Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_tin_hoc_o_ca.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong thời đại ngày nay khi mà công nghệ thông tin đang có mặt khắp nơi từ cơ quan đến trường học. Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã và đang tác động đến quá trình phát triển của toàn xã hội. Việc đưa môn Tin học vào học ở cấp Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin là cần thiết như: Tìm hiểu một số bộ phận chính của máy tính, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính, các thuật ngữ máy tính thường dùng. Bước đầu hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như: - Hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. - Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. - Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính, các phần mềm ứng dụng. - Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. - Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. - Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập. Trong chương trình Tin học ở cấp Tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Ví dụ như trong chương trình sách “hướng dẫn Tin học lớp 3,4,5” được cải cách và áp dụng giảng dạy mang lại hiệu quả cao như : Học sinh rất 1
- hứng thứ sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Word 2007 và phần mềm Paint(vẽ) . Qua đó học sinh có thể ứng dụng từ các môn học Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp và đúng cách. Với phần mềm học vẽ Paint học sinh có thể ứng dụng môn Mỹ thuật, học được từ môn Mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, sáng tạo, hài hoà, thẩm mỹ Từ những yếu tố trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học” để khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và sự hứng thú của học sinh ở trường tiểu học. Ưu điểm: - Môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị như máy tính, máy chiếu để phục vụ cho công tác giảng dạy môn Tin học. - Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. - Vì là môn học trực quan, sinh động, khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú đối với môn Tin học, nhất là những tiết thực hành, tạo được sự thoải mái, vui nhộn cho học sinh trong quá trình học tập. Học sinh tư duy, sáng tạo, tự tin, nhanh nhẹn và tháo vác hơn trong khi học thực hành. - Do mới cải cách sách cũng mang lại hiệu quả nhiều hơn, học sinh thích thú tìm tòi những chương trình mới lạ so với chương trình sách cũ như: Chương trình Word 2007 và chương trình Paint của sách mới có nhiều chức nên học sinh cũng thích tìm tòi những cái mới lạ trong sách mới. Nhược điểm: - Việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa giáo viên dạy môn Tin học còn hạn chế do trong trường mới chỉ có 1 giáo viên dạy Tin học, nên cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. 2
- - Môn Tin học phụ thuộc vào nguồn điện. - Một số học sinh còn thiếu sách giáo khoa để học, các em chỉ được học những kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên và giờ thực hành ở trên lớp là chủ yếu. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: Tôi chọn viết đề tài này với mục đích chủ yếu là tìm hiểu, khai thác , nghiên cứu những phương pháp dạy học mới, xây dựng bài giảng áp dụng trong các tiết dạy để giúp học sinh học tốt môn tin học. Qua đó giúp học sinh vừa hiểu và nắm được nội dung bài học từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực của mình tự tìm tòi học trong giờ học, đồng thời tạo cho học sinh hứng thú say mê trong giờ học. Đây là một số kinh nghiệm của bản thân dùng để trao đổi với đồng nghiệp. Qua đây, đồng nghiệp đóng góp ý kiến trao đổi thêm về các phương pháp khác trong việc xây dựng bài để tạo sự hứng thú cho học sinh đối với môn Tin học. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: Tính mới của giải pháp cũ: Giáo viên không cung cấp kiến thức sẵn mà giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu nội dung bài và thực hành sẽ tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học. Tính mới của giải pháp cải tiến: Giáo viên không cung cấp kiến thức sẵn mà giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh rồi cho học sinh thảo luận nhóm và tiếp nhận thông tin phải hồi từ phía học sinh sau đó giáo viên tổng kết ngắn gọi nội dung thảo luận của học sinh, giáo viên tuyên dương các nhóm và các thành viên trong nhóm từ đó giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Tin học hơn tự tin, nhanh nhẹn và tháo vác hơn trong khi học thực hành, tạo sự tò mò của học sinh khi thực hành, tư duy, sáng tạo trong quá trình học làm cơ sở cho việc xây dựng niềm đam mê trong lĩnh vực khoa học và CNTT trong các em. 3
