Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ đội trong trường Tiểu học

doc 31 trang thulinhhd34 7270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ đội trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_boi_duong_thuong_xuyen_can_bo.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ đội trong trường Tiểu học

  1. - Họp định kỳ: Duy trì họp theo lịch quy định. Nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn bạc nhiệm vụ thời gian tới và phân công nhiệm vụ tới từng uỷ viên. Mỗi lần họp cần phải có ý kiến của phụ trách, hoặc Tổng phụ trách Đội, các thành viên đều phải có ý kiến tham gia. - Họp giao ban cấp Liên đội: Nội dung để nắm bắt tình hình chỉ đạo thi đua chung của Liên đội, Chi đội có ý kiến chỉ đạo và giải quyết của Ban chỉ huy Liên đội đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của Tổng phụ trách Đội và Ban giám hiệu. Tổ chức các cuộc họp Ban chỉ huy Liên đội, hội nghị nhằm giúp chỉ huy Đội rèn luyện năng lực tự quản và người phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn Bồi dưỡng qua công tác thực tế: - Giao nhiệm vụ đến từng uỷ viên trong Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, có hướng dẫn cụ thể để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn phải đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng. - Tổng phụ trách Đội có thể làm mẫu để các em rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện ở Liên đội mình hoặc Liên đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể mời Ban chỉ huy Liên đội cùng tham gia. - Kiểm tra kỹ năng, thao tác của Ban chỉ huy Liên đội về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng cách giao nội dung hoạt động cho Ban chỉ huy Liên đội. Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi Tổng phụ trách Đội phải giúp các em biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn của Liên đội. Do vậy có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trách Đội với phụ trách Ban chỉ huy Liên đội các Chi đội, cần có sự kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của Ban chỉ huy Liên đội. Bồi dưỡng cán bộ Đội có nhiều hình thức khác nhau như đã nói ở trên. Nhưng tôi xin đi sâu vào việc nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội Việc bồi dưỡng thường xuyên giúp nắm được quy trình công tác của cả năm học, đồng thời nâng cao chất lượng chỉ huy. 11
  2. Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được kế hoạch hoạt động Đội năm học 2018 - 2019 của Hội đồng Đội huyên Tam Dương, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch hoạt động Đội của Liên Đội, đồng thời lập kế hoạch bồi dưỡng theo 5 đợt thi đua. */ Đợt 1: Từ 3/9 - 15/10: - Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, sổ sách Đội (Ngày hội khai trường, báo cáo, sơ kết, biên bản, nghị quyết, chương trình Đại hội, sinh hoạt Đội ) - Bồi dưỡng cách xây dựng kế hoạch công tác Đội dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách Đội. - Bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội Chi đội, Liên đội. - Bồi dưỡng cách phát động, triển khai chương trình tự rèn luyện Đội viên. */ Đợt 2: Từ 16/10 - 20/11: - Bồi dưỡng phương pháp hoạt động Đội theo tháng. - Bồi dưỡng phát động thi đua theo chủ điểm: "Uống nước nhớ nguồn- Ngàn hoa dâng tặng thầy cô ". - Bồi dưỡng cách tham gia công tác từ thiện: mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ trẻ em khuyết tật, ủng hộ chương trình chăn ấm cho em */ Đợt 3: Từ 21/11 - 22/12: - Bồi dưỡng sinh hoạt theo tháng. - Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Tiếp bước cha anh – Hành quân theo bước chân những người anh hùng” */ Đợt 4: Từ 12/01 - 26/3: - Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Mừng Đảng, mừng Xuân – Cùng tiến bước lên Đoàn ". - Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội. - Tham gia công tác từ thiện nhân đạo: Quyên góp sách, truyện, quyên góp "quỹ tình thương" */ Đợt 5: Từ 27/3 - 19/5: - Bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ điểm: "Mừng đất nước thống nhất – Đội ta lớn lên cùng đất nước". 12
