Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học và khắc phục lỗi chính tả phương ngữ ở tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học và khắc phục lỗi chính tả phương ngữ ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_va_khac_phuc_loi_chinh_ta_phuo.ppt
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học và khắc phục lỗi chính tả phương ngữ ở tiểu học
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ ĐÌNH CHINH LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN DẠY HỌC VÀ KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ Ở TIỂU HỌC
- NỘI DUNG 1. Giới thiệu đại biểu, nội dung bồi dưỡng 2. Thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung liên quan. 3. Giới thiệu một số phương pháp dạy học khắc phục lỗi chính tả phương ngữ 4. Tổng kết
- DẠY HỌC VÀ KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ Ở TIỂU HỌC
- BÀI TẬP CHÍNH TẢ Hãy tìm những lỗi sai chính tả trong các câu sau. Nêu nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi đó ?
- A. Các lỗi phương ngữ thường gặp 1. Thanh điệu Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học sinh thường không phân biệt 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít => lỗi rất phổ biến - kể cả những người có trình độ học vấn cao. Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành
- A. Các lỗi phương ngữ thường gặp 2. Âm đầu: Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau: + l/n: nòng nợn, lô lức + c/k: Céo cờ + g/r: gổ, gá, gô, + g/gh: Con gẹ, gê sợ + ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc + ch/tr: Cây che, chiến chanh + kh/ph: đêm phia, phá cửa + s/x: Cây xả , xa mạc + r/v/d/gi: Giao động, giòng giống, dui dẻ, đi da đi dô
- A. Các lỗi phương ngữ thường gặp 3. Âm chính: Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm chính sau: + ai/ay/ây: Bàn tai, đi cầy, dậy học + ao/au/âu: Hôm sao, mầu đỏ + iu/êu/iêu: chìu chuộng, lim khiết, cây niu + oi/ôi/ơi: nôi gương, xoi nếp + ăm/âm: con tầm, sưu tằm, bụi bậm + im/iêm/êm/em: tim thuốc, lúa chim, cái kềm + ăp/âp: gập gỡ, trùng lấp
- A. Các lỗi phương ngữ thường gặp 3. Âm chính: Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm chính sau: + ip/iêp/êp/ep: số kíp, liên típ, thệp cưới + ui/uôi: chín mùi, đầu đui, tủi tác + um/uôm: nhụm áo, ao chum + ưi /ươi: trái bửi + ưu/ ươu: ốc bưu, con khứu + uyên/iên: tiên triền
- A. Các lỗi phương ngữ thường gặp 4. Âm cuối: Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm cuối sau: + an/ang: cây bàn, bàng bạc + at/ac: lang bạc, lường gạc, rẻ mạc + ăn/ăng: lẳn lặn, căng tin + ăt/ăc: giặc giũ, co thắc, mặt quần áo + ân/âng: hụt hẫn, nhà tần + ât/âc: nổi bậc, nhất lên + ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, gập ghền, khấp khển
- A. Các lỗi phương ngữ thường gặp 4. Âm cuối: Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm cuối sau: + êt/êch: trắng bệch + iêt/iêc: mải miếc, tiêu diệc + ut/uc: chim cúc, bão lục + uôn/uông: khuôn nhạc, buồn tắm + uôt/uôc: rét buốc, chải chuốc + ươn/ương: lươn bổng, sung sướn + ưu/iu: về hiu, âm miu + ươu/iêu: cái biếu, uống riệu
- B. Nguyên nhân 1. Lỗi Thanh điệu - Theo các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung và Nam không có thanh ngã. - Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. => Do đó lỗi về dấu thanh rất phổ biến
- B. Nguyên nhân 2. Lỗi Âm đầu - Trong cách phát âm Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr, s/x. d/gi. Mặt khác, người miền Nam còn lẫn lộn v và d - Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: /k/ ghi bằng c, k, qu ), tuy có những quy định riêng cho mỗi dạng, nhưng đối với học sinh tiểu học (nhất là học sinh yếu) thì rất dễ lẫn lộn.
- B. Nguyên nhân 3. Lỗi Âm chính Do sự phức tạp của chữ quốc ngữ trong cách dùng chữ ghi âm - Nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au - Các nguyên âm đôi /iê, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia - khuya, biên - tuyến, lửa - lương, mua - muôn); - Âm đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa).
