Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn (Dành cho Lớp 1 và Lớp 2)

pdf 10 trang binhlieuqn2 08/03/2022 3863
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn (Dành cho Lớp 1 và Lớp 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_giai_bai_toan_co_l.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn (Dành cho Lớp 1 và Lớp 2)

  1. BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN (dành cho lớp 1 và lớp 2) I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: Xuất phát từ mục tiêu của môn Toán lớp 1, lớp 2 ở trường tiểu học nhằm đào tạo cho học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản đơn giản, thiết thực về giải các bài toán về phép cộng phép trừ (trong đó có các bài toán về nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị) về phép nhận dạng tìm tích và phép chia thành phần bằng nhau và chia thành nhóm. Trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính (với cách viết tên và đơn vị theo quy định) và đáp số. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt đúng cho học sinh. Bởi lẽ môn Toán là một môn học có nhiều thuật toán, tiên đề vốn rất cao sâu lại được trình bày một các giản dị trên trang sách giáo khoa dành cho trẻ nhỏ để rồi qua từng bài, từng chương dần dần hình thành tư duy toán học cho các em. Việc dạy học môn toán lớp 1 và lớp 2 nhằm giúp cho học sinh biết: đếm, đọc, viết các số đến 100 (lớp 1), 1000 (với lớp 2). So sánh, sắp xếp, các số theo thứ tự xác định. Sử dụng bảng cộng, bảng trừ (không nhớ, có nhớ) trong phạm vi 20. Thực hành nhân và chia với 2, 3, 4, 5. Tìm thừa số và số bị chia. Xác định ½, ⅓, ¼, ⅕ của nhóm đồ vật. Làm quen và tính toán đơn giản các bài toán về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng . Học sinh biết phát hiện và giải quyết vấn đề bằng nói và viết từ các tình huống cụ thể. Biết trình bày bài giải bài toán có lời văn với một phép tính. Dần biết cách học toán và phát triển các năng lực toán học. Từng bước giúp học sinh tự tin và hứng thú với việc học toán sau này. Giải bài toán có lời văn là một trong những kiến thức cơ bản trọng tâm của môn Toán lớp 1 và lớp 2, là một loại toán giúp học sinh được rèn luyện và phát triển tư duy rất tốt, qua loại bài tập này học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng trình bày bài toán một cách đầy đủ, toàn diện về ngôn ngữ và tính toán.
  2. 2 Tuy nhiên khi làm loại bài tập toán có lời văn, học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn vì nội dung bài toán cần phải lược bỏ yếu tố có lời văn đã che đậy bản chất toán học chứa trong bài toán đó, từ đó biết nêu ra phép tính thích hợp để tìm được đáp số của bài toán. Thực tế cho thấy những học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1 lên lớp 2, qua thời gian nghỉ hè là học sinh hầu như quên cách giải bài toán có lời văn. Đọc bài toán có thể không hiểu bản chất toán học, có thể quên cách tóm tắt bài toán hoặc trình bày bài giải sai hoặc chưa hoàn chỉnh. Dạy môn Toán học ở tiểu học cần đi từ dễ đến khó, càng học lên lớp trên, học sinh càng được mở rộng dần kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là cần được phát triển các năng lực cần thiết như năng tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, Trong chương trình Toán lớp 1 và lớp 2 học sinh sẽ được học giải các bài toán về phép cộng, trừ chủ yếu là dạng nhiều hơn hoặc ít hơn, giải các bài toán đơn về phép nhân, phép chia, dạng tìm tích, chia thành phần bằng nhau và chia thành nhóm. Trong chương trình Toán lớp 1, học sinh cần làm quen với cách giải bài toán đơn về phép cộng, trừ dạng thêm bớt, cách trình bày đầy đủ một bài giải theo đúng quy định gồm: + Câu lời giải. + Phép tính giải. + Đáp số. Ở chương trình Toán lớp 2, học sinh tiếp tục được học giải bài toán có lời văn chủ yếu là dạng nhiều hơn ít hơn. Sang học kì 2, học sinh tiếp tục học giải bài toán có lời văn về phép nhân và phép chia. Như vậy ta thấy tuy các dạng toán còn ít nhưng nhiều học sinh vẫn cảm thấy khó vì nó đòi hỏi, yêu cầu học sinh cần có đủ những hiểu biết và kỹ năng cần thiết để giải được các bài toán có lời văn một cách chuẩn mực. Bởi vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải cung cấp cho học sinh các quy tắc, phương pháp giải toán và phương pháp rèn luyện phù hợp để các em từng bước có các kỹ năng cần thiết để trình bày