- b.2. Sự khác biệt giải pháp mới so với giải pháp cũ: Tạo được hứng thú, thoải mái cho học sinh trong quá trình học tập khi áp dụng giải pháp mới. Giúp học sinh có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề. b.3. Sự khác biệt của giải pháp đã thực hiện so với giải pháp cải tiến: Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập khả năng tìm tòi trong quá trình thảo luận nhóm., giáo viên cho học luận nhóm học sinh sẽ có cơ hội trao đổi, tranh luận, bổ sung đầy đủ các kiến thức của mình. Từ đó làm nảy sinh ý thức vươn lên trước bạn bè của mỗi thành viên trong nhóm. b.4. Cách thức thực hiện sáng kiến: Cách thức thực hiện sáng kiến: Giáo viên hãy làm sao cho học sinh thấy rằng học Tin học rất vui và bổ ích.Tạo không gian lớp học thân thiện: Phòng dạy Tin học là dành riêng cho thầy và trò khám phá “chân trời khoa học” này. Ngoài những “khuôn” trang trí mà nhà trường đã dành cho, giáo viên cần thiết phải tạo ra một không gian “đặc trưng” cho ngôi nhà của mình. Hãy trang trí phòng học sao cho học sinh thích đến thường xuyên, làm sao cho các em xem đó như là phòng học của lớp mình! Cách thức thực hiện cải tiến sáng kiến: Giáo viên xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với học sinh như : Đừng xem mình chỉ là giáo viên bộ môn, hãy xem các em là những người bạn cùng chia sẻ, khám phá. Bởi vì trong lĩnh vực khám phá khoa học, không có sự phân biệt tuổi tác, trình độ, mà chỉ có chung là niềm đam mê, sự hứng thú, sáng tạo. Đặc biệt, đối với các em nhỏ, nếu các em thích một giáo viên nào đó thì hiện tượng kéo theo tất yếu sẽ xảy ra: Các em sẽ thích học bộ môn do giáo viên đó giảng dạy! //// Với bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Ví dụ: với “bài trong Chủ đề 1: Làm quen với máy tính” lớp 3, khi giáo viên giới thiệu bộ phận chuột máy tính, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại chuột, trên thân chuột 4
- có những phím nào, chức năng của phím đó, tay đặt lên con chuột đó ra sao ; học sinh quan sát con chuột rồi quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng chuột trong quá trình học tập.Vì vậy phải hướng dẫn một cách chi tiết, những học sinh nào thực hiện chưa chính xác thì giáo viên phải đến kiểm tra và hướng dẫn lại. Với “bài 3: Bàn phím máy tính” lớp 3 theo sách cũ chưa cải cách, giáo viên giới thiệu tổng quan về bàn phím, khu vực chính của bàn phím , trên bàn phím có những hàng phím nào? Cách đặt tay đúng trên bàn phím ra sao, cách gõ phím như thế nào? Giáo viên cũng phải giới thiệu một cách chi tiết cho học sinh nắm vững, vì đây là những tiết học đầu tiên giới thiệu về máy tính, các bộ phận cũng như chức năng liên quan đến máy tính đến khi thực hành thì học sinh sẽ thực hiện đúng thao tác, đúng yêu cầu; cảm thấy không lo sợ hay đặt sai tay (cần nhẹ nhàng, tránh quát nạt khi các em làm chưa chính xác, hãy nói với các em rằng ta đang cùng chơi, nhưng phải chơi đúng luật). Ngoài ra, giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn Tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi thực hành có hiệu quả hơn. Ví dụ như bài “Bài 2: Tô màu bằng màu nền”lớp 3 theo sách cũ chưa cải cách, giáo viên giao bài tập thực hành và sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát các thao tác, trong khi thực hành nếu học sinh nào chưa thực hành được thì giáo viên hướng dẫn lại các thao tác cho học sinh đó đó cụ thể hơn. Giáo viên cũng nên tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có đó là nguồn sẵn có của máy tính, truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên phục vụ cho quá trình dạy và học. Ví dụ trong “Bài 7 trong chủ đề 1: Làm quen với Internet” lớp 3 theo sách mới cải cách áp dụng dạy năm 2017-2018, để giới thiệu các thông tin dạng hình ảnh, âm thanh, văn bản; giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh, âm thanh hay đoạn phim ngắn trên Internet từ đó học sinh có thể liên hệ nhiều hơn với thực tế. 5
- Giáo viên nên sưu tầm thêm một số trò chơi có ích khác nhưng chức năng cũng tương tự như những chương trình sẵn có để rèn luyện thêm cho học sinh. Về cách sử dụng chuột ngoài phần mềm Word còn có một số phầm mềm khác như: StrokePlus, Caro, Minesweeper , với luyện gõ phím: Rapid Typing Tutor, Kiran's Typing Tutor, Stamina Typing Tutor phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, như: Sudoku, Soukoban , Moving Memory, Okoker Brains Practicer Ngoài ra, giáo viên nên hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng để liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách có hệ thống. Ví dụ trong “Bài 6 trong chủ đề 2: Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ” lớp 3 theo sách mới cải cách áp dụng dạy năm 2017-2018, yêu cầu bài thực hành số 1: vẽ hình a tô màu để được hình b, ở hình a là một hình vẽ chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để tô màu bằng màu để được hình b. Bên cạnh các kiến thức tô màu học sinh phải vận dụng cách phóng to thu nhỏ để tô vào những chỗ nhỏ nhất. Giáo viên cũng nên sưu tầm thêm một số hình vẽ với nhiều chi tiết phức tạp, tô màu với mức độ khó hơn để học sinh được trải nghiệm nhiều hơn./// Lưu ý: Cần có sự mềm hoá trong việc thực hiện khung chương trình. Giáo viên không thể cứng nhắc theo phân phối chương trình từng tiết dạy mà phải biết cân đối nội dung, tránh tạo cho các em cảm giác mệt mỏi hoặc nhàm chán. Sự linh hoạt này cần thiết phải có trong mỗi giáo viên. Tiến trình thảo luận nhóm (nếu có): Tuỳ theo tình hình mỗi lớp và tiết học cụ thể mà giáo viên có cách tổ chức và thực hiện tiến trình thảo luận nhóm sao cho phù hợp và đạt kết quả! b.4. Các bước thực hiện sáng kiến: 6
