SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học tích hợp Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá

doc 50 trang thulinhhd34 6163
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học tích hợp Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao_cua_h.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học tích hợp Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá

  1. Các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi của nhóm mình. Khi một nhóm trình bày các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, liên hệ thực tế. Gv gọi đại diện nhóm 4 trình bày dự án được giao đã chuẩn bị trước: Tìm hiểm thực trạng sử dụng các chất cấm trong bảo quản cá? Tác hại của các chất này đối với sức khỏe? Cách nhận biết? * Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm: - Thực trạng sử dụng hàn the và urê bảo quản thủy sản nói chung và bảo quản cá nói riêng hiện nay: Hàn the, tên hóa dược là borax, là muối natri của acid boric. Đây là một chất sát khuẩn, được dùng trong chăm sóc y tế để diệt khuẩn và nấm nhẹ. Urê là phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Vì giá thành rất rẻ nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê, hàn the nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối.Tuy nhiên, cả urê và hàn the đều nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia không được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm nên nếu lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người ăn.khi ăn phải cá, mực, thịt có dư lượng urê, hàn the cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.Dù với hàm lượng ít, urê, hàn the khi vào cơ thể sẽ tích tụ về lâu dài, gây ngộ độc mạn tính, biểu hiện là thường đau đầu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận, biếng ăn, suy nhược cơ thể Về thần kinh, hàn the còn gây kích thích dẫn đến trầm cảm hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, rối loạn chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc * Cách nhận biết cá bị ướp hàn the và đạm Urê 33
  2. - Mang cá: Bằng mắt thường, khi chọn mua, bạn nhìn vào mang cá còn đọng máu là cá tươi. Ngược lại, mang không đỏ nhưng nhìn cá vẫn rất tươi, chắc chắn đã được ướp qua hàn the. - Xuất hiện bọt đen khi nấu cá:Cá đã qua ướp hàn the khi nấu nổi những bọt đen trên mặt nước, đồng thời xương cá cũng đen. Với cá tươi, khi nấu không xuất hiện bọt đen trên mặt nước, xương có màu trắng. - Cách ướp đá:Nếu cá tươi, người bán thường bày hàng với rất nhiều đá để giữ cá tươi lâu; còn cá ướp hàn the thì thường không cần ướp với nhiều đá nữa. - Thịt cá nhẽo, dễ tróc vẩy: Nếu để ý kĩ bằng mắt thường chúng ta có thể nhận biết được cá tươi với cá đã tẩm hóa chất. Cá ướp hàn the, urê nhìn thấy rất tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá. - Cá dễ dàng bị tróc vẩy, thịt nhẽo và mắt lõm vào trong cũng tương tự, nhìn tươi nhưng khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, hôi Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập. a. Mục đích: - Giúp học sinh trải nghiệm làm thực tế. b. Nội dung: - Cho học sinh thực hành thực tế một vài cách phân biệt trứng mới, trứng cũ. - Cho học sinh thực hành bảo quản thịt bằng phương pháp ướp muối hoặc làm cá thính, thịt sấy khô. c. Tổ chức hoạt động: - Giao cho học sinh thực hành tại nhà, nộp sản phẩm vào tiết học tiếp theo. Nhóm 1,3: Thực hành làm thịt sấy khô. Nhóm 2,4: Thực hành làm cá thính. Gợi ý cho học sinh: Tham khảo cách làm thêm từ người thân hoặc trên 34