  3. 3 lời giải chuẩn mực, dàn hình thành sự yêu thích môn toán và các thói quen giúp làm đúng các bài tập giải toán có lời văn. Từ thực tế nhiệm vụ giảng dạy Toán ở lớp 1 và lớp 2, tôi thấy vai trò của cách dạy toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng trong môn Toán của lớp 1 và lớp 2, vì nó vừa giúp học sinh phát triển các tư duy toán học vừa giúp học sinh hoàn thiện thêm về ngôn ngữ, gắn liền toán học và cuộc sống. Để hoàn thành tốt các mục tiêu trên và giúp học sinh làm tốt dạng toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2, tôi đã nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm, kiểm tra đánh giá khảo sát kết quả và rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy học giải toán có lời văn. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Qua dự giờ một số lớp và qua việc kiểm tra đánh giá trong giờ dạy của mình và qua các kỳ kiểm tra đánh giá chung (thi HK1, HK2) theo đề của phòng giáo dục đào tạo Giao Thủy, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều học sinh còn hay lúng túng khi giải bài toán có lời văn,Nhiều học sinh không biết giải bài toán có lời văn hoặc lời giải sai, lời giải chưa chuẩn mực. Nhiều học sinh cảm thấy rất khó khăn e ngại không muốn làm dạng toán này từ đó có tâm lý chung là rất ngại học toán. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để thực hiện tốt, hiệu quả công tác dạy học sinh giải bài toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2 giáo viên cần giảng dạy chắc chắn từng bước như sau: 1) Rèn cho sinh kỹ năng tìm hiểu nội dung bài toán: Khi giải bài tập dạng toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2, tôi luôn yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài toán. Học sinh phải hiểu chắc chắn một số từ khóa quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn ngữ thông thường như: “rời bến”, “bay đi”, “bán đi”, “cắt đi” thì mới đảm bảo có lời giải đúng, rất nhiều học sinh làm sai do vội vàng. Cần nhắc nhở học sinh thao tác nhanh, suy nghĩ và làm bài nhanh là cần thiết nhưng phải có kết quả đúng mới là quan trọng. Nhanh nhưng kết quả sai, thì các cố gắng đó trở lên không có giá trị. Giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng cẩn thận chắc chắn khi tìm hiểu bài toán cũng là góp phần rèn và hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Học sinh rất cần được rèn tính cẩn
  4. 4 thận, chắc chắn trong suy nghĩ và hành động trong học tập và trong cuộc sống hiện nay – Thời đại công nghệ. Rất nhiều người coi thường bước này, bởi vì kết quả đánh giá của kì thi (kiểm tra) điểm số theo kết quả của bài làm – phần trình bày lời giải, còn quá trình suy nghĩ, tìm hiểu của bài toán không được thể hiện ra trang giấy bài làm của học sinh nên nhiều giáo viên rất xem nhẹ bước này. Tuy nhiên muốn có điểm số cao, kết quả cao tức là có lời giải đúng rất cần học sinh hiểu đúng. Do đó cần lưu ý rằng nếu trong bài toán có những từ mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu rõ được nội dung và ý nghĩa của từ đó ở trong bài toán đang làm, từ đó giáo viên yêu cầu học sinh phân chia bài toán thành các ý nhỏ, mỗi ý đều có nội dung riêng của nó. Ví dụ: Từ mảnh vải dài 9dm/ cắt ra 5 dm để may túi./ Hỏi mảnh vải còn lại dài mấy đềximét?/. Nếu tách ra từng ý nhỏ như trên thì học sinh sẽ dễ nhận ra đâu là phần đã cho và đâu là phần phải tìm. khi học sinh hiểu được nội dung bài toán giáo viên tiếp tục rèn cho học sinh theo bước thứ hai là: Rèn kĩ năng tóm tắt bài toán 2) Rèn cho học sinh có kỹ năng tóm tắt bài toán. Sau khi đọc kỹ yêu cầu bài toán. Tôi yêu cầu học sinh thuật lại vắn tắt bài toán mà không cần phải đọc lại nguyên văn bài toán đó. Ví dụ: học sinh có thể tóm tắt: Từ mảnh vải dài 9 dm → Dài: 9 dm Cắt ra 5 dm để may túi → Cắt đi: 5 dm Hỏi mảnh vải còn lại dài mấy đềximét? → Còn lại: dm? Khi học sinh tóm tắt giáo viên cần lưu ý học sinh cách trình bày: + Các số 9, 5 và dấu được đặt thẳng cột + Dấu “?” đằng sau đơn vị là “dm”, không đặt trước đơn vị. Còn đặt trước đơn vị là dấu” ” + Dấu “:” để ngăn cách. Trước dấu “:” Là những từ chính của bài toán được giữ lại. Sau dấu “:” là các số đã nêu trong bài toán và sau mỗi số đều có tên đơn vị đi kèm (ví dụ: dm, con gà, học sinh, )
