SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

doc 26 trang thulinhhd34 5532
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_ca_hat_van_dong_theo.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

  1. “Mời bạn ăn “ “ăn cho chóng lớn” “mời bạn uống” “Uống nước mịn da” “Thịt và rau” “Trứng đậu cá tôm” “mình cùng ăn” “nhất định sẽ lớn nhanh” “Được đi thi ” ” Bé khỏe bé ngoan” Với trò chơi này trẻ cũng rất nhanh thuộc bởi khi trẻ không hát mà đội bạn hát trẻ sẽ được nghe đồng thời phải chuẩn bị cho lượt hát của mình nên trẻ vẫn phải tập trung cao, mà rất hứng thú tham gia. Ví dụ 3: Chơi “Ai làm được nhạc sĩ” Trong khi dạy trẻ ca hát vận động theo nhạc bài hát “ Một con vịt” cho cả lớp cùng thực hiện làm tiếng vịt kêu theo lời ca hoặc theo nhịp bài hát, theo yêu cầu của cô ai làm đúng sẽ làm được nhạc sĩ. Thông qua trò chơi trên trẻ sẽ hứng thú và nắm chắc nhịp phách bài hát từ đó trẻ vận động nhịp nhàng đúng yêu cầu và đem lại hiệu quả cao. Với các trò chơi trên giáo viên linh hoạt sử dụng trong từng loại tiết, từng bài cho phù hợp kết hợp với các biện pháp truyền thống giúp giờ học đạt kết quả cao. Ngoài các trò chơi trên để kích thích sự sáng tạo ở trẻ cô giáo động viên trẻ có thể sử dụng các bộ phận của cơ thể (lắc đầu, lắc hông, tay, chân ) để thể hiện các vận động sáng tạo theo phách, nhịp, lời ca Ví dụ 4: Trò chơi bắt trước (đóng vai). Trong quá trình dạy trẻ học hát, ngoài biện pháp dạy trẻ thông thường cô giáo linh hoạt sử dụng trò chơi bắt trước (đóng vai) để dạy trẻ hát giúp trẻ thấy hứng thú tham gia hoạt động, trẻ dễ nhớ lời ca, nhanh thuộc bài và cũng hiểu lời ca sâu sắc hơn. Trò chơi phân vai là một trong những biện pháp được sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy trẻ học hát. Trẻ vừa hát vừa diễn vai các nhân vật (làm chú bộ đội, bác sĩ, công nhân, cô giáo, phi công, các con vật ) Ở chủ điểm “nghề nghiệp” Khi dạy trẻ bài “Làm chú bộ đội” của Hoàng Long, tôi đã sử dụng biện pháp chơi đóng vai là cho trẻ vừa hát vừa làm chú bộ đội và nhập vai làm các động tác có trong bài như: Vác súng trên vai thì trẻ đưa 2 tay lên vai làm động tác vác súng, chân bước một hai, một hai thì trẻ dậm chân tai chỗ Với chủ điểm “Thế giới động vật” Khi dạy trẻ bài “cá vàng bơi” tôi cũng tiến hành tương tự là cho các cháu đóng vai làm động tác của con cá ) và thấy trẻ tiếp thu bài rất nhanh, không có sự nhầm lẫn, trẻ hứng thú với giờ học và giờ học rất vui. 13
  2. Tương tự như vậy tôi đã thực hiện biện pháp chơi phân vai này ở nhiều bài hát với các chủ điểm khác như như bài: “ Một con vịt” – chủ điểm “Thế giới động vật ” bài: “Em mơ gặp Bác Hồ” – chủ điểm “Quê hương đất nước- Bác Hồ” * Tóm lại: Việc dạy hát và dạy vận động thông qua các trò chơi, ở đây trò chơi đóng vai trò là yếu tố chơi giúp cho trẻ được luyện tập ca hát và vận động mà không thấy chán và mệt mỏi, tiết học không bị kéo dài mà lại tăng hiệu quả cho giờ học. Ngược lại trẻ rất hứng thú vì giữa trẻ có sự thi đua, kích thích hoạt động học tập của trẻ. Vì vậy giáo viên cần hiểu để lựa chọn biện pháp cho phù hợp với bài dạy, độ tuổi của mình. 4. Tích hợp với các hoạt động khác: Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên. Tuổi Mẫu giáo là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. hát,vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào hát, vận động. Ví dụ: Văn học: Đề tài: “ Thỏ con ăn gì” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: “ Trời nắng- Trời mưa” Để gây hứng thú hay kết thúc câu truyện tôi cho trẻ vận động bài “trời nắng, trời mưa” như sau: cho trẻ đứng dậy vận động: làm động tác các chú Thỏ đi chơi đến câu mưa to rồi mưa to rồi, mau mau chạy thôi- trẻ chạy về chỗ của mình. Tạo hình: Đề tài: “Dán hình lật đật”, “Tô màu con cá” cô cho trẻ hát bài “bé lật đật” , “cá vàng bơi” Làm quen với môi trường xung quanh: Đề tài: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Một con vịt”, “Gà trống, mèo con, và cún con”, “Con gà trống” 5. Sử dụng đồ dùng trực quan: Do đặc điểm của trẻ rất thích đồ chơi, đặc biệt là những gì mới lạ hay những thứ do chính bàn tay trẻ tham gia làm cùng cô. Nên trong quá trình dạy hát và vận động cho trẻ tôi đã đưa vào sử dụng một số đồ dùng tự tạo đơn giản, gần gũi với trẻ đã kích thích được trí tò mò, mong muốn được khám phá vì thế trẻ hứng thú với 14
