Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao việc rèn chữ cho học sinh lớp Một

doc 13 trang trangle23 17/08/2023 5130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao việc rèn chữ cho học sinh lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_viec_ren_chu_cho_ho.doc
  • docBIA SKKN Yen TH MTN.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao việc rèn chữ cho học sinh lớp Một

  1. PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Đặt vấn đề: - Trẻ em mới vào lớp Một, lần đầu tiên làm quen với cách làm việc bằng trí tuệ, tâm hồn của các em rất ngây thơ, trong trắng như tờ giấy mới. Với sự tổ chức và điều khiển của giáo viên và bản chất của trẻ là trẻ thường bắt chước việc người lớn làm, các em xem cô giáo là người mẫu mực nhất và những điều cô giáo dạy là quyết định nhất, các em điều thực hiện theo. - Khi nói đến giáo dục học sinh ở trường tiểu học, người ta thường chú ý đến lớp đầu cấp. Giáo viên phải có kinh nghiệm, có lòng yêu nghề, mến trẻ và phải biết “ Tất cả vì học sinh thân yêu”. Người xưa có câu “ Dạy con từ thuở còn thơ”, với học sinh mới vào lớp Một cũng là mầm móng ban đầu mới được đào tạo. Giáo viên phải biết kết hợp hài hòa giữa dạy và học, cần lựa chọn các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng. Khi hướng dẫn các em làm bất cứ việc gì, giáo viên cần hướng dẫn thật kỹ, thật chính xác và có tính khoa học. Được như thế, sẽ giúp các em làm nền tảng vững chắc để học các lớp về sau. - Năm học 2015 – 2016 này, tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp Một 6. Qua những năm đứng lớp, tôi nhận thấy với học sinh lớp Một là lớp đầu cấp học, ngoài các môn học: Chính tả, Toán, Đạo đức thì yêu cầu viết chữ cũng rất quan trọng đối với tất cả học sinh. Vì thế, ngay từ bước đầu giáo viên cần rèn luyện về chữ viết cho các em thật kỹ, tập cho các em tính cẩn thận, chính xác, không cẩu thả trong khi viết chữ. Giáo viên phải kết hợp các phương pháp như: phương pháp trực tiếp quan sát, diễn giải, luyện tập và phương pháp nêu gương để làm thế nào khi học xong lớp Một, học sinh phải đạt được các yêu cầu như: đọc thông, viết thạo, có kỹ năng, kỹ xão, tư duy, sáng tạo Càng nghĩ tới các yêu cầu trên, tôi càng lo lắng, cố suy nghĩ tìm tòi qua thầy cô đồng nghiệp và suy nghĩ của bản thân được đúc kết qua những năm đứng lớp, tôi đã tìm ra giải pháp tốt nhất đưa vào việc giảng dạy cho học sinh lớp Một để học sinh có được chữ viết đúng, viết đẹp và trình bày tập sạch sẽ. 2. Mục đích đề tài: Với đề tài “ Biện pháp nâng cao việc rèn chữ cho học sinh lớp Một”, tôi muốn làm cho các em có chữ viết đúng kiểu chữ, đúng cỡ, chữ viết đẹp, thẳng hàng và tập vở, trình bày sạch sẽ. II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: Qua những năm đứng lớp, tôi nhận thấy chữ viết của các em lớp Một thường không thẳng hàng và chữ viết quá xấu. Với năm học này tôi nhận 1
  2. thấy việc đầu tiên là cần rèn luyện ngay cho các em về chữ viết. Tội chọn đề tài và áp dụng sau khi học sinh vào chương trình chính quy. III. PHẠM VI ĐỀ TÀI: Tôi chọn đề tài này chỉ thực hiện cho tất cả những học sinh của lớp Một 6, được thực hiện vào tuần lễ thứ hai của năm học 2015 – 2016 cho đến nay. 2
