Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học

docx 14 trang thulinhhd34 6940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_de_nang_cao_hieu_qua_trong_c.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học

  1. Họ và tên học sinh: Ngày, tháng, năm sinh: Nơi ở hiện nay: Hộ khẩu thường trú/ tạm trú: . Là con thứ trong gia đình. Năng khiếu: Môn học yêu thích: Hoạt động yêu thích: . Người em hay trò chuyện: . Điều em lo sợ: Ước mơ của em: Đối tượng: Hộ nghèo Cận nghèo Dân tộc: Khuyết tật: . Họ tên bố: Năm sinh: . SĐT: Nghề nghiệp: . Họ tên mẹ: . . Năm sinh: . SĐT: Nghề nghiệp: . SĐT liên hệ khác (ông, bà, người đưa đón) + Bước 2: Tìm hiểu học sinh qua các kênh thông tin Tôi tiếp tục tiến hành tìm hiểu học sinh qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp và qua phụ huynh. + Bước 3: Phân loại đối tượng học sinh. Tôi tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ chủ nhiệm cụ thể như sau: HS khá giỏi Học sinh nhận thức còn chậm. HS có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo, khuyết tật). Học sinh hiếu động trong lớp. HS có những năng khiếu đặc biệt * Đối với học sinh khá giỏi đã nắm chắc kiến thức các môn học: 2
  2. - Những em này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn đưa ra những tình huống có vấn đề kết hợp với các câu hỏi cần khả năng tư duy và phân tích nhiều hơn làm cho các em không nhàm chán và có hứng thú học tập hơn. Ngoài ra tôi khuyến khích học sinh tham gia vào các sân chơi trí tuệ trên Internet như: Trạng nguyên Tiếng Việt. Bên cạnh đó tôi cũng tư vấn với phụ huynh mua thêm sách tham khảo cho các em, nhằm trang bị thêm những kiến thức mới cho các em. * Đối với học sinh nhận thức còn chậm: - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học chưa tốt, cần rèn luyện thêm ở môn nào. Nguyên nhân từ gia đình hay do em đó không chú ý nghe giảng nên không nắm được bài từ đó bị hổng kiến thức và cảm thấy chán nản, không muốn cố gắng. - Khi biết được nguyên nhân giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng học sinh bằng những việc cụ thể sau: + Giảng lại bài mà em học sinh đó chưa hiểu hoặc còn chưa rõ vào thời gian ngoài giờ lên lớp như giờ ra chơi. + Đưa ra hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các em học sinh đó trong các giờ học. + Tổ chức học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu tiến bộ. + Tặng phần thưởng khuyến khích khi các em có tiến bộ dù tiến bộ đó rất nhỏ. * Đối với HS có hoàn cảnh khó khăn: - Học sinh thuộc diện hộ nghèo: Giáo viên cần đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ cả vật chất lẫn tinh thần để các em không bị mặc cảm với các bạn. - Học sinh khuyết tật: + Đối với học sinh khuyết tật, tôi sẽ tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân và hoàn cảnh gia đình từ đó tôi lập mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và có những điều chỉnh phù hợp với khả năng nhận thức của em đó. + Lập sổ theo dõi sự tiến bộ của học sinh theo từng tuần, từng tháng, từng học kì. + Phân công từng học sinh khá, giỏi cùng giúp đỡ em trong học tập và các hoạt động giáo dục. + Phối hợp với phụ huynh cùng kèm cặp, hướng dẫn ở nhà. 3
  3. + Phối hợp với cán bộ y tế của địa phương và trung tâm y tế huyện khám sức khỏe định kì. * Đối với học sinh hiếu động trong lớp: - Tìm hiểu nguyên nhân: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè lôi kéo hay do các em gặp khó khăn trong việc phát triển tự nhiên như tăng động mất tập trung - Từ những nguyên nhân tìm hiểu được lúc này giáo viên sẽ dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc nhưng tuyệt đối không trách phạt, gần gũi và thường xuyên nhắc nhở, động viên, khen chê kịp thời. Giao cho các em một số nhiệm vụ nhằm gắn các em với trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. * Đối với học sinh có năng khiếu đặc biệt: - Các em viết chữ đẹp, vẽ đẹp, có năng khiếu về thể dục thể thao tôi luôn quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, sưu tầm bài viết chữ đẹp, tranh vẽ đẹp cho các em tham khảo, xây dựng các câu lạc bộ thể thao để các em tham gia phát huy hết