Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục Stem vào dạy học chủ đề "Ủ chua thức ăn chăn nuôi"

pdf 48 trang Hoàng Trang 13/05/2023 7433
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục Stem vào dạy học chủ đề "Ủ chua thức ăn chăn nuôi"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_giao_duc_stem_vao_day_hoc_chu.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục Stem vào dạy học chủ đề "Ủ chua thức ăn chăn nuôi"

  1. 2 Nêu và giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật ủ chua thức ăn 3 thô xanh 3 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 2 4 Hiệu quả làm việc nhóm. 2 Tổng điểm 10 Hoạt động 2. TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN VÀ NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN CHO QUY TRÌNH Ủ CHUA THỨC ĂN CHĂN NUÔI (HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà) A. Mục đích: HS tự học được kiến thức cần thiết có liên quan (kiến thức nền) thông qua việc nghiên cứu tài liệu SGK và kiến thức Iternet, thực tế địa phương B. Nội dung: Từ yêu cầu tiêu chí đánh giá sản phẩm, HS tự tìm hiểu các kiến thức nền liên quan từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hay tìm hiểu trên internet nhằm hoàn thành câu hỏi, bài tập được giao và từ đó có kiến thức để chuẩn bị trình bày những kiến thức mình tự học được thông qua việc trình bày báo cáo và bảo vệ bản thiết kế sản phẩm đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong Phiếu đánh giá số 2. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: – Bản ghi chép những kiến thức nền. – Quy trình sản xuất thức ăn bằng phương pháp ủ chua thức ăn thô xanh Hai bản thiết kế này cùng được trình bày trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint. D. Cách thức tổ chức hoạt động: – HS theo nhóm tự đọc SGK và hoàn thành câu hỏi, bài tập trong Hồ sơ học tập của nhóm. Các cá nhân hoàn thành nội dung các phiếu trước khi thảo luận để ghi kết quả vào hồ sơ chung của nhóm. – HS vận dụng kiến thức để hoàn thành quy trình sản xuất thức ăn thô xanh – HS trao đổi và tìm sự hỗ trợ của GV các bộ môn liên quan (nếu cần) như sau: + GV hướng dẫn HS cách đọc tài liệu, đọc sách giáo khoa, tìm kiếm thêm tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau. Kết nối HS với những GV bộ môn khác để hỗ trợ HS khi cần thiết. GV yêu cầu HS ghi những kiến thức cơ bản vào vở. Khuyến khích HS nêu thắc mắc và hỗ trợ HS tìm hiểu, giải đáp thắc mắc. 22
  2. – HS tự hoàn thiện bản báo cáo về quy trình và mô hình (ảnh chụp) trên giấy A0 hoặc bằng bài trình bày trên PowerPoint và tập luyện cách thức trình bày; chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời để bảo vệ quan điểm của nhóm. Hoạt động 3.TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ VẤN ĐỀ Ủ CHUA TỪ NGUYÊN LIỆU ĐƠN GIẢN (Tiết 2 – 45 phút) A. Mục đích: - HS bảo vệ và hoàn thiện được quy trình sản xuất thức ăn cho gia súc của nhóm mình. B. Nội dung: – Học sinh trình bày, giải thích, bảo vệ quy trình sản xuất thức ăn mà nhóm thực hiện. – Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện quy trình của các nhóm. – Các nhóm ghi lại, để thảo luận thống nhất quy trình đề xuất để thử nghiệm. – Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm quy trình sản xuất thức ăn thô xanh. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Quy trình sản xuất thức ăn thô xanh cho gia súc hoàn thiện D. Cách thức tổ chức hoạt động: – Giáo viên nêu các yêu cầu cho bài trình bày: Nội dung cần trình bày: các bước, điều kiện cụ thể trong từng bước, cơ sở đề xuất (chi tiết theo tiêu chí đánh giá bài trình bày) Thời lượng báo cáo: 3–5 phút Các nhóm nghe: ghi chép và so sánh với nhóm mình, nêu 1 câu hỏi/phản biện cho nhóm. – Đại diện HS các nhóm báo cáo, các nhóm sau nếu thường trùng các bước thực hiện thì có thể chỉ nêu những điều kiện khác và giải thích. – Giáo viên tổ chức thảo luận và đặt một số câu hỏi làm rõ kiến thức như: + Bản chất quá trình ủ chua là gì? + Tại sao lại phải bổ sung thêm các chế phẩm trong mô hình ủ chua? + Tại sao nhóm em lại sử dụng nguyên liệu đó? 23
  3. + Nếu cho tỉ lệ nguyên liệu và chế phẩm không đúng thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm không? Nếu có, thì gia súc có ăn được nữa hay không? + Lợi ích của phương pháp ủ chua? + Nêu ưu và nhược điểm? – Hướng dẫn nhiệm vụ và yêu cầu tiếp theo: Các nhóm về nhà thực hiện mô hình ủ chua, có quay video mô tả cách làm và tiến trình (video ngắn gọn trong khoảng 5 phút) hoặc có hình ảnh minh họa. Lưu ý lập kế hoạch thực hiện sớm, nếu sản phẩm không đạt như tiêu chí ban đầu cần phân tích tìm nguyên nhân và thay đổi phương án để làm lại sao cho đạt được sản phẩm theo tiêu chí đặt ra. (GV nhắc lại tiêu chí về sản phẩm thức ăn gia súc từ nguyên liệu đơn giản) Ghi lại vấn đề thất bại gặp phải và cách giải quyết khi thực hiện thử nghiệm quy trình. Cần có sản phẩm bằng hình ảnh mang lên trình bày trong buổi học sau. – Bài trình bày trong buổi học sau gồm: + Trình bày quy trình, điều kiện tạo ra sản phẩm đó. + Chia sẻ những khó khăn, thất bại trong quá trình làm, các giải quyết. + Thời gian trình bày cho mỗi nhóm 5 phút. – HS thảo luận phân công công việc thực hiện quy trình sản xuất thức ăn và báo cáo. Tham khảo quy trình sau: 24
  4. Hoạt động 4. THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI (HS tự làm ở nhà 6- 8 tuần) A. Mục đích: – Học sinh dựa vào quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi như đề xuất để thử nghiệm, giải quyết các vấn đề gặp phải (nếu có) để điều chỉnh quy trình. – Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình đề xuất. B. Nội dung: – Học sinh sử dụng các nguyên liệu và dụng cụ cho trước để tiến hành làm mô hình ủ chua theo quy trình, quay video lại quy trình thực hiện. – Trong quá trình làm các nhóm quan sát, đánh giá và điều chỉnh (nếu cần). – Chuẩn bị bài báo cáo sản phẩm trước lớp và chia sẻ những vấn đề gặp phải trong quá trình thử nghiệm, cách giải quyết và kết quả. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Mỗi nhóm có một sản phẩm là mô hình ủ chua thức ăn, video quay tiến trình thực hiện, quy trình ủ chua thức ăn mới nếu điều chỉnh. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Các nhóm tự lập kế hoạch và làm việc ở nhà, quay video, hoàn thành nhật kí làm việc (mẫu ở cuối bài). 25