  5. 5 Sau khi học sinh biết tóm tắt câu văn một cách thuần thục giáo viên bắt đầu giúp các em biết cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc dưới dạng dấu móc ngoặc. Ví dụ: Nga có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Nga 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa? Tóm tắt: 4 bông hoa Nga Bình 2 bông hoa ? bông hoa Nói chung có nhiều cách tóm tắt một bài toán nhưng tóm tắt một bài toán có lời văn mà đúng thì học sinh rất dễ tìm được cách giải đúng. Có nhiều cách tóm tắt vì thế phải tùy thuộc vào khả năng của từng học sinh sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính cẩn thận, chắc chắn của học sinh, đồng thời qua đó rèn học sinh tính chủ động trong học tập, rèn kỹ năng, khả năng tự ra quyết định, chọn cách thức để giải quyết vấn đề (rèn năng lực giải quyết vấn đề). Giúp học sinh tự tìm cho mình một cách tóm tắt đúng với mỗi dạng toán khác nhau tùy theo năng lực của bản thân học sinh. 3) Rèn kỹ năng cho phép tính giải thích hợp: Để giải một bài toán, học sinh cần phải xác định được mối liên hệ giữa cái đã cho (số liệu, đại lượng đã cho) và cái phải tìm (số liệu, đại lượng cần tìm). Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải một bài toán thông qua các câu hỏi gợi ý như: “Bài toán cho biết gì?”, “Bài toán hỏi gì?”, “Làm phép tính gì?” Các câu hỏi này giúp học sinh phát hiện ra các sự kiện toán học thường bị che bởi các tình huống thực tế (ẩn tàng qua các câu từ) trong bài toán, đồng thời giúp học sinh phát triển khả năng hiểu sâu ngôn ngữ toán học trong cuộc sống hàng ngày cũng như khả năng phân tích đề bài toán từ lớp 1 và lớp 2, giáo viên rèn tốt cho học sinh các kỹ năng này là đã giúp cho học sinh biết định hướng giải quyết vấn đề hợp lý trong quá trình giải toán. Các bài toán đơn ở lớp 1 và lớp 2 học kì I, chủ yếu là những bài toán thể hiện ý nghĩa cụ thể của các phép tính cộng trừ. Vì vậy học sinh cần biết và hiểu rõ ý
  6. 6 nghĩa của các phép tính này mới có thể “chuyển dịch” từ tình huống thực tế sang ngôn ngữ và ký hiệu toán học. Trong các bài toán ở lớp 1 và lớp 2, quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm thường cho một cách khá tường minh như: “thêm”, “gộp tất cả”, “cả hai”, “nhiều hơn”, “bớt”, “tìm phần còn lại”, “ít hơn” Nhiều giáo viên nghĩ rằng từ những từ khóa đó học sinh việc lựa chọn phép tính thích hợp rất dễ dàng, không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên với trình độ và mức độ nhân thức của các em với lứa tuổi này (đặc biệt là lớp 1), nếu giáo viên giảng dạy không chú trọng hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh sẽ tạo cho học sinh tính cẩu thả, lựa chọn bừa phép tính, dần hình thành thói quen rất xấu cho học sinh thiếu tính cẩn thận, học yếu về môn toán. Chính vì thế mặc dù đơn giản, khá tường minh (theo đánh giá của giáo viên, của người lớn) nhưng với với học sinh lớp 1 và lớp 2 rất cần sự hướng dẫn tỉ mỉ, chính xác của người giáo viên trong những lần đầu học sinh được làm quen với các bài toán ấy. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh từng bước có kinh nghiệm lựa chọn phép tính thích hợp ở các dạng bài tập đó chẳng hạn như: Các bài toán về “thêm”, “gộp tất cả”, “cả hai”, “nhiều hơn” thường là phép tính cộng. Các bài toán về “bớt”, “tìm phần còn lại”, “ít hơn” thường chọn phép tính trừ. Ví dụ: Lan có 8 con tem. Mai có 7 con tem. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu con tem ? Học sinh nhận ra bài toán cho biết số con tem của Lan, số con tem của Mai. Bài toán yêu cầu tìm số con tem của cả hai bạn. Phép toán thích hợp là phép cộng (trong câu hỏi của bài toán này có từ “cả hai”) Khi học sinh hiểu được ý nghĩa toán học của những từ then chốt trong bài toán thì lúc đó học sinh sẽ chọn được phép tính đúng thích hợp. Nếu học sinh chưa hiểu hoặc không rõ những từ then chốt thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào việc nhận dạng toán để lựa chọn phép tính cho phù hợp (biết tích lũy kinh nghiệm làm từng dạng toán). Sang học kì II, học sinh được học về giải toán đơn về phép nhân và phép chia, giáo viên cần hướng dẫn cách bước tương tự như giải toán đơn về phéo cộng và phép trừ.