  3. PHẦN II: NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI: Đầu năm học 2015 – 2016 , tôi được phân công dạy lớp Một 6. Lớp có 42 em, trong đó 19 em nữ . Các em nữ rất ngoan, chữ lại khá đẹp nhưng còn một số em nam hay nghịch mà chữ chưa đúng mẫu. Qua khảo sát đầu năm: - Số học sinh viết tốt, nổi bật : 7 em - Số học sinh viết chữ khá nhưng chưa đúng chuẩn : 18 em - Học sinh viết chữ không đủ nét, không đúng mẫu : 13 em - Học sinh viết không viết được : 3 em Trong đó có 1 em nam do bị bệnh chậm phát triển nên chữ viết của em còn chưa rõ, không đủ nét. II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT: Từ thực tế ở lớp, tôi nhận thấy học sinh lớp Một là đầu cấp học, yêu cầu về chữ viết cũng là yêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Giáo viên cần luyện ngay cho các em có chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, chữ viết đẹp và thẳng hàng. Muốn đạt yêu cầu trên không chỉ kiểm tra uốn nắn một hay vài ngày mà giáo viên phải theo dõi kiểm tra thường xuyên từ đầu năm học đến cuối năm. Giáo viên cần lựa chọn các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng. Từ suy nghĩ trên, tôi nhận thấy bản thân nên chọn một vài kinh nghiệm giảng dạy đã tích luỹ được qua những năm đứng lớp đưa vào giảng dạy chữ viết cho học sinh lớp Một như sau: 1) Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng em để nắm được: - Học sinh nào có thể viết được, viết tốt. - Học sinh viết được nhưng chưa đúng chuẩn. - Học sinh chưa đủ dụng cụ học tập. - Học sinh yếu, ham chơi hơn ham viết. 2) Hướng dẫn cách cầm bút, cách ngồi viết và cách trình bày tập theo yêu cầu của từng môn học. 3) Thường xuyên quan tâm đến học sinh yếu kém, trung bình. 4) Dùng các phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh tiếp thu bài học dễ dàng và thường xuyên kiểm tra, uốn nắn, sửa sai nếu học hinh chưa đạt yêu cầu. 3
  4. 5) Rèn luyện cho các em tính chuẩn mực, tính chính xác, cẩn thận, tính thẩm mỹ và có tính khoa học. 6) Họp phụ huynh học sinh vào đầu năm để có biện pháp rèn luyện thêm khi học sinh học bài ở nhà. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ của từng môn học ở trường tiểu học, ngoài những môn như: Tập đọc, Chính tả, Toán thì môn tập viết cũng rất quan trọng, không thể thiếu được đối với tất cả học sinh ở trường tiểu học. Đầu năm học, tôi kiểm tra từng cá nhân ở lớp xem đặc điểm tâm sinh lý của các em thuộc dạng nào (giỏi, khá, trung bình, yếu) để tôi hướng dẫn cho phù hợp với từng loại. Sau đó kiểm tra dụng cụ học tập của các em (viết, thước kẻ, tẩy, vở, sách giáo khoa), em nào chuẩn bị chưa đủ các dụng cụ, tôi ghi vào vở viết của em đó để các em đem về cho phụ huynh xem và sẽ chuẩn bị đầy đủ cho các em. Đối với những em đã nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không đủ dụng cụ học tập, tôi tìm đến gặp phụ huynh em đó và động viên họ cố gắng mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập để các em học tốt hơn. 1/ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng em: Đối với những em chưa viết được, ham chơi hơn ham học: Những em này khi vào lớp Một rất bỡ ngỡ, hay khóc nhè làm ảnh hưởng đến tinh thần của những em khác. Đầu năm học, tôi kiểm tra ngay về trình độ của từng em. Qua tuần lễ đầu là tuần lễ ổn định nền nếp lớp, những em học sinh này