  5. Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “MÔ HÌNH Ủ CHUA THỨC ĂN GIA SÚC” VÀ THẢO LUẬN (Tiết 3 – 45 phút) A. Mục đích: Các nhóm học sinh giới thiệu Mô hình ủ chua thức ăn trước lớp, chia sẻ quá trình trải nghiệm. B. Nội dung: – Các nhóm trình diễn mô tả sản phẩm và quy trình ủ chua thức ăn tương ứng với hình đó trước lớp, trình bày những thay đổi trong quy trình và lí do. – Thảo luận nhận xét, đánh giá sản phẩm, phân tích các vấn đề các nhóm gặp phải trong quá trình thử nghiệm. – GV gợi ý việc phát triển sản phẩm tiếp theo với nguyên liệu khác nhau cho các đối tượng khác nhau như gia cầm, lợn C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Mô hình ủ chua thức ăn xanh thô chăn nuôi hoàn chỉnh. D. Cách thức tổ chức hoạt động: – Giáo viên nêu các yêu cầu cho bài trình bày: + Nội dung cần trình bày: mô tả sản phẩm, các bước, điều kiện cụ thể trong từng bước để làm ra mô hình, những thay đổi so với đề xuất ban đầu, lí do. + Thời lượng báo cáo: 3–5 phút. + Các nhóm nghe, đánh giá sản phẩm. - Đại diện HS các nhóm báo cáo (video các nhóm quay có thể đưa lên mạng để các nhóm và GV xem trước, trong buổi học GV có thể phân tích, nhận xét một số video). – Giáo viên tổ chức thảo luận các vấn đề các nhóm gặp phải trong quá trình thực hiện. – Tổng kết kiến thức trọng tâm liên quan đến ủ chua và nguyên liệu sử dụng – Tổng kết đánh giá điểm của các nhóm theo tiêu chí ban đầu (trình bày trong hoạt động 1). 2.6. Kết quả triển khai ở trường THPT Sau khi xây dựng chủ đề Stem tôi đã tiến dành dạy học ở các lớp khối 10: gồm 5 lớp tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh và 2 lớp ở trường THPT Nghi Lộc 3 bước đầu mang lại hiệu quả như sau: 26
  6. Về mặt định tính: Trước khi thực hiện dự án tôi khá là băn khoăn vì tên gọi Stem thực sự rất mới, liệu triển khai có được như ý hay không, sau một thời gian thực hiện bản thân tôi đã nhận ra được nhiều điều mà trước đó kể cả bản thân mình cũng chưa hiểu được đúng đắn. Nhận thức thay đổi đối với giáo viên đã là một sự thành công, chưa kể với các em học trò, sau một thời gian học các kĩ năng mềm của các em cũng đã tiến bộ rõ rệt, có những em đứng trước đám đông trình bày rất tốt còn được đặt biệt danh là chuyên gia. Nhất là những em hay tò mò khám phá, những giờ học Stem không còn là giờ học mà chính là những giờ các em được thỏa sức sáng tạo làm điều mình thích ngoài ra còn tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm như một người nông dân thực thụ. Cụ thể: Sau một thời gian các em đã biết sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc học tập, thay vì lướt nét chơi game. Cũng nhờ công nghệ mà các em đã kết nối được với nhau, rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm ngay cả khi không gặp nhau trên lớp. Các em cũng khéo léo để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống mà tiền đề là những tri thức được học trên lớp. Khả năng tính toán ước lược để thực hiện, thiết kế được nâng cao. Mặc dù một số sản phẩm của nhóm chưa được đồng đều, chất lượng chẳng hạn như sản phẩm chưa được đẹp mắt nhưng điều đó không quan trọng bằng việc quá trình các em làm ra sản phẩm cũng là một sự cố gắng. Bản thân tôi luôn trân trọng những nổ lực mà các em đã làm được, cũng như những bài học mà các em rút ra sau khi thực tế tiến hành làm. Các em cũng hiểu sâu sắc được nhiều vật liệu xung quanh, thậm chí là sản phẩm thừa trong nông nghiệp lại tạo ra được sản phẩm một cách đơn