Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non
- 13 Kẻo cáo gian Tha đi mất.'' Trẻ vừa đọc bài thơ vừa chơi trò chơi giúp trẻ hiểu được khi đọc đến đoạn “ Có cáo gian Đang rình đấy Thỏ nhớ nhé Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian Tha đi mất.'' Trẻ phải nhanh chóng chạy thật nahnh để không bị Cáo bắt. Điều đó có nghĩa là phải yêu cầu trẻ đọc bài thơ một cách to, rõ ràng, mạch lạc. Từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Qua các giờ học trên trẻ được rèn luyện về mặt phát âm, có thêm nhiều từ mới và biểu tượng ý nghĩa của từ trẻ được rèn luyện thêm về mặt ngữ pháp.Cô giáo còn sử dụng các giờ học này như là một phương tiện để củng cố những ngôn ngữ mà trẻ thu được nhận được. * Chuẩn bị các dụng cụ trực quan đầy đủ, đẹp, sáng tạo: Lứa tuổi mầm non, là lứa tuổi tư duy trực quan hình tượng, trẻ thường bị hấp dẫn bởi đồ chơi, hành động chơi, màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của đồ chơi đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi. Khi cho trẻ làm quen với một câu chuyện thì việc sử dụng giáo cụ trực quan để lôi cuốn trẻ, gây sự chú ý của trẻ vào vấn đề, nhằm giúp trẻ dễ nhớ, dễ nắm bắt câu chuyện một cách thoải mái, đem lại hiệu quả cao. Khi trẻ đã nhớ câu chuyện, nhớ bài thơ thì khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc hơn, diễn cảm hơn. c. Qua các hoạt động ngoài giờ học. * Phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động vui chơi. - Thông qua trò chơi, các biểu tượng mà trẻ thu nhận trước đây được chính xác hóa bằng ngôn ngữ. Qua trò chơi, trẻ còn tập trung vận dụng các tri thức đã thu nhận được.Trò chơi đã giúp trẻ nhớ ngôn ngữ, đồng thời tạo ra các tình huống về trẻ sử dụng vốn từ nhữ đã tích lũy được. - Cô giáo cần tổ chức rộng rãi cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau để trẻ sử dụng những loại câu đơn giản.
- 14 Ví dụ: Trò chơi dân gian: Bỏ khăn Bỏ khăn, khăn nổi khăn chìm Ba cô bốn cậu đi tìm cái khăn - Trong khi chơi yêu cầu trẻ phải đọc thuộc, đọc to rõ ràng câu đồng dao để người bỏ khăn nghe rõ để thực hiện vai chơi - Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động góc - Trẻ tham gia trò chơi bán hàng trẻ đóng vai người bán hàng và người mua hàng sẽ có nhưng lời thoại với nhau như: + Chào bác, bác mua gì thế? Tôi mua cam + Cam đây ạ. Mười nghìn một cân bác nhé! + Vâng, tôi trả tiền bác + Tôi xin bác, cảm ơn bác - Ở góc gia đình, trẻ chơi nấu ăn, bày bàn tiệc. Cô có thể đóng vai chơi cùng trẻ và đặt những câu hỏi mở kích thích tư duy ngôn ngữ của trẻ: + Chào bác, bác đang làm gì đấy? Tôi đang nấu ăn + Hôm nay nhà mình làm gì mà mở tiệc linh đình thế? Hôm nay sinh nhật bố tôi. - Ở góc thư viện trẻ thoải mái đọc truyện tranh, trò chuyện với nhau, kể về những hình ảnh trong tranh hoặc sử dụng các con rối để đóng vai mà trẻ thích, - Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động lao động. Trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa phải lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng chúng ta phải giáo dục ý thức lao động cho trẻ, cho trẻ tham gia vào các hoạt động lao động nhẹ nhàng, lao động tự phục vụ mình. Khi tham gia vào các hoạt động lao động trẻ được tiếp xúc với thế giới thiên nhiên, với đồ dùng lao động, đồ dùng sinh hoạt, Như vậy trẻ có điều kiện hình thành các biểu tượng chưa có và khắc sâu các biểu tượng đã có. Từ đó trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong sinh hoạt lao động. Vốn ngôn ngữ của trẻ sẽ tăng lên. - Phát triển ngữ qua dạo chơi, tham quan.
- 15 Dạo chơi, tham quan có ý nghĩa rất lớn đối với việc mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ. Vì vậy dạo chơi, tham quan có tác dụng to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua các buổi dạo chơi, tham quan giáo viên có thể tăng vốn từ của trẻ qua việc trò chuyện với trẻ về đối tượng đang được quan sát. Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan vườn hoa của trường cô có thể hỏi để trẻ trả lời: + Các con nhìn thấy gì? + Có những loại hoa nào? + Những bông hoa này có gì đặc biệt? - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài giờ học, giờ chơi, giờ lao động trẻ còn có giờ ăn, giờ ngủ, giờ vệ sinh cá nhân. Ở những giờ này, cô giáo có thể dạy nói cho trẻ. Trong khi giúp trẻ tiến hành công việc hàng ngày, cô giáo cần lựa chọn nội dung thích hợp, cần nói tên những công việc hàng ngày của mình, nói tên các đồ vật, sự vật liên quan đến công việc đó. d. Phối hợp với phụ huynh: Để việc giáo dục đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón, trả trẻ, những buổi họp phụ huynh, tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mời phụ huynh dự những giờ dạy trẻ làm quen văn học từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh. Hiểu được ý nghĩa của môn học, phụ huynh sẻ tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà. Ở góc tuyên truyền “Những điều cha mẹ cần biết”, tôi dành riêng một mảng để tuyên truyền với phụ huynh những nội dung của giờ học. Trao đổi về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, những bài thơ, câu chuyện trong chủ đề, chủ điểm với phụ huynh. Để giúp trẻ phát triển tốt hơn nữa, tôi đã vận động phụ huynh mua thêm sách báo, truyện tranh đọc cho trẻ nghe ở nhà, tập cho trẻ kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được tốt hơn. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non” mà tôi đã nghiên cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau: III.1. Hiệu quả kinh tế
- 16 - Trong quá trình nghiên cứu, học hỏi và tìm tòi các biện pháp tôi luôn luôn chọn lọc những biện pháp áp dụng thực tế đạt kết quả cao hơn nữa được phụ huynh luôn tin tưởng, nhiệt tình ủng hộ cả về mặt vật chất và tinh thần, luôn ủng hộ những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu tái chế cùng với bản thân tôi có năng khiếu về hội họa nên việc vẽ tranh minh họa, thiết kế sa bàn, làm đồ dùng đồ chơi kết hợp với các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu tái chế đó, đối với tôi không gặp khó khăn gì và quan trọng là được sự trợ giúp của đồng nghiệp nên tôi nên không tốn kém về kinh phí. III.2.Hiệu quả về mặt xã hội a. Gía trị làm lợi cho môi trường - Bằng khả năng sáng tạo của bản thân, tôi luôn tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, những đồ dùng tái chế như: Vỏ hộp sữa, cốc nhựa đã qua sử dụng, vỏ hộp bánh, giấy bìa cũ, lá cây, để thiết kế làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trong công tác giảng dạy hàng ngày góp phần giảm chi phí về tiền bạc cũng như góp phần làm giảm lượng rác thải giúp môi trường luôn sạch đẹp b. Gía trị làm lợi cho an toàn lao động - Khi thiết kế hoạt động cũng như thiết kế đồ dùng dạy học tôi luôn quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho cô và trẻ về mọi mặt. Do đó, trước khi tôi bắt tay vào làm đồ dùng dạy học tôi luôn chọn lọc kĩ càng các loại nguyên vật liệu sau đó vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình làm, tôi làm cẩn thận, không để những góc cạnh sắc nhọn để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình sử dụng c. Gía trị làm lợi khác - Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài tôi thấy đạt được kết quả như sau: * Về phía giáo viên: Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin, linh hoạt hơn trong các tiết dạy. Bản thân cũng đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với nhóm tuổi mình phụ trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp có phương hướng giáo dục trẻ thích hợp hơn. * Về phía phụ huynh: Từ những kết quả đạt được trên, bản thân tôi đã tạo được lòng tin với phụ huynh, làm cho phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm đưa con đến trường. Qua đó bản thân cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ
- 17 mạch lạc cho trẻ là rất cần thiết. Phụ huynh rất quan tâm, phấn khởi, thường xuyên chăm lo, trao đổi hỏi thăm học lực của con mình. * Về phía trẻ: Khả năng ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt: Tỷ lệ khá giỏi đạt 85%, trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, nói trọn câu. Nhiều trẻ biết kể chuyện diễn cảm, biết thể hiện điệu bộ cử chỉ khi kể chuyện, đọc thơ IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên) (xác nhận) (Ký tên, đóng dấu)
- 18 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ làm quen với các tác phẩm văn học. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, trò chơi phân vai:
- 19 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại: Trò chuyện để trẻ kể về ý muốn, ý thích cúa trẻ, dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua dạy trẻ kể chuyện theo tranh
- 20 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ học giáo dục âm nhạc : - Phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động vui chơi.
- 21 - Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động góc