Sáng kiến kinh nghiệm Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học

pdf 5 trang Giang Anh 21/03/2024 2480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_ki_nang_song_can_giao_duc_cho_hoc.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học

  1. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1. Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp). Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "Hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông. Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con TaiLieu.VN Page 1
  2. người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho HS. 2. Kỹ năng là gì? KN là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng sống là gì? KNS là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. KNS bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. KNS có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. Vì sao phải rèn luyện KNS cho học sinh? Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện KNS cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với HS tiểu học việc hình thành các KN cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. 3. Phân loại kỹ năng sống: - KNS được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao. + KN cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy v.v + KN nâng cao là sự kế thừa và phát triển các KN cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các KN tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v Ở tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, KN cơ bản được xem trọng, còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em về KN nâng cao. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm KN sống sau đây: Nhóm KN giao tiếp – hòa nhập cuộc sống: TaiLieu.VN Page 2
  3. - Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo. - Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng. - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn Đạo đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai. - Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là KN quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện thường ngày. Nhóm KN trong học tập, lao động – vui chơi giải trí: - Các KN nghe, đọc, nói, viết, KN quan sát, KN đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm. - KN giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. - KN kiểm soát tình cảm – KN kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác. - KN hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động. 4. Một số biện pháp rèn luyện KNS cho học sinh tiểu học - Thực tế các KN này được đưa vào mục tiêu cụ thể từng môn học, bài học mà tập trung nhiều nhất là môn Đạo đức và Tiếng Việt. Để có hiệu quả cao, chúng ta cần tổ chức tốt các biện pháp sau: + Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy KNS cho các em. + Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi đạo đức ở tiết 2. GVCN làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh kiểm của HS, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân. TaiLieu.VN Page 3
  4. + Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, “diễn đàn” ở phạm vi lớp khối của mình. Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện KNS được triển khai. Trong đó nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng theo các chủ điểm hàng tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện KNS cho HS. + GVCN phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục KNS cho HS sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương. + Nhà trường cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó mục tiêu buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của BGH nhà trường mà cần thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của GVCN. + Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn. Trong đó cần chú trọng tạo môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, các câu khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức BVMT ở các em. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục KNS cho các em. + Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình thức như Rung chuông vàng, Đối mặt, Đường lên đỉnh ; Hàng năm các nhà trường tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại, du lịch như cha ông ta đã nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. - Dạy KNS cho tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Trong lúc nội dung về rèn luyện KNS chưa được đưa vào thành một chương trình riêng mà chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong từng bộ môn như giáo dục Đạo đức, Tiếng Việt hay trong các tiết chào cờ đầu tuần. Với thời lượng hạn hẹp như vậy, các em chưa được trang bị đầy đủ các KNS. Đó là TaiLieu.VN Page 4
  5. điều đang còn khó khăn, lúng túng cho các nhà trường nhằm rèn luyện KNS cho HS. Một trong những mục tiêu được chú trọng trong năm học 2009-2010 mà Bộ GD-ĐT yêu cầu là tăng cường giảng dạy KNS cho HS tiểu học. Mong rằng các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, các nhà quản lý giáo dục quan tâm và thực hiện tốt nội dung này. Tuy nhiên, làm thế nào để triển khai hoạt động rèn KNS một cách hiệu quả thu hút được học sinh và các bậc phụ huynh đang là trăn trở của các thầy cô giáo, các nhà trường và toàn xã hội hiện nay. Tùy vào hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, nhà trường mà tổ chức sao cho sáng tạo và hiệu quả. TaiLieu.VN Page 5