Sáng kiến kinh nghiệm Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt Lớp 5 ở Tiểu học

doc 16 trang binhlieuqn2 16740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt Lớp 5 ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoi_thoai_trong_mon_tieng_viet_lop.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt Lớp 5 ở Tiểu học

  1. Việc phân tích các tình huống hội thoại để chỉ ra các yếu tố của ngữ cảnh và tìm ra lời thoại phù hợp. Lúc này thật sự cuộc thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trò đều phỏng đoán về diễn biến của cuộc thoại. Cách dạy này mang tính chất duy lí, dự báo chứ chưa tạo ra cuộc hội thoại đích thực, không quan sát, đánh giá nó trong diễn biến thực tế. Vì vậy, khi dạy cần coi phân tích tình huống giao tiếp giả định như một biện pháp dạy mở đầu tiết học về hội thoại sau đó chuyển sang tổ chức thực hành cuộc thoại theo đề bài, chứ không dùng duy nhất phân tích tình huống giao tiếp giả định như một phương pháp dạy học. 2.Dạy hội thoại theo hướng thực hành: Giao tiếp là hoạt động thực tiễn nên cách tốt nhất để nhanh chóng trau dồi năng lực giao tiếp cho học sinh là đưa các em vào hoạt động thực hành. Dựa trên tình huống giao tiếp giả định trong đề bài hội thoại, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tình huống đó trên lớp. Phương pháp thích hợp nhất lúc này là đóng vai. Giáo viên chỉ cần thống nhất với cả lớp các yếu tố giao tiếp chi phối cuộc thoại đã quy định trong đề bài, còn các hoạt động hội thoại (lời nói, nét mặt, cử chỉ ), quá trình hội thoại diễn ra như thế nào cứ để cho học sinh đóng vai sáng tạo và tự hoàn thiện dần qua các lần luyện tập. Ví dụ: Bài “Luyện tập thuyết trình, tranh luận” TV5, tập 1 (trang 91) Bài tập 2: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam (trong bài Cái gì quý nhất) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục. Mẫu: (Hùng) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu? ( Bài tập 2 trang 91 - TV5, tập 1) Với bài tập này, giáo viên chỉ cầ thống nhất với học sinh: Nhân vật tham gia hội thoại: Hùng, Quý, Nam. Đề tài hội thoại: về cái gì quý nhất đời trên đời. Hoàn cảnh giao tiếp: ở lớp học (diễn lại cảnh các bạn trên đường đi học về) Tình huống hội thoại: 3 bạn tranh luận về cái gì quý nhất ở trên đời. Đích hội thoại: Học sinh phải nêu được ý kiến tranh luận về cái gì quý nhất (bằng cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục)
  2. Dạy hội thoại theo hướng thực hành có thế mạnh là đưa học sinh tắm mình trong thực tiễn hội thoại, khai thác kinh nghiệm hội thoại có sẵn của các em để nâng cao lên. Do đó, giúp các em thêm tự tin và mạnh dạn; đồng thời hứng thú học tập hội thoại. Cả giáo viên và học sinh cùng bình luận, đánh giá cuộc hội thoại như nó đã diễn ra trong thực tiễn và học được chứng kiến. Khi dạy bài hội thoại, nếu chỉ có hoạt động thực hành hội thoại thì không đủ, vì bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng hội thoại còn cần nâng dần hiểu biết có tính lí luận nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng hội thoại. Vì vậy cần kết hợp phương thức dạy hội thoại theo hướng thực hành với sử dụng biện pháp phân tích hội thoại khi cần thiết. II. Phương pháp đặc trưng dạy các bài tập hội thoại cho học sinh * Đóng vai II.1.Mỗi bài tập dạy hội thoại tiểu học nhằm thực hiện một tình huống giao tiếp giả định. Dạy hội thoại theo hướng phân tích, phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp hỏi đáp (giữa thầy và