  3. Hoạt động 4: Bổ sung, mở rộng kiến thức, ứng dụng. a. Mục đích của hoạt động: - Giáo dục cho học sinh về thực trạng thực phẩm hiện nay, cách để lựa chọn thực phẩm tốt bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. - Giáo dục bảo vệ môi trường. b. Nội dung của hoạt động: - Giáo dục kĩ năng sống. - Giáo dục bảo vệ môi trường. c. Tổ chức hoạt động. Giáo dục kĩ năng sống: Hiện nay vấn đề thực phẩm “bẩn” đã và đang tràn lan khắp thị trường là một người tiêu dùng thông minh chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết và đặc biệt hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cũng như việc bảo quản chúng đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Trong cuộc sống cũng như trong học tập các em cần biết phân biệt đúng sai thật giả, trắng đen để lựa chọn đúng đắn cho bản thân. Giáo dục bảo vệ môi trường: Hiện nay hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, hiện cả nước có hơn 35.400 cơ sở giết mổ (với 815 cơ sở giết mổ tập trung và hơn 34.600 điểm giết mổ nhỏ lẻ). Hoạt động này đang diễn ra ở mức báo động về ÔNMT, vệ sinh thú ý và an toàn thực phẩm. Tại các cơ sở giết mổ tập trung, tuy đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng nhiều cơ sở vẫn chưa đạt yêu cầu, nhất là về tiếng ồn, ô nhiễm mùi và nguồn nước thải. Các điểm giết mổ nhỏ lẻ chủ yếu nằm trong các khu dân cư và phát triển một cách tự phát, cơ quan chức năng chỉ kiểm soát được một phần nhỏ, cơ sở vật chất hầu như không có nơi dành riêng cho từng công đoạn, không tách biệt giữa khu sạch và khu bẩn; các loại chất thải như phân, nước, phụ phẩm xả tràn lan khi giết mổ hoặc thải trực tiếp xuống sông, cống rãnh thoát nước, gây ÔNMT nghiêm trọng. Cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong bảo quản và chế biến thực phẩm. 35
  4. Hoạt động 5: Kiểm tra, đánh giá - Củng cố, dặn dò 1. GV xây dựng đề kiểm tra 15 phút - Hình thức: Trắc nghiệm. - Thời gian kiểm tra: Vào đầu tiết học tiếp theo. a. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt được cho mỗi loại câu hỏi Nhận biết Biết được các phương pháp bảo quản thịt, cá, trứng, sữa. Biết được quy trình các bước trong bảo quản lạnh và ướp muối đối với thịt. Biết được quy trình bảo quản sơ bộ sữa tươi. Biết được quy trình bảo quản lạnh đối với cá. Thông hiểu Phân biệt được các phương pháp bảo đối với từng loại thực phẩm Vận dụng thấp Biết cách ứng dụng bảo quản vào thực tế. Vận dụng cao Biết vận dụng những kiến thức đã học vào bảo quản thực phẩm tại gia đình b. Hệ thống câu hỏi đánh giá theo mức độ nhận thức của bảng mô tả ĐỀ KIỂM TRA Môn: Công nghệ 10 Thời gian: 15’ (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: Nhiệt độ trong phòng bảo quản lạnh là? A. 00 - 40C B. 20 - 40C C. 10 - 50C D. 50 - 60C Câu 2: Phương pháp bảo quản lạnh có thể bảo quản thịt lơn được bao nhiêu ngày? A. 14 ngày B. 15 ngày C. 17 ngày D. 20 ngày. 36
  5. Câu 3: Tỷ lệ đường trong phương pháp ướp muối thịt là bao nhiêu? A. 3% B. 4% C. 5% D. 6% Câu 4: Phương pháp nào là phương pháp bảo quản cá phổ biến nhất? A. Phương pháp bảo quản lạnh. B. Phương pháp ướp đá C. Phương pháp dùng chất chống oxi hóa D. Phương pháp dùng axít hữu cơ. Câu 5: Tác dụng của muối (NaCl) trong phương pháp ướp muối thịt? A. Sát khuẩn B. Tạo áp suất thẩm thấu cao, làm giảm độ ẩm. C. Ức chế hoạt động của enzim và VSV phân hủy chất đạm D. Tất cả các ý trên. Câu 6: Tác dụng của khí CO2 và N2 trong bảo quản trứng A. Hạn chế các phản ứng hóa học xảy ra với trứng và quanh trứng. B. Tạo màng bảo vệ cho vỏ trứng C. Tiêu diệt vi khuẩn D. Tất cả đáp án trên. Câu 7: Khi bảo quản trứng để trứng như thế nào là đúng? A. Đầu nhọn ở dưới B. Đầu to ở dưới C. Nằm ngang D. Để nghiêng quả. Câu 8: Tại sao trong sữa mới vắt ra, vi sinh vật không thể phát triển được? A. Trong sữa có kháng thể B. Trong sữa có kháng nguyên C. Trong sữa không có điều kiện thuận lợi D. Tất cả những lí do trên. 37
  6. Câu 9: Khi bảo quản sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh cần? A. Để riêng sản phẩm, dùng túi nilon hoặc dụng cụ bao gói kín sản phẩm B. Không cần bao gói C. Để các sản phẩm và bao gói chung trong một túi D. Tất cả các ý trên. 38