khả năng của mình. Giải pháp 2: Xây dựng nền nếp lớp học Xây dựng nền nếp lớp học đối với giáo viên chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Công tác chủ nhiệm thành công hay thất bại được thể hiện ở việc duy trì nền nếp hằng ngày của các em. Để lớp học có nền nếp tốt tôi thực hiện như sau: + Bước 1: Xây dựng nội quy của lớp Giáo viên chủ nhiệm sau khi chia tổ sẽ cùng các em thảo luận và xây dựng nội quy của lớp vào tiết hoạt động tập thể cuối tuần của tuần học đầu tiên. Ngoài việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thì các nội quy được đưa ra là: 1. Đi học đúng giờ, nghỉ học có lí do. 2. Chuẩn bị bài, đồ dùng sách vở đầy đủ theo thời khóa biểu. 3. Thực hiện trang phục đúng quy định. 4. Thực hiện xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, thẳng hàng. 5. Tư thế ngồi học ngay ngắn. 6. Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 4
  4. 7. Lễ phép với thầy cô, người lớn hơn và hòa nhã với bạn bè. + Bước 2: Thực hiện nội quy - Trong mỗi tiết học và các hoạt động sẽ thường xuyên duy trì và thực hiện nội quy của trường và của lớp đã đề ra. - Sau khi xếp hàng vào lớp học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy trước khi truy bài đầu giờ. - Tuyên dương những học sinh thực hiện tốt và nhắc nhở nếu có học sinh vi phạm. Giải pháp 3: Xây dựng ban cán sự gương mẫu, trách nhiệm: Mỗi lớp học muốn thực hiện tốt các nội quy đề ra và duy trì được tốt các hoạt động, cũng như tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào do nhà trường phát động luôn phải có đội ngũ lòng cốt đó chính là ban cán sự của lớp. Để có ban cán sự hoạt động hiệu quả tôi xây dựng qua 3 bước: + Bước 1: Bầu ban cán sự lớp + Bước 2: Bỏ phiếu cho từng chức vụ cụ thể + Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự của lớp. Những việc cần làm ở mỗi bước: + Bước 1: Bầu ban cán sự lớp Ngay từ tuần đầu tiên giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới là bầu Ban cán sự của lớp. - Tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó. - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó cùng học sinh thảo luận các tiêu chí để chọn 9 học sinh tiêu biểu cho cả lớp bầu chọn lấy 1 lớp trưởng; 2 lớp phó; 3 tổ trưởng; 3 tổ phó. + Bước 2: Bỏ phiếu cho từng chức vụ cụ thể - Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống. Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên bạn mình chọn vào phiếu cho từng chức vụ. - Ba học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận chức vụ lớp trưởng, lớp phó học tập và lớp phó lao động của mình. 5
  5. - Sáu học sinh còn lại tiếp tục bầu chọn lấy 3 tổ trưởng, còn lại là tổ phó. Mẫu phiếu bầu: Phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó: Phiếu bầu tổ trưởng: STT Lớp trưởng, lớp phó STT Tổ trưởng 1 1 2 2 3 3 + Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự của lớp: Sau khi đã bầu chọn được ban cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: * Nhiệm vụ của lớp trưởng: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm danh và báo cáo sĩ số của lớp cho giáo viên chủ nhiệm ngay sau khi xếp hàng vào lớp. Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, ra về, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục, xếp hàng các buổi sinh hoạt tập thể. Giữ trật tự lớp khi lớp chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt tập thể. Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc các cá nhân, các tổ có thành tích tốt. * Nhiệm vụ của lớp phó học tập: Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài. Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học. Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc khi nghỉ học. * Nhiệm vụ của lớp phó lao động: Phân công, theo dõi và kiểm tra các nhóm trực nhật, các buổi lao động tập thể vệ sinh sân trường do trường, lớp tổ chức. * Nhiệm vụ của tổ trưởng: Điều hành công việc của tổ, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hằng ngày của tổ về việc thực hiện nội quy, học tập, * Nhiệm vụ của tổ phó: Theo dõi, điều hành công việc của tổ thuộc về lao động, vệ sinh môi trường, hoạt động ngoài giờ, Nói chung để thực hiện giao đúng người đúng việc yêu cầu người giáo viên phải : 6