  3. hoạt động âm nhạc hơn. Thời gian để trẻ đạt được yêu cầu bài học không bị kéo dài. Ví du l: Cô và trẻ cùng làm những con rối bằng bìa, xốp đơn giản những chiếc mũ múa, cùng với những đuôi kiến với bài “Kiến học giao thông” của Dương Đoàn, bài “Tôm, cua, cá thi tài”. Trong giờ học trẻ được sử dụng những dụng cụ do chính trẻ tham gia làm cùng cô (tô màu, dán tạo thành mũ múa ) trẻ thấy rất phấn khởi tạo được không khí hào hứng, giờ học diễn ra một cách thoải mái, kết quả tốt. Ví dụ 2: Bằng những nguyên liệu: vỏ hộp bia, nước ngọt, hộp sữa, thanh trẻ, gáo dừa, giấy loại do trẻ và phụ huynh sưu tầm, cô và trẻ đã tạo ra các sản phẩm là một bộ gõ sáng tạo với đa dạng chủng loại: Trống lắc, sóc sô, phách tre, hoa tay Với bộ gõ trên trẻ được khám phá nhiều âm thanh khác nhau khi thực hiện gõ đệm và gây được sự tập trung hứng thú của trẻ. Hay việc sử dụng những viên sỏi để cho trẻ chơi chuyền sỏi (trẻ ngồi vòng tròn cả lớp để vừa hát vừa dùng sỏi gõ xuống sàn theo yêu cầu của giờ học là gõ theo nhịp, theo lời ca và chuyền cho bạn). trẻ cũng rất hứng thú và trong quá trình hát kết hợp vận động chuyền sỏi trẻ phải tập tung, có sự phối hợp giữa các trẻ để thực hiện cho đúng, tránh làm hỏng lần chơi của cả lớp, mà vẫn không gây căng thẳng cho trẻ mà trẻ vẫn thấy rất thoải mái khi tham gia vận động. Với các dụng cụ gõ khác như: Vỏ dừa, lon bia cô cho trẻ luân phiên sử dụng giữa các tổ trong giờ học để gây hứng thú cho trẻ, đồng thời khi sử dụng các nhạc cụ đó trẻ có thể đưa ra những nhận xét về âm thanh của từng loại. Với những dụng cụ có tính sáng tạo, mới lạ sẽ giúp trẻ đến với hoạt động âm nhạc một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển tai nghe chính xác hơn, cảm thụ âm nhạc đồng bộ hơn. Ví dụ 3: Khi dạy trẻ bài “Đố quả” – giai điệu bài hát không khó, song bài hát lại có nhiều lời vì vậy trẻ rất dễ nhầm lẫn trong quá trình học hát. Nếu cô sử dụng đồ dùng minh hoạ như khi trẻ hát “Quả gì mà chua chua thế” cô đưa ra bức tranh hay quả khế nhựa, tương tự với câu hát khác. Như vậy trẻ sẽ không bị nhầm lời và không bị ngắt quãng nhiều, trong quá trình học hát. Nó cũng có tác dụng như một biện pháp sửa sai trong quá trình học hát, trẻ sẽ nhớ lời nhanh hơn. Ví dụ 4: Để tổ chức các trò chơi nhằm ôn luyện các bài hát, trẻ nhớ tên bài hát ở cuối tiết học hay ở tiết biểu diễn, tôi đã làm và sử dụng một số đồ dùng tự tạo khác như: Chiếc hộp kì diệu, đó là một cái hộp có nhiều ngăn, các ngăn đều có cửa, bên ngoài là chữ số hoặc các chấm tròn, hình ảnh con vật, hoa quả được thay đổi theo chủ điểm. Bên trong là tranh hoặc các đồ vật liên quan đến một bài hát nào đó Khi trẻ mở ngăn mình chọn sẽ phải thể hiện bài hát có nội dung liên quan đến hình ảnh, đồ vật có trong ngăn đó. 15
  4. Cùng với mục đích trên, tôi có thể sử dụng một đồ dùng khác là một bảng quay có kim chỉ, xung quanh là hình ảnh có liên quan đến nội dung các bài hát, với các trò chơi có tên gọi khác nhau như “Vòng quay kỳ diệu”, “Bánh xe số”. Với đồ dùng trên không những sử dụng trong tiết giáo dục âm nhạc mà còn được sử dụng trong nhiều môn học khác như: Làm quen môi trường xung quanh, làm quen với toán, làm quen với văn học, chữ viết. Những đồ chơi trên thực sự có ý nghĩa với trẻ là “Học bằng - chơi - chơi mà học” thông qua chơi trẻ sẽ hình thành, tích lũy được những kiến thức kỹ năng cần thiết góp phần cho việc phát triển toàn diện cho trẻ 6. Tổ chức hoạt động dưới hình thức biểu diễn nghệ thuật, một cuộc thi, tổ chức cho