt ốc. Hay cô tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động có mục đích khác như: Xách nước, tưới cây, nhặt cỏ, bắt sâu Bé chăm sóc góc thiên nhiên - Ngoài ra tạo môi trường cho trẻ giúp trẻ có cảm gần gũi với thiên nhiên hơn, nó mang đến cho trẻ điều kỳ thú mà trẻ tò mò thích tham gia khám phá. 7
  8. - Ở ngoài trời tôi còn làm sân khấu bằng rối nước di động để cho trẻ sử dụng những con rối nhảy múa để trẻ có thể tham gia đóng kịch, diễn rối, chơi rối cùng nhau giúp trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt * Đồ dùng trực quan - Trước khi thực hiện cho trẻ trải nghiệm tôi luôn xác định mục đích yêu cầu của đề tài đó để chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho phù hợp. - Trong quá trình thực hiện, việc sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả là nhằm mục đích minh họa cho nội dung bài học, hỗ trợ cho trẻ đạt kết quả tốt hơn. Bởi đồ dùng trực quan không bao giờ sử dụng tách biệt khi được trải nghiệm. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ dùng trực quan đó gây được sự chú ý và phát triển trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời nó rất phù hợp với tư duy của trẻ. Vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan là rất cần thiết khi thực hiện hoạt động khám khá. Quan trọng là thế nhưng việc sử dụng như thế nào cho có hiệu quả cao thì không phải là điều dễ.Tùy vào từng bài mà mà tôi chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp như tạo cảnh, sân khấu rối với màu sắc tươi sáng. VD: Khi cho trẻ khám phá khoa học về “con cua, con cá” cô cho trẻ quan sát xem con cua bò như thế nào, con cá bơi ra sao cho trẻ so sánh màu sắc, hình dáng, vận động và môi trường sống của chúng cho trẻ quan sát và cho trẻ nhận xét. Và thành công nhất là tôi đã xây dựng được hình ảnh sống động được đưa vào sử dụng bằng công nghệ thông tin và như một bộ phim hoạt hình với những cảnh quay chi tiết, hình ảnh sinh động. VD: Khi dạy trẻ khám phá xã hội đề tài “Bé với bác nông dân” trẻ được quan sát hình ảnh bác nông dân gieo hạt, gặt lúa, tuốt lúa, thu hoạch hái qủa. Qua đó tôi cho trẻ làm bác nông dân gánh lúa. Cùng với việc sử dụng phương tiện hiện đại tôi cũng kết hợp với đồ dùng truyền thống đó là tranh ảnh vật thật, đồ dùng sẵn có đặc biệt là tôi thường tận dụng các phế liệu hay nguyên vật liệu rẻ tiền sẵn có như: Hộp bìa cứng, giấy màu, giấy xốp, để làm những nhân vật, cây cỏ, ngôi nhà phục vụ cho hoạt động và cắt tỉa sao cho những đồ dùng đó hấp dẫn trẻ nhưng lại phù hợp với bài dạy và gắn liền với chủ đề. VD: Khi dạy trẻ quan sát vật chìm, nổi cô tận dụng miếng xốp cắt hoa trang trí màu sắc cho trẻ thả vào chậu quan sát. Các bé rất nóng lòng được chơi đùa cùng cát và nước. Muốn được khám phá vật nổi, vật chìm và tự tay mình tạo ra những sản phẩm thật lạ mắt. “Con làm thuyền thả vào nước. Ôi! Thuyền nổi trên mặt nước”, “Có cả lá cây, bông hoa nữa. Nhưng sao viên đá lại chìm nhỉ? Có lẽ là do viên đá nặng 8
  9. quá mà” Thật nhiều câu hỏi hồn nhiên của các bé đặt ra. Qua hoạt động thực tế, rất đỗi gần gũi này và lời giải thích của cô, các bé sẽ tự “trang bị” thêm cho mình những kiến thức cơ bản về các hiện tượng tự nhiên cũng như khơi gợi sự đam mê khám phá thế giới xung quanh của bé. Khi đã có đủ đồ dùng cho trải nghiệm tôi luôn suy nghĩ bằng mọi cách phải khai thác sử dụng đồ dùng có hiệu quả, lưu ý chỗ để đồ dùng sao cho khoa học dễ sử dụng với cô và trẻ. Bằng việc chuẩn bị đồ dùng phong phú về thể loại, sinh động hấp dẫn về màu sắc nên tôi luôn tạo được hứng thú cho trẻ. * Năm là: Tích hợp các môn học khác: Để thu được kết quả một cách tối ưu khi cho trẻ trải nghiệm bên cạnh việc sử dụng các phương pháp đặc trưng của hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội tôi luôn tích hợp vào các hoạt động khác một cách linh hoạt, sáng tạo. VD: Khi cho trẻ khám phá (các loại hoa) tôi dẫn dắt trẻ vào bài bằng cách đọc đồng giao bài vè câu đố“Họ nhà hoa” cho trẻ hát múa bài “màu hoa” Có khi lại tích hợp cho trẻ làm quen với toán trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội VD: Khi dạy trẻ trò truyện về ngày tết trung thu cho trẻ đếm có mấy chiếc đèn lồng? đèn lồng có hình gì? Có những lúc tôi lồng ghép hoạt động tạo hình. VD: Với đề tài làm quen dụng cụ nghề may tôi cho trẻ dán hoa để trang trí váy, áo. Với đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ, mau quên nên ngoài hoạt động học, tôi còn tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động mọi lúc, mọi nơi như: Giờ đón, trả trẻ, hoạt động vui chơi, dạo chơi ngoài trời và thông qua phụ huynh để trẻ khắc sâu kiến thức. Do luôn có sự tìm tòi lựa chọn các biện pháp, thủ thuật sinh động, hấp dẫn phù hợp với từng bài dạy mà tôi đã thành công trong hoạt động cho trẻ 3 tuổi trải nghiệm, khám phá khoa học, khám phá xã hội. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. Với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình”. Tôi có thể áp dụng cho toàn bộ trẻ 3 tuổi trường mầm non Thanh Nê. Ngoài ra tôi còn có thể áp dụng rộng rãi cho toàn bộ trẻ 3 tuổi ở các trường mầm non trong toàn huyện. 4. Hiệu quả lợi ích của giải pháp: 9
  10. Sau một thời gian nghiên cứu áp dụng đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” áp dụng theo phương pháp mới lấy trẻ làm trung tâm, thể hiện cụ thể qua bảng như sau: ST Trước khi áp Sau khi áp T Nội dung đánh giá dụng sáng kiến dụng sáng kiến Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % 1 Trẻ biết làm thí nghiệm đơn giản dưới 16/37 43,2 32/37 86,4 sự hướng dẫn của cô Kể tên nói được sản phẩm của nghề 25/37 67,5 33/37 89,1 2 nông, nghề xây dựng khi được hỏi. Mô tả được những dấu hiệu nổi bật 3 của đối tượng khi được quan sát, dưới 18/37 48,6 33/37 89,1 sự gợi mở của cô giáo. 4 Trả lời được 1 số câu hỏi đơn giản vì 17/37 45,9 30/37 81 sao, thế nào, tại sao lại như thế? Biết sử dụng giác quan để sờ, nắn 5 ngửi, so sánh để nhận ra đặc điểm nổi 16/37 43,2 32/37 86,4 bật của đối tượng. Làm thử nghiệm đơn giản vật nổi, vật 6 chìm, 21/37 56,7 31/37 83,7 Mô tả được sự vật hiện tượng khi 7 được quan sát và trải nghiệm 15/37 40,5 30/37 81 Nhận biết đặc điểm giống khác nhau 8 của một số sự vật, hiện tượng quen 28/37 75,6 30/37 81 thuộc Qua hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội tôi thấy các cháu rất hứng thú, trẻ tích cực tham gia hd, trò chơi, say mê thích thú với những gì chính trẻ được trải nghiệm. Có sự hiểu biết về các lĩnh vực mà trẻ được tham gia khám phá xã hội và khám phá khoa học. Luôn tìm tòi đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các trò chơi áp dụng trong và ngoài tiết học, những bài thí nghiệm đơn giản nhưng thú vị khi cho trẻ khám phá 10
  11. Lớp có 85% số trẻ thích hào hứng biết vận dụng thí nghiệm đơn giản để tham gia cùng bạn một cách nhanh nhẹn, khéo léo 5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến: S TĐ Năm Nơi công Chức ND công T Họ và tên chuyên sinh tác danh việc hỗ trợ T môn Cùng tham MN GV 1 Nguyễn Thị Tươi 1969 ĐH gia áp dụng Thanh Nê 3TA2 SK Cùng tham MN GV 2 Vũ Thị Thắm 1984 CĐ gia áp dụng Thanh Nê 3TA3 SK 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Muốn nâng cao hiệu quả của việc tổ chức cho trẻ hoạt động trong trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học tôi nhận thấy cần một số điều kiện sau: - Giáo viên nắm vững mục tiêu cũng như phương pháp giảng dạy của môn học. - Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý cũng như đặc điểm nhận thức của từng lứa tuổi để từ đó xây dựng được những hình thức cho trẻ trải nghiệm mang tính khoa học, sáng tạo. - Cô giáo phải nắm chắc phương pháp lấy trẻ làm trung tâm luôn tạo cơ hội để trẻ tham gia trải nghiệm, khám phá một cách tích cực luôn động viên khen ngợi trẻ kịp thời. * Về cơ sở vật chất : Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng giảng dạy phong phú đa dạng hấp dẫn tạo nhiều môi trường phong phú cho trẻ trải nghiệm . Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” Rất mong nhận được kiến đóng góp bổ xung của cấp trên và đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP. Tôi xin cam đoan báo cáo sáng kiến của mình làm không sao chép của bất kỳ ai. Thanh Nê, ngày 2 tháng 12 năm 2018 11
  12. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Vũ Hồng Sâm Mục lục Nội dung Trang PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 PHẦN II: BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: LVPT nhận thức 2 PHẦN 3: III. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 2 1. Thực trạng giải pháp đã biết. 2 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. 4 4. Hiệu quả lợi ích của giải pháp. 5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến: 11 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 12 IV. Kết luận 13 Phụ lục 14 12