mỗi ngày tôi dành 30 phút để hướng dẫn các em dùng phấn viết vào bảng con những đường thẳng hoặc nằm ngang mà ở bảng tôi đã kẻ sẵn. Tôi cho các em viết thật nhiều lần như thế sẽ giúp cho đôi tay của các em mềm mại hơn. Tôi luôn luôn quan tâm nhiều hơn đối với các em vì các em yếu hơn so với những em khác. Khi dạy chữ viết, tôi cho các em viết thật nhiều lần ở bảng con. Em nào viết sai hay chữ xấu, tôi yêu cầu các em viết lại đến khi nào viết đúng kiểu chữ, đúng hàng tôi mới kiểm tra sang em khác. Bài viết về nhà, tôi viết sẵn chữ mẫu vào tập ở nhà để khi về nhà các em tập viết nhiều lần thì chữ viết sẽ nhanh và đẹp. Đối với những em viết được nhưng cầm viết không đúng quy cách, chữ viết không thẳng hàng: Với phương pháp quan sát và luyện tập, tôi áp dụng vào việc hướng dẫn cách cầm bút và rèn luyện thường xuyên về cách cầm bút và phân biệt tên gọi của hàng có kẻ sẵn ở từng trang giấy. 4
  5. Những em viết yếu, về nhà không chịu viết bài tôi nhờ đến phụ huynh nhắc nhở và kiểm tra việc học ở nhà của con em mình. Tôi luôn luôn theo dõi đến từng em yếu, kém. Tôi quan tâm đến các em vì các em yếu, viết chậm hơn bạn mình sẽ sinh ra chán nãn, từ đó các em không muốn viết bài. Để động viên thêm về tinh thần học tập của các em, tôi dùng các biện pháp sau: - Động viên, nhắc nhở các em cố gắng khắc phục khó khăn, luyện tập nhiều ngày sẽ theo kịp các bạn khác. - Yêu cầu các em phải viết hết bài và kiểm tra lại mỗi ngày. - Khuyến khích, tuyên dương trước lớp khi các em viết đẹp. - Nêu những gương tốt của bạn cùng chung lớp, giáo dục học sinh theo lời Bác Hồ dạy: “ Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.” 2/Hướng dẫn học sinh cách cầm bút, cách ngồi viết và cách trình bày: Dạy chữ viết cho học sinh đòi hỏi học sinh phải biết cầm viết như thế nào cho đúng qui cách. Cầm viết đúng qui cách là điều khiển viết bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngoài ra còn có sự phối hợp nhịp nhàng của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay. Tôi đã áp dụng ngay qui định này vào việc hướng dẫn học sinh cầm bút. Đối với học sinh mới vào lớp Một, cần dạy cho các em có chữ viết đúng cỡ, đúng kiểu chữ, nét liền mạch, các con chữ có khoảng cách hợp lý, thẳng hàng và tập vở sạch sẽ. Trước tình hình trên, tôi đã kiểm tra sơ bộ từng cá nhân học sinh lớp để xem em nào chưa biết cách cầm bút hoặc biết nhưng chưa cầm đúng quy cách. Tôi hướng dẫn các em bằng cách: làm mẫu cho các em quan sát, tôi cầm đến từng dãy bàn, sau đó tôi cho cả lớp thực hiện lại và tôi kiểm tra để sữa sai kịp thời. Chỉ cần luyện tập vài lần thì học sinh sẽ quen dần cách cầm bút. Dạy chữ viết cho trẻ là một vấn đề khó, nhưng dạy thế nào cho trẻ viết đúng, viết đẹp lại còn khó hơn. Để giáo viên đỡ vất vả trong việc kẻ hàng cho học sinh khi viết bài, tôi kẽ sẵn ở bảng lớp những hàng kẻ giống như nhưng hàng kẻ ở vở viết của học sinh. Tôi dạy các em biết phân biệt từng dòng kẻ ở bảng con, bảng lớp và vở viết. + Ví dụ: - Dòng kẻ từ trên thẳng đứng xuống dưới có màu đỏ gọi là lề đỏ hay hàng kẻ dọc. 5
