Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm

doc 18 trang trangle23 16/08/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm

  1. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. + : Nét cong phải. + 0 : Nét cong kín. + : nét khuyết trên. + : nét khuyết dưới. + : Nét khuyết kép. + : Nét xoắn. + : Nét thắt. - Giáo viên dạy lớp 1 phải hết sức nhiệt tình, tận tuỵ, chịu khó, kiên nhẫn, dịu dàng, mềm mỏng không nóng nảy. Bởi vì học sinh lớp 1 biết nghe và biết sợ. Nếu giáo viên dạy hay bắt nạt, la mắng thì các em sẽ rất sợ không nhớ những gì giáo viên giảng nữa dẫn đến không hiểu bài và cảm thấy mất tự tin, chán nản khi đến giờ học môn Tiếng Việt. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải bao quát lớp, để theo dõi và phát hiện những học sinh chậm hiểu, trí nhớ kém để lên kế hoạch phụ đạo kịp thời cho từng học sinh ngay từ đầu năm học. - Đối với những học sinh mất căn bản do lơ là hay vắng học ở những bài học trước thì khi dạy kiến thức mới tôi ôn lại kiến thức cũ có liên quan đến bài học hoặc giành thời gian 5 phút để ôn lại kiến thức mà các em chưa nắm vững. Từ đó các em có thể ghi nhớ và áp dụng ngay bài vừa học. - Đối với những học sinh do bẩm sinh tiếp thu bài chậm, học âm mới quên âm cũ thì tôi phụ đạo thêm vào tiết tự học buổi chiều 1 kèm 1 hoặc phân công đôi bạn học tập cùng tiến kèm nhau vào đầu giờ học để em từng bước nắm được âm đã học 2. Chuẩn bị của học sinh: Vào đầu năm học, Tôi thông báo với phụ huynh học sinh mua đầy đủ dụng cụ học tập như sau: - 3 quyển sách giáo khoa Tiếng việt tập I, tập II và tập III – Công nghệ giáo dục. - 3 quyển “Em tập viết” tập I, tập II và tập III – Công nghệ Giáo dục. - 1 quyển tập trắng 4 ô li, tôi thu lại và ghi kí hiệu là số 1 bằng mực đỏ trên nhãn vở, đến việc 4 viết chính tả tôi đặt viên nam châm vào kí hiệu chữ V trên góc bảng thì tất cả các em học sinh đều lấy quyển vở số 1 giống nhau để viết chính tả (vì các em chưa biết chữ để đọc nhãn vở) - 1 tấm bảng con (Tôi yêu cầu PHHS mua loại bảng dùng cho lớp 1 - Công nghệ giáo dục, cho tất cả học sinh trong lớp đều đồng loạt giống nhau, để dễ dàng cho việc vẽ mô hình và viết chữ ghi âm. - Bút chì, gươm, phấn, . . . - 30 nắp chai để xếp mô hình tiếng (3 màu khác nhau10 nắp cùng 1 màu). Để khi xếp mô hình câu ca dao các em xếp các tiếng giống nhau cùng 1 màu. Nếu học sinh không tìm được 3 loại màu khác nhau thì vào lớp tôi đổi nắp chai của các học sinh với nhau để có 3 màu. 3. Phân biệt phụ âm, nguyên âm.  Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm - Giáo viên dạy thật kĩ bài “Phân biệt phụ âm - nguyên âm” sách thiết kế trang Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .7
  2. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. 125 tập I, để học sinh rút ra kết luận: + Âm /b/ là phụ âm vì khi phát âm luồng hơi bị cản, phát ra thì tắt ngay không thể kéo dài được. + Âm/a/ là nguyên âm vì khi phát âm luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài được. - Sau đó giáo viên cho học sinh phát âm: m, d, e, u, t, n, c, l, e, ê, đ, s, r, o, ô, ch, kh, tr, nh, ư, i, ng , . . . để học sinh phân loại âm nào là nguyên âm, âm nào là phụ âm, và giải thích vì sao. - Từ bài này trở đi mỗi ngày dạy âm mới tôi cắt chữ đó bằng giấy mút cho học sinh đính vào cột thích hợp ở bức tường phía dưới lớp học. Các em còn lại nhận xét vì sao bạn đính vào cột nguyên âm (phụ âm). Tôi yêu cầu học sinh mỗi ngày bước