trò, giữa trò và trò) để phân tích tình huống giao tiếp giả định, phân tích cuộc hội thoại dự báo sẽ diễn ra. Còn dạy hội thoại theo hướng thực hành chủ yếu là tập trung tạo ra cuộc hội thoại phù hợp yêu cầu đề bài bằng phương pháp đóng vai. Học sinh sẽ tham gia đóng các nhân vật hội thoại và thực hiện cuộc giao tiếp như đề bài quy định. Ví dụ: Bài “ Tập viết đoạn đối thoại” TV5, tập 2 (trang 77 - 78) 1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ: Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. II.2. Đặc điểm của phương pháp đóng vai: a. Đóng vai chỉ là một cách thức, một phương pháp để học sinh học tập. Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòi hỏi sự trang trí phức tạp. Các đoạn thoại kế tiếp nhau để phát triển đề tài hội thoại, thúc đẩy giao tiếp tự hình thành và hoàn thiện ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo. Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ, trong lớp. Các em đóng vai nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại. Sản phẩm của các lần đóng vai là các màn hội thoại hoặc giao tiếp, các sản phẩm này sẽ được các bạn trong lớp phân
  3. tích, nhận xét, rút kinh nghiệm. Nhờ đó, các lần tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Mục đích của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hội thoại; thông qua đó hình thành kĩ năng hội thoại, tích luỹ các kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em sẽ trải qua trong cuộc đời. Khi đóng vai, học sinh cần chú ý không chỉ lời nói mà còn cả các động tác hình thể, cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói có tác động đến hiệu quả hội thoại. b. Khi tổ chức đóng vai thực hiện một tình huống giao tiếp giả định, ngoài hội thoại, giáo viên có thể dùng kết hợp thêm nhiều biện pháp để phát triển đề tài như: phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, hỏi - đáp, sử dụng các đồ dùng dạy học c. Hội thoại trong hoạt động đóng vai được thực hiện trong mỗi giai đoạn của cuộc giao tiếp với những chức năng nhiệm vụ khác nhau: + Đoạn thoại mở đầu cuộc giao tiếp: bao gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc gặp gỡ, làm quen và các lời thoại giới thiệu đề tài giao tiếp. + Đoạn thoại triển khai đề tài giao tiếp: gồm những đoạn thoại của các nhân vật trò chuyện và thương lượng hay trình bày, phân tích trao đổi, thảo luận + Đoạn thoại kết thúc cuộc giao tiếp: gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc kết thúc cuộc giao tiếp. III. Quy trình dạy bài hội thoại: Cùng với văn bản, hội thoại cũng có hai phương diện cần xem xét: tiếp nhận hội thoại và sản sinh hội thoại. Người nghe hội thoại chủ yếu là tiếp nhận khi hội thoại đang diễn ra (cũng có trường hợp người nghe tiếp nhận cuộc thoại khi đã kết thúc, ví dụ: nghe thông qua lời kể, lời ghi âm, ); hội thoại là sản phẩm của nhiều người (tối thiểu là hai người). Nhà trường có dạy tiếp nhận và sản sinh hội thoại không? Nhà trường khi dạy đọc và nghe các văn bản tự sự, khi dạy phân tích các ngữ liệu tự sự trong các phân môn của môn Tiếng Việt đều ít nhiều đề cập đến tiếp nhận hội thoại. Nhà trường thực sự đưa việc dạy Tiếng Việt vào quá trình giao tiếp, thông qua học mà học sinh được hướng dẫn để tìm hiểu cách xác định đề tài, chủ đề, đích của hội thoại, phân biệt vai trò các đối tượng tham gia hội thoại, luyện tập cách mở đầu, kết thúc, cách phát triển cuộc thoại, luyện tập các kĩ năng trao lời và đáp lời Tức là các em được hướng dẫn để sản sinh hội thoại.