trẻ trong ngày hội ngày lễ: Biện pháp này là giáo viên thiết kế một giờ học hát hay giờ vận động dưới hình thức một chương trình văn nghệ phù hợp với từng chủ điểm. Ví dụ: Chương trình “Vui múa hát chào đón năm học mới” – chủ điểm “Trường mầm non”. Chương trình: “Bé vui hát mừng xuân” – chủ điểm “Tết và mùa xuân”.Chương trình “Bé vui cùng chiến sĩ ” Chủ điểm “nghề nghiệp. Hội thi “Tiếng hát bé mầm non”, “Tiếng hát Hoạ Mi” Với biện pháp này cô giáo đóng vai trò người “dẫn chương trình” trình tự tiết học được thể hiện khéo léo dưới một kịch bản của một chương trình. Để thực hiện biện pháp này phần chuẩn bị của cô giáo sẽ công phu hơn, song giờ học cũng đem lại kết quả rất cao trẻ tiếp thu bài nhanh, mạnh dạn, hứng thú tham gia chương trình.Cụ thể tôi tổ chức dạy hát bài hát “Làm chú bộ đội”, Nghe hát: “Cháu thương chú bộ đội” với hình thức tổ chức chương trình “bé vui cùng chiến sĩ” Vào ngày lễ hội như: ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, tết trung thu là những ngày quan trọng trong việc tạo ra môi trường âm nhạc phong phú và sinh động. Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, đóng kịch tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được. -Ví dụ: Ngày khai trường tôi rèn trẻ những bài hát, múa về trường mầm non “Cháu đi mẫu giáo, trường chúng cháu là trường mầm non, chào hỏi” Ngày tết trung thu: Dạy trẻ hát múa các bài như: Rước đèn, Gác trăng, đêm trung thu Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng hát, vận động theo nhạc Khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn 16
  5. bị trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn. 7. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi: * Hát, vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ. Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ hát, vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ. * Hát, vận động theo nhạc trong lúc hoạt động ngoài trời: Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể cho trẻ hát, vận động theo nhạc nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Ví dụ: Sau khi cho trẻ quan sát và đàm thoại về con chim. Cô có thể cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa hát bài Thật là hay Ví Dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn rau cô cho trẻ hát bài: Bé thích ăn rau * Hát, vận động theo nhạc trước giờ ngủ của trẻ Cô mở nhạc dân ca , hát ru cho trẻ nghe, hay cô hát cho trẻ để trẻ cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng của những làn điệu dân ca,lời ru từ đó trẻ đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng và thoải mái. *Hát, vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát cô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca, điệu múa thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, là cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ. 8. Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh. Để giúp trẻ nâng cao chất lượng ca hát vận động, ngoài việc tổ chức trên lớp tôi đã tích cực phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như vào các buổi đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về khả năng ca hát vận động theo nhạc của trẻ ở lớp, để phụ huynh nắm được đồng thời tôi đề nghị phụ huynh về nhà thường xuyên cho trẻ hát, múa biểu diễn những bài hát múa cô đã dạy trên lớp để trẻ mạnh dạn hơn và được củng cố lại những kiến thức đã được học trên lớp. Để làm được việc này tôi đã trao đổi với phụ huynh về lời bài hát, một số động tác vận động hay phụ huynh có thế khuyến khích để trẻ có những động tác vận động sáng tạo ., 17
  6. VD: Để dạy trẻ ca hát vận động theo nhạc bài: “Tay thơm tay ngoan” tôi đã cung cấp cho phụ huynh lời hát và một số động tác múa cơ bản, sau đó nhờ phụ huynh về nhà cho trẻ hát, múa nhiều lần đồng thời vào các buổi đến lớp tôi kiểm tra xem khả năng thực hiện của trẻ tốt chưa để tiếp tục phối hợp với phụ huynh rèn trẻ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Trong quá trình thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng cho trẻ khi học hát và vận động tôi đã thu được kết quả sau: 4.1. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ bộ môn giáo dục âm nhạc của lớp phong phú hơn và có nhiều sáng tạo cụ thể: - Lớp có dụng cụ âm nhạc như bộ gõ gồm nhiều thể loại: Bằng gáo dừa, xắc xô bằng: vỏ lon bia, vỏ hộp sửa của trẻ, vỏ con trai và cùng trẻ trang trí cho sinh động. - Một số hình ảnh minh họa theo nội dung bài hát và nhiều đồ dùng đồ chơi khác phục vụ môn học. 4.2. Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non. - Phụ huynh đã chủ động tích cực trao đổi với giáo viên hơn trong công tác rèn kỹ năng cho trẻ ca hát và vận động theo nhạc. 4.3. Về giáo viên: Có thêm kinh nghiệm trong việc tạo môi trường lớp học cho trẻ hoạt động, Kỹ năng ca hát và vận động theo nhạc được nâng lên, tác phong sư phạm Linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt đông giáo dục âm nhạc cho trẻ 4.4. Kết quả trên trẻ: Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp trên vào việc dạy ca hát và vận động theo nhạc cho trẻ lớp Mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Số trẻ đã có kỹ năng ca hát và vận động được nâng lên rõ rệt, trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia hoạt động. Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong các giờ hoạt động. Trẻ hào hứng tham gia hoạt động tích cực và tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái. Cuối năm học 2011 - 2012 tôi tiến hành khảo sát kỹ năng ca hát và vận động theo nhạc của lớp 3 tuổi B1 tôi đã áp dụng để kiểm tra khả năng của trẻ. Tổng số trẻ được khảo sát: 20 cháu * Kết quả cụ thể: Các kỹ năng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Cấp độ so sánh Kỹ năng ca hát Tốt: 4/20 = 20% Tốt: 7/20 = 35% Tốt tắng 15 % Khá: 5/20 = 25% Khá: 9/20 = 45% Khá tăng 20 % TB: 8/20 = 40% TB: 3/20 = 15% TB giảm 25 % 18
  7. Yếu: 3/20 = 15% Yếu: 1/20 = 5% Yếu giảm 10% Kỹ năng vận Tốt: 4/20 = 20% Tốt: 6/20 = 30% Tốt tắng 10% động theo nhạc Khá: 6/20 = 30% Khá: 9/20 = 45% Khá tăng 15% TB: 5/20 = 25% TB: 3/20 = 15% TB giảm 10% Yếu: 5/20 = 25% Yếu: 2/20 = 10% Yếu giảm 15% Với kết quả trên cho thấy khả năng ca hát và vận động của trẻ của trẻ được nâng lên rõ rệt . Các cháu rất yêu thích và hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc. Việc áp dụng các biện pháp trên không chỉ giúp trẻ phát triển về kỹ năng âm nhạc mà còn giúp phát triển một số kỹ năng khác như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức. - Kỹ năng giao tiếp: Khi tham gia hoạt động âm nhạc trẻ được hoạt động cùng với bạn, khi biểu diễn trẻ học cách trình bày, giới thiệu. - Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Trẻ biết cách thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát. khi biểu diển trẻ biết giao lưu tình cảm với khán giả. - Kỹ năng thẩm mỹ: Trẻ biết yêu âm nhạc, biết yêu quý cái đẹp. Biết thể hiện những sắc thái, động tác minh họa đẹp. - Kỹ năng nhận thức: Tạo điều kiện để trẻ có thêm những hiểu biết xã hội, những kiến thức văn hóa, hay môi trường xung quanh trẻ. Với kết quả trên đã chứng minh rằng đề tài thực nghiệm của tôi đã thành công, các biện pháp tôi đề ra áp dụng vào thực tiễn là phù hợp và đạt hiệu quả cao. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ nói chung và nâng cao khả năng ca hát và vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi nói riêng, tôi tự rút cho mình một bài học như sau: Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn. Không ngừng học tập rèn luyện để. nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thường xuyên tập luyện nâng cao kỹ năng thể hiện âm nhạc để thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ Cô giáo phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm khả năng ca hát và vận động, cơ quan phát âm để có phương pháp dạy thích hợp. Tạo môi trường giáo dục âm nhạc phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tổ chức hoạt động nghệ thuật ca hát và biểu diễn cho các cháu. 19
  8. Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các phương tiện, biện pháp khác nhau cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ. Cô giáo phải biết lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt đông âm nhạc phù hợp hấp dẫn, truyền cảm để thu hút, hấp dẫn trẻ. Thường xuyên rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi theo chế độ sinh hoạt của trẻ. Luôn khuyến khích, động viên, tạo cho trẻ niềm say mê hoạt động. Phối kết hợp với phụ huynh để trao đổi, thống nhất quan điểm giáo dục. 20
  9. PHẦN III: KẾT LUẬN 1.KẾT LUẬN: Có thể nói âm nhạc là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ, trau dồi đạo đức, phát triển trí tuệ, thể chất,tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và nắm vững nội dung, phương pháp dạy học,. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ nhằm hình thành kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ. Ngoài ra giáo viên cần chú trọng quan tâm đến khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ, trẻ có hứng thú học tập thì mới tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Chính vì vậy tạo hứng thú cho trẻ là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa, điều này giáo viên mầm non cần có sự đầu tư thời gian suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo để trẻ được lĩnh hội những gì tốt đẹp nhất. Một điều quan trọng nữa là cần tạo điều kiện để trẻ thể hiện sự hồn nhiên, tự tin biểu diễn hoạt động nghệ thuật thông qua các ngày hội ngày lễ các chương trình văn nghệ khác Những kiến thức và kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc mà trẻ có cần được vận dụng vào hoạt động thực tiễn. Vì vậy giáo viên mầm non cần linh hoạt sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có ở mọi lúc, mọi nơi, trong lúc chơi, trong các hoạt động khác nhau. Qua đó những kiến thức kỹ năng ca hát, vận động của trẻ được khắc sâu. Thông qua đề tài này tôi nghĩ nếu mỗi giáo viên mầm non đều áp dụng những biện pháp trên một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo thì năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng ca hát và vận động theo nhạc của trẻ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy chúng ta sẽ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục các thế hệ trẻ có một nhân cách tốt ngay từ tuổi ấu thơ. 2. Ý KIẾN KIẾN NGHỊ: * Với phòng giáo dục và đào tạo: Mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kĩ năng sử dụng đàn, kĩ năng múa. Tổ chức hội thảo môn âm nhạc để giáo viên có nhiều cơ hội học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân. - Tổ chức Hội Thi ca múa nhạc cho cô và trẻ 21
  10. * Với nhà trường: Tăng cường mở lớp tấp huấn nâng cao kiến thức âm nhạc cho giáo viên.Tổ chức các tiết dạy dạy chuyên đề. giáo viên được trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Tổ chức tuyền truyền với các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức,để nâng cao nhận thức của phụ huynh. Tổ chức thi: Viết sáng kiếm kinh nghiệm về tổ chức hoạt động âm nhạc” cho trẻ mầm non. Yên Lạc, ngày 02 tháng 11 năm 2012 Người thực hiện Lê Thị Thúy Anh 22
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo bé (Bộ GD & ĐT) 2. Tài liệu bồi dưỡng hè 2009, 2010.2011 3. Tạp chí giáo dục mầm non các số 1, 2, 3, 4 (Bộ GD & ĐT) 4. Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp (Nhà xuất bản giáo dục) 5. Phương pháp giáo dục mầm non. (ĐHSPHN) 23
  12. NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Yên Lạc, ngày tháng .năm 2012 T.M TỔ 24
  13. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG . Yên Lạc, ngày tháng .năm 2012 T.M NHÀ TRƯỜNG 25
  14. NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Yên Lạc, ngày tháng .năm 2012 26