vào lớp học để cặp ngay ngắn quay xuống đọc tất cà các nguyên âm, phụ âm cho thuộc và tập nề nếp này suốt năm học. Phụ âm Nguyên âm - b, c, ch, d, đ, g, h, gi - a, e, ê, o, ô, ơ, i ,( y) u, ư - kh, l, m, n, ng, nh, p, ph - ă, â - r, s, t, th, tr, v, x, - ia, iê, yê, ya, ua, uô, ưa, ươ  Việc 2: Viết - Giáo viên dạy viết 2 chữ /b/ và /a/. Đây là lần đầu tiên dùng chữ ghi âm. Điều quan trọng là học sinh phải biết viết và học viết gồm có 4 thao tác sau: 1. Nghe đúng âm (muốn biết học sinh nghe đúng âm thì tôi cho học sinh nói lại âm đó) 2. Căn cứ vào cách phát âm (luồng hơi đi ra) mà nhận ra nguyên âm hay phụ âm. 3. Ghi lại bằng con chữ gì? 4. Đọc lại âm đã ghi xem đúng chưa? - Như vậy mối quan hệ nghe – nói – đọc – viết luôn luôn gắn liền với nhau trong môn Tiếng Việt – CGD lớp 1 ở từng tiết học. - Cuối cùng yêu cầu cơ bản nhất là học sinh viết đúng. Rồi nâng lên viết đẹp, chưa yêu cầu viết nhanh. - Giáo viên cho quan sát chữ /b/ và chữ /a/ in thường và giới thiệu chúng ta thường thấy trong SGK để đọc. Khi viết ta dùng chữ /b/ và chữ /a/ viết thường. Giáo viên giới thiệu chữ mẫu viết thường và hướng dẫn cách viết. + Chữ /a/ viết thường cao 2 ô li, rộng 1 ô li rưỡi gồm 1 nét cong kín và 1 nét móc ngược phải. Học sinh quan sát mô tả lại. + Chữ /b/ viết thường cao 5 ô li, rộng 2 ô li gồm 1 nét khuyết trên, 1 nét móc ngược và 1 nét xoắn. Học sinh quan sát mô tả lại. - Sau đó giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết + Viết chữ /a/: Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút viết nét cong kín (từ phải sang trái), Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín. Đến đường kẻ 2 thì dừng lại. + Viết chữ/b/: Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét khuyết trên (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6), nối liền với nét móc ngược phải( chân nét móc chạm đường kẻ 1), kéo dài chân nét móc tới gần đường kẻ 3 thì lượn sang trái rồi lượn sang phải tạo vòng xoắn nhỏ cuối nét dừng bút gần đường kẻ 3. Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .8
  3. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. - Các con chữ còn lại giáo cũng hướng dẫn viết tương tự con chữ /b/ và con chữ /a/. Tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn kĩ cách nối nét, độ cao, độ rộng, điểm bắt đầu và điểm kết thúc. + Những con chữ cao 2 ô li: a, e, ê, o, ô, ơ, i, u, ư, c, n, m, v, x, ă, â (ă, â lúc nào cũng có âm cuối đi kèm). + Những con chữ cao 2,25 ô li: s, r. + Con chữ cao 3 ô li: t + Những con chữ cao 4 ô li: d, đ, p, q + Những con chữ cao 5 ô li: b, l, h, k, y, g 4. Hướng dẫn luật chính tả * Luật chính tả e, ê, i: - Tôi đọc ke - Học sinh nhắc lại ke - Học sinh phân tích /ke/ /cờ/ - /e/ - /ke/ - Học sinh viết ( học sinh có thể viết ce ) - Học sinh đọc lại - Các em viết tiếng /ce/ như thế là không đúng chính tả. Theo luật chính tả âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải ghi bằng con chữ /k/ (GV chỉ kí hiệu cho HS nhắc lại to, nỏ, nhẩm, thầm. luật chính tả để học sinh khắc sâu và ghi nhớ để các em thuộc và viết đúng chính tả trong suốt thời gian học môn Tiếng Việt. - Tôi yêu cầu học sinh vẽ mô hình 2 phần tiếng /ke/. - Tiếng /ke/ có phần đầu là âm gì? Phần vần là âm gì? (Tiếng /ke/ có phần đầu là âm /cờ/, phần vần là âm /e/. - Phần nào đã học rồi ? (Phần vần là âm /e/ đã học rồi). - Tôi yêu cầu đưa âm /e/ đã biết vào mô hình. e - Tôi giới thiệu và hướng dẫn viết chữ /k/ viết thường. + Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét khuyết trên (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6), dừng bút ở đường kẻ 1. Từ điểm dừng bút của đường kẻ 1 rê bút gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc 2 đầu có vòng xoắn nhỏ ở giữa, dừng bút ở đường kẻ 2. Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .9