  6. - Nắm được đặc điểm tính cách của từng em. - Quan sát hằng ngày các hoạt động và mối quan hệ của học sinh trong lớp. Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và mối quan hệ bạn bè trong lớp Thực hiện tốt giải pháp này cần tiến hành qua 2 bước: + Bước 1: Xây dựng mối quan hệ thầy – trò. - Giáo viên chủ nhiệm chính là người thuyền trưởng của lớp, do vậy cần xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò. Để tạo được sự thân thiện trong lớp thì khi nói chuyện hay giảng bài, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. Một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học. + Bước 2: Xây dựng mối quan hệ bạn bè - Các em học sinh Tiểu học rất dễ hòa đồng, các em thường thích tham gia các hoạt động học tập hay vui chơi theo nhóm. Do vậy tôi thành lập các đôi bạn cùng tiến để khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày như: Hướng dẫn bạn cách làm bài; cùng nhau học thuộc các quy tắc hay cùng nhau hoàn thành các bài tập nhóm, cũng như thăm hỏi khi có bạn trong lớp bị ốm Qua đó giúp các em tự tin, mạnh dạn, tiến bộ hơn trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể khác. - Tôi cùng các em tổ chức các trò chơi mang tính tập thể trong các giờ ra chơi như : cá sấu lên bờ, kéo co, nhảy dây tập thể Trong giờ học kết hợp các trò chơi tiếp sức giữa các đội để tạo sự gắn bó giữa các em. - Khi các em trêu chọc nhau tôi sẽ phân tích hòa giải một cách công bằng nhất luôn hướng các em đến sự đoàn kết, nhường nhịn lẫn nhau. Giải pháp 5: Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh: 7
  7. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm thì không thể thiếu được sự quan tâm, ủng hộ to lớn của phụ huynh học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh có được kết quả tốt cần phải làm tốt các bước sau: + Bước 1: Họp phụ huynh học sinh + Bước 2: Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh + Bước 3: Thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Từng bước thực hiện cụ thể như sau: + Bước 1: Họp phụ huynh học sinh Khi nhà trường thống nhất thời gian địa điểm tổ chức hop phụ huynh học sinh thì giáo viên sẽ thực hiện họp phụ huynh học sinh theo kế hoạch và triển khai các nội dung liên quan. + Bước 2: Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm. - Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tôi đã định hướng với các tiêu chuẩn như sau: Phụ huynh tâm huyết, ủng hộ các hoạt động của lớp, của trường, nhiệt tình tất cả vì học sinh, am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục, có khả năng thuyết trình vận động trước đám đông - Ban đại diện CMHS lớp gồm 3 thành viên: 1hội trưởng, 2 hội phó. - Nhiệm vụ Ban đại diện CMHS: Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào của lớp. Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch khen thưởng kịp thời theo các đợt kiểm tra định kì của nhà trường. + Bước 3: Thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm chủ động thiết lập mối quan hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh và thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình qua sổ liên lạc và qua điện thoại cũng như gặp gỡ trực tiếp. 8
  8. - Cung cấp cho phụ huynh số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ huynh tiện liên hệ khi cần thiết ngay từ buổi đầu nhận lớp. - Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã thống nhất với phụ huynh thực hiện các việc sau: + Chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho con em mình theo thời khóa biểu hàng ngày. + Hàng ngày kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của con em mình. + Nhắc nhở con em học bài và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp + Giáo dục con có ý thức gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. - Thường xuyên trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại với gia đình học sinh khi cần thiết. Mời phụ huynh học sinh đến trường trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. - Để dễ dàng trao đổi với phụ huynh những thông tin cần