  4. Thông qua việc học hội thoại trong nhà trường, học sinh mới thực sự học cách sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống sôi động hàng ngày, học tiếng nói trong giao tiếp và để giao tiếp. Theo PGS.TS Nguyễn Trí trong cuốn “Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học” thì dạy hội thoại có thể được tiến hành theo quy trình ba bước chính như sau: Bước 1: Phân tích tình huống hội thoại nêu ra trong đề bài. Ở bước này, cần làm rõ các nội dung: ➢ Đề tài hội thoại. ➢ Nhân vật tham gia hội thoại. ➢ Hoàn cảnh xã hội. ➢ Môi trường xảy ra hội thoại. ➢ Đích của hội thoại. ➢ Vấn đề cần giải quyết qua hội thoại. Bước 2: Phác hoạ diễn biến chính cuộc thoại bằng lời Giáo viên cho học sinh dựa trên kết quả phân tích tình huống hội thoại, mỗi em nêu ra cách giải quyết vấn đề đặt ra trong bài tập. Các em dùng trí tưởng tượng kết hợp với các hiểu biết của bản thân liên quan đến đề tài để nêu ra khái quát các diễn biến chính trong một cuộc thoại. Dựa vào diễn biến chính và nội dung chủ yếu mà khi thực hành hội thoại học sinh sẽ tự tìm ra lời hội thoại cụ thể. Bước 3: Thực hành hội thoại: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành cuộc thoại theo tình huống được bài tập đặt ra theo phươg pháp đóng vai. Khi thực hành, dựa trên gợi ý những diễn biến chính của cuộc thoại, từng nhân vật phải tìm ra lời thoại của mình. Tổ chức thực hành tối thiểu 2 lần hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc theo quỹ thời gian. Sau mỗi lần thực hành, giáo viên và học sinh nhận xét về: - Mức độ phù hợp của lời thoại với nội dung cuộc thoại, với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại - Việc giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc thoại - Đích của hội thoại - Cách sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói nhằm giúp cho lần thực hành sau phát triển các kết quả đạt được, khắc phục các nhược điểm của lần thực hành trước.
  5. IV. Các kiểu bài tập về dạy hội thoại cho học sinh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5: Nội dung dạy hội thoại được được phân phối ở sách tiếng Việt lớp 5: Tập thuyết trình, tranh luận, chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại. Cụ thể: 1. Kiểu bài tập dạy tập thuyết trình, tranh luận: a. Cấu trúc của bài tập: Bài tập này đưa ra một đề tài (mẩu chuyện hoặc bài ca dao ), sau đó yêu cầu học sinh nêu ý kiến tranh luận, thuyết trình bằng cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng. Bài tập 1: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam (trong bài Cái gì quý nhất) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục. Mẫu: (Hùng) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạ gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu? (Bài tập 2 trang 91 - TV5, tập 1) * Với bài tập này, học sinh phải tạo ra được các đoạn thuyết trình ngắn phù hợp với tình tiết trong truyện nhằm thuyết phục người nghe. Đây là bài tập đầu tiên giúp học sinh làm quen với thuyết trình, tranh luận nên đã có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài nhằm định hướng cho học sinh. Điều này có ưu điểm và hạn chế nhất định: + Ưu điểm: - Học sinh có thể dựa vào mẫu để đóng vai Quý hoặc Nam trình bày ý kiến của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng, không cần sáng tạo. - Phát huy được khả năng giao tiếp (thuyết trình, trao đổi, ) cho học sinh + Hạn chế: - Tiếp thu bài thụ động, theo khuôn mẫu. - Lí lẽ và dẫn chứng các em đưa ra thường ngắn, đơn giản, xoay quanh ý kiến của nhân vật trong bài - Học sinh chưa gắn được ý kiến của các nhân vật trong bài với các vấn đề trong cuộc sống do vốn kinh nghiệm, ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Do vậy mà ý kiến các em đưa ra thường chưa phong phú. - Khả năng sáng tạo của học sinh chưa rõ ràng. b. Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập: - Thao tác 1: Đọc kĩ lại mẫu chuyện, xác định số ý kiến của các nhân vật, những điểm có lí của từng ý kiến mà các nhân vật nêu ra, đọc kĩ mẫu.
  6. - Thao tác 2: Phân tích những điểm có lí trong từng ý kiến - Thao tác 3: Sáng tạo thêm các các lí lẽ và dẫn chứng nhưng vẫn đảm bảo lí lẽ và dẫn chứng gốc. Bài tập 2: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn: Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng đều tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh. Đất nói: - Tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi, cây không thể sống được! Nước kể công: - Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lớn lên được không? Không Khí chẳng chịu thua: - Cây xanh rất cần khí trời. Không có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ. Còn Ánh Sáng nhẹ nhàng nói: - Cây cối dù có đủ đất, nước, không khí nhưng thiếu ánh sáng thì sẽ không thể có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi là cây xanh sao được! (Bài tập 1 trang 93 - TV5, tập 1) * Giống như bài tập 1, bài tập này học sinh phải tạo ra được các đoạn thuyết trình ngắn phù hợp với tình tiết trong truyện nhằm thuyết phục người nghe. Nhưng do là tiết thứ hai nên không cần có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài. Điều này có ưu điểm và hạn chế nhất định: - Ưu điểm: + Học sinh tự do tìm lí lẽ và dẫn chứng theo quan điểm của mình. + Ý kiến đưa ra đa dạng, phong phú. + Học sinh tự khám phá ra kiến thức cho mình. + Tiếp thu bài nhanh, chắc chắn. + Phát triển khả năng sáng tạo lời thoại, ngôn ngữ, tư duy, khả năng lập luận có lí cho học sinh. - Hạn chế: Những học sinh trình độ đại trà hoặc yếu sẽ gặp khó khăn trong việc sáng tạo được lời thoại, tìm lí lẽ, dẫn chứng. * Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập: - Thao tác 1: Đọc kĩ lại mẩu chuyện, xác định số nhân vật và ý kiến của các nhân vật, những điểm có lí của từng ý kiến mà các nhân vật nêu ra. - Thao tác 2: Phân tích những điểm có lí trong từng ý kiến, sự cần thiết của từng thành phần: đất, nước, không khí, ánh sáng trong đời sống.
  7. - Thao tác 3: Sáng tạo thêm các lí lẽ và dẫn chứng nhưng vẫn đảm bảo lí lẽ và dẫn chứng gốc. Bài tập 3: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài cao dao sau: Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn? Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây? Bài tập này giống bài tập 2, chỉ có một khó khăn khác đối với học sinh: đối với học sinh thành phố thì sự hiểu biết về sự cần thiết của chiếc đèn dầu trong cuộc sống trước khi có điện rất khó hình dung đối với các em, kinh nghiệm thực tế không có, mặt khác việc ngắm trăng đối với trẻ em thành phố là cái gì đó xa vời nên việc xâu chuỗi các sự kiện để tìm lí lẽ và dẫn chứng đưa ra nhằm thuyết phục được mọi người là rất khó nếu không có sự trợ giúp của giáo viên. Do vậy khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập giáo viên nên thu thập tư liệu (tranh ảnh, băng hình, tin tức ) nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự cần thiết của chiếc đèn dầu trong cuộc sống của ông cha ta, từ đó học sinh mới có thể thực hiện được bài tập đầy đủ, phát huy khả năng sáng tạo, ngôn ngữ cho học sinh, mặt khác tích hợp việc hiểu cuộc sống của con người cho học sinh. 2. Kiểu bài tập dạy chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại : a. Cấu trúc của bài tập: Bài tập này nêu ra một đoạn chuyện hay một câu chuyện, sau đó yêu cầu học sinh chuyển thành một đoạn thoại hay một cuộc thoại theo một số gợi ý. Sách tiếng Việt 5 có một số bài tập theo kiểu này: Bài tập 1: Tập viết đoạn đối thoại 1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ: Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. 2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợí ý sau: Xin Thái sư tha cho! Nhân vật: Trần Thủ Độ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương; mấy anh lính hầu.