  4. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. - Tôi yêu cầu đưa âm /k/ vào mô hình. k e - Tương tự: âm/gờ/ đứng trước /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng con chữ gờ kép /gh/; âm /ngờ/ đứng trước /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng con chữ ngờ kép /ngh/. * Luật chính tả về âm đệm; - Tôi đọc /qua/ - Học sinh phân tích /qua/ /cờ/ - /oa/ - /qua/. - Học sinh viết (Học sinh có thể viết /coa/) - Học sinh đọc lại - Tôi giới thiệu luật chính tả ghi âm /cờ/ trước âm đệm (âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ cu /q/, âm đệm viết bằng con chữ /u/. - Tôi hướng dẫn viết chữ /q/ viết thường. + Đặt bút dưới đường kẻ 3 viết nét cong kín cao 2 ô li, chuyển hướng bút đến đường kẻ 3 viết nét xổ thẳng 4 ô li bên phải nét cong kín dừng bút ở đường kẻ 3 phía dưới. - Tôi yêu cầu đưa tiếng /qua/ vào mô hình. q u a * Luật chính tả về cách ghi âm gi trước âm i: - Theo luật chính tả âm /gi/ ứng trước âm /i/ được bỏ bớt 1 con chữ /i/. Ví dụ: gì, gí, gỉ * Luật chính tả về nguyên âm đôi: a) Nguyên âm đôi ia: - Có âm đầu và có âm cuối viết bằng âm /iê/. Ví dụ: Tiến lên, viên phấn , tiếng Việt, . . . - Có âm đầu mà không âm cuối có viết bằng âm /ia/. Ví dụ: lá mía, chia quà, vỉa hè, . . . . - Có âm cuối mà không có âm đầu viết bằng âm /yê/. Ví dụ: Yên tâm, chím yến, yên xe, . . . - Có âm đệm, âm /i/ viết bằng âm /y/. Ví dụ: Đêm khuya, kể chuyện, khuyên bảo, . . . Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .10
  5. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. b) Nguyên âm đôi ua: - Có âm đầu và có âm cuối viết bằng âm /uô/. Ví dụ: rau muống, cây chuối, tuốt lúa, nhuộm vải, . . . - Có âm đầu mà không âm cuối có viết bằng âm /ua/. Ví dụ: con cua, cà chua, lúa mùa, . . . c) Nguyên âm đôi ưa: - Có âm đầu và có âm cuối viết bằng âm /ươ/. Ví dụ: con lươn, quả bưởi, hướng dương, trượt băng, . . . - Có âm đầu mà không âm cuối viết bằng âm /ưa/. Ví dụ: Trời mưa, cái cưa, dưa hấu, . . . . * Lưu ý:  Tất cả các nguyên âm, phụ âm và nguyên âm đôi đều là âm chính trong mô hình tiếng. VD: b a x o ă n t i nh kh u yê n  Học đến luật chính tả nào thì tôi chuẩn bị cắt chữ trước ở nhà bằng giấy mút dán ở bức tường lớp học mà học sinh dễ nhìn thấy các luật chính tả đã nêu, để mỗi ngày vào lớp các em xem và khắc sâu hơn. Hoặc bất kỳ tiết học nào có luật chính tả thì tôi chỉ vào đấy và gọi các em nhắc lại để cả lớp cùng ôn lại. Từ đó viết chính tả chính xác hơn. e e e k ê gh ê ngh ê i i i c oa qua iê gi i gi ia yê ua uô ; ưa ươ ya Tóm lại: - Âm /cờ/ ghi bằng 3 chữ cái c, k, q. - Âm /gờ/ ghi bằng 2 chữ cái g, gh. - Âm /ngờ/ ghi bằng 2 chữ cái ng, ngh. - Âm /ia/ ghi bằng 4 chữ cái: iê – yê ; ia – ya. - Âm /ua/ ghi bằng 2 chữ cái ua – uô. - Âm /ưa/ ghi bằng 2 chữ cái ưa – ươ. Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .11