  7. 7 4) Rèn kỹ năng đọc câu lời giải thích hợp: Nhiều học sinh đã hiểu nội dung, yêu cầu của bài toán, lựa chọn được phép tính thích hợp, có thẻ tính ra được đáp số đúng, tuy nhiên khi trình bày lời giải thì rất lúng túng do các em chưa được làm quen nhiều với việc phải trình bày lời giải theo trình tự nào, chọn các câu từ như thế nào là thích hợp. Khi chưa có kinh nghiệm nhiều, chưa có phương pháp hợp lý để tìm câu từ trình bày hợp lý học sinh nhút nhát sẽ không dám viết ra lời giải hoặc nhiều học sinh mạnh dạn lại viết bừa lời giải theo những câu từ ngây thơ, lủng củng, không đúng theo ý mình muốn diễn đạt. Từ đó dần dần học sinh hình thành thói quen sử dụng câu từ bừa bãi, không có tính chọn lọc, văn phong không tốt. Vì thế để học sinh cảm thấy dễ hơn, giáo viên cũng cần hướng dẫn từng bước, tỉ mỉ cho học sinh dựa vào câu hỏi để nêu lời giải( trả lời) thích hợp nhất là những lần đầu gặp dạng bài toán đó. Lưu ý cho học sinh câu trả lời thường ở dạng khẳng định thông báo và thường được dựa trên cơ sở các cụm từ mấu chốt của câu hỏi trong đề bài. Ví dụ 1: Học sinh có thể nêu câu lời giải như: “ Nhà An có”, “ Số con gà có tất cả là”, “Nhà Am có tất cả là”, Ví dụ 2: Câu hỏi của bài toán là: “Hỏi đội thứ nhất trồng được bao nhiêu cây?” Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hay cụm từ “bao nhiêu” ở cuối câu bằng “số cây” rồi đặt lên đầu câu vào chỗ có từ hỏi. Thế là được câu lời giải: “ Số cây đội thứ nhất trồng được là” Ví dụ 3: Câu hỏi là “ Hỏi tấm vải hoa dài bao nhiêu mét?” Nếu giáo viên không hướng dẫn, học sinh sẽ làm như ở ví dụ 1 thì không phù hợp (“số mét tấm vải hoa dài là”) cho nên giáo viên cần dạy học sinh dựa vào cốt câu của câu hỏi mà đặt lời giải. Chẳng hạn đặt lời giải ở ví dụ 3 là “Tấm vải hoa dài” đi kèm với phép tính dài liền sau đó sẽ tạo thành câu khá hợp lý, hoàn chỉnh. Qua ví dụ trên cho học sinh thấy cần phải linh hoạt trong quá trình lựa chọn câu lời giải đảm bảo tính hợp lý, chính xác, khoa học. Vì có nhiều dạng bài toán khác nhau, lời giải phải thích hợp với từng dạng bài toán ấy do đó với mỗi lần đầu tiên làm bài toán với dạng mới, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh nếu phát hiện học sinh khó khăn không thể tự giải quyết chính
  8. 8 xác được. Đặc biệt là giáo viên cần tìm một vài bài toán tương tự để học sinh tự làm được vừa củng cố phương pháp giải đồng thời khích lệ học sinh dần tự tin và yêu thích học môn toán, gắn môn toán với môn ngữ văn và các môn học khác. Việc làm đó cũng là góp phần dẫn hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết như: tính cẩn thận, chu đáo, bên cạnh đó là rèn luyện tính linh hoạt, bình tĩnh, tự tin trong các tình huống toán học cũng như cuộc sống 5) Rèn kỹ năng trình bày lời giải: Khi học sinh đã làm xong các bước: tìm hiểu nội dung bài toán, tóm tắt bài toán, chọn phép tính giải thích hợp. Bước cuối cùng là trình bày bài giải là bước rất quan trọng trong giải bài toán có lời văn. Không chỉ là biểu hiện của điểm số, biểu hiện chất lượng của quá trình dạy vào học toán của thầy trò mà đó còn là biểu hiện sự kết tinh những hiểu biết, những kinh nghiệm học tập toán, học tập sử dụng ngôn ngữ của học sinh, biểu hiện năng lực tự giải quyết vấn đề của học sinh. Chính vì thế thường giáo viên nào cũng chú trọng vào phần trình bày bài giải. Có thể hướng dẫn học sinh trình tự trình bày bài giải