Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7

doc 25 trang trangle23 17/08/2023 3491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_huy_nang_luc_tu_hoc_cua.doc
  • docBia.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7

  1. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 + Nhận xét câu trả lời chưa chính xác ở chỗ nào và tại sao, hỏi tiếp những câu hỏi khác giúp học sinh hiểu vì sao câu trả lời chưa chính xác. 2.6. Giải thích. a. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng câu trả lời chưa hoàn chỉnh. b.Tác dụng đối với học sinh. - Đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh. - Hiểu được ý nghĩa câu trả lời, từ đó hiểu được bài. c. Cách tiến hành. - Giáo viên có thể đạt ra câu hỏi yêu cầu học sinh đưa thêm thông tin. VD: - Tốt nhưng em có thể đưa ra một số lý do khác không? - Em có thể giải thích theo cách khác được không? Cô chưa hiểu ý em? 2.7. Liên hệ: a. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng của câu trả lời, phát biểu mối liên hệ trong quá trình tư duy. b. Tác dụng đối với học sinh. Học sinh có thể hiểu sâu hơn bài học của mình thông qua việc liên hệ với các kiến thức khác hoặc liên hệ với thực tế. c. Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh liên hệ các câu trả lời của mình với những kiến thức đã học của môn sinh học và những môn học có liên quan. VD: “Tốt, nhưng em có thể liên hệ tới tác hại của lớp Hình nhện đối với ngành trồng trọt không? 2.8. Tránh nhắc lại câu hỏi của mình. a. Mục tiêu: - Giảm thời gian giáo viên nói. - Thúc đẩy sự tham gia tích cự của học sinh. b. Tác dụng đối với học sinh: Học sinh chú ý đến lời giáo viên nói hơn. - Có nhiều thời gia để học sinh trả lời hơn. - Tham gia tích cực hơn vào hoạt động thảo luận. c. Cách tiến hành: - Chuẩn bị trước câu hỏi và có cách hỏi rõ ràng xúc tích áp dụng tổng hợp các kỹ năng nhỏ đã nêu trên. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 13
  2. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 2.9. Tránh tự trả lời câu hỏi của mình. a. Mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của học sinh, hạn chế sự can thiệp của giáo viên. b. Tác dụng đối với học sinh. - Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập: như suy nghĩ để giải bài tập, thảo luận, phát biểu để tìm kiếm tri thức - Thúc đẩy sự tương tác học sinh với giáo viên; học sinh với học sinh. c. Cách tiến hành: - Tạo sự tương tác giữa giáo viên với học sinh làm cho giờ học không bị đơn điệu. - Nếu có học sinh nào chưa rõ câu hỏi, giáo viên cần chỉ định một học sinh khác nhắc lại câu hỏi. 2.10. Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh. a. Mục tiêu - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh, tăng cường tính độc lập của học sinh. - Giảm thời gian nói của của giáo viên. b. Tác dụng đối với học sinh - Phát triển khả năng tham gia vào hoạt động thảo luận và nhận xét các câu trả lời của nhau. - Thúc đẩy học sinh tự tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh. c. Cách tiến hành - Để đánh giá câu trả lời của học sinh đúng hay chưa, giáo viên nên chỉ định các học sinh khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó giáo viên kết luận. - Bên cạnh việc đặt câu hỏi nhằm kích thích, gợi ý học sinh suy nghĩ ở những cấp độ tư duy khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện từng bước để học sinh tập đặt câu hỏi với giáo viên, với bạn bè trong nhóm, trong lớp về những nội dung hoặc vấn đề chưa hiểu, chưa rõ, cần giải thích, tranh luận hoặc bày tỏ suy nghĩ của mình. TÓM LẠI: Kĩ thuật đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng đối với mỗi giáo viên với tác dụng khuyến khích, kích thích tư duy của học sinh, hướng học sinh tập trung vào nội dung bài học, đồng thời ghi nhớ học sinh ghi nhận kiến thức và tự kiểm tra kiến thức của mình sau khi nhận câu hỏi từ giáo viên. Học sinh có thể tự đánh giá mức Nguyễn Thị Bích Đào Trang 14