  6. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. Giáo viên có thể hỏi ngược để học sinh ghi nhớ lâu hơn. - Vì sao tiếng /mưa/ viết bằng âm /ưa/? ( Vì không có âm cuối) - Vì sao tiếng /viên/ viết bằng âm /iê/? ( Vì có âm đầu và âm cuối) - Vì sao tiếng /khuya/ viết bằng âm /ya/? ( Vì có âm đệm âm /i/ viết bằng âm /y/. - Vì sao tiếng /qua/ viết bằng âm cu /q/? ( Vì theo luật chính tả âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ cu /q/, âm đệm viết bằng con chữ /u/. 5. Dạy theo từng đối tượng HS. - Tùy trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh mà tôi có phương pháp dạy khác nhau. Để học sinh từng bước nắm kiến thức mới, đọc đúng, viết được chữ ghi âm đã học. * Dạy đọc âm: Ví dụ: Khi dạy âm /m/, giáo viên cho nhận dạng âm /m/ là nguyên âm hay phụ âm qua cách phát âm - Đối với học sinh năng khiếu: Khi phát âm các em dễ dàng nhận ra âm /m/ là phụ âm, vì khi phát âm /m/ luồng hơi bị cản. - Đối với học sinh chưa hoàn thành: Tôi yêu cầu học sinh khi phát âm /m/ 2 môi phải ngậm lại và làm mẫu theo giáo viên. + Sau đó hỏi học sinh khi phát âm, âm /m /luồng hơi có kéo dài được không? ( Không kéo dài được). + Vậy âm /m/ thuộc loại âm gì? ( Phụ âm) - Vì sao âm /m/ là phụ âm? (Vì khi phát âm luồng hơi bị cản, không kéo dài được) + Qua đó giáo viên giúp học sinh nhớ được âm /m/ qua tranh SGK ( mẹ) * Dạy viết âm: Ví dụ: Khi dạy âm/h/. - Đối với học sinh năng khiếu: Các em quan sát chữ mẫu và biết ngay con chữ /h/ gồm có 2 nét, nét khuyết trên và nét móc 2 đầu. Từ đó, các em có thể viết được chữ /h/ đúng mẫu, đúng độ cao, độ rộng. - Đối với học sinh chưa hoàn thành: Tôi hỏi học sinh chữ/h/ giống nét cơ bản nào đã học và tôi chấm điểm bắt đầu và điểm kết thúc bằng bút xóa bảng con để các em viết được chữ /h/ dễ dàng hơn. Tôi yêu cầu các em xóa bảng và viết lại nhiều lần cho nhớ. Nếu cách này mà có học sinh vẫn không viết được thì tôi cầm tay em viết lợt trên bảng rồi cho học sinh đồ theo. Sau đó xóa bảng tự viết vài lần cho quen dần. . 6. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. - Tôi thường trò chuyện với học sinh vào giờ chơi nhất là học sinh chậm phát triển trí tuệ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó em có thể xem cô giáo như người mẹ, người chị để tâm sự, bọc bạch những gì mà em chưa hiểu, chưa biết. Qua Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .12
  7. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. đó, giáo viên có biện pháp dạy thích hợp cho từng học sinh ấy, để các em từng bước nắm lại kiến thức căn bản theo kịp bạn bè. - Tìm hiểu về sở thích của các em và xem em thích học môn nào để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học của mình. - Hỏi về những người thân trong gia đình để nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh. Từ đó trao đổi với phụ huynh học sinh tìm ra biện pháp dạy học thích hợp nhất ở lớp cũng như ở nhà. Hoặc giúp đỡ phần nào khó khăn tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập. - Gợi cho các em sự tìm tòi kiến thức mới. Giải thích cặn kẽ chân tình khi các em thắc mắc những gì chưa hiểu để đọc, viết được các âm đã học. Từ đó, các em thấy rằng lớp học chính là ngôi nhà thứ hai của mình, thầy cô chính là cha (mẹ), bạn bè là anh (chị), em trong gia đình. 7. Tổ chức hoạt động vừa học vừa chơi. - Cho các em thư giãn qua trò chơi học tập để các em tưởng rằng mình đang chơi nhưng thật ra các em vẫn đang học nhằm gây hứng thú, say mê, lôi cuốn học sinh trong giờ học âm mới. Ví dụ: Khi dạy bài âmn /r/. Tôi cho học sinh thi đua viết nhiều tiếng có âmn/r/ viết vào bảng con. Trong 2 phút em nào viết nhiều tiếng có âm /r/ sẽ được tuyên dương. - Học sinh chưa hoàn thành có thể không thêm thanh: ra, re, rê, ri, ru, rư, ro, rô, rơ - Học sinh năng khiếu bắt buộc phải thêm thanh nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh: rạ, rẻ, rế, rủ, rõ, rổ, rờ, . . 