gồm có: + Câu trả lời. + Phép tính có kèm theo đơn vị. + Đáp số. Thực tê sau khi học sinh đã nắm vững được các bước tìm hiểu, tóm tắt, lựa chọn phép tính, như ở trên thì học sinh có thể trình bày lời giải một cách dễ dàng. Tuy nhiên vẫn cần giáo viên quan tâm nhắc nhở học sinh để học sinh dần thói quen trình bày bài giải hợp lý, khoa học, dễ đọc, dễ hiểu, có tính mĩ thuật cao. Tránh tình trạng giáo viên chỉ chú ý tới kết quả bài làm, không lưu ý học sinh về tính thẩm mĩ của lời giải là cũng góp phần hình thành thói quen xấu đó là lời giải trình lem nhem, bẩn, câu từ lủng củng, diễn đạt chưa đúng ý, thiếu chính xác, thiếu khoa học, thiếu thẩm mĩ. Vì vậy ngoài việc đảm bảo nội dung toán học của bài toán đề ra, giáo viên cũng cần chú trọng rèn các phẩm chất cần thiết cho học sinh qua việc trình bày bài giải đó là tính cẩn thận, tính khoa học, chính xác, tính thẩm mĩ.
  9. 9 Ví dụ: Bài giải Số học sinh của cả lớp là: 14 + 16 = 30 ( học sinh) Đáp số: 30 học sinh. Để đảm bảo tính mĩ thuật, khoa học, chính xác, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh trình bày như sau: + Kết quả của phép tính có ghi tên đơn vị trong dấu ngoặc đơn, còn trong đáp số thì ghi số với tên đơn vị không có dấu ngoặc. + Khi viết đáp số phải có dấu”:” rồi mới viết số và ghi tên đơn vị. Ví dụ: Đáp số: 30 học sinh. Khi học sinh trình bày vào vở, lưu ý cho học sinh cách viết cho đẹp từng dòng vào vở thể hiện tính cẩn thận, chắc chắn và có tính thẩm mĩ cao. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế Qua những lần trao đổi về tình hình học tập của học sinh, nhiều phụ huynh học sinh so sánh quá trình học tập, giao tiếp của con em mình: từ so sánh kết quả học tập, so sánh vở ghi, so sánh biểu hiện nhân cách trong hoạt động, giao tiếp hàng ngày của chị (anh) với em, so sánh anh với em trong gia đình được học theo phương pháp trên, nhiều phụ huynh đã đánh giá rất cao kết quả giảng dạy của giáo viên theo phương pháp trên. Nhiều phụ huynh trao đổi là so với chị (anh) thì đứa em trình bày rất rõ ràng, dễ xem, dễ kiểm tra, vở sạch, tính ngăn nắp, gọn gàng, tính thẩm mĩ cao, hành vi, thói quen khoa học, dứt khoát, chính xác. Nói năng trong giao tiếp diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn, tính tình cẩn thận hơn, chu đáo hơn so với chị (anh). Chính vì vậy cũng đỡ tốn tiền hơn về phải mua thêm vở, thêm bút do tính cẩu thả mang lại. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Với phương pháp giảng dạy như trên đã giúp cho học sinh bớt ngại học môn toán hơn, góp phần từng bước khích lệ học sinh học toán, yêu thích môn toán. Biết
  10. 10 gắn toán học với thực tế cuộc sống. Đặc biệt là với phương pháp như trên là đã góp phần hình thành, phát triển nhiều năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh như: tính cẩn thận, tính chính xác, tính linh hoạt, tính khoa học, năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Kinh nghiệm trên có thể áp dụng cho các trường Tiểu học trong toàn tỉnh Nam Định và một số tỉnh thành lân cận. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết các nội dung trên không sao chép của ai và không vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) \ Mai Thị Thùy CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) . . XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả có đạt mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) . .