giản, dễ thực hiện như thế. Nếu như không được thực hành được tự làm các em chưa chắc đã nắm được cách làm và kiến thức như vậy không đi vào thực tiễn cuộc sống. Khả năng thực hành của những lớp học sinh ở những lớp được học Stem tốt hơn hẳn những lớp học theo hình thức truyền thống. Ở những lớp này học sinh cũng chủ động hơn trong mọi việc, khả năng tự làm việc tốt hơn cũng như khả năng thích ứng trong môi trường mới nhanh hơn những lớp khác. Về mặt định lượng: Để định lượng kết quả học tập của các em trong suốt quá trình học tôi luôn theo sát sự tiến bộ của từng em, cũng như chú trọng đánh giá kết quả mỗi bài kiểm tra để đánh giá một cách đúng nhất. Cuối năm học 2018-2019 sau khi thực nghiệm thí điểm phương pháp STEM tôi đã khảo sát lại 200 học sinh lúc đầu và kết quả như sau: 27
  7. Trước thực Sau thực nghiệm nghiệm Câu Nội dung Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ % lượng % lượng 1 Sự hứng thú học môn Sinh ở các em thuộc mức nào ? Rất thích 12 6 35 17,5 Thích 35 17,5 87 43,5 Bình thường 95 47,5 45 22,5 Không thích 58 29 32 16 2 Em thích học môn Sinh vì: Môn sinh là một trong những môn thi vào 39 19,5 41 20,5 các trường ĐH, CĐ Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ 78 39 68 34 hiểu Kiến thức dễ nắm bắt 38 19 9 4,5 Kiến thức gắn thực tế nhiều 45 22,5 72 36 3 Trong giờ học môn sinh em thích được học như thế nào Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, 65 32,5 70 35 thảo luận và làm việc Nghe giảng và ghi chép một cách thụ 35 17,5 10 5 động Được làm các thực hành để hiểu sâu sắc 50 25 80 40 vấn đề về sinh học Làm các bài tập nhiều để ôn thi đại học 60 30 40 20 4 Nội dung dạy học Không cần thí nghiệm, thực hành nhiều 50 25 10 5 Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập 60 30 50 25 tính toán gắn với kì thi đại học cao đẳng Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức 90 45 140 70 đã học để đưa kiến thức vào thực tiễn, tăng cường phần thực hành. 28
  8. Phân tích kết quả khảo sát 1. Sự hứng thú học môn Sinh ở các em thuộc 2017-2018 2018-2019 mức nào ? TL% TL% Rất thích 6% 17,5% Thích 17,5% 43,5% Bình thường 47,5% 22,5% Không thích 29% 16% Biểu đồ: Sự hứng thú học môn Sinh ở các em thuộc mức nào? Qua khảo sát ta thấy số lượng học sinh thích học môn sinh đã tăng lên, từ 17,5% năm học 2017-2018 lên 43,5% năm học 2018-2019, còn học sinh không thích và bình thường giảm đi từ 47,5% xuống 22,5%. 2017-2018 2018-2019 2. Em thích học môn Sinh vì: TL% TL% Môn sinh là một trong những môn thi vào các 19,5 20,5 trường ĐH, CĐ Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu 39 34 Kiến thức dễ nắm bắt 19 4,5 22,5 36 Kiến thức gắn thực tế nhiều 29
  9. Biểu đồ: Em thích học môn Sinh vì Qua thực nghiệm cho thấy kiến khi dạy theo phương pháp Stem, các em thấy được vai trò của sinh học với thực tiễn nhiều hơn từ 22,5% lên 36%, cùng với vai trò của giáo viên giúp bài giảng dễ hiểu và hấp dẫn hơn. 3.Trong giờ học môn sinh em thích được 2017-2018 2018-2019 học như thế nào TL % TL % Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, thảo luận 32,5 35 và làm bài tập Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động 17,5 5 Được làm thực hành để hiểu sâu sắc vấn đề về 25 40 sinh học Làm các bài tập nhiều để ôn thi đại học 30 20 30