- B. Nguyên nhân 4. Lỗi Âm cuối - Người miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng/nh và t/c/ch mà số từ mang các vần này không nhỏ. - Mặt khác hai bán âm cuối /i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong: sau/sao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam
- CÂU HỎI THẢO LUẬN 2. Cách khắc phục lỗi phương ngữ cho học sinh mà các thầy cô đã từng áp dụng?
- C. Cách khắc phục 1. Luyện phát âm - Luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm (âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy). - Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn - Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp, ), giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng.
- C. Cách khắc phục 2. Phân tích so sánh . Phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: Khi viết tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: + Muống = M + uông + thanh sắc + Muốn = M + uôn + thanh sắc. So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “muống” có âm cuối là “ng”, tiếng “muốn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.
- C. Cách khắc phục 2. Phân tích so sánh Vd : BT2 /33/ TV2 ,T1 Điền từ vào chỗ trống iên hay yên ? yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên
- C. Cách khắc phục 3. Giải nghĩa từ . Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: đọc chú giải, đặt câu, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên + Giải nghĩa từ chiêng: cho học sinh quan sát tranh ảnh cái chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội). + Giải nghĩa từ chiên: cho học sinh đặt câu với từ chiên hoặc giải thích bằng định nghĩa (chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ, đun trực tiếp trên bếp lửa).
- C. Cách khắc phục 3. Giải nghĩa từ Vd : Nghe – viết : Thợ rèn ( TV4,T1/78) Quai một trận, nước tu ừng ực Quai ( búa) :vung búa lên cao rồi giáng mạnh xuống. Vd: BT3, TV2, T1/69 Đặt câu để phân biệt các tiếng sau : Dao, rao, giao -> Em khôn nghịch dao. Người bán hàng vừa đi vừa rao. Cô giáo giao bài tập cho chúng em làm.
- C. Cách khắc phục 3. Giải nghĩa từ Vd ( BT3b: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng v hay d có nghĩa như sau : +Ngược với buồn +Mềm nhưng ,bền, khó làm đứt +Bộ phận cơ thể nối tay với thân mình. Vd: Tìm các tiếng chứa vần iên/iêng có nghĩa : +Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần. +Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai tay hay nhiều người.
- C. Cách khắc phục 3. Giải nghĩa từ Vd: BT4/TV5,T1,SGK/77 Tìm tiếng trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để gọi tên các loài các chim trong những tranh dưới đây :
- C. Cách khắc phục 4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả • Để phân biệt âm đầu tr/ch: o Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, VD : BT3/131/TV2, T1 Tìm những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch. M : chăn chiếu, . VD : BT2/25/TV2, T2 Tìm những từ chỉ loài vật : -Có tiếng bắt đầu bằng ch M : chào mào -Có tiếng bắt đầu bằng tr M: trâu
- C. Cách khắc phục 4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả Để phân biệt âm đầu s/x: o Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng S: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô VD : BT3/ 53/ TV2, T2 Tên nhiều con vật thường bắt đầu bằng s : sói, sẻ, sứa, VD : BT2/89/TV2, T2 Hãy kể tên các loài cây bắt đầu s hoặc x M : sắn, xà cừ . o Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với X. : Xôi, lạp xường, xúc xích, cái xoong, cái xiên nướng thịt
- C. Cách khắc phục 4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả • Để phân biệt dấu thanh hỏi/ngã: o Các từ gộp âm chỉ mang thanh hỏi không mang thanh ngã: Trong + ấy = trỏng ; Trên + ấy = trển; Cô + ấy = cổ; Chị + ấy = chỉ . o Luật bổng - trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Em Huyền mang nặng, ngã đau Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗnào
- C. Cách khắc phục 4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả Ví dụ: Bổng Ngang + hỏi: Nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, vui vẻ Sắc + hỏi: Nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, thủ thỉ, rủ rỉ Ngoại lệ: khe khẽ, ngoan ngoãn, Trầm: Huyền + ngã: Sẵn sàng, lững lờ, vồn vã Nặng + ngã: Nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo, Ngã + ngã: Dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo * Ngoại lệ: bền bỉ, hồ hởi, niềm nở, nài nỉ, nũng nịu
- C. Cách khắc phục 4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả • Để phân biệt dấu thanh hỏi/ngã: o Luật “Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã” (chỉ áp dụng cho từ Hán Việt) Minh mẫn, mẫu tử, truy nã, não bộ, nhã ý, nhãn hiệu, vũ khí, vĩ tuyến, lãnh đạo, lão thành, dưỡng dục, dã man, ngôn ngữ, nghiễm nhiên, tín ngưỡng
- D : dã man, dũng sĩ, anh dũng, bồi dưỡng, diễn đạt, diễn viên, kiều diễm, dẫn chứng, sở dĩ , dĩ nhiên, bất đắc dĩ , V : vĩ dại, hùng vĩ, vũ khí, vũ lực, vũ trang, dĩ vãng, vĩnh viễn, vĩ tuyến, cổ vũ , N : nỗ lực, phụ nữ, tầm nã, truy nã, trí não, nhẫn nại, kiên nhẫn, thanh nhã, truyền nhiễm, M : mã lực, mã số, mãnh liệt, mẫn cảm, thẩm mĩ, phụ mẫu, mẫu số, miễn phí, L : lãnh đạo ,lãng mạn, nghi lễ, lĩnh vực,chiếm lĩnh ,cương lĩnh, triển lãm,
- C. Cách khắc phục 4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả • Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn: o Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, bấp bênh, o Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, sang sảng, rổn rảng, quang quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, chập cheng, leng keng, reng reng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, thình thình, xập xình, huỳnh huỵch o Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân; o Vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5.1 Thanh điệu . Viết một số từ có chứa dấu thanh cần phân biệt . Điền từ có chứa dấu thanh cần phân biệt vào chỗ trống . Viết dấu thanh cần phân biệt vào những chữ được in nghiêng trong câu hoặc đoạn . Điền vào chỗ trống những từ phù hợp cho sẵn Tính anh ta nông (nổi / nỗi) đến (nổi/nỗi) bố mẹ anh ta rất phiền lòng
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5.1 Thanh điệu . Chữa lại những từ viết sai dấu thanh trong câu, hoặc đoạn . Vận dụng mẹo luật để điền dấu thanh cần phân biệt vào cùng 1 từ (từ láy, từ Hán Việt ): dung manh / go cưa / ki lương / chi bao (chỉ nên áp dụng cho lớp 4-5) . Điền vần (kết hợp dấu thanh) vào mỗi bức tranh tương ứng ( áp dụng cho chính tả âm vần lớp 1): dây chão / cái chảo; võ sĩ / vỏ cam
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 2 Âm đầu . Viết một số từ có âm đầu cần phân biệt . Điền âm đầu cần phân biệt vào chỗ trống trong câu, đoạn . Điền từ có chứa âm đầu cần phân biệt vào chỗ trống tương ứng + Một thanh niên ba mươi tuổi ăn nói chững . (chạc/ trạc) . Chữa lại những từ có chứa âm đầu cần phân biệt đã bị viết sai trong câu, hoặc đoạn . Đặt câu với những từ chứa âm đầu cần phân biệt
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 2 Âm đầu . Những bài tập dùng mẹo về nghĩa (nên áp dụng với học sinh lớp 4-5) + Tìm những đồ vật trong gia đình chứa âm đầu ch và tr : chăn, chiếu, chén, tráp + Tìm những từ chứa âm đầu tr đồng nghĩa với từ chứa âm đầu gi : trăng – giăng; trả – giả; trời – giời; trồng – giồng + Tìm từ bắt đầu bằng s hoặc x chỉ một món ăn, con vật, cây cối
