Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học Công nghệ 10 thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm

pdf 29 trang thulinhhd34 11264
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học Công nghệ 10 thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_va_hoc_cong_nghe_10_thong_qua_to_c.pdf
  • docBÌA SÁNG KIẾN.doc
  • docĐơn.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học Công nghệ 10 thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm

  1. Hình 7.2. Chu trình học qua trải nghiệm Ưu điểm của dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm - Phương pháp khiến người học sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi ) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn. - Các cách thức dạy và học đa dạng của phương pháp có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học. - Người học được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. - Việc học trở nên thú vị hơn với người học và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. - Khi học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, các em sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. 7
  2. - Học sinh có thể học các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. 7.2. Cơ sở thực tiễn 7.2.1. Thực trạng việc dạy và học Công nghệ 10 ở trường THPT A - Thực trạng dạy học của giáo viên: Nhìn chung, hầu hết giáo viên đều ý thức được việc cần phải đổi mới, đa hạng hoá các phương pháp dạy học như sử dụng: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin Tuy nhiên, đa phần số tiết áp dụng PPDH mới còn hạn chế - Việc học của học sinh: Hoạt động học chủ yếu của học sinh là nghe giảng, ghi chép. Nhiều HS chưa thực sự hợp tác khi GV áp dụng PPDH mới, đặc biệt với các phương pháp thảo luận, tìm tòi vì đã quen với kiểu học truyền thống. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học. Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Số học sinh giỏi chưa cao, khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn. 7.2.2. Nguyên nhân của thực trạng - Về phía giáo viên: Do tâm lí ngại thay đổi nên chưa chú ý sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mặt khác, việc áp dụng phương pháp dạy học mới không phải dễ bởi để dạy học phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Đây là khó khăn đối với giáo viên hiện nay vì ngoài kĩ năng sư phạm thì những kĩ năng mềm khác còn yếu. - Việc học của học sinh: Chưa thấy được tầm quan trọng của môn học trong đời sống, một số HS không tìm thấy hứng thú của môn học. Đặc biệt, với tâm lí đây không phải là môn học chính do không thi tốt nghiệp, không thi đại học. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của học sinh. 8
  3. 7.3. Những thuận lợi – khó khăn khi thiết kế, tổ chức các HĐTN vào trong dạy học ở trường THPT A 7.3.1. Thuận lợi - Đây là phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với định hướng của Chương trình giáp dục phổ thông mới nên đựơc sự ủng hộ của giáo viên, học sinh và các đoàn thể trong trường. - Chương trình môn Công nghệ 10 THPT có nhiều nội dung có thể lồng ghép các hoạt động trải nghiệm. - Phương pháp học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích HS tư duy tích cực. Qua đó, tôi thấy rằng ngay từ đầu HS đã rất hào hứng và nhiệt tình tham gia, làm cho môn học không còn nhàm chán với HS, các em không phải chỉ còn đọc thuộc lòng từng câu chữ, công thức mà có sự thấu hiểu, biết vận dụng kiến thức học được vào trong đời sống của mình. 7.3.2. Khó khăn - Đây là phương pháp dạy học mới nên GV và HS không tránh khỏi lúng túng trong một số kĩ năng như: xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động, liên hệ các địa điểm trải nghiệm - Đòi hỏi người GV phải đầu tư thời gian, công sức, tâm huyết và có những hiểu biết, kinh nghiệm nhất định về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm và GV phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm. - Bài học thực sự hiệu quả khi HS phải hợp tác, chuẩn bị bài và các yêu cầu trước đó của GV và chủ động ghi chép các nội dung cần thiết. - Triển khai hoạt động trải nghiệm trong trường bị hạn chế bởi thời gian, không gian, khó liên hệ các địa điểm bên ngoài để trải nghiệm. - Chi phí trong quá trình đi trải nghiệm là một trở ngại lớn. - Việc ghi bài không theo một hình thức nhất định nên GV khó khăn trong kiểm soát bài vở của HS. 9
  4. - Một số học sinh bị phân tán sự bởi các yếu tố khách quan - Khi dự giờ các tiết dạy, giáo viên còn theo bảng chấm điểm cũ nên chưa đánh giá được chính xác hiệu quả của phương pháp. - Đánh giá quá trình học tập của HS còn lúng túng. 7.4. Thiết kế kế hoạch dạy học trải nhiệm. Việc vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào hoạt động trải nghiệm trong môn học có thể linh hoạt nhưng cần đảm bảo đầy đủ các bước của học tập trải nghiệm. Đồng thời, giáo viên sẽ tham gia với vai trò là người chỉ dẫn, thúc đẩy quá trình học tập; học sinh cần được tự trải nghiệm, thử và sai; từ đó đúc kết nên kinh nghiệm mới của bản thân HĐTN về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua HĐTN hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Chính vì thế, khi tổ chức HĐTN, GV sẽ tham gia với vai trò là người chỉ dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ thúc đẩy quá trình học tập, học sinh cần được tự trải nghiệm, thử và sai; từ đó đúc kết nên kinh nghiệm mới của bản thân. GV giúp các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng Bước 2. Xây dựng kế hoạch Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện Bước 4. Tổ chức thực hiện Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề. Thông qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được bộc lộ. Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào. 10
  5. 7.5. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học Công nghệ 10 Để thiết kế các hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện nhà trường, thời gian tiết học, đặc điểm của HS, Tôi tiến hành rà soát nội dung SGK, sau đó thiết kế các HĐTN phù hợp với từng kiểu bài: trên lớp, trong khuôn viên trường; ngoài trường học để giáo dục kiến thức SGK kết hợp với kiến thức thực tế trong đời sống. 7.5.1. Học Công nghệ thông hoạt động trải nghiệm trong lớp học, giờ học Nội dung môn Công nghệ có nhiều bài, phần có thể tổ chức cho HS trải nghiệm ngay chính trong giờ học của mình. Ở kiểu bài này, Gv cần chuẩn bị các hoạt động phù hợp với không gian và thời gian ở trong lớp, ưu tiên các hoạt động ngắn gọn, ít thời gian, tạo không khí vui tươi, sự chuẩn bị đơn giản. Ví dụ. Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản GV hướng dẫn HS cách làm ruốc cá ngay tại lớp Chuẩn bị: Cá rô phi đã được rửa sạch, bỏ nội tạng, bếp, nồi, chảo, gia vị GV vừa dạy lí thuyết vừa kết hợp cho HS làm trực tiếp theo các bước. Kết thúc giờ học là sản phẩm ruốc cá 7.5.2. Học Công nghệ thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường Đoàn trường hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho hs, Tôi trao đổi với bên Đoàn trường để có thể lồng ghép nôi dung môn học của mình vào kết hợp với các hoạt động của bên Đoàn: Tham gia chăm sóc bồn hoa cây cảnh, tổ chức thi nấu ăn, làm bánh, ngày hội ẩm thực, mở các gian hàng kinh doanh, tổ chức cuộc thi làm đồ handmade để HS có cơ hội thể hiện sự khéo léo của mình đồng thời cũng vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học được vào thực tế làm việc. Với các hoạt động này, GV phải có sự kết hợp với bên Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí và đánh giá HS. 7.5.3. Học Công nghệ thông qua hoạt động trải nghiệm bên ngoài nhà trường Để tổ chức HĐTN bên ngoài trường học đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho HS, đảm bảo tất cả HS đều tham gia vào các bước trong triển khai HĐTN. 11
  6. Ví dụ 1. Sau khi học xong chương 2, tôi cho HS tham gia HĐTN tìm hiểu về các giống vật nuôi ở các trang trại tại địa phương, gần trường học, chia HS trong các lớp thực nghiệm thành 4 nhóm. Nhóm 1 tìm hiểu về bò Nhóm 2 tìm hiểu về lợn Nhóm 3 tìm hiểu về gà Nhóm 4 tìm hiểu về vịt HS có thể chọn bất kì giống gì trong các giống đã được phân công. Yêu cầu HS liên hệ và đến các trang trại chăn nuôi ờ địa phương để tìm hiểu về các giống vật nuôi mà nhóm được phân công. HS có nhiệm vụ viết báo cáo dưới hình thức vi deo, ảnh, A0, A4 sau khi đến tìm hiểu tại các cơ sở sản xuất. Học sinh đi trải nghiệm tại trang trại chăn nuôi 12
  7. Ví dụ 2 Khi học chương 3, tôi kết hợp bên Đoàn trường tổ chức cho HS đi tham quan học tập khu K9 Đá Chông và Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam , Tôi giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị đồ ăn và tìm hiểu về cách bảo quản và chế biến các món ăn của các dân tộc Việt. Nhằm kích thích ở học sinh vận dụng kiến thức đã học để tạo ra các sản phẩm đồng thời kích thích sự tìm tòi, khám phá và mong muốn được trải nghiệm của bản thân về những điều đã học. Sản phẩm của HS là bái thu hoạch về chuyến đi dưới hình thức bài viết hoặc ảnh, video Học sinh đi trải nghiệm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam Ví dụ 3. Học phần tạo lập doanh nghiệp, tôi giao nhiệm vụ cho HS là tìm hiểu, phân tích nhu cầu thị trường tại địa phương. Từ đó xây dựng một kế hoạch kinh doanh giả định có tính khả thi nhằm giúp HS vận dụng khả năng phân tích, đánh giá của bản thân để có những nhận định, học hỏi, phát huy khả năng làm việc nhóm để tăng tình đoàn kết học hỏi lẫn nhau đồng thời có cách khéo léo xử lí thông tin thu thập được. 13
  8. Sản phẩm của HS là các kế hoạch kinh doanh giả định được thể hiện trên giấy A0 hoặc bài power point. Một kế hoạch kinh doanh gỉa định của nhóm học sinh 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Tất cả thông tin trong sáng kiến kinh nghiệm đều là các thông tin mở để có thể chia sẻ với nhiều giáo viên khác cũng như đón nhận những đóng góp, ý kiến xây dựng để SKKN được hoàn thiện hơn, áp dụng rộng rãi hơn. 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, nhóm môn quan tâm, ủng hộ việc áp dụng sáng kiến trong dạy học. - Giáo viên thực sự cầu thị, có tinh thần đổi mới để áp dụng sáng kiến trong giảng dạy và phải thể hiện được trong kế hoạch dạy học, đồng thời có sự chuẩn bị trước về các dụng cụ cần thiết để làm thẻ . - Học sinh có thái độ học tập đúng đắn, phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa 14
  9. ra thể hiện tính năng động và năng lực tư duy của bản thân. Đặc biệt, phải có sự chuẩn bị trước những đồ dùng có thể phải sử dụng trong khi học trải nghiệm. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Qua quá trình thực nghiệm việc tổ chức kết hợp các hạt động trải nghiệm vào dạy và học song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo án: - Giáo án thực nghiệm: Có tổ chức các HĐTN vào giảng dạy. - Giáo án đối chứng: Không tổ chức các HĐTN vào giảng dạy. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học mới, tôi tiến hành quan sát thái độ, hành vi của học sinh trong các hoạt động kết hợp điều tra thăm dò ý kiến và kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức qua các lần kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, học kì. Quá trình phân tích điểm phảy ở 2 lớp thực nghiệm, đối chứng và theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau: 10.1.1. Định tính - Ở 2 lớp thực nghiệm: Phần lớn học sinh hứng thú với giờ học, hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ, lập luận rõ ràng - chặt chẽ, độc lập nhận thức. Có khả năng trình bày vấn đề một cách chủ động theo quan điểm riêng, không theo nguyên mẫu sách giáo khoa hoặc của giáo viên. Xử lí được các câu hỏi tình huống trong thực tế. Phát hiện được nhiều tố chất riêng của HS. Học sinh rất hứng thú với PPDH này. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh chưa nắm vững nội dung bài học, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức chưa thực tốt. - Ở 2 lớp đối chứng: Phần lớn học sinh hiểu bài nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức là chính, vận dụng còn hạn chế. Tính độc lập nhận thức không thể hiện rõ, cách trình bày rập khuôn trong sách giáo khoa hoặc của giáo viên. Việc vận dụng tri thức đối với nhiều em còn khó khăn, khả năng khái quát hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao. Giờ học chưa tạo được nhiều hứng thú với HS, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng chưa nhiệt tình. Tuy nhiên, vẫn có nhiều học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lôgic, chặt chẽ. 15
  10. 10.1.2. Định lượng Dùng toán học thống kê điểm phảy của học sinh hai lớp TN và ĐC. Số học sinh đạt phảy xi Lớp Số HS 2 < 3.5 3.5 < 5 5 < 6.5 6.5 < 8 8 ≤ 10 Lớp TN 83 0 0 11 40 32 Lớp ĐC 82 0 3 24 34 23 Bảng 10.1. Bảng tổng hợp phân phối điểm phảy của học sinh Tỷ lệ học sinh đạt phảy xi (%) Lớp Số HS 0 < 3.5 3.5 < 5 5 < 6.5 6.5 < 8 8 ≤ 10 Lớp TN 83 0 0 13,25 48,19 38,56 Lớp ĐC 82 0 3,65 29,27 41,46 25,62 Bảng 10.2. Bảng phân phối tần xuất điểm phảy của học sinh Hình 10.1. Biểu đồ tỷ lệ phân phối tần suất điểm phảy giữa lớp TN và ĐC 16
  11. Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá giỏi đều cao hơn 2 lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh 2 lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên nhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, học sinh được tham gia vào hoạt động thực tế, học sinh hứng thú hơn trong học tập, tích cực, chủ động, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm cho không khí học tập sôi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn. Ở lớp đối chứng: Lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm chú tiếp thu bài giảng, nhưng kiến thức các em thu nhận được vẫn còn thụ động về kiến thức, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp truyền thống như thông báo, giải thích nên quá trình làm việc thường nghiêng về giáo viên. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Khi áp dụng sáng kiến này trong quá trình soạn, giảng môn Công nghệ , Hóa, Văn, các giáo viên trong nhóm đều nhận thấy được: - Về bản thân giáo viên: Tăng cường thêm các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức, làm việc nhóm, khả năng phân tích và khái quát, tổ chức hoạt động - Về phía học sinh: Hứng thú, tham gia xây dựng bài, không khí lớp học cởi mở hơn. Các em hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn thông qua các lần cùng nhau trải nghiệm , không bị gò bó trong cách học, ghi chép truyền thống. - Về chất lượng môn học: Được nâng lên một cách rõ rệt qua các lần kiểm tra. 10.3. Kết luận - Với PPDH kết hợp giữa tổ chức các hoạt động học với các HĐTNthấy được hầu hết học sinh hào hứng hơn trong học tập, thu nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Kết quả và thành tích học tập tốt hơn. - Không khí lớp học cởi mở giúp học sinh tự tin, thoải mái thể hiện mình khi trình bày ý kiến và biết lắng nghe ý kiến của thành viên khác. Đồng thời, học 17
  12. sinh cũng tập phản ứng với những kế hoạch phức tạp và “có thật” sẽ gặp trong cuộc sống sau này. Cụ thể là: Xây dựng thói quen tự học, tự lập kế hoạch trong cuộc sống, tư duy nhanh, rèn khả năng gi nhớ. - Chất lượng môn học được nâng cao. 10.4. Kiến nghị Để đáp ứng được mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là với môn Công nghệ, tôi có một số kiến nghị sau: - BGH khuyến khích, tạo điều kiện cho các môn học tăng cường thiết kế các HĐTN vào việc dạy và học cho HS. - Nhà trường, tổ chuyên môn cần có những chuyên đề, thảo luận về việt xây dựng các HĐTN chung cho các môn học. - Đề nghị