8. Làm tốt công tác chủ nhiệm: - Tổ chức họp phụ huynh học sinh vào đầu năm học để giáo viên chủ nhiệm thông qua chương trình lớp 1 – Công nghệ Giáo dục cho tất cả phụ huynh học sinh nắm bắt được chương trình dạy học mới. Từ đó có thể giúp con em mình khi các em gặp khó khăn ở nhà. Đồng thời nhắc nhở các cha, mẹ học sinh không nên dạy con em mình đánh vần theo chương trình cũ. Vì như vậy giáo viên rất khó sửa cho học sinh trong quá trình phân tích tiếng tìm âm mới, phân tích vần, . . . - Hàng tháng phát phiếu liên lạc trao đổi việc học tập của từng học sinh chậm tiến, để phụ huynh biết được sức học của con em mình mà quan tâm nhắc nhở các em học tập. - Đối với những học sinh chưa hoàn thành thì gọi điện thoại trao đổi với cha, mẹ học sinh về việc học tập nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, để giúp các em từng bước nắm kiến thức mới theo kịp bạn bè. - Thường xuyên thăm gia đình học sinh chậm hiểu, chậm nhớ kiến thức mới, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh, bàn bạc với phụ huynh học sinh cách dạy thích hợp nhất cho từng em ở nhà cũng như ở lớp. 9. Một số biện pháp hỗ trợ: - Xây dựng đôi bạn học tập giúp nhau cùng tiến kèm nhau vào đầu giờ học, giờ chơi để em từng bước nắm được âm đã học. - Đối với học sinh chậm hiểu, chậm nhớ thì tôi lên kế hoạch phụ đạo riêng cho từng em vào tiết tự học buổi chiều. Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .13
  8. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. - Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa để nhận biết âm mà các em hay nhầm lẫn, nhằm giúp các em viết chính tả chính xác hơn. Ví dụ: * Phân biệt âm đầu tr / ch - SGK trang 31, tập III . tr ch trùm khăn chùm quả bức tranh quả chanh Tôi hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa theo tranh SGK. Sau đó, tôi tiến hành cho học sinh tìm nhiều ví dụ khác có âm tr / ch qua hình thức thi đua theo tổ. Với 3 lượt nếu tổ nào tìm đúng, nhanh sẽ thắng. Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 che dù / cây tre một trăm / chăm chỉ trúng thưởng / chúng em cá trê / bị cô chê con trai / cái chai trong trẻo / chong chóng thủy triều / buổi chiều trú ẩn / chú tư dự trữ / viết chữ * Phân biệt âm đầu gi/r/d – SGK trang 35, tập III. - Tôi hướng dẫn mẫu và giải nghĩa theo tranh SGK. Sau đó tôi cho học sinh tìm ví dụ theo hình thức tiếp sức. gi r d giằng co thà rằng dằng dai giỗ tổ cái rổ dỗ dành gia đình ra đi cặp da * Phân biêt âm đầu gi / d / v – SGK trang 49, tập III. - Tôi giải nghĩa theo tranh SGK và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm thêm ví dụ. Gi d v cái gì? dì tư vì sao? giắt mái tai dắt bé đi vắt chanh con gián hồ dán rán bánh - Với những biện pháp trên nếu học sinh đọc thông, viết thạo các âm đã học thì sang phần vần các em sẽ ghép vần nhanh hơn, ghép tiếng nhanh hơn, đọc bài trôi chảy, lưu loát hơn, đồng thời viết chính tả chính xác hơn. Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .14