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 2 Âm đầu . Những bài tập dùng mẹo ngữ âm (nên áp dụng với học sinh lớp 4-5) + Tìm những từ láy vần có chứa tiếng mang âm ch hoặc tr chơi bời, chèo bẻo, chành bành, cheo leo, chói lọi, chênh vênh, trót lọt, trọc lóc, trụi lủi => Những từ láy vần thường viết với ch + Tìm những từ có chứa âm l đứng trước các vần oe, oa, uy, ưu, uâ => Âm n thường không đứng trước những vần này (trừ noãn – từ Hán Việt) + Tìm những từ chứa vần oa, oă, oe, uê viết với x: xoa, xoăn, xoe, xuê => âm s không đứng trước những vần này
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 2 Âm đầu . Những bài tập dùng mẹo ngữ âm (nên áp dụng với học sinh lớp 4-5) + Tìm những từ chứa vần oa, oă, oe, uê, oă, uâ viết với v: (không có) => âm v thường không đứng trước những vần này + Tìm những từ láy vần có chứa tiếng mang âm l : lò dò, lòng vòng, lụng thụng, lướt thướt => trong từ láy vần, tiếng thứ nhất bao giờ cũng viết với l + Tìm những từ láy vần có chứa tiếng mang âm x : lòa xòa, liêu xiêu, loăn xoăn, => từ láy vần thường chứa tiếng mang âm x
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 2 Âm đầu . Những bài tập dùng mẹo từ Hán Việt (nên áp dụng với học sinh lớp 4-5) + Từ Hán Việt nào có dấu ngã hay nặng thì viết với d: dã man, hướng dẫn, dạ hội, diện mạo, hậu duệ + Từ Hán Việt nào có dấu hỏi hoặc sắc thì viết với gi: giải lao, giản dị, giảng đường, giáo sư, gián đoạn, giáng sinh + Không có từ Hán Việt nào viết với r
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 3 Vần . Viết một số từ có vần cần phân biệt . Điền vần cần phân biệt vào chỗ trống trong câu, đoạn . Điền từ có chứa vần cần phân biệt vào chỗ trống tương ứng . Chữa lại những từ có chứa vần cần phân biệt đã bị viết sai trong câu, hoặc đoạn
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 4 Âm cuối . Viết một số từ có âm cuối cần phân biệt . Điền âm cuối cần phân biệt vào chỗ trống trong câu, đoạn . Điền từ có chứa âm cuối cần phân biệt vào chỗ trống tương ứng . Chữa lại những từ có chứa vần cần phân biệt đã bị viết sai trong câu, hoặc đoạn
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 4 Âm cuối . Những bài tập dùng mẹo ngữ âm: + Các vần kết thúc bằng c láy với các vần kết thúc bằng ng Ac láy với ang : bàng bạc, khang khác, nhang nhác Ăc láy với uc / ăng: trục trặc, hục hặc, túc tắc, sằng sặc Ưng láy với ưc: hừng hực, tưng tức,
- C. Cách khắc phục 5. Bài tập hỗ trợ 5. 4 Âm cuối . Những bài tập dùng mẹo ngữ âm: + Các vần kết thúc bằng t láy với các vần kết thúc bằng n At láy với an: chan chát, san sát, ran rát Ăn láy với ay/ây/ăt: may mắn, ngay ngắn, đầy đặn, Ân láy với ât: phần phật, bần bật Un láy với ut: chùn chụt, hun hút, vùn vụt
- NHỮNG QUY TẮC VIẾT HOA Đầu câu tiêu đề, lời nói đầu, các chương, mục, điều, kết luận của văn bản. Đầu câu sau dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) Đầu dòng sau dấu chấm (.), dấu chấm phẩy (;), xuống dòng Đầu trong dấu hai chấm mở, đóng ngoặc kép: “ .” (đoạn trích đầy đủ nguyên văn câu của tác giả, tác phẩm) Chỉ tên người: Viết hoa tất cả chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng như: Ví dụ: Hồ Chí Minh, Nam Cao, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Viễn Phương, Chính Hữu Chỉ tên riêng của các địa danh, tổ chức kinh tế, xã hội Ví dụ: Việt Nam, Hà Nội, Sài Gòn, Tập đoàn Sông Đà, Khuyến học
- Chỉ các danh hiệu cao quý Ví dụ: Anh hùng Lao động; Huân chương Độc lập, Nghệ sĩ Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân Tên các ngày kỷ niệm, ngày lễ Ví dụ: Kỷ niệm ngày Quốc khánh; Kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Giải phóng miền Nam 30/4; Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Tên các Đoàn thể Trung ương Ví dụ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội
- TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ THAM GIA CỦA QUÝ THẦY CÔ