  10. Biểu đồ: Trong giờ học môn sinh em thích được học như thế nào Từ số liệu thống kê cho thấy nguyện vọng các em rất mong muốn được thí nghiệm thực hành trải nghiệm nhiều hơn (từ 25% lên 40%) là nghe giảng truyền thống và các bài tập ôn thi đại học cũng giảm từ 30% xuống 20%. 2017-2018 2018-2019 4.Nội dung dạy học TL % TL % Không cần thực hành nhiều 25 5 Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập tính toán 30 25 gắn với kì thi đại học cao đẳng Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã học để 45 70 đưa kiến thức vào thực tiễn, tăng cường thực hành. 31
  11. Biểu đồ: Nội dung dạy học Từ số liệu thống kê ta cũng nhận ra rằng tỉ lệ các em thấy được ý nghĩa của vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn tăng lên từ 45% lên 70%. Kết quả này cho thấy sự lựa chọn các biện pháp dạy học STEM đã áp dụng mang lại kết quả khả quan. Đa số các em thấy yêu thích sinh học hơn, tiết sinh học trở nên hấp dẫn và bổ ích với các em, kể cả những em học yếu do chán ghét khi phải giải các bài toán lai vì các em thấy được sự liên quan giữa lí thuyết và thực tiễn kĩ năng thí nghiệm thực hành được tăng lên rõ rệt, nên các em rất hứng thú triển khai công việc được giao, nhiều em còn chia sẻ sẽ chọn sinh học là con đường lập nghiệp trong tương lai. Sau đó, năm học 2019-2020 tôi đó thực hiện áp dụng đề tài ở các trường THPT Nghi Lộc 3 và cũng đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. 32
  12. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận: Giáo dục STEM là một định hướng giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hứng thú, động cơ học tập cho Hs cũng như có giá trị quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực cho người học. Trong chủ đề STEM “ủ chua thức ăn chăn nuôi” HS được đặt trước một vấn đề thực tiễn có liên quan đến các kiến thức khoa học của phần VSV để GQVĐ, HS được trải nghiệm thực tiễn, HS được tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan, HS được tham gia vào quy trình công nghệ dưới sự cố vấn, định hướng của GV để GQVĐ và có thể vận dụng các giải pháp vào cải biến thực tiễn. Với phong cách học tập mới này, HS ở trường rất hứng thú, từ đó các em có thêm động cơ trong học tập cũng như phát triển được năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc dạy học môn học theo định hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng đồng bộ của cả lãnh đạo, GV và HS của trường, trong đó đặc biệt là GV trong việc nâng cao sự hiểu biết về giáo dục STEM nói chung và sự đầu tư cả trí lực trong việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. 2. Kiến nghị: Việc áp dụng phương pháp dạy học này còn gặp một số khó khăn như kinh phí để thực nghiệm, nhận thức đổi mới về phương pháp của giáo viên còn hạn chế. Để tổ chức được các hoạt động dạy học STEM một cách hiệu quả cần có sự ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp. V× vËy t«i mong muèn cã sù hîp t¸c gióp ®ì t¹o ®iÒu kiÖn cho gi¸o viªn khi thùc hiÖn. Ngoài ra cũng cần có sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, để tạo điều kiện cho các em tham gia hiệu quả các hoạt động bên ngoài nhà trường. Tôi mong rằng chương trình thi cử hiện hành sẽ giảm tải những bài toán sinh học nặng về tính toán mà tăng hàm lượng những kiến thức thực tiễn nhiều hơn để các em có thời gian cho các hoạt động trải nghiệm. Giáo viên khi áp dụng tùy điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao hơn, không ngừng cải tiến, sáng tạo thêm để hoàn thiện hơn nữa khi thực hiện phương pháp dạy học này. Trong đề tài chỉ mới xây dựng cho một chủ đề cụ thể, còn rất nhiều chủ đề khác, tôi hy vọng chúng ta sẽ làm được cuộc cách mạng đổi mới sắp tới này. 33