  3. - Tổ chức sinh hoạt theo tháng. - Tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 26/3, 15/5, 19/5. - Tổ chức viết bài tìm hiểu “ Ngày truyền thống Đội”. - Bồi dưỡng sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong năm học. 7.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến Với giải pháp dễ hiểu, đầy đủ, sát thực tế, phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học, sáng kiến này đã được áp dụng trong việc bồi dưỡng cán bộ Đội trong hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở Liên đội trường TH Đồng Tĩnh B từ năm học 2017- 2018 đến nay và đã đem lại lợi ích đáng kể trong việc triển khai hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi. 8. Những thông tin cần bảo mật: ( Không) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để việc áp dụng đề tài đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo các điều kiện: - Muốn có một Ban chỉ huy Liên đội có năng lực trước tiên phải lựa chọn thật tốt đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội. Có như vậy mới tìm ra được các em giỏi, có năng lực làm cánh tay đắc lực cho Giáo viên- Tổng phụ trách Đội, điều hành tốt các hoạt động của Đội. - Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ Đội, phải theo dõi thường xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa làm được để không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi ngày càng phát triển hơn. - Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi được nâng cao về mọi mặt. - Giáo viên- Tổng phụ trách Đội ngay từ đầu năm học phải có một chương trình thật cụ thể, chi tiết trong việc điều hành các hoạt động Đội. Với mỗi hoạt động lớn phải có kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ cho các Ban chỉ huy Liên đội. Nhiệm vụ này phải phù hợp với khả năng để phát huy được các tố chất, tài năng của các em. - Đối với Hội đồng Đội các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, mở lớp đào tạo và hướng dẫn cho Giáo viên- Tổng phụ trách Đội có tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho Tổng phụ trách Đội, đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng 13
  4. phụ trách Đội, các Liên đội trong huyện, để Tổng phụ trách Đội có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. - Hoạt động Đội là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội, và Ban chỉ huy các Chi đội là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi Tổng phụ trách Đội phải kiên nhẫn, bền bỉ, phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có điều kiện lao động hợp lý, thuận lợi, đồng thời trong quá trình làm việc nên vừa trau dồi vừa tích luỹ kinh nghiệm để đóng góp khoa học trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi là hoạt động của chính các em, Vì vậy các em phải là những người tổ chức, điều hành các hoạt động Đội, dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Giáo viên- Tổng phụ trách Đội. Do vậy cần xây dựng một đội ngũ ban chỉ huy Liên đội thật vững vàng, để đưa công tác Đội và phong trào thiếu nhi Liên đội nhà trường đi lên. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến cảu tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.: Sau khi đề ra kế hoạch tập trung bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội. Tôi xin phép trình bày một số trọng tâm của từng đợt và kết quả hoạt động đạt được qua việc bồi dưỡng như sau: */ Đợt 1: Chú trọng vào việc bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội chi Đội, Liên đội. Sau khi bước vào năm học mới, ngày 28/9/2018 tôi tiến hành cho 1 Chi đội làm Đại hội mẫu - Chi đội Kim Đồng - Lớp 5A. - Thành phần tham dự gồm: Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội trong toàn Liên đội, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể đội viên lớp 5A. - Công tác chuẩn bị: + Địa điểm: Tại phòng học lớp 5A. + Trang trí: Quốc kỳ, cờ Đội, ảnh Bác, khẩu hiệu, khăn trải bàn, lọ hoa bàn Chủ tịch, bàn thư ký + Đội viên ăn mặc đúng nghi thức Đội. + Chuẩn bị báo cáo kết quả nhiệm kỳ 2017 – 2018; phương hướng hoạt động của năm 2018 - 2019. 14
  5. - Diễn biến Đại hội: + Ban chỉ huy Chi đội tập hợp đội viên, kiểm tra sĩ số, tư thế, trang phục của đội viên. + Đại hội tiến hành: Lễ chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. + Bầu Chủ tịch đoàn gồm 3 em và 1 thư ký Đại hội (đã dự kiến và đưa ra Đại hội biểu quyết). + Mời Chủ tịch Đoàn, thư ký lên bàn làm việc. + Chủ tịch Đoàn công bố chương trình và thời gian Đại hội. Đồng thời khai mạc, thông qua báo cáo tổng kết công tác trong nhiệm kỳ 2017 – 2018, bản kiểm điểm của Ban chỉ huy Chi đội và dự thảo chương trình công tác Đội nhiệm kỳ 2018 – 2019. + Các thành viên trong Chi đội tham gia góp ý kiến vào bản báo cáo và phương hướng cho nhiệm kỳ tới. + Đại hội biểu quyết cho báo cáo và phương hướng nhiệm kỳ tới. + Đại hội biểu quyết số lượng các bạn vào Ban chỉ huy Chi đội mới. + Bầu Ban chỉ huy Chi đội mới: Đề cử 5 em, bầu 5 em. + Tiêu chuẩn ứng cử vào Ban chỉ huy Chi đội. + Có 2 cách để Đại hội lựa chọn: - Cách 1: Đại hội cho Ban tổ chức chuẩn bị nhân sự. - Cách 2: Đại hội giới thiệu nhân sự + Bỏ phiếu bằng hình thức giơ tay. + Đại hội nhất trí cao + Tổng phụ trách Đội phát biểu ý kiến và trao cấp hiệu. + Ban chỉ huy Chi đội mới ra mắt và nhận nhiệm vụ. + Bầu đại biểu đi dự Đại hội Liên đội. + Đoàn chủ tịch đánh giá kết quả Đại hội và tuyên bố bế mạc, chào cờ bế mạc. * Kết quả đạt được: 15
  6. - Đại hội Chội đội mẫu đã tạo được không khí trang nghiêm, giúp các đội viên ý thức được sự long trọng của một buổi Đại hội Chi đội, các em có thái độ nghiêm túc và tự hào khi đứng trong hàng ngũ Đội. - Đại hội Chi đội mẫu đã giúp cho các Ban chỉ huy các chi đội khác có kinh nghiệm tổ chức Đại hội Chi đội của mình, các em đã tự thiết kế thành công Đại hội Chi đội mình và 100% Chi đội đã hoàn thành tốt Đại hội Chi đội, sau khi tiến hành Đại hội Chi đội đại trà, các em đã bầu ra cho Chi đội mình một Ban chỉ huy có năng lực, phẩm chất tạo điều kiện cho Đại hội Liên đội thành công tốt đẹp. - Đối với chương trình tự rèn luyện đội viên: Sau khi toạ đàm và tìm hiểu thế nào là chương trình rèn luyện đội viên và cách triển khai chương trình rèn luyện đội viên giữa Tổng phụ trách Đội, Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội: Tổng phụ trách Đội sẽ triển khai chương trình tự rèn luyện đội viên tới các em thuộc, Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội và đội viên bằng văn bản, Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội triển khai, nêu cách thực hiện. - Đối với việc lập kế hoạch công tác Đội, cách ghi chép sổ sách, ghi báo cáo Tổng phụ trách Đội đưa ra kế hoạch công tác của Liên đội, sau đó hướng dẫn các em lập kế hoạch của Chi đội từng đợt, sau mỗi đợt đều có tổng kết, trao cờ thi đua cho các lớp, Chi đội xuất sắc nhất. */ Đợt 2: Tập trung bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của Ban chỉ huy Liên đội về cách phát động thi đua theo chủ điểm "Uống nước nhớ nguồn- ngàn hoa dâng tặng thầy cô". Kết thúc đợt 1 vào đầu tháng, tôi hướng dẫn Ban chỉ huy Liên đội lên kế hoạch cụ thể phát động thi đua, Ban chỉ huy Liên đội sẽ phối hợp với Đội sao đỏ kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động. Lễ phát động của Liên đội diễn ra vào buổi chào cờ đầu tuần của đầu tháng 11. Đối với từng Chi đội: Lễ phát động cũng sẽ diễn ra trong lớp ngay sau lễ phát động của Tổng phụ trách Đội. Ban chỉ huy Liên đội sẽ lên kế hoạch thi đua giữa các Chi đội (đội cờ đỏ sẽ chấm chéo các chi đội). Cuối mỗi tuần tổng kết một lần. Cuối đợt thi đua sẽ tổng kết và khen thưởng. Với hình thức phát động thi đua theo chủ đề điểm như thế này đã tạo ra sự thi đua sôi nổi giữa các chi Đội. Các em biết được ý nghĩa của việc mình làm và cùng nhau phấn đấu vươn lên trong học tập tốt hơn, rèn luyện ý thức tốt hơn. 16
  7. Mặt khác Ban chỉ huy Liên đội cũng học tập được cách phát động thi đua theo những chủ điểm khác nhau, biết cách đánh giá, cho điểm sao cho công bằng, tạo không khí thi đua sôi nổi chứ không ganh đua, ganh tị lẫn nhau. Đối với các Chi đội, hàng tháng việc sinh hoạt Chi đội là điều không thể thiếu bởi đâu là buổi các em tổng kết công tác từng tháng, đưa ra phương hướng tháng tới, các em được chơi các trò chơi, biểu diễn văn nghệ Tôi đã tổ chức một buổi sinh hoạt Chi đội mẫu tại Chi đội Võ Thị Sáu 4A. Thành phần tham dự là toàn bộ Ban chỉ huy Liên đội - Chi đội và các anh chị phụ trách lớp. Qua buổi sinh hoạt này các em sẽ hình dung được thế nào là một buổi sinh hoạt Chi đội. Các em sẽ về Chi đội mình lập kế hoạch, viết chương trình và tổ chức buổi sinh hoạt Chi đội mình được tốt hơn. Đối với công tác từ thiện: Sau khi Giáo viên- Tổng phụ trách Đội phát động trên toàn Liên đội, Ban chỉ huy Liên đội đôn đốc các Chi đội mình phát động, triển khai kế hoạch thực hiện. Trong năm học 2017 - 2018 toàn Liên đội trường TH Đồng Tĩnh B đã thực hiện tốt công tác từ thiện với những kết quả đạt được như sau: - Quyên góp ủng hộ tặng quà cho học sinh trong Liên đội có hoàn cảnh khó khăn: 2.275.000đ - Mua tăm ủng hộ người mù: - Tặng quà cho 15 đội viên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mồ côi: - Ủng hộ trương trình chăn ấm cho em */ Đợt 3: Tập trung bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ điểm "Tiếp bước cha anh – Hành quân theo bước chân những người anh hùng” Mục đích: Thu hút đội viên trong Chi đội tham gia, giáo dục đội viên theo điều lệ nghi thức Đội, các em vừa học tập vừa được vui chơi giải trí. Buổi sinh hoạt diễn ra trong một tiết học. - Chuẩn bị: ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, cờ Đội, lọ hoa. - Diễn biến: + Tập trung, kiểm tra quân số + Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. 17
  8. + Sơ kết thi đua khen thưởng. + Phổ biến công tác mới, thảo luận góp ý. + Phụ trách dặn dò. + Trò chơi hái hoa dân chủ (tìm hiểu về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam). + Văn nghệ. + Bế mạc. - Kết quả: Việc bồi dưỡng cho Ban chỉ huy Liên đội- Chi đội về tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, Ban chỉ huy Chi đội đã áp dụng tốt vào Chi đội mình, các em đều hứng thú tham gia những buổi sinh hoạt Chi đội, vì nó phát huy quyền dân chủ của đội viên, các em vui chơi giải lao sau những giờ học căng thẳng. */ Đợt 4: Bồi dưỡng phát động thi đua "Mừng Đảng mừng xuân - Cùng tiến bước lên Đoàn". Vào đầu đợt thi đua thứ 4, tôi họp Ban chỉ huy Liên đội, đề ra kế hoạch của đợt 4. Sau khi Giáo viên- Tổng phụ trách Đội phát động tại Liên đội vào lễ chào cờ đầu tuần tháng 2. Các lớp, Chi đội về triển khai thi đua giữa các lớp, Chi đội (đội cờ mđỏ theo dõi chấm thi đua từng lớp, từng Chi đội). Cuối mỗi tuần sơ kết một lần. Cuối đợt báo cáo tổng kết, khen thưởng. Điều này tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp, Chi đội, các lớp, chi đội qua đây các em phấn đấu rèn luyện tốt hơn về mọi mặt. Đối với các buổi sinh hoạt Chi đội, sinh hoạt Sao nhi đồng Giáo viên- Tổng phụ trách Đội họp Ban chỉ huy Liên đội, phụ trách Sao nhi đồng, Ban chỉ huy các Chi đội triển khai kế hoạch tháng tới. Các em thuộc Ban chỉ huy Liên đội, phụ trách Sao nhi đồng, Ban chỉ huy các Chi đội về triển khai kế hoạch, xây dựng chương trình, tổ chức tốt buổi sinh hoạt Chi đội, sinh hoạt Sao nhi đồng. Qua đó các em sẽ hào hứng và thích thú với mỗi buổi sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội cho Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy các Chi đội, hướng dẫn cách tập trung đội viên nhanh gọn, thực hiện tốt các thao tác chỉ huy, thành thạo nghi thức Đội, các yêu cầu về chào cờ, hát Quốc ca, 18
  9. Đội ca, hô đáp khẩu hiệu, thắt tháo khăn quàng đỏ để điều chỉnh các đội viên trong Chi đội. Qua đợt bồi dưỡng này Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy các Chi đội đã củng cố được kỹ năng chỉ huy nghi thức của Đội, phục vụ các buổi lễ diễu hành, kỷ niệm, sinh hoạt truyền thống thật trang nghiêm đúng nghi lễ và mang tính đặc thù riêng của Đội. */ Đợt 5: Bồi dưỡng phát động chủ điểm tháng "Mừng đất nước thống nhất – Đội ta lớn lên cùng đất nước". Mục đích: Thu hút đội viên trong Chi đội tham gia, giáo dục đội viên về truyền thống đấu tranh anh dũng của cha ông ta thông qua chiến thắng lịch sử 30/4 và chiến thắng Điện Biên Phủ, truyền thống của Đội, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu, các em vừa học tập vừa được vui chơi giải trí. Buổi sinh hoạt diễn ra trong một tiết học. Ví dụ: - Chuẩn bị: ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, cờ Đội, lọ hoa. - Diễn biến: + Tập trung, kiểm tra quân số + Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. + Sơ kết thi đua khen thưởng. + Phổ biến công tác mới, thảo luận góp ý. + Phụ trách Đội dặn dò. + Trò chơi hái hoa dân chủ (tìm hiểu về chiến thắng lịch sử ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh). + Văn nghệ. + Bế mạc. Cuối mỗi năm học, Ban chỉ huy Liên đội phải nghe đánh giá, sơ kết kết quả đạt được của từng lớp, từng Chi đội do vậy việc bồi dưỡng cách sơ kết, tổng kết, đánh giá đúng với thực tế cho Ban chỉ huy Liên đội là điều vô cùng quan trọng. Việc tổng kết đánh giá kết quả đã giúp các em thấy được thành quả của Liên đội mình, đồng thời thấy được những hạn chế, tồn tại để có những kinh 19
  10. nghiệm hoạt động tích cực hơn giúp phong trào của Liên đội phát triển mạnh hơn Sau khi áp dụng sáng kiến, “Công tác bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy Liên đội trong nhà trường Tiểu học”. Từ công tác bồi dưỡng về kỹ năng công tác Đội, qua những hoạt động cụ thể, qua sự đánh giá kết quả của từng đợt được rút kinh nghiệm các em đã từng bước nâng cao khả năng điều hành hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi, nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc biệt là có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao giúp cho hoạt động Đội của Liên đội ngày một vững mạnh. Tôi đã điều tra hơn 200 đội viên của Liên đội và thấy rằng 100% các em đã có ý thức thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động công tác Đội qua sự hướng dẫn, điều hành của Ban chỉ huy Liên đội. Trong năm học 2017 - 2018 vừa qua Liên đội trường Tiểu học Đồng Tĩnh B đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Qua việc nhìn nhận đánh giá kết quả của các hoạt động trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng nhờ hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi, mà phong trào học tập, rèn luyện của các em ngày càng lên cao, góp phần cùng nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Việc bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội giúp các em thạo việc, biết tổ chức, quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết. Đặc biệt nó sẽ thúc đẩy phong trào thiếu nhi của các trường lên cao, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của Đội trong nhà trường là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Bản thân các em trong ban chỉ huy Liên đội, Chi đội khi được bồi dưỡng các em ngày càng có thêm hiểu biết về Đội, thấm nhuần tư tưởng của Đảng đối với hoạt động Đội trong trường học, phát huy được tiềm năng sẵn có sự năng động, sáng tạo của các em. Qua đó các em thấy được vị trí của mình mà phấn đấu hết sức mình để góp phần thúc đẩy hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi được lên cao, đồng thời các em cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về phương pháp chỉ huy, quản lý điều hành công việc của một cán bộ Đội, giúp các em sau này trở thành người có ích cho Tổ quốc. Mặt khác, sau khi áp dụng đề tài, qua quá trình bồi dưỡng, Giáo viên- Tổng phụ trách Đội cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội, đồng thời cũng tìm ra được một cách khoa học nhất về phương pháp bồi dưỡng cán bộ Đội, tiếp thu được những phương pháp 20
  11. mới, cách quản lý mới trong công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội, góp phần thúc đẩy và đưa hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi phát triển đi lên */ Những hình ảnh hoạt động của Liên đội. - Ảnh hoạt động ngoại khóa, chào cờ đầu tuần 21
  12. - Hình ảnh về kết nạp đội viên đội viên. 26
  13. - Hình ảnh về lễ khai giảng năm học mới. 28
  14. 11. Danh sách tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Âu Thị Tinh Trường TH Đồng Tĩnh B – Giáo dục kỹ năng sống cho Tam Dương – Vĩnh Phúc học sinh Tiểu học 2 Trần Thị Yến Trường TH Đồng Tĩnh B – Giáo dục kỹ năng sống cho Tam Dương – Vĩnh Phúc học sinh Tiểu học 3 Phạm Văn Cự Trường TH Đồng Tĩnh B – Giáo dục kỹ năng sống cho Tam Dương – Vĩnh Phúc học sinh Tiểu học Đồng Tĩnh, ngày 12 tháng 02 năm 2019 Đồng Tĩnh, ngày 10 tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến 29
  15. Nguyễn Thị Hồng Thuý Lê Thị Thu Huyền Đồng Tĩnh, ngày 06 tháng 3 năm 2019 Đồng Tĩnh, ngày 06 tháng 3 năm 2019. Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký ghi rõ họ tên) Phạm Văn Cự 30