  3. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 độ hiểu bài của mình qua các câu hỏi để kịp thời bổ sung kiến thức thông qua việc trả lời của bạn và kết luận của giáo viên. Đồng thời qua đó giáo viên nắm được mức độ hiểu bài của học sinh để điều chỉnh cách dạy. Tác dụng của phương phápvấn đáp còn phục thuộc nhiều vào kỹ thuật đặt câu hỏi và kỹ năng hỏi của giáo viên. Nếu câu hỏi quá khó hoặc không rõ ràng, đa nghĩa học sinh sẽ khó trả lời hoặc trả lời sai làm mất thời gian của lớp học, tạo không khí căng thẳng làm mất khả năng tiếp thu của học sinh. Nếu câu hỏi quá dễ ở mức độ nhắc lại kiến thức, hoặc sử dụng nhiều câu hỏi đóng gây sự nhàm chán cho học sinh, hoặc câu hỏi không đúng trọng tâm của bài học cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Nếu câu hỏi chuẩn bị tốt nhưng kỹ năng hỏi không tốt cũng không đạt kết quả tốt. Trong giờ học nếu dành nhiều thời gian cho phương pháp vấn đáp sẽ làm cho giờ học trở nên căng thẳng, kiến thức bị chia nhỏ sẽ làm giảm hứng thú của học sinh . Vì vậy giáo viên cần rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng hỏi như đã trình bày ở trên, đồng thời khi sử dụng để đạt hiệu quả cao phải kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực để thay đổi hoạt động, tăng cường sự tham gia của học sinh, tạo cảm giác thoải mái cho người học. 3. Giải pháp 3: Kỹ thuật mảnh ghép 3.1. Khái niệm. Là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. 3.2. Mục tiêu. - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. - Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác, nghĩa là không chỉ nhận thức, hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày, truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn. - Tăng cường tính độc lập trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân. 3.3. Tác dụng đối với học sinh. Học sinh hiểu rõ nội dung; phát triển kỹ năng trình bày giao tiếp, hợp tác, thể hiện được năng lực các nhân và tăng cường hiệu quả học tập . Nguyễn Thị Bích Đào Trang 15
  4. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 3.4. Cách tiến hành. Tùy theo khối lượng kiến thức mà lớp học có thể chia thành các nhóm từ 4 đến 8 học sinh gồm 2 giai đoạn. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 16
  5. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 3.4.1. Giai đoạn 1: nhóm chuyên sâu Lớp học được chia thành nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là các nhóm “chuyên sâu”. Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đêu nắm vững và có khả năng trình bày lại các nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác . 3.4.2. Giai đoạn 2: Nhóm “mảnh ghép” Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1 mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới thành nhóm mảnh ghép. Lúc này mỗi học sinh chuyên sâu trở thành những “mảnh ghép” trong nhóm “mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một bức tranh tổng thể. Từng học sinh trong nhóm mảnh ghép trình bày lại nội dung đã tìm hiểu của mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm mảnh ghép nắm bắt được toàn bộ nội dung của các nhóm “chuyên sâu” giống như nhìn thấy một bức tranh tổng thể. Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng. 3.5. Ví dụ minh họa Trong bài cấu tạo trong cá chép, giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu” tìm hiểu kỹ các cơ quan như: Nhóm 1: Tìm hiểu về cơ quan tiêu hóa: Nêu rõ các thành phần của hệ tiêu hóa mà em biết, xác định chức năng của mỗi thành phần. Nhóm 2: Tìm hiểu về hệ tuần hoàn: Nhận xét và hoàn chỉnh thông tin; Tìm hiểu tim cá và đường đi của máu trong vòng tuần hoàn. Nhóm 3: Tìm hiểu hệ thần kinh: Nêu rõ các bộ phận hệ thần kinh ở cá. Nêu các thành phần cấu tạo bộ não cá chép. Nhóm 4: Tìm hiểu cơ quan hô hấp và cơ quan bài tiết. Giai đoạn 1: nhóm “chuyên sâu”: các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu, thảo luận đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung để trình bày trong nhóm “mảnh ghép”. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 17