các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để các giáo viên như tôi được tìm hiểu sâu hơn các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực và được ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành các phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học nào cũng vậy, ta không nên tuyệt đối hóa cũng như phủ định bất kì một phương pháp nào cho dù là truyền thống hay hiện đại. Vì bao giờ cũng có 2 mặt ưu điểm và nhược điểm. Việc thiết kế, tổ chức các HĐTN đòi hỏi sự đầu tư tâm huyết, thời gian của GV nên vai trò của GV là rất quan trọng để khích lệ và dẫn dắt HS tham gia các hoạt động một cách hiệu quả. Đối với người học phải phát huy tối đa tính tích cực cá nhân mới đem lại hiệu quả học tập. Ngoài ra, nhà trường có thể tổ chức kết hợp các giờ học ngoại khóa của nhiều môn học để nâng cao hiệu suất của một buổi HĐTN. Vậy nên, tôi đã nêu ra những cơ sở lí luận, phương hướng, biện pháp thường dùng thông thường đã mang lại hiệu quả và đan xen vào nó là tổ chức các HĐTN để môn học thêm phần sôi nổi, hứng thú hơn, GV linh hoạt trong các phương pháp dạy học, tiết học không nhàm chán, HS hứng thú tiếp thu bài học, vận dụng sáng tạo vào bài tập và thực tiễn. 18
  13. Trên đây là một số ý kiến của tôi, kính mong các bạn đồng nghiệp quan tâm - chia sẻ, các cấp lãnh đạo nghiên cứu và xem xét để đề tài được áp dụng rộng rãi nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục và giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Phạm Thị Kim Dung Giáo viên trường THPT A Môn công nghệ 10 2 Tạ Thúy Lưu Giáo viên trường THPT A Môn Hóa học 3 Nguyễn Thị Hương Giáo viên trường THPT A Môn Văn học CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong sáng kiến kinh nghiệm đều do tôi tự làm. Nếu không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. , ngày tháng năm , ngày tháng năm , ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Hương 19
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hạ Liên Chi (2019), “Đề xuất một số giải pháp dạy học kiến thức kinh tế trong môn công nghệ ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 222-224. 2. Nguyễn Văn Khôi và cộng sự (2010), Công nghệ 10. 4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Quốc hội (2015), Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2014. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 4. Thái Duy Tuyên (2010). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 5. Đinh Thị Kim Thoa và cộng sự (2019), “Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên, cán bộ quản lí trường trung học”.Tài liệu tập huấn. 6. trung-hoc-huong-di-dung-cua-doi-moi-giao-duc-3566723.html 7. 8. Phuong-phap- luan-4T.html 20
  15. PHỤ LỤC PHIẾU TÌM HIỂU THÔNG TIN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI STT NỘI DUNG THÔNG TIN 1. Tên; Địa chỉ trang trại chăn nuôi 2. Quy mô trang trại 3. Các giống vật nuôi được nuôi tại trang trại 4. Số lượng từng giống vật nuôi 5. Tình hình chăn nuôi của trang trại 6. Quan sát vật nuôi: - Nguồn gốc - Đặc điểm ngoại hình: màu lông, da đầu, cổ, sừng, yềm (với bò); tai mõm đối với lơn; mỏ, mào, chân đối với gà, ngan, ngỗng. - Khả năng sinh sản - Khả năng sản xuất - Tình hình sức khỏe - Đặc điểm cá thể 7. Phương pháp nhân giống nào được áp dụng cho đàn vật nuôi 8. Các loại thức ăn thường được sử dụng cho vật nuôi, hình thức cho ăn, số lần cho ăn, lượng ăn 9. Đánh giá về chuồng, trại chăn nuôi 10. Tình hình dịch bệnh của trang trại, các biện pháp phòng – trị bệnh, các loại vacxin đã sử dụng 11. Nơi tiêu thụ vật nuôi 12. Các vấn đề khác . 21
  16. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HS Học sinh trong các giờ học tại lớp 22
  17. Một kế hoạch kinh doanh giả định của học sinh Học sinh Trường THPT A tham gia cuộc thi Gói bánh chưng 24
  18. Học sinh trường THPT A tại K9 Học sinh trường THPT A tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 25