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Sinh học 10 nâng cao, nxb giáo dục. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Sinh học 10 cơ bản, nxb giáo dục. 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Công nghệ 10 cơ bản, nxb giáo dục. 4. Tạp chí Giáo dục số 450( Kì 2-3/2019),T48-56 5.Tạp chí Giáo dục số 443( Kì 1-12/2018),T59-64 6. Tài liệu giáo dục Stem: Tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên xây dựng chủ đề Stem trong giáo dục trung học năm 2019 7. Các văn bản liên quan ( đã nêu trong cơ sở lí luận) 8. Tìm kiếm thông tin trang Goolge 34
  14. PHỤ LỤC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM Nhóm số: Họ và tên giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Nga Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên 35
  15. Chủ đề: Ủ CHUA THỨC ĂN CHĂN NUÔI GIA SÚC BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ Quản lí, tổ chức chung, phụ 1 Trưởng nhóm trách bài trình bày trên ppt Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ 2 Thư kí học tập của nhóm Photo hồ sơ, tài liệu học 3 Thành viên tập Chụp ảnh, ghi hình minh 4 Thành viên chứng của nhóm 5 Thành viên Mua vật liệu Tìm hiểu các kiến thức liên 6 Thành viên quan Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của nhóm.Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc. QUY TRÌNH Ủ CHUA THỨC ĂN - Nguyên liệu: 100kg cỏ sữa hoặc 100 kg thân cây ngô hoặc 100 kg bèo tây - Đạm u rê:3 kg hoặc 6- 8 kg cám ngô - Muối ăn: 0.5 kg 1.Bằng thùng, bình nước cũ hoặc bao tải có lót ni lông *Nơi ủ chua thùng phuy, nếu là thùng phuy thì phải đảm bảo là thùng kín, có đậy nắp chắc chắn để nén chặt cỏ thùng không bị vỡ nứt. Tuyệt đối không để không khí lọt vào thùng trong quá trình ủ; đơn giản nhất dùng bao tải có lót ni lông. *Cỏ sau khi cắt phải ủ trong ngày, nên chọn trời nắng để cắt cỏ, cỏ đảm bảo độ ẩm trong khoảng 65-70% *Vệ sinh thùng phuy sạch sẽ/ chuẩn bị bao ủ *Trải cỏ vào nơi ủ đã chuẩn bị, lớp cỏ dày khoảng 15cm, nén xuống sau đó rải muối và đạm ure trộn đều lên trên; cứ tiếp tục một lớp cỏ và một lớp muối cộng với đạm urê, làm đến khi hết lượng cỏ cần ủ. 36
  16. *Đậy kín nắp thùng/ buộc chặt tránh cho không khí lọt vào, *Dựng mái che nắng, che mưa tốt hoặc để nơi khô ráo thoáng mát để không lọt nước vào. *Ủ trong khoảng 6 đến 8 tuần thì cỏ chua và cho gia súc ăn được. *Quá trình lấy sản phẩm phải kỹ càng tránh cho nắp mở quá lớn, lấy từng lớp từ trên xuống, nên ủ nhiều thùng, mỗi lần lấy thì lấy gọn trong một thùng cho gia súc ăn dần rồi mới lấy tiếp. 2.Bằng đào hố *Nơi ủ chua hố đào nên đào hố để có được diện tích 1-1.5m2, nện chặt đấtt xung quanh, *Cỏ sau khi cắt phải ủ trong ngày, nên chọn trời nắng để cắt cỏ, cỏ đảm bảo độ ẩm trong khoảng 65-70% *Vệ sinh hố đào sạch sẽ bằng cách nén chặt đất để không cho đất tràn xuống *Trong hố dùng bao ni lông dày để kín không để thấm nước, lớp cỏ dày khoảng 15cm, nén xuống sau đó rải muối và đạm ure trộn đều lên trên; cứ tiếp tục một lớp cỏ và một lớp muối cộng với đạm làm đến khi hết lượng cỏ cần ủ. *Hố ủ thì dùng nilon buộc chặt miệng phủ kín không cho không khí lọt vào, chú ý bao ni lông có thể cao hơn mặt hố * Lấp đất trên bao ni lông buộc chặt hình mai rùa tránh nước mưa tràn vào. .