  6. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 Giai đoạn 2: Nhóm “mảnh ghép” Thành lập nhóm mới bao gồm đủ các thành viên của các nhóm chuyên sâu (nhóm 1, 2, 3, 4). Các thành viên của nhóm “chuyên sâu” lần lượt trình bày nội dung đã được tìm hiểu về cấu tạo trong của các chép. Đảm bảo tất các các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm được cấu tạo trong của các chép (ghép các cơ quan của cá thành cơ thể các chép hoàn chỉnh về cấu tạo trong) Giáo viên giao nhiệm vụ mới: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước? Các nhóm “mảnh ghép”thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao. Đại diện các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác phản hồi. Giáo viên nhận xét và kết luận. 3.6. Tóm lại Kỹ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng và phong phú, học sinh được tham gia các hoạt động với các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kỹ thuật mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực nỗ lực tham gia để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, từ đó hình thành ở mỗi học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt và sáng tạo tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. Hình thành ở học sinh các kỹ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác Giáo viên cần theo dõi quá trình học tập của học sinh để đảm bảo tất cả mọi học sinh ở các nhóm đều hiểu nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao nhất là ở giai đoạn 2 mọi thông tin ở các nhóm “chuyên sâu” đều phải được trình bày và cung cấp đầy đủ nếu một thành viên nào đó trình bày không đầy đủ rõ ràng thì phần thông tin sẽ bị khiếm khuyết ảnh hưởng chung đến hoạt động của nhóm nếu như giáo viên không can thiệp hỗ trợ kịp thời. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 18
  7. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 SƠ ĐỒ MINH HỌA GIAI ĐOẠN 1: Nhóm chuyên sâu NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 NHÓM 4 1 2 1 2 1 2 1 2 4 3 4 3 4 3 4 3 NHÓM 5 NHÓM 6 NHÓM 7 NHÓM 8 1 2 1 2 1 2 1 2 4 3 4 3 4 3 4 3 GIAI ĐOẠN 2: Nhóm mảnh ghép NHÓM I NHÓM II NHÓM III NHÓM IV 1 1 2 2 3 3 4 4 41 1 2 2 3 3 4 4 1 1 2 2 3 3 4 4 1 1 2 3 3 3 4 4 4. Giải pháp 4: Kỹ thuật khăn trải bàn. 4.1 Khái niệm Là kĩ thuật tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. 4.2 Mục tiêu: Kích thích thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh ; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh đồng thời mô hình còn có sự tương tác giữa học sinh với học sinh. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 19
  8. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 4.3 Tác dụng với học sinh: Học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau ;có kĩ năng suy nghĩ quyết định và giải quyết vấn đề ; có sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội làm việc nhiều hơn trong học tập có sự phân hóa học sinh ;các em được trao đổi nhiều hơn từ đó tăng cường sự hợp tác, giao tiếp , chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. 4.4 Cách tiến hành : - Chia học sinh thành nhóm và phát bảng phụ - Trên bảng phụ chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh trong đó: Phần chính giữa: là nội dung sau khi thảo luận và thống nhất ý kiến của nhóm Phần xung quanh: Được chia theo số thành viên của nhóm .Mỗi ô tương ứng ghi nội dung cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi các nhân và viết vào phần bảng của mình trên bảng phụ.( Nếu số lượng học sinh đông có thể cho các em viết ra tấm giấy nhỏ và đính vào phần xung quanh) 4.5 Ví dụ minh họa Trong bài Đa dạng và đặc điểm chung lớp lưỡng cư – Phần vai trò của lớp lưỡng cư Giáo viên yêu cầu học sinh nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người ? Giáo viên chia nhóm, phát bảng phụ( giấy A0 ) ; Mỗi cá nhân học sinh tự viết vào phần bảng của mình (trên “khăn trải bàn”) Thảo luận ghi ý kiến thống thất ghi vào giữa “khăn phủ bàn” Đại diện các nhóm trình bày kết quả (Đính trên bảng lớn và trình bày ) Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến Giáo viên nhận xét và kết luận. 4.6 Tóm lại Đây là một kĩ thuật dạy học đơn giản , dễ thực hiện , có thể tổ chức ở tật cả bài học, môn học, các cấp học giống như học theo nhóm thông thường .Tuy nhiên kĩ thuật này khắc phục được những hạn chế mà học theo nhóm từ trước đến nay đều mắc phải đó là: Trong học theo nhóm , nếu tổ chức không tốt thì chỉ những thành viên tích cực hoạt động ;những thành viên thụ động thường ỷ lại , trông chờ , “nghỉ ngơi” như người ngoài cuộc do đó mất nhiều thời gian và hiệu quả học tập không cao. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 20