  6. - Dòng kẻ từ trái sang phải là dòng kẻ ngang hay hàng ngang. lề đỏ hàng kẻ dọc hàng ngang Khi dạy phân biệt từng dòng kẻ tôi cho từng cá nhân nhận xét và nhắc lại tên gọi từng dòng kẻ, sau đó cho cả lớp tự nhìn vào vở và kể tên từng dòng. Mỗi ngày chỉ cần ôn đi ôn lại vài lần học sinh dễ nhớ và phân biệt đúng. - Dạy chữ viết cho hoc sinh lớp Một, yêu cầu giáo viên phải nhẹ nhàng, tính tình hoà nhã, không nóng vội, mà làm việc gì cần phải chậm rãi đi từng bước một. Giáo viên cần tập cho các em tính cẩn thận, chính xác, không cẩu thả trong lúc viết. Khi dạy chữ mới chúng ta nên ôn lại chữ cũ và khi giao nhiệm vụ học sinh vần phải giao một lần, lời nói to, rõ và dứt khoát. Giáo viên làm mẫu cho học sinh xem cần chính xác, cho học sinh nhắc lại có nhận xét. Trong lúc các em viết, giáo viên nên đến từng em kiểm tra lại. Và tôi đã kết hợp các phương pháp sau để hướng dẫn học sinh khi dạy chúng viết: - Phương pháp quan sát: Học sinh quan sát chữ mẫu, nhận xét về cầu tạo kiểu chữ, nét gì, độ cao. - Phương pháp diễn giải: Mô tả lại cấu tạo của con chữa cần viết theo yêu cầu của giáo viên. - Phương pháp thực hành: Sau khi giáo viên làm mẫu xong, học sinh tự mình thực hiện theo. - Phương pháp luyện tập: Viết lại con chữ nhiều lần cho đẹp. - Phương pháp nêu gương: Tuyên dương những học sinh chăm ngoan. +Ví dụ: Khi dạy học sinh viết chữ a, tôi viết sẵn chữ mẫu ở bìa cứng cho học sinh quan sát chữ a và nhận xét xem chữ a có độ cao mấy dòng? Kiểu chữ gì? Có cầu tạo nét ra sao? 6
  7. Học sinh sẽ quan sát chữ a và trả lời: chữ a có độ cao 2 dòng, rộng một li rưỡi kiểu chữ viết thường, có 2 nét (nét cong kính và nét móc ngược) Sau đó tôi bắt đầu hướng dẫn học sinh chấm 3 điểm toạ độ (Điểm bắt đầu – Điểm chuyển hướng bút – Điểm kết thúc). Học sinh chấm xong tôi đi kiểm tra lại. Khi học sinh đã nắm vị trí của điểm toạ độ, tôi bắt đầu hướng dẫn các em viết: “Đặt bút dưới đường kẻ 3 mốt chút, viết nét cong kín từ phải sang trái. Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược sát nét cong kín.”. Giáo viên nên cho học sinh viết như thế vài ba lần thì các em sẽ in sẵn cách viết đó vào não bộ. Thực hiện ở bảng con xong, đến phần viết vào vở giáo viên đỡ vất vả hơn vì học sinh đã nắm được tên gọi của từng dòng kẻ, khi nhìn giáo viên làm mẫu, các em sẽ tự mình viết theo cho đến hết dòng. Giáo viên hướng dẫn các em các chữ cách nhau 1 ô. Khi viết hết dòng này xuống viết dòng khác thì chữ ở dưới phải ngay hàng với chữ ở trên. Lúc đó, giáo viên sẽ đi kiểm tra hết từng em một, em nào viết sai ta nên sửa ngay chứ đừng bỏ lơi. Chữ a viết kiểu chữ viết thường và chữ cỡ lớn. Học sinh viết xong chữ cỡ lớn thì giáo viên mới hướng dẫn viết chữ cỡ nhỏ. Vì thời gian đầu học sinh đã nắm được từng dòng kẻ nên việc viết chữ nhỏ chỉ cần giáo viên hướng dẫn chấm 2 điểm nằm trên dòng kẻ dọc là học sinh viết được ngay. Khi các em viết xong, tôi một số em nộp tập chấm điểm và nhận xét. Em nào viết đúng, chữ đẹp, sạch hơn tôi sẽ tuyên dương trước lớp để gây hứng thú cho các em và những em viết chưa đẹp tôi luôn động viên cố gắng rèn luyện thềm ở nhà nhiều hơn nữa sẽ theo kịp các bạn khá giỏi. Lúc học sinh viết bài, giáo viên nên theo dõi, kiểm tra từng em một, thường xuyên 7