*Ủ trong khoảng 6 đến 8 tuần thì cỏ chua và cho gia súc ăn được. *Quá trình lấy sản phẩm phải kỹ càng tránh mở bao quá lớn, lấy từng lớp từ trên xuống, nên ủ nhiều hố, mỗi lần lấy thì lấy gọn trong một hố cho gia súc ăn dần rồi mới lấy tiếp. Kết luận MỘT SỐ GHI CHÚ SAU THỰC HIỆN: 37
  17. CÁC MẪU PHIẾU SỬ DỤNG TRONG CHỦ ĐỀ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 CÂU HỎI TRẢ LỜI Tình hình sử dụng mô hình ủ chua thức ăn gia súc tại địa phương em? Những nguyên vật liệu nào để tiến hành ủ chua thức ăn cho gia súc? Để tiến hành ủ chua cần thêm những nguyên liệu nào? Các bước để tiến hành ủ chua? Lợi ích của phương pháp ủ chua? Ta có thể tiến hành ủ chua thức ăn được không? Em đánh giá như thế nào về tính ứng dụng của mô hình vào thực tiễn? MẪU PHIẾU HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Các em hãy tìm hiểu thông tin trong các bài 23,24, ở SGK sinh học 10 cũng như thông tin có liên quan từ Internet để trả lời các câu hỏi sau: 1.Lên men là gì ? Có các hình thức lên men nào? 2.Ứng dụng của quá trình lên men? 3.Kết quả của quá trình lên men ?: 4.Lên men Lac tic là gì: 38
  18. 5.Ứng dụng của quá trình lên men Lactic: 6.Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật như trâu bò khác với các loài khác như thế nào? CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Phiếu đánh giá số 1 Tiêu chí đánh giá sản phẩm STT Tiêu chí Điểm tối đa Quy trình 1 Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình sản xuất thức ăn 10 2 Mô tả rõ hành động/thao tác thực hiện ở các bước 20 3 Mô tả rõ các nguyên liệu, có tỉ lệ các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm 20 Sản phẩm ủ chua 4 Mùi thơm acid dễ chịu như muối dưa chua 15 Màu sắc thường màu vàng xanh 5 Không có nấm mốc 25 6 Chi phí thực hiện mô hình ít và đảm bảo vệ sinh 10 Tổng 100 39
  19. Phiếu đánh giá số 2 Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế mô hình Điểm Điểm TT Tiêu chí đạt tối đa được 1 Trình bày quy trình sản xuất thức ăn và mô hình sản phẩm rõ 3 ràng, có cơ sở khoa học. 2 Nêu và giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật ủ chua thức ăn thô xanh 3 3 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 2 4 Hiệu quả làm việc nhóm. 2 Tổng điểm 10 MINH CHỨNG CỦA HỌC SINH CÁC NHÓM THỰC HIỆN 1.Vi deo của đại diện các nhóm quay lại và đưa lên trang YouTube: 2. Một số hình ảnh học sinh thực hiện quá trình ủ chua thức ăn thô xanh 40
  20. CẮT CỎ LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU CẮT CỎ BẰNG MÁY KHOẢNG 2-3CM 41
  21. CHUẨN BỊ CÂN ĐẠM U RÊ CÂN MUỐI 42
  22. CHO VÀO BAO TẢI CÓ LÓT NI LÔNG 1 LỚP CỎ 10-15CM, 1 LỚP URE VÀ MUỐI CHO ĐẾN KHI HẾT NGUYÊN LIỆU NÉN XUỐNG ĐỂ KHÔNG CHO KHÔNG KHÍ LỌT VÀO 43
  23. BUỘC KÍN BAO VÀ ĐỂ NƠI TRÁNH MƯA, NẮNG SAU KHI Ủ 6-8 TUẦN 44