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ - Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục. Những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung làm việc theo nhóm có thể được viết ra giấy và phát cho mỗi nhóm. - Định thời gian làm việc của mỗi nhóm. - Ấn định thời gian họp lại sau khi thảo luận nhóm (để báo cáo kết quả làm việc ở nhóm). - Nêu cách thức làm việc của nhóm. - Cung cấp các thông tin liên quan với chủ đề. - Thông báo công việc của giáo viên trong thời gian các nhóm làm việc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thảo luận. Bước 2: Chia nhóm : - Xác định số lượng học sinh của mỗi nhóm phù hợp với yêu cầu làm việc. Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên, theo sự chỉ định của giáo viên hoặc theo sở thích của người học. Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm. Bước 3: Thảo luận nhóm : - Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm. Giáo viên tham gia quản lý và định hướng làm việc cùng các nhóm, hỗ trợ cho các nhóm khi cần thiết. -Giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. 7
- - Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thảo luận nhóm: + Trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên theo dõi, quan sát và bổ sung (khi cần); + Phát hiện các nhóm hoạt động không có hiệu quả uốn nắn điều chỉnh; + Nắm chắc đặc điểm tâm lý của từng học sinh để kịp thời động viên khuyến khích nhằm tạo không khí phấn khởi tự tin trong học tập; + Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập, sáng tạo của học sinh. + Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Bước 4: Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía học sinh - Học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả, thành viên nhóm bổ sung. - Nhóm khác đặt câu hỏi với sự gợi mở của giáo viên để các nhóm có cơ hội trao đổi, tranh luận, bổ sung đầy đủ các kiến thức của mình (đồng tình kiến thức đúng, sửa chữa kiến thức sai, bổ sung kiến thức còn thiếu). Từ đó làm nảy sinh ý thức vươn lên trước bạn bè của mỗi thành viên trong nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. - Giáo viên tổng kết ngắn gọn theo từng nội dung thảo luận. Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm thảo luận nhóm: - Khen thưởng các nhóm, các thành viên hoạt động tích cực, sáng tạo, nhắc nhở tinh thần, thái độ cộng tác trong việc thảo luận nhóm. Lưu ý: Tạo tình huống có vấn đề cho học sinh: Ngoài những hoạt động mang tính cơ bản của việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức để vận dụng thực hành, giáo viên cần thiết phải tạo những tình huống huống có vấn đề, kích thích các em. Các em sẽ có cơ hội thể hiện khả năng tìm tòi, sáng tạo của mình. Giáo viên cần thận trọng khi sử dụng hình thức hoạt động này. Nội dung tình huống phải phù hợp với 8
- khả năng khám phá của các em, tránh quá khó vượt quá khả năng gây quá khó khăn làm các em mệt mỏi hoặc quá dễ và dẫn đến nhàm chán. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Những kinh nghiệm giảng dạy trên đây đã được tôi áp dụng giảng dạy cho tất cả học sinh ở trường trong năm học 2016-2017 cho đến nay và sẽ tiếp tục áp dụng cho những năm học tiếp theo. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy học sinh học Tin học lý thú hơn, tiếp thu bài học và kiến thức nhanh hơn, ít có trường hợp không hiểu bài, phần đông học sinh đều làm được bài ngay tại lớp, giảm thiểu tối đa thời gian học ở nhà. Với sáng kiến này thì phạm vi áp dụng để giảng dạy môn Tin học ở cấp Tiểu học. 3.4. Hiệu quả, thu được do áp dụng giải pháp: Năm học 2017-2018 và đầu năm học 2018-2019 cho đến nay thực hiện sáng kiến này mang lại hiệu quả như sau: Sau khi vận dụng quá trình tổ chức thảo luận nhóm, tôi nhận thấy phần đông học sinh hứng thú, tích cực tham gia ý kiến, thoải mái, vui vẻ mỗi khi đến tiết học. Đồng thời, thao tác hoạt động của học sinh nhanh nhẹn hơn, ý thức tập trung hơn, học sinh thật sự mạnh dạn, kỹ năng diễn đạt chuyển biến rõ rệt. - Học sinh thích thú tìm tòi những cái mới lạ trong sách khi thảo luận nhóm cùng các bạn từ đó giúp học sinh tiếp thu bài học nhanh và đạt được kết quả trong học tập. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Không Chợ Lách, ngày 19 tháng 02 năm 2019 9