  8. nhắc nhở các em về độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, từ phải đều nhau và lưu ý cách ngồi viết phải đúng tư thế. +Ví dụ: :Dạy viết tiếng, từ. Khi dạy viết chữ a, b có từ “ bà ba”, tôi hướng dẫn học sinh quan sát từ “bà ba”, tiếng “bà” có con chữ b ghép với chữ a và thanh huyền trên đầu chữ a. Tiếng “ba” có con chữ b ghét với chữ a và thanh ngang. Học sinh nhận xét xong, tôi cho vài em nhắc lại. Tôi hướng dẫn các em viết tiếng “bà” vào bảng con. Tôi viết mẫu ở bảng lớp: chữ b lia bút viết chữ a và nhấc bút đặt dấu thanh trên chữ a được tiếng “bà”. Học sinh quan sát và viết theo giáo viên, học sinh viết tiếng “ba” vào bảng con. Viết xong từ “bà ba” tôi cho cả lớp luyện lại hai từ “bà ba” 2 lần ở bảng con. Nhờ phần viết bảng con, tôi đã hướng dẫn chậm và kỹ nên khi hướng dẫn học sinh viết vào vở rất nhanh, học sinh viết đúng, đẹp và thẳng hàng. Tôi chỉ cần viết chữ mẫu là “bà” thì học sinh ở dưới sẽ tự cầm viết viết tiếng “bà” vào vở, lúc đó giáo viên chỉ cần kiểm tra lại. Khi được từ “bà ba” tôi tiếp tục hướng dẫn viết từ “bà ba” kế tiếp cách nhau 2 thân chữ, cứ như thế tôi hướng dẫn các em viết cho đến khi hết dòng. Sang các dòng còn lại, tôi cho các em tự viết và tôi chỉ cần nhắc nhở với các em chữ ở dười phải thẳng hàng với chữ ở trên. Cuối cùng ở vở các em có từ “bà ba” viết theo kiểu chữ nhỏ và chữ viết thường. Hướng dẫn học sinh cách viết chính tả và trình bày vở khi viết Theo yêu cầu của chương trình thực nghiệm đối với học sinh lớp Một, trong môn Tiếng Việt ngoài Tập đọc, Tập viết có thêm phân môn Chính tả. Để giúp học sinh viết đúng, đẹp một bài chính tả ở phần ghép âm, tôi dùng biện pháp sau: - Nghe và nhớ tiếng cô đọc. - Phân tích trong đầu tiếng cần viết. - Tiếng nào có âm gì đọc trước thì viết trước, âm nào đọc sau thì viết sau và theo kiểu chữ nhỏ, chữ viết thường. 8
  9. +Ví dụ: Học sinh có bài viết chính tả sau: “Bé kê ghế, kê ghế kề bể cá, kê ghế dễ ghê.” Tôi đọc từng tiếng một cho học sinh viết, lúc học sinh viết, tôi đi kiểm tra qua cả lớp và nhắc nhở cách cầm viết, cách ngồi, khoảng cách giữa các tiếng cách nhau một con chữ o. Sau khi học sinh viết xong tiếng nào, tôi viết ngay tiếng đó lên bảng lớp. Từ đó, học sinh sẽ theo đó mà viết thẳng hàng, khoảng cách đều nhau. Hướng dẫn viết chính tả ở phần viết vần. Ở phần viết vần tôi cũng luyện kỹ ở bảng con, khi nào các em viết đúng vần vừa học xong tôi mới bắt đầu hướng dẫn ghép phụ âm vào. +Ví dụ: Học vần oe, uê. Tôi hướng dẫn học sinh từng bước, tôi viết chữ o cho cả lớp quan sát xong, tôi bắt đầu lia bút viết chữ e được oe. Tương tự vần uê. Có bài chính tả sau: “Bé khoe bà quê ra. Bà cho bé hoa quả”. Trước khi viết, tôi cho cả lớp nhắc lại yều cầu khi viết một bài chính tả: - Nhắc luật viết hoa. - Luật chính tả nếu có. Về cách trình bày vở viết, sau mỗi ngày học xong hết bài, tôi cho các em dùng thước để gạch một đường ngang dài. Học hết môn nào tôi cho các em gạch ngang khoảng 4 ô ở giữa trang giấy để khi nhìn vào sẽ có thẩm mỹ và tính khoa học. 3/ Thường xuyên quan tâm đến học sinh yếu, kém, trung bính bằng cách nhắc nhở động viên các em cố gắng luyện tâp nhiều lần về chữ viết để có được chữ viết đúng, viết đẹp. - Nêu những gương tốt của các bạn ở lớp có chữ viết đúng, viết đẹp, tập vở sạch sẽ để các em yếu kém học tập theo bạn. Ở lớp Một 6 có một số em viết chữ đúng, đẹp, tập vở sạch sẽ như: “Việt Phương, Minh Thư, Thành Nhân, Gia Hân, Nguyễn Phương, Phương Linh, Ngọc Trân, Bảo Việt, Thiên Phúc, Bảo Ngọc, Yến Vy ” - Quan tâm đến học sinh khá giỏi nhưng không thường xuyên vì các em chăm ngoan, lắng nghe cô hướng dẫn bài học. Khi các em viết, tôi chỉ cần kiểm tra lại. 4/ Rèn luyện học sinh tính chuẩn mực, tính chính xác, cẩn thận, tính thẩm mỹ và tính khoa học trong khi hướng dẫn hoc sinh viết chữ. Để tập vở của học sinh có được chữ viết đúng, viết đẹp, sạch sẽ, tôi luôn luôn tập cho các em có thói quen cẩn thận, chính xác. Khi viết chữ cần giữ cho vở sạch sẽ, các góc của từng trang giấy không bị cuốn lại. Đối với những em hay đổ mồ hôi, ướt cả tay, tôi hướng dẫn các em dùng khăn tay lót trên mặt giấy, khi viết đến đâu thì dời vị trí của khăn đến đấy. Cách này 9
  10. cũng giúp cho tập vở các em luôn sạch sẽ. Đối với những em viết cẩu thả, viết nhanh để được nói chuyện hay phá bạn, tôi buộc các em phải viết lại ngay đến khi đúng, chữ đẹp. 5/ Tổ chức họp phụ huynh học sinh để hỗ trợ thêm về việc giảng dạy của nhà trường. Qua 1 tháng thực học vào đầu năm học, trường tôi có tổ chức cuộc họp phụ huynh học sinh của từng lớp. Tôi đã dùng các biện pháp sau để nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm vào việc giảng dạy học sinh như: - Nêu các yêu cầu cần đạt của học sinh lớp Một. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập để giúp các em học tập dễ dàng hơn. - Kiểm tra tập vở khi học ở trường vào mỗi ngày. - Hướng dẫn thêm phần viết ở nhà nếu có. - Nhắc nhở học sinh học và viết bài, rèn luyện thêm ở bảng con. Ngoài ra, giáo viên cần liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, để từ đó phụ huynh sẽ giúp thêm cho chúng ta vào việc giảng dạy các em đạt chất lượng cao vì gia đình cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy các em trong quá trình học tập, lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xão qua phần học bài ở nhà. IV. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN: Sau khi vận dụng “ Biện pháp nâng cao việc rèn chữ cho học sinh lớp Một” đưa vào giảng dạy cho học sinh lớp Một 6, lớp tôi có chuyển biến rõ rệt so với đầu năm. BẢNG KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Thời điểm viết đẹp viết khá viết không không viết nổi bật nhưng chưa đủ nét, được đúng chuẩn không đúng mẫu Đầu năm 7 18 13 4 Giữa kì I 9 24 8 1 Học kì I 12 25 5 0 10
  11. PHẦN III: KẾT LUẬN I. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP: - Viết là yêu cầu không thể thiếu được đối với tất cả học sinh. Đối với trẻ mới vào lớp Một là lớp đầu cấp học, việc hình thành chữ viết cho các em phải chính xác, chuẩn mực, lời nói rõ ràng. Khi dạy bài mới ta nên ôn lại bài cũ và khi giáo viên làm mẫu cho các em quan sát ta nên gọi từng em nhận xét thật kỹ mới cho các em thực hiện lại. Giáo viên cần phải theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời khi các em bị sai sót về chữ viết như: không đúng độ cao, khoảng cách, các chữ viết không đúng kiểu, đúng cỡ. Ta phải yêu cầu các em sữa lại ngay. - Tập vở của các em có sạch sẽ hay không cũng là trách nhiệm của giáo viên. Cần thực hiện kỹ, chính xác ở bước đầu, sau này kết quả về chữ viết sẽ đạt chất lượng cao. Giáo viên cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở với từng cá nhân. Do các em còn nhỏ, có tính ham chơi, chưa ý thức vào học tập nên giáo viên cần động viên và thuyết phục các em cố gắng học tập. Bên cạnh đó khi giảng dạy, giáo viên nên chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Luôn quan tâm đến học sinh yếu, kém nhiều hơn, động viên các em về tinh thần học tập để các em ý thức được và cố gắng vươn lên, không nên chê bai trước lớp. - Ngoài ra việc cũng không kém phần quan trọng giúp chúng ta trong việc giảng dạy chữ viết cho các em chính là phụ huynh học sinh. Ta nên kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh. Gia đình học sinh là cánh tay đắt lực thôi thúc các em rất nhiều trong quá trình học tập. - Qua việc vận dụng đề tài trên vào giảng dạy chữ viết cho học sinh lớp Một, tôi nhận thấy các em có tiến bộ rất rõ. Các em có chữ viết đúng kiểu chữ, đúng cỡ và các chữ viết có khoảng cách đều nhau. Về phần trình bày vở viết, tôi đã hướng dẫn các em thống nhất cả lớp theo cùng một qui trình, cụ thể là: + Vở của từng môn học phải thống nhất từng màu riêng biệt như: • Vở Toán: màu đỏ • Vở Chính tả: màu xanh • Vở Viết ở nhà: màu vàng + Các vở phải có bìa cứng bên ngoài giúp các em giữ sạch sẽ tập vở. + Trình bày vở viết Chính tả, Toán, Tập viết phải theo mẫu do tôi hướng dẫn. 11
  12. - Giáo viên cần rèn luyện chữ viết thường xuyên cho các em. Chúng ta đừng thấy các em viết được rồi bỏ phế không theo dõi, kiểm tra, từ đó các em sẽ ỷ lại và viết cẩu thả. Nên tạo cho cho các em có thói quen viết chữ, cách trình bày, cách giữ gìn tập vở, không tẩy xoá nhiều, nếu viết sai ta hướng dẫn các em dùng thước gạch 1 đường ngang ngắn để không làm dơ vở viết. - Giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc rèn luyện thói quen viết chữ, cách trình bày, cách giữ gìn tập vở thì học sinh sẽ viết đúng kiểu chữ, đúng dộ cao, chữ viết ngày càng đẹp hơn. II. PHẠM VI ÁP DỤNG: Sáng kiến kinh nghiệm này tôi có thể áp dụng cho tất cả học sinh trong lớp mà tôi chủ nhiệm. Ngoài ra còn có thể nhân rộng cho cả khối thực hiện. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc rèn luyện thói quen viết chữ, cách trình bày, cách giữ gìn tập vở thì học sinh sẽ viết đúng kiểu chữ, đúng độ cao và chữ viết ngày càng đẹp hơn. - Qua phương pháp dạy các môn nói chung, môn Tập viết nói riêng, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra từng em, kịp thời uốn nắn, sửa sai để giúp các em có chữ viết đúng, viết đẹp. - Riêng bản thân tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình rèn chữ viết cho các em ở những năm về sau. Cố gắng tích lũy những kinh nghiệm sẵn có và tìm tòi thêm ở anh chị đồng nghiệp để đưa chất lượng của tất cả học sinh khối Một ngày càng cao hơn. 12
  13. MỤC LỤC PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ trang 1 đến trang 1 2. Mục đích đề tài .Từ trang 1 đến trang 1 3. Lịch sử đề tài Từ trang 1 đến trang 2 4. Phạm vi đề tài Từ trang 2 đến trang 2 PHẦN II : NỘI DUNG 1. Thực trạng đề tài Từ trang 3 đến trang 3 2. Nội dung cần giải quyết .Từ trang 3 đến trang 4 3. Biện pháp giải quyết Từ trang 4 đến trang 10 4. Kết quả chuyển biến Từ trang 10 đến trang 10 PHẦN III : KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp Từ trang 11 đến trang 12 2. Phạm vi áp dụng Từ trang 12 đến trang 12 3. Bài học kinh nghiệm .Từ trang 12 đến trang 12 13