  8. Cảnh trí: Công đường có đặt một án thư lớn. Trên án thư có một hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính. Thời gian: Buổi sáng Gợi ý lời đối thoại: - Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời cho phú nông vào. - Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông. - Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương - Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương. - Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu. - Phú nông sợ hãi kêu van xin tha. - Trần Thủ Độ tha cho anh ta. Lính: - (Bước vào) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ. Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! (Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch). Phú nông: - Lạy Đức Ông! Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không? Phú nông: (Bài tập 1-2 ( trang 77,78 ) - Tiếng Viết 5, tập 2 ) Thực hiện bài tập này, học sinh có nhiệm vụ cần tạo ra các đoạn đối thoại phù hợp nội dung câu chuyện. Học sinh sẽ gặp một số khó khăn: - Các em phải huy động chủ yếu vốn sống gián tiếp về nhà Trần mới làm được bài tập, trong khi vốn sống này ở đa số các em hầu như chưa có gì. - Các em chưa được hướng dẫn cách chuyển thể câu chuyện thành đoạn thoại. Bài tập 2: Tập viết đoạn đối thoại 1. Đọc đoạn trích dưới đây của truyện Thái sư Trần Thủ Độ: Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc: - Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn. Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo: - Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa! Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
  9. 2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau: Giữ nghiêm phép nước Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người quân hiệu; một vài người lính và gia nô. Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách. Thời gian: Khoảng gần trưa. Gợi ý lời đối thoại: - Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường - Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu. - Quân lính áp giải người quân hiệu vào. - Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không. - Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện. - Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu. + Hành động, hoạt động của các nhân vật và trình tự xảy ra (giúp cho việc xác định và sắp xếp các hành động, hoạt động của các đối tượng tham gia hội thoại, phân định thứ tự các lượt lời). + Ý nghĩa, lời nói của các nhân vật được kể lại gián tiếp (Giúp cho việc xây dựng thành các lời thoại trực tiếp của các đối tượng tham gia hội thoại). - Thao tác 3: + Sáng tạo thêm các nhân vật đệm hoặc các lời thoại để diễn giải hoặc nối các sự kiện, các hoạt động của các nhân vật tạo nên sự liền mạch cho cuộc thoại. + Thao tác ghi chép lại cuộc thoại vừa hoàn thành, sau đó sửa chữa, hoàn chỉnh.
  10. KÕt luËn Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu nội dung hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học tôi thấy, đây là một nội dung mới nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong văn chương. Giờ học có nội dung hội thoại nếu được tổ chức hợp lí sẽ kích thích được hứng thú học tập, rèn luyện sự tự tin cũng như trau dồi kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và để giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên nội dung từng bài tập hội thoại còn có sự tích hợp ở một số nội dung khác của các phân môn trong môn Tiếng Việt. Vì vậy, mỗi giáo viên cần nắm vững chương trình môn Tiếng Việt của lớp mình phụ trách cũng như của cả cấp học để có những hiểu biết nhất định về hội thoại, về vai trò của hội thoại, trau dồi vốn sống, vốn giao tiếp, từ đó có phương pháp cũng như cách thức, con đường chuyển tải nội dung dạy cho học sinh một cách tự nhiên, gợi mở, chân thật, phù hợp, không gò bó. Giúp học sinh phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, nhà trường còn cần tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động tập thể với các chủ đề gần gũi, thân thuộc, phù hợp với lứa tuổi của các em để các em có cơ hội trau dồi khả năng giao tiếp, học hỏi lẫn nhau qua giao tiếp, nhất là khả năng tham gia hội thoại với nhiều người trong một cuộc giao tiếp, các em nói theo cách nghĩ và cách nói của mình, không gượng ép. Trên đây là đề tài của bản thân tôi được rút ra trong quá trình giảng dạy Tiếng việt lớp 5. Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, là bước tập dượt nghiên cứu khoa học nên trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này những điều làm được còn ít ỏi, ít nhiều còn hạn chế, không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ, khích lệ của Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn và vận dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn! Mỹ Thuỷ, ngày 18 tháng 5 năm 2013 XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT Võ Thị Hiệp