  9. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. Phần 4: KẾT QUẢ Nhờ sự lựa chọn các phương pháp trên, biết sử dụng khéo léo các phương pháp trong quá trình dạy học âm, cho nên chất lượng của học sinh có tăng cao so với đầu năm và các năm học trước, mà cụ thể học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, những học sinh chưa nhận dạng được âm học trước quên sau đã thuộc được các âm đã học, đọc bài to rõ. các em không còn lẫn lộn âm này với âm khác khi đọc cũng như khi viết. Kết quả khảo sát giữa học kì II tất cả 36 học sinh lớp tôi đều hoàn thành các kĩ năng cơ bản của từng môn học và hoạt động giáo dục. Riêng môn Tiếng Việt các em đọc bài to, rõ, lưu loát. Đa số các em viết chữ đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách giữa các con chữ. Riêng vẫn còn một học sinh do bẩm sinh học trước quên sau không thuộc các nét cơ bản đã, đọc bài còn phân tíchc còn chậm hơn so với các học sinh khác. Đây cũng là kết quả đáng mừng, đáng khích lệ của người giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Cụ thể qua khảo sát giữa HKII môn Tiếng Việt đạt kết quả như sau: Tổng số Chưa nhận dạng Còn lẫn lộn Không thuộc Nhận dạng học sinh được âm âm này với nét cơ bản được âm Ghi đầu năm học trước âm khác đã học chú quên sau 36 SL TL SL TL SL TL SL TL 1HS 0 0% 1 2,8% 0 0% 35 97,2% KT Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .15
  10. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. Phàn 5: KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Từ kết quả thu được, qua sự chuyển biến của từng đối tượng học sinh lớp tôi. Cho phép tôi khẳng định rằng: Muốn học sinh cả lớp đọc, viết đúng được âm đã học tiến đến đọc bài trôi chảy, lưu loát. Giúp học sinh tự tin hơn trong giờ học môn Tiếng Việt. Đòi hỏi tất cả giáo viên dạy lớp 1 phải tâm quyết với nghề. Luôn sử dụng tốt các biện pháp dạy học sau: a. Chuẩn bị của giáo viên. b. Chuẩn bị của học sinh. c. Phân biệt rõ nguyên âm, phụ âm. d. Hướng dẫn phân biệt chính tả. e. Dạy theo từng đối tượng học sinh. f. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. g. Tổ chức hoạt động vừa chơi vừa học. h. Làm tốt công tác chủ nhiệm. i. Một số biện pháp hỗ trợ. 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thầy trò chúng tôi bởi vì: - Giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong việc rèn luyện cho học sinh về cách phân biệt nguyên âm, phụ âm, nguyên âm đôi, nhận biết các âm đã học, viết đúng, đọc diễn cảm và viết chính tả chính xác hơn. - Giúp học sinh đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả các bài đã học, say mê thích thú học môn Tiếng Việt hơn. - Giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn. - Giúp học sinh ghép vần nhanh, đọc đúng, trôi chảy, lưu loát hơn khi sang phần tập đọc. - Học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. - Kích thích sự ham học hỏi thích đến trường của học sinh. - Tránh được tình trạng lưu ban, bỏ học. - Tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh . Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .16
  11. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 tập I, II và tập III – Nhà xuất bản giáo dục.Việt Nam. - Sách thiết kế Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 tập I, II và tập III – Nhà xuất bản giáo dục.Việt Nam. - Vở “ Em tập viết” Công nghệ giáo dục lớp 1 tập I, II và tập III – Nhà xuất bản giáo dục.Việt Nam. - Dạy và học môn Tập viết ở Tiểu học – Tác giả: Trần Mạnh Hưởng. Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .17
  12. Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần âm. Giáo viên: Trần Thị Thương – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông .18