Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học toán theo hướng phát triển năng lực

ppt 23 trang Giang Anh 21/03/2024 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học toán theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_toan_theo_huong_phat_trien_nan.ppt

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học toán theo hướng phát triển năng lực

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ ĐÌNH CHINH THÁNG 12 NĂM 2017
  2. THẢO LUẬN NHÓM CH1: Kĩ năng là gì? CH2: Năng lực là gì? CH3: Để việc dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực của học sinh có hiệu quả, cần có những yêu cầu gì đối với giáo viên? Đối với học sinh?
  3. Sự cần thiết phải phát triển năng lực dạy học theo định hướng tích hợp • Tích hợp (TH) góp phần chuyển nền giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thụ sang nền giáo dục chú trọng hình thành, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học • TH không chỉ giúp HS trang bị những hiểu biết về tri thức của bộ môn Toán mà còn mang đến cho HS những trải nghiệm thực tế thực sự có ý nghĩa, giúp HS hiểu sâu hơn vấn đề
  4. THỰC TẾ CUỘC SỐNG DẠY HỌC TOÁN HỌC TÍCH HỢP THỰC TẾ CUỘC SỐNG 4
  5. 2- Các thành phần cơ bản làm nền tảng cho quá trình dạy học tích hợp 2.1- Nội dung •Ví dụ: Hình vuông; hình chữ nhật; Năm, tháng, ngày, giờ; .Nói chung đó là những nội dung môn học. 2.2- Kĩ năng Kĩ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung. Ví dụ HS có thể “đọc số” (kĩ năng) từ trong một quyển sách toán (nội dung 1); một dãy số liệu (nội dung 2) hay từ trong các bài toán giải có lời văn (nội dung 3).
  6. 2- Các thành phần cơ bản làm nền tảng cho quá trình dạy học tích hợp Có những loại kĩ năng cơ bản sau: •Kĩ năng nhắc lại và kĩ năng lặp lại. •Kĩ năng nhận thức •Kĩ năng hoạt động chân tay •Kĩ năng xử sự •Kĩ năng tự phát triển. Một kĩ năng có thể là hỗn hợp của nhiều loại kĩ năng.
  7. 2- Các thành phần cơ bản làm nền tảng cho quá trình dạy học tích hợp 2.3- Mục tiêu Mục tiêu chính là sự tác động của một kĩ năng lên một nội dung. Mục tiêu = (kĩ năng) x (nội dung) Ví dụ: + Áp dụng (kĩ năng) công thức tính diện tích xung quanh một hình hộp chữ nhật để giải quyết các bài toán giải. + Kẻ (kĩ năng) hai đường thẳng song song
  8. 2- Các thành phần cơ bản làm nền tảng cho quá trình dạy học tích hợp 2.4 – Năng lực: là một tập hợp trật tự các kĩ năng tác động lên các nội dung trong một tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra. Năng lực = (những kĩ năng x những nội dung) x những tình huống = những mục tiêu x những tình huống
  9. 2- Các thành phần cơ bản làm nền tảng cho quá trình dạy học tích hợp • Tình huống ở đây không phải là những loại tình huống y như trong sách giáo khoa đã học mà là loại tình huống có ý nghĩa, có ứng dụng trong cuộc sống thực tế. Nếu GV không thay đổi tình huống, có nghĩa GV chỉ kiểm tra kĩ năng lặp lại của HS mà chưa kiểm tra xem ở HS đã hình thành năng lực giải quyết tình huống chưa.
  10. 2- Các thành phần cơ bản làm nền tảng cho quá trình dạy học tích hợp Năng lực tư duy và suy luận toán học Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực mô hình hóa toán học NĂNG LỰC Năng lực biểu diễn, trình bày Năng lực giao tiếp Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học 10
  11. 2- Các thành phần cơ bản làm nền tảng cho quá trình dạy học tích hợp Từ những khái niệm trên, có thể minh hoạ mối quan hệ giữa kĩ năng, nội dung, mục tiêu và năng lực bằng mô hình sau:
  12. Để việc dạy học toán theo hướng phát triển năng lực học sinh có hiệu quả, cần có những yêu cầu gì đối với giáo viên, học sinh? * Đối với giáo viên : - Tổ chức vận dụng linh hoạt các hình thức hoạt động học tập giúp học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự chiếm lĩnh kiến thức; vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn - Dạy học theo hình thức tích hợp, đổi mới phương pháp, kết hợp vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, sử dụng thành thạo các công cụ, phương tiện toán học. - Tăng cường dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh. - Xây dựng môi trường học tập, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, được thực hành dựa trên vốn kiến thức đã có. - GV chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, để dần hình thành và phát triển sự sáng tạo.
  13. - Quan sát học sinh làm việc một cách cụ thể; không để học sinh chép kết quả của bạn khác; kịp thời khen, động viên, hỗ trợ đúng lúc; tránh hỗ trợ thường xuyên để học sinh ỷ lại. - Chú trọng cả hoạt động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. - Bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học, chuẩn KTKN. - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo; đưa thực tế cuộc sống vào việc xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực học sinh; thảo luận, chia sẻ trong họp tổ chuyên môn để có sự thống nhất nội dung bài tập. * Đối với học sinh : - Học sinh phải có kiến thức cơ bản về những nội dung được học; có vốn sống; có kỹ năng quan sát, - Học sinh phải có những kĩ năng: tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp ( trình bày, phản biện ), sử dụng các ĐDHT; kĩ năng tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực toán học; vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn
  14. - Học sinh phải có thái độ học tập tích cực, hợp tác. - Học sinh cần tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, thực hành để chủ động nắm bắt kiến thức. Tích cực tham gia làm việc cá nhân, nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp - Biết hợp tác và làm việc theo nhóm, hỗ trợ bạn hoàn thành nhiệm vụ; biết tham gia đánh giá bạn - Học sinh phải được trải qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và lập luận; đưa ra tranh luận trước tập thể những ý nghĩ và lập luận của mình, từ đó các em tự điều chỉnh nhận thức và lĩnh hội tri thức mới. - Học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có; biết tích hợp các kỹ năng của nhiều môn học để vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống Tóm lại, dạy học toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học là một hoạt động nghệ thuật mà giáo viên vừa là nhà biên kịch vừa là diễn viên. Giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh kiến tạo tri thức cho chính mình một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.
  15. 1. Tính chu vi bìa quyển sách Toán lớp 3.
  16. Khổ 17 x 24 cm Chiều dài 24 cm Chiều rộng 17 cm
  17. 3- Thảo luận trình bày bài tập theo hướng phát triển năng lực Khối 1 Bài tập thay đổi ngữ liệu Bài2/ trang 150 SGK Trên sân bay có 12 máy bay, sau đó có 2 máy bay bay đi. Hỏi trên sân bay còn lại bao nhiêu máy bay? Bài tập thay đổi ngữ liệu: Trong lớp em có 1 chục bóng đèn, có 2 bóng bị hư. Hỏi lớp em còn lại mấy bóng đèn?
  18. KHỐI 2 Bài 4/14: Một lớp học có 14 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Hỏi lớp học đó có tất cả bao nhiêu học sinh? Thay đổi ngữ liệu: Lớp em có học sinh nữ và học sinh nam. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu học sinh? Phát triển các kĩ năng: Quan sát Tư duy Phân tích dữ liệu Trình bày Nhận diện dạng toán
  19. KHỐI 3 Bài tập 4 trang 109 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là : A . Thứ hai B Thứ ba C. Thứ tư D. Thứ năm Thay đổi ngữ liệu bài tập : Hãy đọc thông báo sau và tính xem số ngày nghỉ Tết Nguyên Đán là bao nhiêu ngày? THÔNG BÁO Học sinh tại địa bàn TPHCM nghỉ Tết Mậu Tuất 2018 từ ngày 10/2/2018 đến hết ngày 25/2/2018 A . 13 ngày B. 14 ngày C. 15 ngày D. 16 ngày
  20. KHỐI 4 Bài 3/ 68 ( Bài : Nhân một số với một hiệu ) Một cửa hàng bán trứng có 40 giá để trứng, mỗi giá để trứng có 175 quả trứng. Cửa hàng đã bán hết 10 giá trứng. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu quả trứng ? Bài tập phát triển năng lực : Nhà trường đã thuê 8 chiếc xe buýt để chở các em đi tham quan. Mỗi xe chở 42 em. Nhưng có 1 xe bị hỏng máy. Hỏi có bao nhiêu em đã đến nơi tham quan đúng kế hoạch của chuyến đi ?
  21. KHỐI 5 Bài 2/ 111 ( Bài : DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG ) Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 2,5dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (không tính mép dán). Bài tập phát triển năng lực : - Hình thức: Làm nhóm. - Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 hộp lập phương có kích thước giống nhau. - Yêu cầu tính diện tích bìa cần dùng để làm nên cái hộp.