  9. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 Trong kĩ thuật “Khăn trải bàn” đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân ,suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm .Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm .Các thành viên có cơ hội tham gia thảo luận đóng góp ý kiến tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực và không có thời gian để “ nghỉ ngơi”.Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng như mấtt trật tự trong lớp học. SƠ ĐỒ MINH HỌA Ghi ý kiến cá nhân Ghi ý kiến cá nhân Nội dung sau thảo luận và thống nhất ý kiến Ghi ý kiến cá nhân Ghi ý kiến cá nhân Nguyễn Thị Bích Đào Trang 21
  10. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 IV. Kết quả chuyển biến của đối tượng. 1. Việc thực hiện đề tài - Sau một thời gian giảng dạy tôi nhận thấy: Học sinh tích cực học tập, hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài, các em sôi nổi trao đổi với nhau khi thảo luận. Một số em mạnh dạn nêu những thắc mắc, hỏi lại giáo viên những vấn đề chưa hiểu. Không những vậy, những bài toán nhận thức đưa ra trước khi vào bài mới hầu hết các em đều làm được và lập luận rất tốt từ đó tạo điều kiện cho giáo viên dạy bài mới hiệu quả hơn. - Riêng bản thân tôi sau thời gian áp dụng các kỹ thuật dạy học vào trong bài giảng. Các tiết dạy của tôi sinh động hơn, tôi không còn lúng túng khi đưa ra câu hỏi nữa. Kỹ năng dạy học của tôi cũng được rèn luyện và nâng cao hơn. Trước các câu trả lời của học sinh dù đúng hay sai tôi vẫn có thể ứng xử linh hoạt giúp các em nắm được trọng tâm bài học, tiếp thu kiến thức một cách tích cực đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho các em học tập. - Kết quả là học sinh lĩnh hội kiến thức mới đồng thời biết được cách thức đi đến kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Tạo thói quen tự tìm tòi, khám phá tri thức, khả năng suy luận và sẵn sàng thảo luận chia sẽ thông tin với bạn bè. 2. Kết quả chuyển biến của đối tượng. Bản số liệu cụ thể kiểm chứng sự thay đổi của học sinh qua nhiều năm Năm học Năm học Năm học Khối - lớp 2012-2013 2013-2014 2014-2015 %giỏi %trên TB %giỏi %trên TB %giỏi %trên TB 7/1 65 95 80 95 95 100 7/2 53 76 45 90 54 92 7/3 36 89 47 92 57 100 Từ kết quả thu được thông qua thống kê tôi nhận thấy hiệu quả của những kĩ thuật phát huy năng lực tự học đã xây dựng là rất lớn. Các kĩ thuật trên được giáo viên đánh giá là rất tốt đem lại hiệu quả cao trong khi dạy. Đa số học sinh đều trả lời được từ học sinh giỏi đến học sinh yếu do giáo viên đã xây dựng câu hỏi theo nhiều mức độ khác nhau với từ ngữ chính xác và cô đọng .Như vậy việc xây dựng các kĩ thuật theo phát huy năng lực tự học của học sinh khi dạy Sinh Học 7 nói Nguyễn Thị Bích Đào Trang 22
  11. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 riêng và các khối khác nói chung là rất cần thiết và có hiệu quả cao cần được giáo viên quan tâm để nâng cao chất lượng bài dạy trong bộ môn sinh học hiện nay. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp Kĩ thuật dạy học là kỹ năng quan trọng đối với mỗi giáo viên với tác dụng khuyến khích, kích thích tư duy của học sinh, hướng học sinh tập trung vào nội dung bài học, đồng thời ghi nhớ kiến thức.Học sinh ghi nhận kiến thức và tự kiểm tra kiến thức của mình sau khi nhận câu hỏi từ giáo viên. Học sinh có thể tự đánh giá mức độ hiểu bài của mình qua các câu hỏi để kịp thời bổ sung kiến thức thông qua việc trả lời của bạn và kết luận của giáo viên. Đồng thời qua đó giáo viên nắm được mức độ hiểu bài của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy. Phối hợp nhuần nhuyễn các kĩ thuật dạy học ở trên giúp học sinh tự lực trong tìm tòi và hình thành kiến thức cho bản thân từ đó hình thành thói quen độc lập trong suy nghĩ, cách sống và hình thành nên kĩ năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống. Vì vậy giáo viên cần rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng thảo luận nhóm như đã trình bày ở trên, đồng thời khi sử dụng để đạt hiệu quả cao phải kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực để thay đổi hoạt động, tăng cường sự tham gia của học sinh, tạo cảm giác thoải mái cho người học. Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7” khi dạy các bài SH 7 - THCS. Tôi đã tổng kết và rút ra những kết luận sau: 1.1. Xác định được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong quá trình giảng dạy với việc xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự học làm cơ sở để đề xuất các kĩ thuật đặt câu hỏi. 1.2. Phân biệt được đặc điểm cấu trúc nội dung cơ bản của các bài trong sinh học 7. 1.3. Xây dựng được hệ thống kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học có hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giờ học. 1.4. Xác định được các kĩ thuật dạy học và phối hợp với các phương pháp dạy học tích cực phát huy năng lực tự học của học sinh trong giảng dạy sinh học 7 nói riêng và bộ môn sinh học nói chung. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 23
  12. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 1.5. Kết quả của phương pháp chuyên gia khẳng định được hiệu quả của việc xây dựng tiết dạy với những kĩ thuật nói trên theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh. 2. Phạm vi áp dụng: Ở các trường THCS theo quan niệm chung thì phương pháp là cách thức hoạt động của người thầy tạo ra mối quan hệ với các hoạt động của trò để đạt được mục đích dạy học . Mỗi môn học có phương pháp dạy học đặc trưng riêng ; mỗi nội dung học lại cần một phương pháp dạy học riêng nhưng chung quy hết là cần có sự linh động trong việc kết hợp nhưng kĩ thuật dạy học thành một nghệ thuật giảng dạy. Đề tài đã định hướng cho giáo viên kĩ thuật dạy học cụ thể có hiệu quả giúp cho giáo viên có phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng cao chất lượng giờ học. không chỉ ở bộ môn sinh học mà tất cả các bộ môn khác để có thể áp dụng SKKN này. 3. Kiến nghị. Qua quá trình học tập nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học nhất là chương trình Sinh học nói chung và Sinh học lớp 7 nói riêng. Để phát huy kĩ thuật dạy học của giáo viên và năng lực nhận thức của học sinh theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục là tạo ra những con người năng động, sáng tạo có thể thích ứng trong thời kì hội nhập. Để thực hiện mục tiêu đó trong dạy học việc xây dựng các kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của các học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết. Qua việc nghiên cứu xây dựng đề tài “Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7” tôi có một số kiến nghị sau: 3.1 Các trường phải chú trọng hơn trong việc mua sắm thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc dạy học góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 3.2 Bản thân mỗi giáo viên phải chủ động nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, đầu tư trí tuệ; linh hoạt phối hợp các kĩ thuật- kĩ năng dạy học trong quá trình giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 24
  13. Biện pháp phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học 7 Tài liệu tham khảo 1. Giáo dục môi trường môn sinh học - Nhà XBGD Việt Nam 2. Tài liệu HD Sử dụng năng lượngTiết kiệm hiệu quả: Nhà XBGD Việt Nam 3. Giáo dục kĩ năng sống trong bộ môn Sinh học : Nhà XBGD Việt Nam 4. Trần Bá Hoành “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” NXB Giáo dục Hà Nội - 2000 5. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao “Phát triển các phương pháp dạy học tích cực” trong bộ môn sinh học” NXB Giáo dục, Hà Nội - 2000 6. Sinh học 7 - Sách giáo viên Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Thiết kế bài giảng sinh học 7 Nhà xuất bản ĐH quốc gia Hà Nội. 8. Chuẩn kiến thức kĩ năng: Nhà XB GD Việt Nam 9. Sinh học 7 - Sách giáo khoa Nhà xuất bản Giáo dục. Nguyễn Thị Bích Đào Trang 25