  7. CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp, chất lượng và hiệu quả của PPDH và các vấn đề kinh tế xã hội môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm – Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá. trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. 2. Kế hoạch tiến hành thực nghiệm sư phạm Tôi chọn thực nghiệm trực tiếp tại 2 lớp 10A1(Thực nghiệm) và 10A2(Đối chứng) có trình độ tương đương (ban cơ bản), cặp lớp đối chứng và thực nghiệm do cùng một GV dạy học. Tiến trình thực nghiệm : - Thiết kế dạy học lớp ĐC như bình thường, theo phương pháp thuyết trình, giải thích hoặc minh họa. - Thiết kế kế hoạch bài dạy lớp TN theo giáo án có sử dụng hệ thống tình huống, câu hỏi định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. - Xây dựng đề kiểm tra. - Kết thúc bài dạy tôi tiến hành kiểm tra, chấm, trả bài kiểm tra, thu thập số liệu, phân tích kết quả TNSP bằng PP định tính. 3. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Phân tích định tính Qua thu thập thông tin phản hồi của học sinh từ Phiếu thu hoạch quá trình học tập tôi nhận thấy: - Trong giờ học định hướng năng lực và PPDH giải quyết vấn đề và sáng tạo các em đã biết vận dụng kiến thức vốn có của nhiều môn học để giải quyết được các tình huống liên hệ thực tiễn, tạo cho học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực phát biểu xây dựng bài làm cho giờ học sôi nổi hơn. Cụ thể qua thu thập 39
  8. thông tin tìm hiểu về mức độ hứng thú học tập bộ môn công nghệ thấy mức độ tích cực đều tăng sau tác động. Thời điểm điểm Rất thích Thích Bình Không thích điều tra thường Phiếu điều tra trước TN 9,4% 30,1% 52,6% 7,9% Phiếu thu hoạch sau TN 30,8% 47% 22,2% 0% - Học sinh có cơ hội rèn luyện và phát triển thêm kĩ năng thu thập thông tin (85.94%), xử lí thông tin, làm việc nhóm (73.44%), giải quyết vấn đề khó trong thực tiễn, sử dụng máy tính, phầm mềm Powerpoit, thái độ nhận xét đánh giá lẫn nhau và tạo tình huống mới nảy sinh. Qua đó năng lực nhận thức - sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được phát triển, giúp HS hiểu sâu, nắm chắc nội dung bài học và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. - Với các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tìm hiểu các dự án đã tạo cơ hội bộc lộ năng khiếu để học sinh tìm hiểu thêm về các lĩnh vực nghành nghề: Công nghệ chế biến thực phẩm, kinh doanh. Phân tích kết quả bài kiểm tra Dựa trên kết quả bài kiểm tra tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện ở: Tỷ lệ % HS đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp ĐC; Tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn ở lớp ĐC. Như vậy, phương án TN đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của HS, góp phần giảm tỷ lệ HS yếu, trung bình và tăng tỷ lệ HS khá, giỏi. Phân tích kết quả năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của giáo viên: Kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của giáo viên: Lớp đối chứng giải quyết vấn đề liên hệ thực tiễn kém hơn lớp thực nghiệm. Điều đó hoàn toàn phù hợp với kết quả thực nghiệm của quá trình nghiên cứu về đánh giá năng lực và giải quyết vấn đề và sáng tạo. HS có kiến thức tốt sẽ GQVĐ tốt hơn. HS muốn GQVĐ tốt không chỉ có kiến thức mà cần có sự phối hợp của nhiều năng lực 40
  9. thành phần khác. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp học sinh phát triển NL và có nhận thức đúng đắn về đánh giá NL Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết quả thực Độ chênh lệc Thực nghiệm Đối chứng SMD nghiệm điểm số TB 7,5 7,0 0,5 0,43 - Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là 0,5 . Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp thực nghiệm là lớp được tác động đã có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. - Phép kiểm chứng T – Test độc lập là 0,04 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do sự tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. - Mức độ ảnh hưởng (chênh lệch độ lệch chuẩn) của hai bài kiểm tra sau tác động lần lượt là 0,43 . Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng là khá lớn. Từ kết quả bài kiểm tra và phiếu đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS, qua đánh giá của GV và tự đánh giá của HS cho thấy điểm đánh giá ở lớp TN cao hơn lớp ĐC; chứng tỏ thông qua việc hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực đã có tác động tích cực đến sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Kết quả TNSP chứng tỏ các đề xuất trong đề tài là có tính khả thi và hiệu quả. Tiểu kết chương 3: Trong chương này tôi đã tiến hành xử lí kết quả thực nghiệm theo phương pháp định tính. Theo kết quả thực nghiệm giúp tôi bước đầu có thể kết luận rằng HS ở lớp TN có kết quả cao hơn ở lớp ĐC sau khi sử dụng PPDH giải quyết vấn đề và sáng tạo mà tôi đã đề xuất. Điều đó cho thấy biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS mang lại tác động tích cực đến kết quả và hứng thú học tập của HS, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Những kết luận rút ra từ việc đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm đã xác nhận giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. 41
  10. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) Không có thông tin bảo mật. Cá nhân tôi hoàn toàn chia sẻ với cộng đồng bạn đọc và đồng nghiệp, những ai quan tâm đến. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến cần được áp dụng trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay trong điều kiện có đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phòng học bộ môn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đối với học sinh Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. 10.2. Đối với giáo viên Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động dạy và học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Giáo viên có cơ hội sáng tạo, thực hiện dạy học các nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn; Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên. 42
  11. Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Tên tổ chức/ cá Phạm vi/ Lĩnh vực áp STT Địa chỉ nhân dụng sáng kiến Trường THPT Bình Bài 43: Bảo quản 1 Lớp 10A1 Xuyên thịt,trứng,sữa và cá. Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã được đúc rút trong quá trình giảng dạy và học tập của bạn bè đồng nghiệp, của những thầy cô có nhiều kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này của tôi không tránh khỏi có sự thiếu sót và còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các vị đồng nghiệp để kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn và góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Xuyên, ngày tháng năm 2018 Bình Xuyên, ngày10 tháng 01 năm 2018 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Bùi Thị Nguyên 43
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội. 3. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, (6/2014), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 4. Bộ giáo dục và Đào tạo, (12/2014), Tài liệu hội thảo, Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. 5. Bộ giáo dục và Đào tạo, (12/2014), Tài liệu hội thảo, Xây dựng chuyên đề dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 6. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (11/2014), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. 7. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (2014), Tài liệu tập huấn, Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 8. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (3/2014), Tài liệu tập huấn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn. 9. Bộ giáo dục và Đào tạo, (5/2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới . 10. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2014), Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nhà xuất bản đại học sư phạm. 11. Nguồn Internet: 44
  13. Phụ lục 1: Các kế hoạch, biên bản thực hiện dự án KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 1 Tên dự án: Tìm hiểm thực trạng sử dụng các chất cấm trong bảo quản thịt? Tác hại của các chất này đối với sức khỏe? Cách nhận biết? - Tên nhóm: Lớp: 10A1 - Nhóm trưởng: - Thư kí: - Giáo viên hướng dẫn: Số người thực Công việc Thời gian Ghi chú hiện Tìm kiếm và thu thập tài liệu Tổng hợp tài liệu cá nhân Phân tích, xử lí thông tin, thảo luận Viết báo cáo (Powerpoint) Trình bày BIÊN BẢN THẢO LUẬN Tên dự án: Tìm hiểm thực trạng sử dụng các chất cấm trong bảo quản thịt? Tác hại của các chất này đối với sức khỏe? Cách nhận biết? - Tên nhóm: Lớp: 10A1 - Nhóm trưởng: - Số thành viên tham gia: Vắng: - Thư kí: - Giáo viên hướng dẫn: 45
