Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_da.docx
BC_thi_GV_gioi_2020_64ecd3f8ad.pdf
To_chuc_hoat_dong_Nhom_-_Huyen_c52f9e34e5.ppt
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn
- Để giúp các em hoạt động nhóm có hiệu quả, tôi hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu, xem những clip tổ chức hoạt động nhóm, hướng dẫn cho các em kỹ năng thuyết trình điều chỉnh ngôn ngữ lời nói ánh mắt cử chỉ, tính mạch lạc và bản lĩnh trước đám đông. Sau mỗi một hoạt động tôi thường xuyên nhận xét rút kinh nghiệm để hoạt động lần sau có hiệu quả hơn. Hết nửa học kỳ tôi tổ chức cho các em tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trình bày ưu điểm, hạn chế khó khăn khi thảo luận nhóm để cùng nhau tìm ra những biện pháp phù hợp hơn. Tuy nhiên tổ chức hoạt động nhóm phải linh hoạt đổi mới sáng tạo vì thế sau một thời hoạt động tôi tạo nhóm mới để các thành viên có cơ hội hợp tác với tất cả các bạn trong lớp. -Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ luyện nói: Đối với hoạt động này tôi cho bầu thêm tổ trọng tài để đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm. Thành viên của tổ bao gồm lớp trưởng, lớp phó học tập và hai bạn học khá trong lớp. Tổ trọng tài đánh giá bằng hình thức cho điểm dựa vào qui chế kết quả hoạt động của mỗi nhóm. Ví dụ: Trong giờ luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm, tôi cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà với đề “Nhập vai Trương Sinh kể lại câu chuyện, bày tỏ niềm ân hận khi thấu nỗi oan của vợ nhưng việc trót rồi”. Tôi cho các thành viên trong nhóm thảo luận chọn một thành viên có điểm cao nhất. Sau đó tôi cho tiến hành thi giữa các nhóm. Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày, ban giám khảo chấm dựa vào quy chế. Bài nói đảm bảo yêu cầu về nội dung và yêu cầu về khả năng thuyết trình, khả năng diễn xuất.Ban giám khảo dựa vào kết quả xếp theo thứ tự từ 1 đến 4. Tôi nhận xét ưu điểm hạn chế của các thành viên và trao phần thưởng cho các thành viên, các nhóm có kết quả cao. - Tổ chức hoạt động nhóm trong thời gian học ở nhà: + Tôi tiến hành chia nhóm theo thôn xóm mỗi nhóm không quá 8 thành viên. Đối với thôn có nhiều học sinh tôi chia thành nhiều nhóm, những thôn có 1 học sinh tôi ghép vào nhóm xóm gần nhất. +Mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng có nhiệm vụ tổ chức hoạt động của nhóm, phân công công việc cho từng thành viên, nhắc nhở giám sát các thành viên học bài và 7
- làm bài ở nhà và phân công các thành viên giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời nhóm trưởng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của nhóm cho tôi sau khi nhóm hoàn thành nhiệm vụ. + Hình thức hoạt động Hình thức thứ nhất: Cùng nhau thảo luận khi được giao nhiệm vụ. Hình thức này phát huy tính tự học tự quản, tự giác chủ động sáng tạo của từng thành viên, phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên và khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng. Để giúp nhóm hoạt động tốt hơn tôi phối kết hợp với một phụ huynh trong xóm có điều kiện về thời gian.Phụ huynh giám sát đôn đốc quản lý hoạt động của một nhóm của con em mình. Bản thân tôi sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm tiến hành kiểm tra đột xuất trực tiếp đến từng thôn xóm vào buổi tối để nắm bắt tình hình, nhắc nhở đôn đốc và giúp đỡ các nhóm giải quyết khi gặp khó khăn.Tôi cũng có thể theo dõi các nhóm hoạt động qua phòng học trực tuyến hoặc qua zalo. Các thành viên trong nhóm thảo luậnxong thư ký tổng hợp ý kiến bằng văn bản. Trong tiết truy bài các nhóm trao đổi bổ sung những nội dung còn thiếu. Sau đó tôi sẽ kiểm tra nhận xét kết luận và đánh giá. Các nhóm chia theo thôn hoạt động ổn định trong một năm, tuy nhiên có thể bầu thêm nhóm phó và thay đổi nhóm trưởng khi cần thiết. Kết quả của nhóm sẽ được đánh giá qua quá trình hoạt động, những thành viên chưa tích cực sẽ được đánh giá ở mức độ khác. Hình thức thứ hai: Làm bài kiểm tra ở nhà theo nhóm, tôi đưa ra quy chế hoạt động của nhóm, khi các thành viên nhận đề kiểm tra sẽ làm bài độc lập dưới sự quản lý của nhóm trưởng, sự giám sát của đại diện phụ huynh trong xóm. Các thành viên làm bài nghiêm túc với thời gian từ 60, 90 hoặc120 phút theo cấu trúc đề thi.Ví dụ đối với đề bài: “ Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân” nhóm hoạt động trong 60 phút; đối với đề bài theo cấu trúc đềthi vào THPT nhóm hoạt động với thời gian 120 phút. Có 2 cách triển khai hoạt động nhóm. Cách thứ nhất: Nhóm trưởng tổ chức ch các thành viên làm bài kiểm tra theo quy định, sau khi làm xong các thành viên kiểm tra chéo theo cặp chỉ ra lỗi sai, các ý còn thiếu, học hỏi lẫn nhauvà về nhà làm lại bài. Tôi sẽ là người kiểm tra 8
- cuối cùng chữa và chấm; Cách thứ 2: Sau khi các thành viên làm xong bài kiểm tra nhóm trưởng niêm phong lại, tôi sẽ nhận xét và chấm và chữa. Hình thức tổ chức nhóm như vậy đã giúp tôi đánh giá được kết quả học tập của học sinh tiết kiệm được thời gian trên lớp. Đồng thời giúp học sinh làm quen được với dạng đề thi vào THPT, biết phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài, rèn cho học sinh kỹ năng viết, kỹ năng trình bày, ý thức tự học tự giác trong học tập. Tổ chức hoạt động nhóm đòi hỏi sự linh hoạt sáng tạo đưa ra những biện pháp tổ chức phù hợp, khi thấy cách tổ chức chưa hợp lý cần thay đổi để có kết quả cao hơn. Ví dụ, khi tổ chức hoạt động nhóm ở thôn xóm có những nhóm 8 thành viên hoạt động không tích cực vì nhóm đông, có những thành viên ỷ lại vì thế tôi đã chia thành 2 nhóm nhỏ và đã đạt được kết quả tốt hơn. Hình thức này tôi tổ chức mỗi tháng một lần vào thứ 7 hoặc chủ nhật. Sau mỗi đợt kiểm tra những học sinh đạt điểm cao, những học sinh có sự tiến bộ trong học tập tôi phối kết hợp với phụ huynh động viên, khen thưởng khích lệ các em bằng cả vật chất lẫn tinh thần. b.Kết quả đạt được: - Dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và BGH, sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp và sự nỗ lực vươn lên của bản thân, sự cố gắng của học trò tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ của mình và gặt hái được một số kết quả cao trong năm học: + Học sinh trong lớp sôi nổi tự tin chủ động tích cực có kỹ năng sống tốt hơn. Tập thể lớp đoàn kết. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thêm thân thiện. + Học sinh yêu và say mê môn văn hơn. - Kết quả đạt được: Giỏi Khá Trung bình Yếu Đầu năm 6 18 7 Giữa kỳ I 8 17 6 Cuối kỳ I 9 18 4 Giữa kỳ II 1 12 17 2 Cuối kỳ II 1 15 15 0 Thi vào THPT 15 16 0 9
- c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm: - Một số thành viên hoạt động chưa tích cực. - Cách tổ chức hoạt động nhóm đôi khi còn chưa linh hoạt. - Bổ sung: + Cần đổi mới hình thức hoạt động nhóm phát huy tích tích hợp liên môn như: Đóng kịch, luyện nói, trình bày vấn đề trước lớp, phát huy vai trò của trọng tài trong việc đánh giá hoạt động của nhóm. + Tích cực giáo dục học sinh chủ động, tích cực,sáng tạo hơn nữa. + Các biện pháp cần linh hoạt phù hợp hơn trong từng giai đoạn hoạt động. 4. Kết luận: Năm học 2019-2020 tôi đã thực hiện các biện pháp giáo dục trong công tác dạy và học để nâng cao chất lượng môn văn của lớp nói riêng và của nhà trường nói chung, cũng từ đó rút ra được những bài học cho bản thân trong sự nghiệp trồng người. Để có một kết quả giảng dạy tốt người giáo viên cần có sự nhiệt tình tâm huyết, trăn trở tìm ra các biện pháp phù hợp với từng đối tượng, giám nghĩ giám làm với tinh thần trách nhiệm của một nhà giáo. Gương mẫu trong quá trình ứng xử, kiên trì nhẹ nhàng uốn nắn động viên khích lệ, yêu thương học sinh, thổi niềm say mê văn chương cho các em. Sẵn sàng giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập đặc biệt với học sinh yếu. Tạo mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội. 5. Kiến nghị, đề xuất. a.Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Tổ chức những buổi tọa đàm trao đổi sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn nhiều hơn nữa. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: Đề nghị BGH nhà trường quan tâm tạo điều kiện hơn nữa đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên. 10
- c. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Đề nghị cấp trên tổ chức những buổithảo luận chuyên đề giúp giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi. 11
- PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP * Kết quả thi vào lớp 10 của lớp 9A2 TT Họ và tên Văn Toán Anh Tổng 1 Lê Thị Vân 7.25 7 4.75 33.25 2 Nguyễn Văn Quang 6.25 7.5 6.25 33.75 3 Nguyễn Thị Quỳnh Như 6.5 6.25 6.75 32.25 4 Trọng Thị Hằng 7.0 6.13 7 33.26 5 Lê Thị Kiều Chung 6.25 6.5 5.25 30.75 6 Nguyễn Thị Hằng 7.25 5.75 4 30 7 Lê Hoài Thu 5 6.75 5.75 29.25 8 Nguyễn Trường Thành 6.5 5.38 7 30.76 9 Nguyễn Thị Thơm 5.5 6.63 5.5 29.76 10 Nguyễn Ngọc Linh 6 6.5 5.25 31.25 11 Nguyễn Thùy Trang 5.75 6.75 5.5 30.5 12 Nguyễn Văn Vũ 6.75 7.38 6 34.26 13 Nguyễn Bảo Hoa 6.75 7 7.25 34.75 14 Đỗ Tú Anh 7 6.75 7.25 35 15 Trương Bá Trường 7 7.13 4.5 32.76 16 Đặng Hồng Tuấn 6.5 3.5 4.25 24.25 17 Nguyễn Việt Anh 5.75 5.13 3.75 25.51 18 Nguyễn Văn Tráng 5.25 6.63 6 29.76 19 Nguyễn Thị Yến Sang 6 5.63 4.25 27.51 20 Nguyễn Xuân Tân 5.5 6.63 5.5 29.76 21 Vương Thành Trung 5.75 4.75 3.5 24.50 22 Nguyễn Hữu Giới 7 8 8 39 23 Lê Đăng Hiếu 6.5 6.88 5.5 32.26 24 Nguyễn Thị Trang 7 8 6 36 25 Nguyễn Tùng Dương 6.25 6.5 3.75 29.25 12
- 26 Đỗ Mai Linh 6.75 6.38 6 32.26 27 Nguyễn Văn Mạnh 6.25 4.88 4.75 27.01 28 Ngô Thị Thương 6.5 7.5 5.5 33.5 29 Vũ Hùng Thao 6.5 7.63 7 35.26 30 Nguyễn Yến Nhi 6 7.25 6.5 33 31 Trần Đức Huy 5.5 7.25 2.75 28.25 * 100% học sinh của lớp thi đỗ vào các trường THPT trong huyện. ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG NHÓM 13
- PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Ninh Xá, ngày 14 tháng 10 năm 2020 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Huyền Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Nguyễn Thị Ánh Hằng Đánh giá, nhận xét của đơn vị HIỆU TRƯỞNG 14