thiết, ngay từ đầu năm tôi đã chủ động tìm hiểu thông tin học sinh và phụ huynh qua phiếu điều tra cơ bản để dễ trao đổi thông tin. Đồng thời tôi cũng tranh thủ trao đổi với phụ huynh vào giờ đưa, đón học sinh. - Hàng tháng tôi đều lên kế hoạch cụ thể để đi thăm gia đình của các em trong lớp. - Xây dựng kế hoạch họp phụ huynh 2 lần/năm và có thể thêm các cuộc họp bất thường khác khi cần thiết. - Vào ngày tổng kết học kì 1, bế giảng năm học tôi kết hợp cùng ban chấp hành hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên dương và phát phần thưởng cho học sinh. - Tạo cơ hội để phụ huynh tham gia vào các hoạt động học tập trải nghiệm của con trong và ngoài nhà trường. Giải pháp 6: Xây dựng lớp học xanh- sạch- đẹp: Để học tập tốt cần có môi trường tốt, thân thiện chính vì thế tôi hướng đến xây dựng lớp học theo tiêu chí xanh – sạch – đẹp, để đạt được điều đó tôi làm như sau: + Bước 1: Phân công trực nhật Phân công trực nhật cụ thể cho từng nhóm 3 em như sau: 1 em sẽ có trách nhiệm lau bảng và giặt giẻ lau, 1 em cọ cốc uống nước vào buổi sáng và chiều, 1 em đi đổ rác ( giấy vụn, vỏ bút chì gọt ) 9
  9. + Bước 2: Trồng và chăm sóc cây xanh Tôi cùng học sinh trồng những loại cây ưa bóng râm như cây lan ý trong những chậu nhỏ đặt trên của sổ hoặc cây hoa giấy là những loại cây dễ chăm sóc lại cho hoa đẹp trồng trong chậu lớn hơn đặt cạnh lối đi tạo không gian xanh cho lớp học. + Bước 3: Trang trí lớp học Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ sẽ sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn những bài vẽ đẹp nhất, sản phẩm thủ công đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh, sản phẩm các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học. Sau đó trưng bày vào góc học tập theo từng chủ đề. Xây dựng thư viện thân thiện trong lớp để các em có thêm nhiều sách để đọc chung. Giải pháp 7:Thực hiện khen thưởng, động viên kịp thời: Với các em học sinh ở Tiểu học, vấn đề khen thưởng, động viên kịp thời, lời khen của cô làm các em rất phấn khởi, tự tin và là động lực to lớn để các em cố gắng. Ở giải pháp này tôi thực hiện qua 2 bước: + Bước 1: Phát động thi đua Phát động thi đua giữa các cá nhân, các tổ vào sáng thứ hai đầu tuần, hoặc khi nhà trường phát động các đợt thi thi đua chào mừng các ngày lễ 20/ 11; 22/12; + Bước 2: Tổng kết, khen thưởng Để việc khen thưởng đạt hiệu quả cao nhất giáo viên phải thật sự công bằng, coi các học sinh như con mình, không thiên vị tình cảm. Trong lớp, tôi sử dụng ngay các gương tốt trong lớp để các em học tập và tự tin rằng mình cũng có thể làm được như vậy. Mỗi lần các em làm được việc tốt hay đạt được kết quả tốt trong học tập tôi khen ngợi ngay phần thưởng là một stick vui vẻ. Vào cuối mỗi tuần học trong giờ hoạt động tập thể tôi tổng kết, khen ngợi các em trước lớp và có phần thưởng cho các em. Tôi cũng kết hợp với tổng phụ trách Đội tuyên dương những việc làm tốt của cá nhân hay tập thể trước toàn trường. Cùng ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh tổng kết phát thưởng sau mỗi học kì cho các em. 10
  10. + Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến đã được áp dụng tại lớp 3A4 kì II năm học 2017 – 2018 và đạt được những kết quả khả quan. - Sáng kiến hiện đang áp dụng rộng rãi tại khối 2 và khối 3 tại trường Tiểu học Hương Canh A, theo đánh giá của các giáo viên dạy khối 2,3 thì các giải pháp đưa ra đều có tác động tích cực tới công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên. Vì vậy sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các lớp chủ nhiệm trong trường và có thể nhân rộng ra các lớp chủ nhiệm bậc Tiểu học trong toàn huyện. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: *Lợi ích xã hội: Khi thực biện những biện pháp như trên thì kết quả đạt được rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Nền nếp của học sinh luôn được duy trì và thực hiện tốt. + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: *Về nền nếp đầu giờ: - Các em chấp hành tốt các quy định đầu giờ như xếp hàng nhanh và thẳng, nhớ các nội quy hay 5 điều Bác Hồ dạy, duy trì truy bài 15 phút đầu giờ - Ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả biết phân công, theo dõi và kiểm tra các hoạt động của lớp. - Biết giúp đỡ các bạn học yếu học và làm bài vào giờ truy bài. * Trong giờ học: - Các em có ý thức tự học, tự quản tốt, tích cực học tập, chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài, mạnh dạn trình bày ý kiến, phát biểu xây dựng bài. - Các em biết phân công nhiệm vụ và điều hành các bạn thảo luận đúng nội dung câu hỏi và yêu cầu của giáo viên khi thảo luận nhóm. - Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập ở nhà đầy đủ, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường * Các hoạt động khác: 11
  11. - Không có học sinh vi phạm đạo đức; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông. - Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Ý thức chấp hành nội quy của trường, lớp tốt như đi học đúng giờ, mặc đồng phục đầy đủ theo quy định khi đến trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung sạch sẽ. - Có 100% học sinh trong lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoài giờ. - Tôi được phụ huynh và học sinh tin tưởng và quý mến. + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: * Năm học 2017 - 2018: + Duy trì sĩ số 31/31 đạt 100%. + Học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 100/%. + Học sinh hoàn thành tốt: 22 em = 71% + Trong hội thi Viết chữ đẹp cấp trường có 5 em = 16,1 % đạt giải. + TDTT có 1 em đạt giải Nhất cấp Huyện Học tập TS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn HS thành SL % SL % SL % Tiếng Việt 31 22 71 9 29 0 0 + Toán 31 22 71 9 29 0 0 Một TN&XH 31 21 67,7 10 32,3 0 0 học Ngoại ngữ 31 15 48,3 16 51,7 0 0 sinh Tin học 31 15 48,3 16 51,7 0 0 đượ Đạo đức 31 21 67,7 10 32,3 0 0 c Âm nhạc 31 21 67,7 10 32,3 0 0 Liê Mĩ thuật 31 10 32,3 21 67,7 0 0 n Thủ công 31 21 67,7 10 32,3 0 0 đội Thể dục 31 21 67,7 10 32,3 0 0 đề 12
  12. nghị Nhà trường tặng danh hiệu Đội viên xuất sắc và Hội đồng đội huyện khen tặng danh hiệu “ Cháu ngoan Bác Hồ.” + Lớp đạt danh hiệu lớp “ Chăm ngoan - Học giỏi” của Liên đội và được nhà trường khen. + Kết quả đánh giá về học tập: + Kết quả đánh giá về năng lực, phẩm chất cuối năm học: 2017- 2018: Đánh giá định kì về TS Tốt Đạt Cần cố gắng năng lực, phẩm chất HS TS % TS % TS % Tự phục vụ, tự 31 25 80,6 6 19,4 0 0 quản Hợp tác 31 24 77,4 7 22,6 0 0 Năng Năng lực Tự học, giải 31 23 74,2 8 25,8 0 0 quyết vấn đề Chăm học, 31 25 80,6 6 19,4 0 0 chăm làm Tự tin, trách 31 26 83,9 5 16,1 0 0 nhiệm Trung thực, kỉ 31 30 96,8 1 3,2 0 0 Phẩm chất Phẩm chất luật Đoàn kết, yêu 31 31 100 0 0 0 0 thương - Những thông tin cần được bảo mật: ( không có ) d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: -.Để các giải pháp trên đạt được hiệu quả cao thì người giáo viên chủ nhiệm phải chủ nhiệm lớp học xuyên suốt cả năm học và thực sự yêu trẻ, tâm huyết với nghề, phải có trình độ chuyên môn, sự mẫu mực, sáng tạo trong phương pháp để thu hút học sinh, phải dạy dỗ bằng cả nhiệt huyết của mình. - Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm bám sát trên kế hoạch chung của nhà trường, theo từng chủ đề hoạt động ở từng tháng. - Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh từng học sinh. - Phải xây dựng được một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc, thống nhất, biểu quyết nhất trí để cùng nhau thực hiện. 13
  13. - Xây dựng đội ngũ các bộ lớp năng động và sáng tạo, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. - Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. - Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì thường xuyên trong năm học. - Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường. đ. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT cá nhân áp dụng sáng kiến. 1 Trường Tiểu học . – Bình Xuyên – Công tác chủ Vĩnh Phúc nhiệm 2 Khối 2; 3 Trường TH Công tác chủ – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc nhiệm 3 Lớp 3A4 Trường . Công tác chủ – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc nhiệm Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019. NGƯỜI VIẾT Phan Thị Bích 14