  14. Ngày Nội dung Kết quả thảo luận KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 2 Tên dự án: Tìm hiểm thực trạng sử dụng các chất cấm trong bảo quản cá? Tác hại của các chất này đối với sức khỏe? Cách nhận biết? - Tên nhóm: Lớp: 10A1 - Nhóm trưởng: - Thư kí: - Giáo viên hướng dẫn: Số người thực Công việc Thời gian Ghi chú hiện Tìm kiếm và thu thập tài liệu Tổng hợp tài liệu cá nhân Phân tích, xử lí thông tin, thảo luận Viết báo cáo (Powerpoint) Trình bày BIÊN BẢN THẢO LUẬN Tên dự án: Tìm hiểm thực trạng sử dụng các chất cấm trong bảo quản cá? Tác hại của các chất này đối với sức khỏe? Cách nhận biết? - Tên nhóm: Lớp: 10A1 - Nhóm trưởng: - Số thành viên tham gia: Vắng: 46
  15. - Thư kí: - Giáo viên hướng dẫn: Ngày Nội dung Kết quả thảo luận 1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM HỌC SINH (Dùng cho giáo viên và các nhóm HS thực hiện dự án) Họ tên người đánh giá: Nhóm được đánh giá: Lớp:10A1 Tên dự án: Giáo viên hướng dẫn dự án: Tiêu chí Mục đích đánh giá Kết quả Chi tiết Điểm tối đa Sự tham gia của các thành viên 5 Sự hợp tác của các thành viên 10 1. Quá trình hoạt trong nhóm động nhóm Sự sắp xếp thời gian 5 (Tối đa 30 điểm) Giải quyết xung đột trong nhóm 5 Sự phản hồi của các thành viên 5 Chiến thuật thu thập thông tin 5 2. Quá trình thực Độ chính xác của thông tin 5 hiện dự án nhóm Phân tích- tổng hợp các thông tin 5 (Tối đa 30 điểm) Liên kết thông tin 5 Kết luận 10 3. Đánh giá bài Ý tưởng 3 47
  16. thuyết trình của Nội dung 4 nhóm Thể hiện 3 (Tối đa 10 điểm) 4. Sổ theo dõi dự Tổ chức dữ liệu 2 án Nội dung ghi chép 6 (Tối đa 10 điểm) Hình thức 2 5. Tính sáng tạo của sản phẩm 10 6. Ấn tượng chung 10 Tổng (ĐTBN) - Cách tính điểm của nhóm: ĐTBN=TBC (ĐGV+ ĐHS đánh giá) 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN (Các nhóm thảo luận và tự đánh giá) Tên nhóm: Lớp: 10A1 3= tích cực thực hiện dự án, kết quả thực hiện dự án tốt 2= Trung bình 1= Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm 0= Không giúp ích gì cho nhóm Đóng góp Hợp Tham Nhiệt Đưa ra trong Hiệu tác, tôn gia tổ Tổng tình ý kiến việc quả Tên HS trọng, chức điểm ĐCN trách có giá hình công lắng quản lí (Đhs) nhiệm trị thành việc nghe nhóm sản phẩm 1 2 48
  17. Đánh giá điểm cá nhân: ĐCN = (ĐTBN ) :10 Phụ lục 2: Bảng điểm Nhóm thực nghiệm (10A1) Nhóm đối chứng (10A2) STT Họ và tên học sinh Điểm Họ và tên học sinh Điểm 1 Vũ Xuân An 8 Bùi Việt Anh 6 2 Dương Vân Anh 6 Nguyễn Hồng Anh 8 3 Lưu Thị Ánh 7 Lê Thị Hồng Ánh 8 4 Nguyễn Ngọc Triều Châu 6 Nguyễn Mạnh Cường 7 5 Dương Văn Dân 8 Nguyễn Thị Duyên 8 6 Nguyễn Chí Dũng 9 Nguyễn Công Cương 6 7 Nguyễn Mạnh Dũng 7 Trần Đăng Dương 9 8 Đinh Khương Duy 9 Dương Văn Đại 8 9 Nguyễn Quang Duy 7 Nguyễn Minh Hải 5 10 Trần Huy Duy 8 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 7 11 Đường Trường Dương 6 Nguyễn Thị Hằng 5 12 Nguyễn Xuân Hải Đăng 5 Nguyễn Thị Hậu 8 13 Trần Ngọc Đăng 7 Hà Thị Thanh Hoa 7 14 Ngô Văn Đức 7 Nguyễn Thị Hồng 6 15 Kiều Minh Giang 8 Trần Thị Thúy Hồng 6 16 Trần Thành Giang 10 Trần Khang 5 17 Nguyễn Thị Thu Hà 8 Hoàng Văn Lâm 8 49
  18. 18 Nguyễn Thị Thu Hằng 7 Nguyễn Thị Linh 7 19 Phan Thị Thu Hiền 8 Trần Ngọc Linh 6 20 Nguyễn Hoàng Hiếu 7 Trần Nhật Linh 7 21 Nguyễn Cẩm Hoài 8 Nguyễn Thị Hồng Loan 6 22 Trần Quang Huy 9 Nguyễn Văn Lượng 7 23 Kim Thị Huyền 7 Nguyễn Thị Sao Mai 9 24 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 6 Nguyễn Thị Nga 6 25 Tạ Đoàn Khuê 8 Nguyễn Thúy Nga 7 26 Dương Văn Lợi 7 Dương Thị Hồng Nhung 6 27 Nguyễn Hải Nam 9 Nguyễn Thị Hồng Nhung 7 28 Trần Thị Ánh Ngọc 8 Nguyễn Thị Phương 8 29 Đinh Thị Oanh 7 Nguyễn Loan Phượng 7 30 Nguyễn Văn Phương 8 Lương Văn Sang 8 31 Lý Diễm Quỳnh 6 Nguyễn Văn Sang 7 32 Trần Thị Như Quỳnh 8 Bùi Thị Phương Thanh 8 33 Trịnh Tấn Sang 7 Đặng Thị Anh Thư 6 34 Nguyễn Thị Kiều Trang 8 Dương Anh Tiến 7 35 Nguyễn Nam Trường 9 Nguyễn Thu Trang 8 36 Nguyễn Thanh Tùng 7 Trần Quốc Việt 7 50